Cũng chính bởi xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam cùng với việc tự do hoá và hội nhập thị trường tài chính, tiền tệ và hoạt động dịch vụ ngân hàng, sự cạnh tranh tất yếu sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt. Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng không chỉ ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn cạnh tranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Ngoài ra, do sức ép cạnh trang và việc tạo nền tảng để giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích tiên tiến, các ngân hàng đang chú trọng đầu tư cho hiện đại hóa công nghệ thông tin. Các ngân hàng thương mại không ngừng thực hiện hiện đại hóa. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần cũng tích cực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng hướng tới việc quản lý, quản trị hoạt động ngân hàng trực tuyến.
Cũng chính bởi những xu thế trên, yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đòi hỏi không ngừng được hiện đại hóa đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng trên thế giới nói chung mà cả đối với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Tầm nhìn đến 2020
Trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam; hoạt động trên 3 trụ cột: Ngân hàng (trên cơ sở tách thành 2 hệ thống: Ngân hàng Nông nghiệp đô thị và Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn) - Bảo hiểm (gồm cả Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ) - Chứng khoán.
Tôn chỉ hoạt động
Giữ vững vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng; hoạt động trên nền tảng bền vững về tài chính; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.
Nguyên tắc hoạt động
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Năng Lực Điều Hành Và Giám Sát Của Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 15
- Phân Tích Cơ Hội, Thách Thức, Điểm Mạnh, Điểm Yếu (Swot) Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Cho Giai Đoạn Từ 2007 Đến 2014
- Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Và Các Quy Trình Tín Dụng
- Các Yếu Tố Đánh Giá Trong Quá Trình Thẩm Định Tín Dụng
- Tỷ Lệ Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Theo Nhóm Nợ
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Trong chiến lược phát triển ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tới năm 2020 có đề ra một số nguyên tắc hoạt động của ngân hàng, cụ thể:
- Áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành ngân hàng;
- Hoạt động trên cơ sở thận trọng về tài chính và luôn nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro, bảo toàn tài sản và đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản;
- Phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tạo lập danh tiếng về phong cách phục vụ, giá cả cạnh tranh, độ tin cậy;
- Khuyến khích tính doanh lợi và sự tự lực của khách hàng trên nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích với ngân hàng;
- Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại;
- Nâng cao tối đa nguồn lực tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lời;
- Đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng và tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội phát triển toàn diện.
Mục tiêu tổng quát
Để hiện thực hóa tôn chỉ hoạt động, ngân hàng NNo&PTNT Việt nam cần tập trung đạt được các mục tiêu:
Giá trị cho khách hàng: mang lại cho mỗi khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, tiện ích;
Giá trị cho Ngân hàng:
- Giá trị vị thế, thương hiệu: củng cố vị thế chủ lực trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường vị thế tại khu vực đô thị; nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.
- Giá trị tài chính: xây dựng nền tài chính mạnh trên cơ sở nâng cao khả năng sinh lời; đảm bảo sự bền vững về tài chính.
Giá trị cho người lao động: tạo dựng đội ngũ cán bộ trung thành, có năng lực và được đãi ngộ xứng đáng.
3.1.2.3. Định hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020
Định hướng hoạt động tín dụng
Để đạt được các mục tiêu mà ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đề ra, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tập trung triển khai các chiến lược chính sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các chỉ số an toàn hoạt động; cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bền vững cao về tài chính;
Thứ hai, nâng cấp các chi nhánh khu vực đô thị để cạnh tranh ngang bằng với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần;
Thứ ba, khai thác tối đa tiềm năng thị trường nông thôn truyền thống
Thứ tư, đầu tư công nghệ thông tin tạo cơ sở phát triển đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, hiện đại;
Thứ năm, phát triển đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập;
Thứ sáu, tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt chú ý tới xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu thị trường để năm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường. Xây dựng duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng;
Thứ bảy, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập, và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững;
Thứ tám, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành ngân hàng;
Thứ chín, nâng cao năng suất lao động; xây dựng văn hoá doanh nghiệp hướng tới khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực xây dựng một lực lượng lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.
Định hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Cũng theo yêu cầu thực tế đặt ra cùng với mục tiêu phát triển của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng đặt ra những định hướng về quản trị rủi ro tín dụng, theo đó sẽ hướng tới việc quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng do ủy ban Basel đề ra, cụ thể:
Thứ nhất, triển khai thực hiện đầy đủ các loại hình quản trị rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường…
Thứ hai, xây dựng Quy trình quản trị rủi ro bao gồm:
- Nhận diện rủi ro;
- Đo lường rủi ro;
- Kiểm soát rủi ro;
- Theo dõi rủi ro;
- Báo cáo rủi ro;
- Đánh giá và kiểm tra rủi ro.
Thứ ba, không nhừng hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro;
Thứ tư, thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel trên cơ sở xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro như: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế,… Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro;
Thứ năm, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động quản trị rủi ro.
3.1.3. Nguyên tắc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam là để phát huy một cách có hiệu quả và thiết thực chức năng và vai trò của việc quản trị rủi ro tín dụng trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Bởi vậy, việc các giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế về rủi ro tín dụng
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng chịu sự chi phối ràng buộc chặt chẽ của pháp luật, trong đó trực tiếp là Luật các tổ chức tín dụng và nhiều bộ luật và quy định pháp lý khác (Luật doanh nghiệp; Luật phòng, chống rửa tiền; Luật bảo hiểm tiền gửi...) và các quy định pháp lý có liên quan khác về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng cần phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, khi đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và phù hợp với các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ hai, đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động, tổ chức và quản lý của Ngân hàng đồng thời có tính tới sự phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Mỗi ngân hàng có các đặc điểm hoạt động, tổ chức và quản lý khác nhau. Chính sự khác nhau về hoạt động, tổ chức và quản lý sẽ dẫn tới những yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng khác nhau mà đặc biệt là về việc tổ chức và quản lý hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng cần xem xét tới đặc điểm tổ chức, hoạt động và quản lý của ngân hàng cũng như xu hướng phát triển cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thứ ba, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cần phải dễ hiểu, dễ triển khai và dễ quán triệt thực hiện trong ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
Khi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cần đảm bảo rằng các giải pháp này phải đễ hiểu, dễ triển khai để có thể áp dụng phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Với yêu cầu rất thiết thực này sẽ tạo điều kiện cho
các giải pháp này có tính khả thi cao và có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Thứ tư, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cần đảm bảo sự phù hợp giữa lợi ích và chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, hay nói cách khác là phải có tính đến hiệu quả và khả thi
Trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, chi phí cho hoạt động và kết quả hoạt động mang lại luôn được cân nhắc và vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo được tính hài hòa của mối quan hệ chi phí và lợi ích. Bên cạnh đó, các giải pháp đề ra cũng phải đảm bảo tính khả thi, tránh đưa ra các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết xuông, xa rời thực tiễn.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý
Hiện tại, mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam vẫn đang kế thừa mô hình tổ chức quản lý truyền thống. Chính điều này đã làm hạn chế năng lực quản trị rủi ro của chính ngân hàng. Phù hợp với xu thế phát triển của lĩnh vực ngân hàng hiện đại nói chung, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng phải không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của mình cho phù hợp với xu thế phát triển cũng như yêu cầu hội nhập và quản trị rủi ro tín dụng theo hướng hiện đại. Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới hầu hết đã xây dựng mô hình tổ chức quản lý theo hướng phân loại hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng – sản phẩm. Từ đó giúp ngân hàng có được những giải pháp quản trị rủi ro thích hợp đối với từng nhóm đối tượng khách hàng và các sản phẩm khác nhau bởi mỗi nhóm đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có các đặc điểm và tính chất rủi ro khác nhau
và bản thân trong từng nhóm đối tượng khách hàng thì rủi ro cũng có những điểm chung. Từ đó, việc tổ chức quản lý theo hướng phân định các phòng ban theo các đối tượng khách hàng – sản phấm giúp ngân hàng kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn. Trong xu thế dài hạn, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có thể xây dựng mô hình tổ chức quản lý từ trung ương tới địa phương (từ hội sở chính tới các chi nhánh) theo hướng phân định các phòng ban nghiệp vụ theo đối tượng khách hàng và tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Hội sở chính. Mô hình tổ chức quản lý kiến nghị trong dài hạn đối với hội sở chính của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có thể tóm lược như sau: