Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Và Các Quy Trình Tín Dụng


P. KH DNL (1)

P. KH DNV VN (2)

P. HKD (3)

P. KHCN (4)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 18

P. QLRR

P. QL Nợ có

P.

Thẩm

CT

QL nợ

(5)

Định


(6)


KTTS




(7)


Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

PTGĐ

Khối kinh doanh

PTGĐ

Khối QLRR

Ban kiểm soát

Kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức quản lý tại hội sở chính

Trong đó:

(1) P. KHDNL: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn

(2) P. KHDNVVN: Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

(3) P. HKD: Phòng hộ kinh doanh

(4) P. KHCN: Phòng khách hàng cá nhân

(5) P. QLRR: Phòng quản lý rủi ro

(6) P. QL Nợ có VĐ: Phòng quản lý nợ có vấn đề


(7) CT QL Nợ và KTTS: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngoài ra, phù hợp với mô hình tổ chức quản lý tại hội sở chính thì tại các chi nhánh thì Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng cần phải xây dụng mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp, nhất quán với mô hình tổ chức quản lý tại trụ sở chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Cũng phù hợp với việc tổ chức lại mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, thì ngân hàng cũng phải xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với mô hình hoạt động mới của mình. Đảm bảo tính nhất quán, thống nhất giữa hai mô hình này, giúp đảm bảo tính hoạt động hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của toàn hệ thống Để đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện đại hóa hệ thống ngân hàng cũng như hiện đại hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng, giải pháp đề ra trong việc nâng cao chất

lượng đội ngũ nhân viên gồm có:

- Xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí chuyên môn, tiêu chuẩn đánh giá công việc, yêu cầu về trình độ tối thiểu, cụ thể: Giao các đơn vị thống kê đầu việc cho từng loại vị trí công tác; Trên cơ sở đó tập hợp để đưa ra bảng mô tả chuẩn cho từng vị trí làm căn cứ để xây dựng Bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể của tất cả các vị trí;

- Thay đổi căn bản cơ chế sử dụng nhân sự: đó là chuyển từ cơ chế văn hóa tuyển dụng không sa thải sang cơ chế sử dụng lao động theo hiệu quả công việc có sa thải;

- Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến trong ngân hàng thông qua cơ chế phân loại nhân viên đi kèm với cơ chế phụ cấp;


- Áp dụng văn hóa doanh nghiệp vào hệ thống, cụ thể: xây dựng văn hóa doanh nghiệp, duy trì các cơ chế giám sát thường xuyên, đặt ra các mục tiêu phải đạt được chứ không phải là giao nhiệm vụ phải làm;

- Trả thù lao ứng với kết quả lao động, cụ thể: Xây dựng chế độ thù lao đúng với lao động và sử dụng lao động đúng vị trí thông qua việc áp dụng các chỉ tiêu KPI‟s vào hoạt động và phương pháp phân bổ chi phí hoạt động. Đồng thời xây dựng cơ chế lương tính theo năng suất lao động;

- Đối với hoạt động đào tạo:

+ Nâng cao năng lực giảng viên và cấp chứng chỉ cho các giảng viên kiêm chức thông qua đánh giá từ bên ngoài;

+ Phân tích nhu cầu lao động hàng năm và dài hạn để xây dựng một quy trình chuẩn trong công tác tuyển dụng; đồng thời thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh; từ đó xây dựng quy trình kết hợp giữa tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động cũng như lập các kế hoạch triển khai đào tạo cụ thể theo nhu cầu từng năm, trung hạn và dài hạn;

+ Xây dựng hệ thống chứng chỉ chuẩn cho tất cả các chương trình đào tạo, xây dựng các giáo trình chuẩn khi đào tạo tác nghiệp cho từng nghiệp vụ cụ thể;

+ Xây dựng Phương pháp lập chương trình đào tạo:

Xác định nhu cầu;

Xác định mục đích học tập;

Xác định tiêu chí đánh giá;

Soạn giáo án;

Lựa chọn giáo viên;

Lựa chọn người tham gia;

Thực hiện chương trình đào tạo;

Đánh giá chương trình đào tạo;


Đo lường hiệu quả.

+ Áp dụng KPI‟s trong đào tạo:

Lập kế hoạch đào tạo;

Các kỳ thi đào tạo đã trải qua;

Chi phí đào tạo;

Thời gian đào tạo;

Mức độ hài lòng người tham gia;

Chất lượng giảng dạy;

Tài liệu thực tế và áp dụng;

Phương pháp dạy;

Trang thiết bị....

+ Chuẩn hóa và cập nhật nội dung đào tạo tác nghiệp;

+ Triển khai đào tạo trước khi các sản phẩm được đưa ra thị trường.

Ngoài các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên như trên, ngân hàng cần tích cực thực thi các biện pháp, xây dựng các chương trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và quản tri rủi ro nói riêng.

Ngoài ra, vị trí Tổng Giám đốc là vị trí then chốt của ngân hàng, việc để vị trí này bỏ ngỏ trong khoảng thời gian khá dài trong những năm vừa qua ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của ngân hàng lại phụ thuộc vào yếu tố khách quan tới từ các cấp lãnh đạo của chính phủ mà cơ quan quản lý trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước. Do đó, để tránh tình trạng này tiếp diễn, ngân hàng cần có kiến nghị với cấp có thẩm quyền về vấn đề này khi có sự biến động về các vị trí nhân sự chủ chốt của ngân hàng.


3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy trình tín dụng

Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần phải có quy trình tín dụng rõ ràng, có sự phân công phân nhiệm cụ thể giữa các bộ phận có liên quan nhằm hạn chế tình trạng mang tính hình thức sơ sài dẫn tới làm sai quy trình, thủ tục cho vay hoặc nhằm vụ lợi trước mỗi quyết định cho vay, ngoài ra còn đảm bảo tính tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay và chấp hành đầy đủ các quy định tín dụng. Trong quy trình tín dụng cần tập trung vào các khâu thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo, tính toán và xác định lãi suất, kỳ hạn trả nợ nhằm giúp các bộ phận liên quan có cơ sở để đưa ra các quyết định tín dụng.

Mỗi khoản vay muốn được giải ngân cần được thực hiện thông qua bốn bộ phận, các bộ phần này độc lập với nhau trong việc ra quyết định cho vay nhưng phải đảm bảo tính liên kết giữa các bộ phận đảm bảo quy trình tín dụng được thông suốt, đó là: bộ phận tín dụng, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý tín dụng. Bộ phận tín dụng sẽ là bộ phận nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó chính bộ phận tín dụng sẽ phải thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện thẩm định tín dụng và việc xếp hạng khách hàng. Sau đó, bộ phận tín dụng đưa các tài liệu cần thiết thu thập được tới bộ phận thẩm định, trên cơ sở đó bộ phận thẩm định có thể kết hợp với bộ phận tín dụng để thực hiện thẩm định về khoản vay và tài sản đảm bảo (nếu có), bộ phận thẩm định sau khi tiến hành thẩm định sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định. Sau đó, bộ phận thẩm định gửi báo cáo thẩm định cho bộ phận quản lý rủi ro, và bộ phận này cũng cần thu nhập những thông tin cần thiết trực tiếp từ bộ phận tín dụng. Trên cơ sở đó, bộ phận quản lý rủi ro thực hiện tái thẩm định khoản vay. Các cán bộ của bộ phận tín dụng, thẩm định và quản lý rủi ro được lựa chọn phải là người có năng lực, có chuyên môn phù hợp. Đối với mỗi khoản vay, sau khi tiến hành thẩm định trình lên cán bộ có thẩm


quyền để tiến hành phê duyệt khoản vay cùng kết quả của các quá trình thẩm định và tái thẩm định phù hợp với quy trình phê duyệt khoản vay của ngân hàng cũng như hạn mức phê duyệt tín dụng của các cán bộ này.

Sau khi phê duyệt tín dụng, nếu đồng ý cho vay sẽ chuyển sang bộ phận quản lý rủi ro để tiến hành giải ngân và các biện pháp quản lý sau giải ngân. Ngoài ra, nếu như khoản vay không được phê duyệt sẽ được chuyển lại cho bộ phận tín dụng xử lý.

Tuy nhiên, để hoạt động quản trị rủi ro của đơn vị được thực thi một cách hiệu lực, hiệu quả. Một trong những chính sách tối quan trọng mà ngân hàng cần đưa ra và không ngừng cập nhật, rà soát một cách phù hợp đó chính là „Khẩu vị rủi ro” của ngân hàng. Hay nói cách khác, đó là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Căn cứ vào khẩu vị rủi ro, ngân hàng thực hiện đề ra một loạt các cơ chế, chính sách và mức độ giám sát đối với các loại và mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Trên cơ sở đó đảm bảo tính hiệu quả, liệu lực của các cơ chế chính sách này. Để xây dựng được khẩu vị rủi ro của mình, ngân hàng cần phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh – năng lực tài chính của mình để xem xét các yếu tố, đưa ra khấu vị rủi ro phù hợp. Khẩu vị rủi ro phù hợp nhận biết được mức độ rủi ro của các khoản vay như thế nào, khi xem xét trong mối quan hệ với khẩu vị rủi ro giúp ngân hàng có thái độ đúng đắn với từng khoản vay. Tránh việc tập trung quá mức vào khoản vay có mức độ rủi ro không trọng yếu trong khi có thể bỏ qua việc kiểm soát các khoản vay có mức độ rủi ro là trọng yếu, nghiêm trọng. Đảm bảo tính hiệu lực, khả thi, hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

3.2.4. Thực hiện mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như không ngừng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam thì ngân hàng cũng cần phải có được mô hình quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc


tế. Trong đó phải kể tới việc xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro, một công cụ hữu hiệu nhằm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Với mục đích giảm thiểu rủi ro, các nhà quản trị tín dụng cần xác định rõ nguồn phát sinh rủi ro, mức độ tiềm ẩn gây ra rủi ro từ các nguồn. Do đó, cần thiết phải có một mô hình đánh giá mức độ tác động tiềm ẩn có thể xẩy ra rủi ro trong suốt qui trình thẩm định và cung ứng dịch vụ tín dụng. Trong đó phải làm rõ các yếu tố là nguồn có thể phát sinh ra rủi ro tín dụng trong quá trình thẩm định tín dụng, và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này tới rủi ro tín dụng của NHTM.

3.2.4.1. Đo lường rủi ro tín dụng

Có nhiều phương pháp được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng, tuy nhiên, để thống nhất với nhiệm vụ áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, bài nghiên cứu kiến nghị sử dụng phương pháp lượng hóa để đo lường rủi ro tín dụng. Theo phương pháp này, các ngân hàng có thể sử dụng mô hình để ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng (Probability of Default -PD) dựa trên kết quả của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ để dự báo tổn thất mất vốn do khách hàng không trả được nợ. Theo hiệp ước Basel II thì tổn thất tín dụng của một danh mục có thể phân chia thành hai loại là Khoản tổn thất dự tính được (Expected loss) và khoản tổn thất không dự tính được (Unexpected loss). Trong đó, Tổn thất dự tính được (EL) là mức tổn thất trung bình được tính toán qua các số liệu thống kê trong quá khứ vì ngân hàng không biết chính xác 100% khách hàng nào là khách hàng xấu và khoản vay nào không thể trả được trong 12 tháng tới. Khi áp dụng phương pháp này, các ngân hàng muốn xác định mức tổn thất dự tính được (EL) thì cần phải xác định các nhân tố sau: PD – Xác suất khách hàng không trả nợ được (Probability of Default); Tỷ trọng tổn thất ước tính – LGD


(Loss Given Default) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả nợ được – EAD (Exposure At Default).

Tổn thất cho mỗi kỳ hạn có thể ước tính được dựa trên công thức: EL = PD x EAD x LGD

Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

Nhóm các dữ liệu, chỉ tiêu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng (như các chỉ tiêu phản ánh về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời…) cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng (như các đánh giá xếp hạng của Moody‟s và S&P);

Nhóm các dữ liệu, chỉ tiêu phi tài chính liên quan đến các chính sách của nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực; tình hình nền kinh tế; các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành; trình độ quản lý; khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;

Nhóm các dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi;

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng tính toán được xác xuất không trả được nợ của khách hàng.

Thứ hai, tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) được xác định tương đối đơn giản đối với các khản vay có kỳ hạn. Tuy nhiên đối với khoản vay không kỳ hạn thì khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023