Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 21


cập ở trên, thì việc tăng vốn chủ sở hữu là một trong những biện pháp hữu hiệu hàng đầu nhằm đảm bảo yêu cầu về vốn. Để tăng vốn chủ sở hữu, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có thể thực hiện bằng các cách sau:

- Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần: theo đó, đây là một trong những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc hoán đổi các khoản nợ có rủi ro thành vốn điều lệ tại đơn vị vay vốn, biện pháp này thường chỉ được sử dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Khi xác định các khoản nợ đối với doanh nghiệp có khả năng có rủi ro, ngân hàng có thể thực hiện kế hoạch hành động, đàm phán với khách hàng để hoán đổi các khoản nợ thành vốn đầu tư vào chính doanh nghiệp, từ đó ngân hàng có thể đưa chuyên viên của mình để tham gia điều hành sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, giải quyết tình hình khó khăn góp phần giảm thiểu rủi ro cho bản thân ngân hàng.

- Tăng vốn điều lệ: các ngân hàng cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đông. Tuy nhiên việc tăng vốn điều lệ trong Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam lại phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế và phương hướng quản lý tài chính quốc gia trong năm.

- Bán nợ để thu hồi vốn: đây cũng là một trong những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng dẫn tới tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng đã thực hiện xử lý rủi ro tín dụng thông qua bán nợ khó đòi cho các tổ chức có chức năng thu mua nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc rà soát các khoản nợ xấu, nợ khó có khả năng thu hồi, xem xét các khả năng thu hồi và xử lý.

Thứ hai, tích cực thực hiện công tác kiểm soát khả năng thanh khoản của ngân hàng tại mọi thời điểm


Khả năng thanh khoản chính là nhân tố then chốt trong việc đảm bảo khả năng ứng phó với rủi ro có khả năng xảy ra đặc biệt khi có các vấn đề dẫn tới lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị suy giảm nghiêm trọng dẫn tới luồng tín dụng chạy ra khỏi ngân hàng một cách ồ ạt, mất kiểm soát thì việc đảm bảo khả năng thanh khoản chính là một nhân tố tối quan trọng nhằm đảm bảo ứng phó với rủi ro.

Kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến và thường xuyên được nâng cấp đáp ứng các nhu cầu không ngày càng cao trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần thiết kế một hệ thống công nghệ thông tin mà có khả năng truy xuất được các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán cụ thể, chính xác tại mọi thời điểm khi có yêu cầu. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống cảnh báo trong hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng khi các chỉ tiêu này không đáp ứng chuẩn mực về khả năng thanh toán. Các bước cần thực hiện bao gồm:

- Xây dựng các bộ tiêu chí phản ánh khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống cũng như từng khu vực, bộ phận trong ngân hàng. Các tiêu chí có thể là các tiêu chí chung được áp dụng phổ biến và có thể xây dựng các tiêu chí riêng có, đảm bảo phù hợp với đặc thù trong hoạt động của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu về tính thanh khoản trong ngân hàng những năm trước đây cùng với quy định đảm bảo tính thanh khoản đối với các Ngân hàng trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần đưa ra giới hạn tối thiểu có thể chấp nhận được đối với bộ tiêu chí đặt ra.

- Xây dựng quy định, quy chế về việc định kỳ rà soát bộ tiêu chí phản ánh khả năng thanh khoản và giới hạn về khả năng thanh khoản nói trên.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 21


- Xây dựng, cập nhật bộ tiêu chí và giới hạn về khả năng thanh toán trên hệ thống công nghệ thông tin cho toàn hệ thống và xây dựng hệ thống cảnh bảo trên toàn hệ thống khi các chỉ tiêu này không đảm bảo giới hạn thanh khoản đã được xây dựng.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động

Để tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện thông qua việc cải thiện các chỉ tiêu về hoạt động của Ngân hàng như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE),...

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

- Tăng cường huy động vốn bằng nhiều phương pháp: hiện nay, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chủ yếu huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. Do đó, để huy động vốn được nhiều hơn với chi phí có thể thấp hơn, ngân hàng cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn của mình như thông qua việc huy động qua tài khoản thanh toán; huy động qua tài khoản đầu tư và huy động qua thị trường phái sinh.

- Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý: đây chính là nhân tố làm tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính thường có tính hai mặt, nếu sử dụng không phù hợp dẫn tới giảm khả năng thanh toán thậm chí tăng khả năng phá sản dẫn tới sụp đổ ngân hàng. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý phụ thuộc lớn vào sự vận dụng khéo léo, thận trọng và linh hoạt của nhà quản lý.

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1. Về phía Chính phủ

Thứ nhất, không ngừng thực hiện các giải pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội


Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định giúp các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác có được sự yên tâm trong hoạt động, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ đó tạo điều kiện phát triển và đảm bảo tính ổn định bền vững của nền kinh tế, giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, chính việc bất ổn của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội lại gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, dẫn tới khả năng doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay, chính từ đó lại càng làm cho nền kinh tế - chính trị - xã hội thêm bất ổn.

Về mặt kinh tế, nền kinh tế thế giới hiện nay còn đang trong giai đoạn khó khăn, chưa phục hổi. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế Việt Nam, hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng chưa phục hồi kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Với tỷ lệ lạm phát tương đối cao và tốc độ tăng trưởng khiêm tốn kể từ sau năm 2008 tới nay đã dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại. Ngoài ra, trong những năm gần đây với các hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc cũng đã khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ mà đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường chứng khoản kể tử thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam.

Cũng chính bởi những bất ổn như trên mà nền nông nghiệp của Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn nhất định. Bởi nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn, cụ thể Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2013 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 50,2 tỷ USD tăng 21,9% so với năm 2012, trong đó Việt Nam xuất khẩu 13,2 tỷ USD tăng 7,03%, nhập khẩu đạt 36,9 tỷ USD tăng 28,3%. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính vì việc tập trung lớn vào


một thị trường như vậy nên dù một biến cố rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng. Trong khi đó, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam lại là ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Chính vì thế, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay là nhà nước không ngừng thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động nông nghiệp nông thôn, mở rộng các thị trường xuất nhập khẩu tránh tình trạng lệ thuộc vào một số quốc gia nhất định dẫn tới rủi ro cao khi có biến cố xảy ra. Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách tiền tệ linh hoạt, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Về mặt chính trị - xã hội, trong những năm gần đây với nhiều biến cố bất ổn về mặt chính trị xã hội trên thế giới đã cho thấy rằng sự cấp thiết không ngừng nỗ lực để đảm bảo ổn định về mặt chính trị xã hội. Bên cạnh đó, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng gặp không ít những biến cố gây bất ổn về chính trị xã hội, song Đảng và Nhà nước ta đã rất khéo léo, kiên trì và nỗ lực thực hiện những biện pháp ngoại giao và bảo vệ chủ quyền khéo léo, mềm dẻo trước những hành động xâm phạm chủ quyền của nước làng giềng. Chính vì thế, dù gặp các rất nhiều các biến cố lớn nhỏ bởi nhiều yếu tố xong nền chính trị - xã hội Việt Nam vẫn luôn duy trì được tính ổn định, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau phát triển. Chính bởi như vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ không ngừng duy trì và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo ổn định nền chính trị xã hội.

Thứ hai, không ngừng nỗ lực nhằm hoàn thiện và ổn định hóa môi trường pháp lý

Hiện nay, môi trường pháp lý về mọi mặt nói chung và trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng đều chưa hoàn thiện và ổn định. Nhiều quy định


còn chồng chéo, thiếu sự hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho các đối tượng nói chung và tổ chức tín dụng, ngân hàng và các đối tượng liên quan nói riêng. Bên cạnh đó, chính vì đang trong quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện nên các chính sách pháp lý của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực tài – chính ngân hàng đều thường xuyên thay đổi, cập nhật, sửa đổi bổ sung gây nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc áp dụng. Ngoài ra, nhiều sự thay đổi diễn ra chóng vánh khi có những thông tư, nghị định chỉ vừa ban hành được một vài tháng đã lại được sửa đổi, bổ sung gây bối rối cho đơn vị áp dụng. Chính vì thế, Chính phủ không ngừng hoàn thiện nhưng phải đi đôi với việc đảm bảo ổn định cho môi trường pháp lý, tránh việc thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi ban hành các cơ chế, chính sách mới, Chính phủ cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và trong quá trình soạn thảo, ban hành cần phải có sự tham gia góp ý của bản thân các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các đối tượng liên quan khác. Đồng thời, cũng phải có một khoảng thời gian cho các đơn vị cập nhập xem xét để áp dụng tránh trường hợp vừa mới ban hành đã áp dụng luôn gây khó khăn cho doanh nghiệp về việc cập nhập các cơ chế, chính sách này.

Thứ ba, không ngừng hỗ trợ, phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro đối với các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở đó, đảm bảo tính bền vững của lĩnh vực này.

Ngoài ra, Chính phủ cần tạo điều kiện phát triển đối với lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp. Nỗ lực xây dựng, hoàn thiện, và đảm bảo ổn định khung


pháp lý cho thị trường này, tăng cường hệ thống thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực đào tạo, hỗ trợ phát triển sản phẩm.

Việc thực hiện giảm thiểu rủi ro cho vốn vay thông qua việc phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp là công việc đầy khó khăn, thử thách, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau từ việc nghiên cứu tới thử nghiệm, và triển khai. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt thì tất yếu sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế quốc dân, giảm thiểu rủi ro cho người vay vốn cũng như các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

3.3.2. Về phía ngân hàng nhà nước

Trong những năm gần đây, ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngững đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng như tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề này, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách của mình theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng cường khả năng quản trị rủi ro và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, cụ thể;

- Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/2013/TT-NHNH về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó đã đề cập tới việc phân loại tài sản có theo phương pháp định tính, căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của bản thân các ngân hàng. Tuy nhiên việc phân loại nợ theo phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng trong khi đó, đây lại là một phương pháp khá tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế bởi nó đã thực hiện phân loại nợ căn cứ vào nhiều chỉ tiêu định lượng cũng như định tính phản ánh toàn diện tình hình doanh nghiệp, đơn vị đi vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước không ngừng hoàn thiện thông tư này và đặc biệt là điều 11 về


phân loại tài sản có dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng. Có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng thực hiện.

- Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhằm đảm bảo cho các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể khai thác thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất.

- Ngân hàng cần xây dựng chính sách về quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng nhà nước trong đó có Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam để có hiệu quả hoạt động cao. Tránh tình trạng các vị trí nhân sự chủ chốt bị bỏ trống lâu ngày ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đồng thời cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

- Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng không ngừng nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác hoạch định chiến lược, cung cấp cho các TCTD hay giúp cho các TCTD có cơ sở để dự báo thực tế các diễn biến phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, cũng như phòng ngừa rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023