Bảng 3.1 Các nhân tố cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
Nguồn | |
Nhu cầu khách du lịch | Dwyer & Kim (2003), Goffi (2016), Armenski Tanja & cộng sự (2011) |
Phát triển sản phẩm | Ritchie & Crouch (2003), Baidal, Sanchez & Rebello (2013), Armenski Tanja & cộng sự (2011). |
Xây dựng thương hiệu | Crouch & Ritchie (1999), Ritchie & Crouch (2003), Armenski Tanja & cộng sự (2011) |
Marketing điểm đến | Ritchie & Crouch (2003), Armenski Tanja & cộng sự (2011) |
Hấp dẫn về tự nhiên | Crouch & Ritchie (1999), Dwyer & Kim (2003), Orams (2002), |
Hấp dẫn về lịch sử văn hóa | Crouch & Ritchie (1999), Murphy & cộng sự (2000) |
Các sự kiện điểm đến | Dwyer & Kim (2010), Armenski Tanja & cộng sự (2011) |
Nhân tố thu hút khách du lịch | Ritchie & Crouch (2003), Dwyer & Kim (2003), |
Hoạt động kinh doanh du lịch | Crouch & Ritchie (1999), Hassan (2000), Cooper (1998) |
Kết cấu hạ tầng | Crouch & Ritchie (1999), Dwyer & Kim (2003) |
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch | Crouch & Ritchie (1999), Craigwell (2007) |
Quản lý điểm đến | Armenski Tanja & cộng sự (2011), Mihalic (2000) |
Năng lực cạnh tranh điểm đến | (Poon, 1993; Kozak, 2001; Crouch & Ritchie, 2003; Craigwell, 2007). |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Du Lịch Bạc Liêu Trong Mối Liên Hệ Với Du Lịch Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Vai Trò Đóng Góp Trong Tỉnh
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 11
- Các Nhân Tố Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 14
- Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Confirmatory Factor Analysis - Cfa)
- Ý Kiến Chuyên Gia Đánh Giá Những Khó Khăn Và Hạn Chế Trong Việc Nâng Cao Nlct Điểm Đến Du Lịch Bạc Liêu
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
Nguồn: Đề xuất qua lược khảo.
Nhân tố | Biến quan sát | Ký hiệu | Nguồn |
Tôi thích thú tham quan danh lam thắng cảnh tại Bạc Liêu. | NCKDL1 | Dwyer & Kim (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Tôi thích nghiên cứu nền văn hóa Bạc Liêu. | NCKDL2 | Dwyer & Kim (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Nhu cầu khách du lịch (NCKDL) | |||
Bạc Liêu là lựa chọn đầu tiên để tôi đi du lịch. | NCKDL3 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Bạc Liêu là điểm đến an toàn và đáng tin cậy. | NCKDL4 | Goffi (2016), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Tôi hài lòng các điểm đến du lịch Bạc Liêu. | NCKDL5 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo. | PTSP1 | Baidal, Sanchez & Rebello (2013), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch. | PTSP2 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Phát triển sản phẩm (PTSP) | Nghiên cứu tạo ra sản phẩm đặc biệt của điểm đến. | PTSP3 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Có quy hoạch phát triển du lịch để xây dựng sản phẩm mới. | PTSP4 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Phát triển sản phẩm của điểm đến nhanh chóng và đa dạng. | PTSP5 | Baidal, Sanchez & Rebello (2013), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Xây dựng thương hiệu (XDTH) | Du khách dễ dàng nhận biết thương hiệu du lịch Bạc Liêu. | XDTH1 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Du khách đánh giá cao | XDTH2 | Armenski Tanja & cộng |
Các biến được đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2 Thang đo các nhân tố cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
Biến quan sát | Ký hiệu | Nguồn | |
thương hiệu du lịch Bạc Liêu. | sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | ||
Bạc Liêu được biết đến là điểm hẹn du lịch văn hóa. | XDTH3 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Người dân địa phương có ý thức xây dựng thương hiệu. | XDTH4 | Crouch & Ritchie (1999), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Thương hiệu du lịch Bạc Liêu được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. | XDTH5 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Có nhiều thông tin giới thiệu cho khách du lịch. | MTDD1 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Các điểm đến thực hiện tốt công tác truyền thông. | MTDD2 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Marketing điểm đến (MTDD) | Các đơn vị xúc tiến mạnh mẻ hình ảnh du lịch. | MTDD3 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Chính quyền địa phương chú trọng hình ảnh tổng thể về du lịch. | MTDD4 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Chính quyền địa phương giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh. | MTDD5 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Khí hậu tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu phù hợp với hoạt động du lịch. | HDTN1 | Ritchie & Crouch (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu (HDTN) | |||
Có nhiều loại hình du lịch cây ăn trái hấp dẫn thu hút khách du lịch (Vườn Nhãn). | HDTN2 | Ritchie & Crouch (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Có nhiều loại hình du lịch sinh thái động vật đặc trưng hấp dẫn thu hút khách du lịch | HDTN3 | Orams (2002), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Nhân tố
Biến quan sát | Ký hiệu | Nguồn | |
(Điểm tham quan Sân Chim Bạc Liêu, Điểm tham quan Sân Chim Lập Điền). | |||
Loại hình du lịch sinh thái biển và ẩm thực thu hút khách du lịch (Khu vực bãi biển Nhà Mát Bạc Liêu). | HDTN4 | Dwyer & Kim (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Bạc Liêu có điểm đến du lịch tâm linh (Phật Bà Nam Hải, Nhà thờ Tắc Sậy) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. | HDLS1 | Murphy & cộng sự (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Bạc Liêu có điểm tham quan văn hóa nghệ thuật truyền thống (Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. | HDLS2 | Murphy & cộng sự (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Sự hấp dẫn về lịch sử, văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu (HDLS) | |||
Bạc Liêu có điểm tham quan đáng ghi nhớ (Nhà cổ Công tử Bạc Liêu) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. | HDLS3 | Murphy & cộng sự (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Bạc Liêu có các nguồn tài nguyên du lịch lịch sử có giá trị cao. | HDLS4 | Crouch & Ritchie (1999), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện văn hóa hấp dẫn. | SKDD1 | Dwyer & Kim (2010); kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu (SKDD) | Bạc Liêu có tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch. | SKDD2 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. |
Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện thể thao thu hút khách du lịch. | SKDD3 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả. | |
Bạc Liêu tạo ra các sự kiện, hội nghị, xúc tiến thu hút | SKDD4 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều |
Nhân tố
Biến quan sát | Ký hiệu | Nguồn | |
khách du lịch. | chỉnh của tác giả | ||
Người dân địa phương thân thiện, hiếu khách. | THKDL1 | Dwyer & Kim (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Nhân viên tại các điểm đến du lịch có thái độ phục vụ tốt. | THKDL2 | Dwyer & Kim (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Các nhân tố thu hút khách du lịch (THKDL) | Giá cả dịch vụ khách sạn phù hợp. | THKDL3 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Giá cả dịch vụ nhà hàng hợp lý. | THKDL4 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Giá cả tổ chức tour tham quan du lịch phù hợp. | THKDL5 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Giá cả các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến hợp lý. | THKDL6 | Ritchie & Crouch (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Chất lượng khách sạn tại các điểm đến tốt. | HDKDDL1 | Crouch & Ritchie (1999), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Hoạt động kinh doanh du lịch (HDKDDL) | Nhà hàng có nhiều món ăn ngon xung quanh các điểm đến. | HDKDDL2 | Hassan (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Có sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến. | HDKDDL3 | Cooper (1998), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Phương tiện vận tải đa dạng, giúp du khách đi lại dễ dàng. | HDKDDL4 | Hassan (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ tốt. | KCHT1 | Dwyer & Kim (2010), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Kết cấu hạ tầng tại điểm đến (KCHT) | |||
Hệ thống thông tin liên lạc, wifi hoạt động thông suốt. | KCHT2 | Dwyer & Kim (2010), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Nhân tố
Biến quan sát | Ký hiệu | Nguồn | |
Chất lượng của đơn vị cung cấp điện, nước tốt. | KCHT3 | Crouch & Ritchie (1999), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng thuận tiện. | KCHT4 | Crouch & Ritchie (1999), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Nhân viên khách sạn có kỹ năng giao tiếp tốt. | NNL1 | Craigwell (2007), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Cán bộ quản lý du lịch có trình độ chuyên môn cao. | NNL2 | Craigwell (2007), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch (NNL) | Nguồn lao động cung ứng cho ngành du lịch dồi dào. | NNL3 | Crouch & Ritchie (1999), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Nhân viên nhà hàng phục vụ chu đáo. | NNL4 | Craigwell (2007), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Thuyết minh viên tại các điểm đến trình bày lưu loát. | NNL5 | Craigwell (2007), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng, kinh nghiệm. | NNL6 | Craigwell (2007), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Ban quản lý có trách nhiệm, giải quyết công việc nhanh chóng. | QLDD1 | Armenski Tanja & cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Quản lý chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến. | QLDD2 | Armenski Tanja và cộng sự (2011), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Quản lý điểm đến (QLDD) | |||
Đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu du lịch. | QLDD3 | Mihalic (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Công tác bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đến được chú trọng. | QLDD4 | Mihalic (2000), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Năng lực | Sử dụng hợp lý các nguồn tài | NLCT1 | Kozak (2001), kế thừa, |
Nhân tố
Biến quan sát | Ký hiệu | Nguồn | |
cạnh tranh điểm đến du lịch (NLCT) | nguyên du lịch. | điều chỉnh của tác giả | |
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển du lịch. | NLCT2 | Craigwell (2007), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển du lịch địa phương. | NLCT3 | Poon (1993), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Gắn kết các địa điểm để phát triển du lịch. | NLCT4 | Kozak (2001), kế thừa, điều chỉnh của tác giả | |
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch. | NLCT5 | Crouch & Rtchie (2003), kế thừa, điều chỉnh của tác giả |
Nhân tố
Nguồn: Đề xuất qua lược khảo.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng thang đo của (Poon, 1993; Hassan, 2000; Mihalic 2000; Murphy & cộng sự 2000; Kozak, 2001; Orams, 2002; Crouch & Ritchie, 2003; Craigwell, 2007; UNWTO & UNEP, 2008; Dwyer & Kim, 2003; Armenski Tanja & cộng sự 2011; Baidal & cộng sự, 2013; Steven Pikea & Stephen J.Page, 2014), tác giả dựa vào các thang đo gốc có kế thừa, điều chỉnh của nhóm chuyên gia cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Từ đó, chúng ta xây dựng được thang đo mới phục vụ cho nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh để nghiên cứu các nội dung của luận án. Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Luận án lược khảo những nghiên cứu, báo cáo, tài liệu có liên quan đến định nghĩa nâng cao NLCT và khung phân tích nâng cao NLCT. Những lược khảo này được ứng dụng về nội dung, phương pháp để giải quyết các mục tiêu của luận án nhằm xác định những giải pháp nâng NLCT cho các điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
Ngoài ra, luận án tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp có liên quan đến thực trạng các điểm đến, cụ thể dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các báo cáo, thống kê hàng năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu; số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu; các báo cáo và số liệu thống kê của UBND tỉnh Bạc Liêu; các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu.
- Bài báo, tài liệu hội thảo, công trình nghiên cứu có liên quan của các Viện, Trường trong và ngoài nước.
- Những website có liên quan đến lĩnh vực nâng cao NLCT các điểm đến du lịch.
3.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia và điều tra bằng bảng hỏi khách du lịch nội địa. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện như sau:
- Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc thảo luận nhóm. Mục đích của thảo luận nhóm nhằm khám phá các biến quan sát đo lường, điều chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo các nhân tố này. Phương thức thảo luận theo các nội dung của dàn bài thảo luận do chúng tôi soạn thảo, dựa trên tổng quan các tài liệu nghiên cứu; các tiêu chuẩn, tiêu chí của ngành du lịch. Kết quả các cuộc thảo luận này là cơ sở để phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu. Việc phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm đánh giá các phát biểu trong thang đo để sử dụng trong nghiên cứu định tính.
Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ chính xác về nội dung của bảng câu hỏi nghiên cứu và định nghĩa của biến khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gia là để điều tra, đánh giá của các chuyên gia về các điểm đến du lịch Bạc Liêu. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định nhân tố nào ảnh hưởng đến NLCT để tìm ra giải pháp tối ưu. Phương pháp chuyên gia rất phù hợp cho nghiên cứu này, không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ khoa học. Để sử dụng phương pháp chuyên gia có hiệu quả, luận án này quan tâm đến việc lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan