Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Confirmatory Factor Analysis - Cfa)

nghiệm từ các nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) kích thước mẫu nghiên cứu thường từ 300 – 400 quan sát.

Để nghiên cứu có ý nghĩa thì cỡ mẫu cần đạt được 400 quan sát. Tác giả phát ra 460 quan sát, thu về được 450 quan sát. Như vậy kích cỡ mẫu cho nghiên cứu luận án này là 450 quan sát.

Cách thức chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất, do đặc trưng của mẫu là khách du lịch, phải chọn cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu của luận án. Mục tiêu của việc chọn mẫu là đảm bảo chọn đúng quy trình nhằm chọn được số mẫu có thể đại diện cho đối tượng điều tra.

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn viên được tập huấn kỹ năng phỏng vấn khách du lịch, có kỹ năng nắm bắt thông tin và đào sâu để tránh bị sót thông tin quan trọng. Sau đó phỏng vấn viên đi khảo sát, gặp trực tiếp khách du lịch là người Việt Nam để thu được thông tin hữu ích và đáng tin cậy từ bảng hỏi phỏng vấn điều tra, tìm hiểu sâu hơn về thái độ, nhận thức, hành vi,… của du khách về NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

Phương pháp khảo sát: Vào buổi sáng phỏng vấn viên đến các địa điểm Phật bà Nam Hải, Nhà Công tử Bạc Liêu, Nhà thờ Tắc Sậy, Quảng Trường Hùng Vương, Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Sân Chim, Vườn Nhãn tiến hành tiếp cận các đoàn khách tham quan (mỗi đoàn khách, chỉ phỏng vấn 1 khách, hỏi thăm du khách đã từng tham quan các điểm đến du lịch Bạc Liêu chưa? nếu có tham quan Bạc Liêu thì tiếp tục phỏng vấn, nếu chưa tham quan Bạc Liêu thì dừng lại), phỏng vấn viên quan sát du khách nội địa là người Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên. Khi đã xác định đúng đối tượng khảo sát thì phỏng vấn viên đặt câu hỏi trực tiếp cho đối tượng khảo sát theo bảng câu hỏi phỏng vấn, cho đến khi thu đủ kích thước mẫu quan sát thì dừng lại. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 mức độ theo quy ước: 1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Trung dung; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý.).

Bảng 3.4 Bảng thống kê số lượng quan sát cần thu thập tại mỗi địa điểm tiến hành phỏng vấn. (Xem phụ lục 1.1)


STT


Địa điểm phỏng vấn

Số lượng khách tham quan năm 2018

(Quan sát)


Tỷ lệ (%)

Số quan sát dự kiến phỏng vấn

(Quan sát)

1

Phật Bà Nam Hải

573.485

32,00

144

2

Nhà Công Tử Bạc Liêu

358.428

20,00

90

3

Nhà Thờ Tắc Sậy

286.744

16,00

72

4

Quảng Trường Hùng Vương

250.899

14,00

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 15

5

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca

tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu


143.371


8,00


36

6

Vườn Nhãn Bạc Liêu

107.529

6,00

27

7

Sân Chim Bạc Liêu

71.686

4,00

18


Tổng cộng

1.792.142

100,00

450


Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu.

Bên cạnh phỏng vấn 450 đối tượng khảo sát là khách du lịch tại các điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia am hiểu sâu về ngành du lịch. Chúng ta chọn 3 nhóm chuyên gia xuất phát từ mong muốn có kết quả đạt độ tin cậy cao, những người có nhiều năm kinh nghiệm có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, công tác ở các sở, cơ quan, ban ngành, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, Trường đại học Bạc Liêu, Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Bạc Liêu, chúng ta xin ý kiến mỗi đơn vị 1 chuyên gia.

Qua quá trình thu thập thông tin được tiến hành, sau khi sàn lọc các bảng hỏi không phù hợp, nghiên cứu tiến hành nhập liệu vào phần mềm và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS và AMOS (Analysis of Moment Structures) sẽ được phân tích, giải thích và trình bày thành bản báo cáo nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm có:

- Thống kê mô tả và phương pháp so sánh.

- Kiểm định Cronbach‟s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F<K) các nhân tố có ý nghĩa hơn.

- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để rút gọn, gom nhóm các biến quan sát thành các nhân tố mới tổng hợp, các nhân tố mới này sẽ được đặt tên cho phù hợp và sẽ được thay cho tập hợp các biến quan sát gốc.

- Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất.

- Phương pháp lập luận và tổng hợp từ các kết quả phân tích của nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm tăng cường NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

3.2.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Hệ số Cronbach‟s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach‟s Alpha quá lớn (α> 0.97) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2013). (Xem thêm phụ lục 1.12)

3.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, được sử dụng để đánh giá hai loại giá trị này và thông qua đánh giá ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA gồm: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố và (3) tổng phương sai trích. Với bài nghiên cứu này, phương pháp mô hình nhân tố chung (Common Factor Model – CFM) được sử dụng với phép trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax, bởi vì phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác (Gerbing và Anderson 1988 trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ 2013). (1) Xem xét số lượng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng khái niệm nghiên cứu. Nếu đạt được điều này, có thể kết luận là các khái niệm nghiên cứu (đơn hướng) đạt giá trị phân biệt. (2) Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó không đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này, thang đo đạt giá trị hội tụ. Theo (Hair và cộng sự, 2009) thì:

• Trọng số nhân tố ≥ 0.3:Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ

lại.


• Trọng số nhân tố ≥ 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

• Trọng số nhân tố ≥ 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. (Xem thêm phụ lục 1.13)

3.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố cấu thành được phát hiện dựa trên số liệu nghiên cứu. Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình các nhân tố cấu thành được khẳng định đã có sẵn từ nghiên cứu trước đó hoặc mô hình lý thuyết đã được xác định từ trước. Theo Hair và cộng sự (2010), CFA được sử dụng để đánh giá mức độ đại diện của biến đo lường cho các khái niệm nghiên cứu và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu thị trường. Các chỉ số thường được sử dụng trong CFA: Chi-bình phương (Chi-square), df (bậc tự do). Sự phù hợp của mô hình được xác định bởi sự tương ứng giữa ma trận hiệp phương sai quan sát được và một ma trận hiệp phương sai ước lượng lấy kết quả từ mô hình được đề xuất. Với mức ý nghĩa thống kê của Chi-square là p < 0.05, hai ma trận hiệp phương sai khác nhau về mặt thống kê. Ngược lại, với mức ý nghĩa thống kê của Chi-square là p > 0.05, mô hình đề xuất phù hợp với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự, 2010). (Xem thêm phụ lục 1.14)

3.2.2.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling)

Để kiểm định mô hình lý thuyết, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 20.0. Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc. Với việc phối hợp tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ tương hỗ, SEM cho phép kiểm tra các mối quan hệ phức hợp trong mô hình lý thuyết thông qua ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn, các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. (Xem thêm phụ lục 1.15)

3.2.2.5 Phân tích cấu trúc đa nhóm

Phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng để so sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm của các biến định tính (chẳng hạn: nhóm nam và nhóm nữ trong biến giới tính; các nhóm tuổi trong biến tuổi;…). (Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012). Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm gồm phương pháp khả biến và bất biến từng phần (cục bộ). Trong phương pháp khả biến, các tham số ước lượng trong từng mô hình của các nhóm không bị ràng buộc. Trong phương

pháp bất biến từng phần, các thành phần đo lường không bị ràng buộc, nhưng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu bị ràng buộc có giá trị như nhau cho tất cả các nhóm. Theo (Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012) (Xem thêm phụ lục 1.16)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Luận án đã trình bày cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch; quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Trong phương pháp phân tích số liệu bao gồm phần kiểm định Cronback‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nghiên cứu đã trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ gồm 12 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, 1 nhân tố phụ thuộc, với 61 biến quan sát. Chương này cũng đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và trình bày phương pháp xác định cho mô hình nghiên cứu hỗn hợp bao gồm một sự kết hợp của phương pháp định tính và định lượng.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1 THỰC TRẠNG NLCT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẠC LIÊU TRÊN CƠ SỞ SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH DU LỊCH AN GIANG

Trong các đối thủ cạnh tranh với điểm đến du lịch Bạc Liêu mà Anh/Chị chuyên gia đã thống nhất lựa chọn là An Giang, là do du lịch An Giang gặt hái được nhiều thành công trong phát triển du lịch và liên tục đạt nhiều thành tích nổi trội trong những năm gần đây. An Giang đã khẳng định được NLCT cũng như vị thế trên thị trường du lịch. Bên cạnh đó, An Giang có điều kiện địa lý, tự nhiên phát triển khá tương đồng với Bạc Liêu về các nguồn lực như tài nguyên du lịch, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, ... Theo đó, việc đánh giá NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu so với điểm đến du lịch An Giang sẽ được phân tích bằng nguồn dữ liệu thứ cấp.

Theo thống kê, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2018 của An Giang và Bạc Liêu trong bảng sau:

Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của An Giang và Bạc Liêu


Chỉ tiêu

Bạc Liêu

An Giang

So sánh

An Giang / Bạc Liêu

Số lượt khách du lịch

1.792.142

8.521.108

4,8 lần

Chi tiêu bình quân/1 ngày (ngàn đồng)

893

565

63%

Doanh thu từ hoạt động du lịch (triệu đồng)

1.600.248

4.801.104

3 lần

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, năm 2018


Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của Bạc Liêu thấp hơn nhiều so với du lịch An Giang. Doanh thu du lịch An Giang lớn gấp 3 lần so với du lịch Bạc Liêu. Số tiền chi tiêu bình quân 1 ngày/khách của du lịch An Giang thấp, chỉ bằng 63% so với Bạc Liêu, kéo theo tổng mức chi tiêu của du khách cho toàn chuyến đi ở An Giang thấp, nhưng doanh thu vẫn lớn hơn nhiều so với

doanh thu từ hoạt động du lịch của Bạc Liêu. Nguyên nhân là do lượng khách đến An Giang cao hơn gấp 4,8 lần so với Bạc Liêu. Thêm vào đó, điểm đến du lịch An Giang được đánh giá hấp dẫn và giữ chân du khách tốt hơn điểm đến Bạc Liêu; các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm khiến du khách “sẵn sàng chi tiêu” hơn ở Bạc Liêu. Mặc dù Bạc Liêu có bản “Dạ cổ Hoài lang” bài vọng cổ nổi tiếng nhất đã mang lại nhiều thay đổi cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ nói riêng và cải lương Việt Nam nói chung, nhưng sự tăng trưởng cũng như kết quả của thu nhập từ du lịch của Bạc Liêu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. Cụ thể như sau:

4.1.1 Tài nguyên du lịch

Có thể thấy, tài nguyên du lịch của Bạc Liêu và An Giang có những điểm tương đồng nhất định; đó là thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa. Bạc Liêu có điểm tham quan Phật Bà Nam Hải, Phật Bà Đông Hải, Nhà Thờ Tắc Sậy. An Giang có điểm tham quan Vía Bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Nhà Thờ Châu Đốc, hàng năm đón hàng triệu lượt khách đến tham quan. Du lịch Bạc Liêu có “lễ hội Dạ cổ hoài lang”, “lễ hội Nghinh Ông Gành Hào”, “lễ hội Đồng Nọc Nạng”. Du lịch An Giang có “lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên”, “lễ hội văn hóa dân tộc Chăm”, “lễ hội đua bò Bảy Núi” các hoạt động lễ hội này mang nhiều màu sắc khác nhau, để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng đẹp.

Bạc Liêu là một điểm đến du lịch quan trọng của khu vực Bán đảo Cà Mau, là trung điểm của các di sản văn hoá thế giới nổi tiếng như: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2 tại đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 của Việt Nam và được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vùng biển bãi bồi Bạc Liêu còn là nơi thích hợp để phát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học. Nơi đây có dãy rừng phòng hộ ven biển, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển... Mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao. Sân chim Bạc Liêu là một thảm rừng ngập mặn ven biển, do sự bồi tụ tự nhiên đã ngày càng xa dần biển Đông, trên diện tích 385ha bao gồm 19ha rừng nguyên sinh, nơi đây cư trú khoảng 46 loài chim, trong đó có những loài quý hiếm như diệc sumatra, giang sen, cốc đế nhỏ… được ghi vào sách đỏ Việt Nam, tạo thành một quần thể động, thực vật phong phú thể hiện cao tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, môn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là

một danh hiệu có tầm ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, có nhiều người hát đờn ca ở những tỉnh, thành phố: Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và Tp HCM… Thêm vào đó, Bạc Liêu còn là điểm đến có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Vườn nhãn, Quảng Trường Hùng Vương, Nhà hát ba nón lá, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đồng Hồ Đá, đặc biệt là Nhà Công tử Bạc Liêu được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt, sử dụng đá cẩm thạch để trang trí, toát lên nét sang trọng và hào hoa, tạo thành một tổng thể kiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố Bạc Liêu. Một kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trưng của văn hóa Pháp, là đại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xưa mà nhiều công trình kiến trúc ở Việt Nam vẫn còn đang lưu giữ. Bạc Liêu còn được du khách biết đến bởi nhiều lễ hội dân gian như lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng, lễ hội Nghinh Ông Gành Hào, lễ hội Óoc Om Bók, lễ hội Kỳ Yên, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Đôn Ta và một số loại hình nghệ thuật truyền thống như Hát Dù Kê, Điệu Nói Thơ Bạc Liêu, Đờn Ca Tài Tử. Ngoài ra, Bạc Liêu có các làng nghề truyền thống như nghề đan đát, nghề dệt chiếu, nghề làm muối, nghề làm bánh. Đặc biệt, lễ hội Quán Âm Nam Hải, lễ giỗ cha PhanXiCô Trương Bửu Diệp đã trở thành những sự kiện độc đáo, hấp dẫn điểm đến du lịch Bạc Liêu.

Bên cạnh những nét khá tương đồng với Bạc Liêu thì An Giang được đánh giá có lợi thế vượt trội hơn khi sở hữu vùng đất địa linh “Bảy núi – Thất Sơn” có nhiều di tích, lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn thu hút nhiều khách tham quan. Đặc biệt thảm thực vật, hệ sinh thái RừngTràm Trà Sư có nhiều động thực vật vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên (An Phú), lễ hội văn hóa dân tộc Chăm, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Đôn Ta thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Thêm vào đó, một lễ hội nữa thu hút rất nhiều khách du lịch đến An Giang là lễ hội lúa gạo Việt Nam (Festival lúa gạo Việt Nam). Ngoài ra, An giang còn có các làng nghề: làng dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong (Tân Châu), làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, làng nghề sản xuất đường Thốt Nốt, các làng nghề càng ngày càng tự hào, khẳng định được vị thế và sức hấp dẫn đặc biệt, riêng có về làng nghề của địa phương, về địa hình, cảnh quan thiên nhiên của An Giang trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

4.1.2 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đều được hai điểm đến du lịch Bạc Liêu và An Giang coi là thế mạnh trong cạnh tranh và thu hút khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023