Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 22


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận án đã tiếp tục phân tích, tìm hiểu về Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam làm nền tảng kết hợp với những lý luận chung được trình bày ở chương 1, cùng với nghiên cứu về thực trạng hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Cụ thể, chương 3 của luận án đã thực hiện được các nội dung sau:

- Luận án đi sâu phân tích SWOT về Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hộ và thách thức của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

- Tiếp theo đó, luận án cũng nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tình hình kinh tế trong xu thế hiện nay và xu hướng tương lai, về mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

- Luận án cũng đưa ra yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện là cơ sở, là nhân tố để cân nhắc, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đảm bảo tính hiệu quả, khả thi.

- Nội dung quan trọng nhất, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở lý luận chung đã nghiên cứu trình bày và thực trạng mà luận án nghiên cứu. Lấy lý luận soi xét thực trạng và lấy thực trạng để kiểm chứng lý luận. Cùng với phép luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Leenin, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện đã được đề ra.

- Đồng thời, để các giải pháp đề ra có thể thực thi và đạt được hiệu quả cao nhất, luận án cũng đề ra một số điều kiện để thực hiện giải pháp cả về phía chính phủ cũng như ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


KẾT LUẬN

Ngày nay, hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn luôn khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc duy trì ổn định và phát triển kinh tế. Do đó, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trong mỗi quốc gia là yếu tố phản ánh một phần nào đó sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, bất kể những biến động nào trong hệ thống ngân hàng cũng sẽ ảnh hướng tới nền kinh tế bởi đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, mà một trong những biến động gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đó chính là rủi ro trong các ngân hàng.

Chính vì thế, hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng luôn được đặc biệt quan tâm trong mỗi ngân hàng. Rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng hết sức đa dạng và phong phú, tuy nhiên có thể tóm lược bao gồm ba loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong ba loại rủi ro trên, rủi ro tín dụng là loại rủi ro gây ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất trong hệ thống ngân hàng. Bởi hoạt động tín dụng là hoạt động chính, chủ yếu và cũng là nguồn cung cấp lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng chính là hoạt động mang lại những tổn thất lớn nhất cho ngân hàng. Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, hoạt động và năng lực quản trị rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng cần đặc biệt được quan tâm.

Bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã khái quát những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng hiện nay. Đồng thời, luận án cũng thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng trong nước và trên thế giới từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tại các ngân hàng ở Việt Nam nói chung;


Thứ hai, trên cơ sở lý luận, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra cái nhìn tổng quan về năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Cũng chính xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng này, luận án sử dụng lý luận được khái quát hóa để soi xét thực trạng hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Thứ ba, luận án thực hiện phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (phân tích SWOT) trên cơ sở cùng với những đánh giá về hoạt động và năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và những nguyên nhân chủ yếu được nêu ra để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Tác giả hi vọng rằng với những kết quả nêu trên, Luận án sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, xây dựng một góc nhìn tổng quan, toàn diện là tiền đề để ngân hàng thực hiện các giải pháp để hệ thống quản trị rủi ro của mình có thể đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Ths. Tạ Đình Long (2012), "Biến động giá vàng thời gian qua - Nguyên nhân và dự báo", Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 122 (8/2012);

2. Ths. Tạ Đình Long (2012), "Nâng cao hiệu quả Tín dụng của ngân hàng thương mại", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 8 (108) 2012;

3. Ths. Tạ Đình Long (2014), "Để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại", Kinh tế và dự báo số 23 (12/2014);

4. Ths. Tạ Đình Long (2014), "Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Agribank trong bối cảnh hiện nay", Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội số 108 (12/2014);


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà

Nội;

2. Nghiêm Văn Bảy (1998), “Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp”, Luận án Thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học Tài

chính Kế toán Hà Nội;

3. Nguyễn Thị Thu Châm (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch

II – Ngân hàng Công thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh;

4. TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng

(2010), “Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia;

5. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản

lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội;

6. Nguyễn Thị Thùy Dung (2009), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Gia Lâm – Hà Nội”, Luận

văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội;

7. Nguyễn Tiến Điền (2008), “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Tỉnh Bình Phước”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại

học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,

8. Trần Đình Định (2008), “Những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại”, NXB Tư Pháp, Hà Nội;

9. PGS. TS Nguyễn Liên Hà (2008), “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 22


soát rủi ro trong các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí phân tích kinh tế;

10. PGS. TS Đinh Xuân Hạng, TS. Nghiêm Văn Bảy (2014), “Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại 1”, NXB Tài chính, Hà Nội;

11. Nguyễn Cảnh Hiệp (2014), “Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính,

Hà Nội;

12. Phan Thị Mai Hoa (2007), “Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương 2 – Thành phố Hồ Chí Minh”,

luận văn thạc sỹ kinh tế, Hồ Chí Minh;

13. Nguyễn Trọng Hòa (2009), “Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối

với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội;

14. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng –

nhìn từ gốc độ đạo đức”, Tạp chí ngân hàng (16);

15. PGS. TS Ngô Hướng, LS.TS Phan Diên Vỹ, TS. Bùi Quang Tiến, TS. Nguyễn Thế Bính, “Phòng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh;

16. Nguyễn Lan Khanh (2010), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương, Hà Nội;

17. PGS. TS Nguyễn Thị Hoài Lê, TS. Nguyễn Lê Cường (2015), “Bài

giảng gốc nguyên lý quản trị rủi ro”, NXB Tài chính, Hà Nội;

18. Cấn Văn Lực (2013), “Quản trị rủi ro tại NHTM Việt Nam: Thực trạng

và giải pháp”, Hội thảo quản trị rủi ro năm 2013;

19. Nguyễn Thị Mùi (2004), “Giải pháp phối hợp hoạt động ngân hàng và

bảo hiểm nhằm khắc phục, hạn chế rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt


Nam”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ;

20. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Ths Trần Cảnh Toàn (chủ biên) (2011), “Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính, Hà Nội;

21. Phan Thị Hằng Nga (2013), “Năng lực Tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP. Hồ

Chí Minh;

22. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân

hàng (số chuyên đề);

23. Nguyễn Thị Phượng (2009), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân,

Hà Nội;

24. Nguyễn Thái (2007), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;

25. Lê Xuân Thành (2011), “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Hà Nội;

26. Nguyễn Hữu Thủy (1996), “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án phó

tiến sỹ khoa học, Hà Nội;

27. Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên), Tô Kim Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn (1999), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hà Nội;

28. Ngô Thị Thanh Trà (2010), “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại


ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn”, luận

văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;

29. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (chủ biên), PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Th.s Nguyễn Khắc Quốc Bảo, GV Hồ Quốc Tuấn (2006), “Quản trị rủi ro tài

chính”, NXB Thống Kê;

30. Nguyễn Anh Tuấn (2002), “Áp dụng các mô hình đánh giá rủi ro vào hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ

kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội;

31. Nguyễn Anh Tuấn (2012),“Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel”, Luận án tiến sỹ, Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

32. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương

mại cổ phần công thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

33. Nguyễn Hoàng Tùng (2011), “Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp

bằng mô hình logistic”, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2(43). 2011;

34. Ngân hàng Nhà nước (2010), “Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các

tổ chức tín dụng”, Hà Nội;

35. Ngân hàng Nhà nước (2013), “Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt

động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội;

36. Ngân hàng Nhà Nước (2014), “Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày

20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội;

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí