Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Hòa Bình

giữa du lịch với thương mại, chưa xây dựng được các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, làng nghề truyền thống..., là nơi tham quan và mua sắm hàng hóa của du khách.

Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cũng như chính quyền và cộng đồng địa phương chưa chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch có hiệu quả. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi, thiếu hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch chuyên nghiệp.

Nguyên nhân những hạn chế trên do nhiều yếu tố như: Bắc Kạn là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn; hệ thống cơ cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp… Trong thời gian qua đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn chưa thực sự được quan tâm, và qua du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Nhận thức các cấp, các ngành và nhân dân địa phương chưa đầy đủ về vai trò, thế mạnh của du lịch. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng du lịch ở Bắc Kạn còn hạn chế, trong khi đó nguồn kinh phí xã hội hóa chưa nhiều, nguồn đầu tư liên doanh liên kết trong và ngoài nước còn rất hạn chế.

Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch còn bất cập; bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch thiếu ổn định; chất lượng cán bộ quản lý chưa cao, chưa chuyên nghiệp. Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chồng chéo về hệ thống quản lý, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý, khai thác và phát triển. Chưa xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù ưu tiên, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư cho phát triển du lịch; thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh có đủ năng lực đầu tư xây dựng các dự án du lịch lớn, tạo chuyển biến lớn cho phát triển du lịch.

3.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

3.2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế

Trong 5 năm gần đây (2015 - 2020) tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng đạt bình quân hằng năm đạt 7.59%, quy mô nền kinh tế trong 5 năm tăng 1.65 lần, cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 63.8 triệu đồng, gấp 1.6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Trong 5 năm qua Tỉnh đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đã triển khai và đưa vào khai thác nhiều dự án giao thông quan trọng như đường Hòa Lạc – Tp. Hòa Bình, cầu Hòa Bình 3 đã đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả; đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường tỉnh 435, triển khai xây dựng đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (Tp. Hòa Bình), đường kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1; hồ chứa nước Cánh Tạng,…Đây là nền tảng quan trọng về cơ sở hạ tầng giao thông nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình.

Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Vingroup, FLC, T&T Group, Phú Mỹ Hưng,… nghiên cứu, khảo sát và đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực đô thị sinh thái, du lịch, công nghiệp, kỳ vọng tạo ra sự bứt phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

Số lượng các dự án đầu tư thu hút được: trong giai đoạn (2015 - 2019) theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, 36 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 12 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu là doanh nghiệp trong nước đầu tư. Số dự án đầu tư trong giai đoạn trên nhiều nhất tập trung ở các địa chỉ đỏ về du lịch: thành phố Hòa Bình, các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Lạc Thủy, Cao Phong, Yên thủy.

Bảng 3.8. Bảng phát triển dự án du lịch tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2015 - 2019)

TT

Nội

dung

Đơn

vị

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

1

Dự án

dự án

2

6

7

11

10

2

Diện

tích đất

ha

498

432

359

686

371

3

Số vốn

đăng ký

triệu

đồng

214.789

4.357.497(*)

1.478.401

3.871.522(**)


3.058.593

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 13

(Nguồn:Tác giả tổng hợp theo các bác cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)

Trong giai đoạn này không có doanh nghiệp FDI đầu tư. Hiện tính đến này doanh nghiệp FDI đầu tư nổi bật nhất vào du lịch trên địa bàn tỉnh: Công ty TNHH sân gôn Phượng Hoàng, có dự án tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Với diện tích đất đăng ký sử dụng là 321 ha, lượng vốn đăng ký 38 triệu USD, nhu cầu sử dụng khoảng 562 lao động.

Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp tạo điều kiện hoặc cản trở việc thu hút vốn của các nhà đầu tư và muốn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư thì các vùng, địa phương phải ổn định được môi trường kinh tế vĩ mô trước. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020 tầm nhìn đến 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình và Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030. Có thể nói, cả ba bản qui hoạch đều là cơ sở hạ tầng vô hình để thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình. Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch trong thời gian tới là rất cần thiết để khai thác những tiềm năng đưa du lịch tỉnh Hoà Bình thành ngành kinh tế quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá các dân tộc; bảo vệ tài nguyên môi trường và nâng cao đời sống cho người dân.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh trọng giai đoạn 2015 – 2019 có nhiều biến động. Năm 2019 đứng 48/63 tỉnh thành. Du lịch tỉnh Hòa Bình cũng chịu tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách

quan. Do đó, mức độ đầu tư, thu hút đầu tư vào du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Du lịch phát triển thiếu sự bền vững, còn bộc lộ nhiều hạn chế về lao động, thị trường, sản phẩm, cơ sở vật chất, hạ tầng, công tác xã hội hoá để đầu tư vào các khu, điểm du lịch, di tích còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng bá …

Du lịch Hòa Bình đang chủ yếu hoạt động loại hình du lịch, dịch vụ du lịch mang tính chất có tính thời vụ rất cao. Định hướng cho đầu tư, thu hút đầu tư phát triển cho mùa du lịch thứ 2 chưa được quan tâm, chú trọng, nghiên cứu cụ thể. Gây nên sự lãng phí nguồn lực tự nhiên và văn hóa xã hội.

Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống kê các loại hình du lịch nông thôn (rural tourism): du lịch di sản văn hóa (heritage tourism), du lịch văn hóa (cultural tourism), du lịch làng nghề truyền thống (craft tourism), du lịch cộng đồng (community based tourism), du lịch sinh thái (eco-tourism), du lịch nông sinh học (agro-tourism). Cẩm nang cũng đưa ra các loại hình dịch vụ trong du lịch nông thôn. Qua đó cho thấy, riêng loại hình du lịch nông thôn cũng đã có rất nhiều loại hình du lịch, điều quan trọng trong phát triển du lịch vận dụng tính đặc sắc có ở từng vùng để thu hút phát triển du lịch.

Vì là ngành kinh tế, nên ngành du lịch phải tuân theo qui luật cung, cầu của thị trường. Về phía cung của ngành du lịch bao gồm: doanh nghiệp, tập thể, cá nhân hoạt hoạt động trong lĩnh vực du lịch ... dựa trên nguồn lực (tự nhiên, văn hóa - xã hội, ...) tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế (về phía cầu). Chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn ... có vai trò điều tiết giữa mối quan hệ trên.

Môi trường chính trị - pháp luật

Hòa Bình là tỉnh đi đầu trong thực hiện Nghị quyết TW 6 khóa XII, Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Toàn tỉnh giảm một đơn vị hành chính cấp huyện; giảm 59 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 28,1%) (đứng đầu cả nước về tỷ lệ giảm đơn vị hành chính cấp xã); giảm

248 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 576 thôn, xóm, tổ dân phố; giảm 2.304 người hoạt động không chuyên trách và 2.880 tổ chức đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố; tinh giản biên chế 1.590 người theo Nghị quyết số 39-NQ/TW, thực hiện mục tiêu tinh gọn và nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính. Đảng bộ tỉnh đoàn kết, thống nhất, hệ thống chính trị và nhân dân đồng thuận, tổ chức tốt đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ sở. Tỉnh đã chú trọng sắp xếp nguồn nhân sự cấp ủy khóa mới theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương. Đến nay, những vị trí chủ chốt được lựa chọn đều là những đồng chí có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín và tín nhiệm cao trong đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đảng bộ tỉnh thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả thiết thực. Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp và người dân, kịp thời giải quyết những đề xuất, kiến nghị chính đáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được nâng lên, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực, vấn đề được dư luận quan tâm. Những tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước đã bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc, tạo niềm tin của nhân dân vào tổ chức Đảng. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, chất lượng điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp chuyển biến rò nét. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Hoạt động đối ngoại được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Môi trường văn hóa - xã hội

Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh điểm đếb du lịch Hòa Bình trong những năm gần đây. Chủ trương của tỉnh Hòa Bình trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, xây dựng các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng tạo ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao năng

lực cạnh tranh của tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động văn hoá đi vào nề nếp, tình làng, nghĩa xóm ngày càng được gắn kết, từng bước hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục các thế hệ sẽ là nền tảng cơ bản hình thành một điểm đến thân thiện và an toàn.

Bên cạnh đó, với sự lãnh đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối, kết hợp tích cực tuyên truyền, vận động các cơ quan đoàn thể hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương tham gia đảm bảo giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc dân tộc và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật cũng tạo ra sự tích cực khi tỉnh Hòa Bình muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với điểm đến Hòa Bình. Điểm nổi bật nhất của văn hóa Mường là nếp sống của người dân tộc Mường sau bao năm giữ gìn vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, mộc mạc với gần 100 ngôi nhà sàn với hệ thống cổ xưa như hệ thống dẫn nước, cung, nỏ săn bắn, cối giã gạo, ruộng bậc thang…tạo ra giá trị du lịch cộng đồng có sức hút lớn với du khách khi đến điểm đến Hòa Bình. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa lễ hội Hòa Bình còn được lưu giữ trong các phong tục, tập quán nơi đây với các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Hang (Yên Thủy), lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mường, lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), lễ hội Cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao...Các lễ hội này đều được tổ chức thường xuyên mỗi năm nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trăm hoa đua nở…cũng tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình. Ngoài ra, các di tích văn hóa tín ngưỡng được bảo tồn và phát huy. Các di vật hay cổ vật được tìm thấy đều khơi dậy các sản phẩm du lịch độc đáo nhạc cụ cồng chiêng của người Mường.

Môi trường công nghệ

Trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã chú trọng đầu tư cho hạ tầng công nghệ nhằm hỗ trợ các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp triển khai các hoạt động hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được doanh nghiệp quan tâm, bước đầu giúp doanh nghiệp du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường du lịch, công nghệ thông tin từng bước được các doanh nghiệp du lịch đầu tư, khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, các cơ

quan Nhà nước và các doanh nghiêp kinh doanh du lịch chưa ứng dụng tiếp thị điện tử trong hoạt động nghiên cứu thị trường; đã sử dụng nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến để mở rộng thị trường để thu hút khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình nhiều hơn nữa.

Trong hoạt động du lịch, các chủ thể kinh doanh cũng như các cơ quan ban ngành liên quan khi quảng cáo hình ảnh điểm đến du lịch Hòa Bình trên website vẫn chưa thực sự hiệu quả vì tính đơn điệu của thông điệp quảng cáo, những hình ảnh quảng cáo một chiều chưa thể hiện được tính tương tác của môi trường Internet. Đồng thời, các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn giá trị của marketing điện tử, vì vậy, chi phí dành cho marketing trực truyến chiếm một phần rất nhỏ, thậm chí còn không có trong chi phí marketing.

3.2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong

Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính với những nhiệm vụ cụ thể như: Công khai, minh bạch trình tự, thủ tục, lệ phí các thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, thẩm định dự án...; Tăng cường quản lý chất lượng công vụ, chất lượng cán bộ, công chức thực thi các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến khi triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...; Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công khai hoá, minh bạch hoá tình hình hoạt động, tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Nâng cao năng lực tham mưu, phối hợp của các cơ quan, ngành chức năng, tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém về chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí về thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Vận dụng các cơ chế chính sách, tháo gỡ các trở ngại, khó khăn theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Để đánh giá các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình theo đánh giá của khách du lịch, tác giả sử dụng thang đo Likert 1-5 để so sánh với các kết quả khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hòa Bình với các số liệu thứ cấp. Các kết quả này cũng thể hiện sự tương đồng khi đánh giá năng lực cạnh tranh theo số liệu thứ cấp và sơ cấp.

(1) Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là yếu tố nội hàm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình.

Bảng 3.9. Đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch


TT

Tiêu chí

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Sản phẩm du lịch phong phú,

đa dạng

1.62

8.65

29.37

39.82

20.54

2

Sản phẩm du lịch đặc sắc

1.44

10.09

28.83

38.74

20.90

3

Sản phẩm du lịch phù hơp với

sở thích của du khách

1.44

8.83

30.81

43.60

15.32

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả bảng 3.9 cho thấy các yếu tố thành phần của nhân tố sản phẩm du lịch đều có mức đánh giá tốt (trên 50%). Trong đó, khách hàng đánh giá tính đặc sắc của sản phẩm du lịch Hòa Bình có kết quả đánh giá tương đối khả quan khi cho rằng yếu tố này đóng vai trò quan trọng và rất quan trọng (56.94%). Theo kết quả đánh giá cũng cho thấy rằng tính phong phú, đa dạng của sản phẩm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi có cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh du lịch điểm đến tỉnh Hòa Bình khá cao (trên 60%). Các sản phẩm du lịch cung ứng cũng khá phù hợp với sở thích của du khách.

(2) Tài nguyên du lịch

Hoà Bình được biết đến là một vùng đất cổ, từng là một trung tâm văn hóa lớn

- “Văn hóa Hoà Bình”. Điều này được các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh qua những kết quả nghiên cứu khảo cổ học. Năm 1926, nhà khảo cổ học người Pháp M. Colani tiến hành thám sát các hang động núi đá vôi ở Hoà Bình, phát hiện và

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí