Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 14

trong nhận định, đánh giá về hình thức, kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhằm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn. Việc phỏng vấn sâu do chúng tôi trực tiếp thực hiện theo dàn bài phỏng vấn do chúng tôi soạn thảo. Sau đây là bảng thống kê chuyên gia

Bảng 3.3 Bảng thống kê số lượng chuyên gia cần phỏng vấn.


STT

Nhóm chuyên gia

Quan sát

1

Cán bộ các Sở, cơ quan ban ngành

13

2

Lãnh đạo các Đơn vị, doanh nghiệp du lịch

11

3

Quản lý các Trường Đại học, Cao đẳng

06

Tổng cộng

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 14

Nguồn: Đề xuất của tác giả (Xem phụ lục 1.4)

Đối tượng phỏng vấn sâu là một nhóm 13 chuyên gia – những người làm việc có liên quan đến ngành du lịch, là lãnh đạo các sở, cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Một nhóm 06 chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, quản lý Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Bạc Liêu là những Trường đào tạo chuyên ngành nhà hàng, khách sạn, văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch. Một nhóm 11 chuyên gia là quản lý doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn đáp viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Qua trao đổi nhằm phám phá các biến quan sát đo lường, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến và kết quả phân tích được tổng hợp, trên cơ sở đó, hiệu chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo các nhân tố này.

Nội dung phỏng vấn sâu gồm bốn nội dung chính: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; (2) Lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và đo lường NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; (3) Xây dựng khung nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; (4) Nghiên cứu điều tra qua bảng câu hỏi đối tượng nào để nghiên cứu định lượng.

Cách thức tổ chức thực hiện: Phỏng vấn sâu được thực hiện gặp trực tiếp đối tượng để phỏng vấn. Tất cả các chuyên gia đều rất quan tâm, sẵn sàng ủng hộ, cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung của phỏng vấn. Những nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và lưu trữ cẩn thận.

Tác giả tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia để xác định, điều chỉnh, giới hạn phạm vi nghiên cứu và kiểm định, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo

lường các nhân tố được chọn khảo sát, thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 3/2018.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát giúp thang đo phù hợp hơn với thực tiễn của các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Nhóm thảo luận là những chuyên gia có độ tuổi từ 25 đến 55, tác giả lần lượt thực hiện 2 cuộc thảo luận với nội dung cụ thể như sau:

Trong cuộc thảo luận nhóm lần một, tác giả đã đưa ra các câu hỏi mở để làm rõ những vấn đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. Xác định mô hình nghiên cứu, thuận lợi, khó khăn của điểm đến du lịch Bạc Liêu để từ đó đề xuất các giải pháp. Theo Anh/Chị những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu? Theo Anh/Chị, du lịch Bạc Liêu có những thuận lợi, khó khăn gì? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh tại điểm đến? Anh/Chị có ý kiến gì về gợi ý các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT bên dưới theo lý thuyết và một số nghiên cứu trước đã được tác giả tổng hợp lại, bao gồm: 1) Nhu cầu khách du lịch, 2) Phát triển sản phẩm, 3) Xây dựng thương hiệu, 4) Marketing điểm đến, 5) Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 6) Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 7) Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 8) Các nhân tố thu hút khách du lịch, 9) Hoạt động kinh doanh du lịch, 10) Kết cấu hạ tầng tại điểm đến, 11) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, 12) Quản lý điểm đến, 13) Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Ngoài các nhân tố trên, theo Anh/Chị nhận thấy cần phải bổ sung thêm hay giảm bớt nhân tố nào để tốt hơn cho các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu.

Kết quả thảo luận là 1 chuyên gia không đồng ý “Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu”, 1 chuyên gia không đồng ý “Nguồn nhân lực phục vụ du lịch”, còn lại 28 chuyên gia đồng ý về 13 khái niệm NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, đã được tác giả chắt lọc cẩn thận từ lấy ý kiến chuyên gia, quá trình nghiên cứu tài liệu (1. Nhu cầu khách du lịch, 2. Phát triển sản phẩm, 3. Xây dựng thương hiệu, 4. Marketing điểm đến, 5. Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 6. Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 7. Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 8. Các nhân tố thu hút khách du lịch, 9. Hoạt động kinh doanh du lịch, 10. Kết cấu hạ tầng tại điểm đến, 11. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, 12. Quản lý điểm đến, 13. Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch).

Với cuộc thảo luận nhóm lần hai, tác giả lần lượt giới thiệu các phát biểu liên quan đến 13 khái niệm nghiên cứu đã được xác định trong cuộc thảo luận nhóm lần một. Kết quả thảo luận sau đó được tác giả nhập vào máy tính và phân nhóm. Nội dung thu được như sau:

Về thang đo Nhu cầu khách du lịch: Hầu hết nhóm đều cho rằng các phát biểu trong thang đo gốc của Ritchie & Crouch (2003), Dwyer & Kim (2003) Armenski Tanja & cộng sự (2011), Steven Pikea & Stephen J.Page (2014) là tương đối phù hợp với bối cảnh nhiều điểm đến du lịch Bạc Liêu. Khi được hỏi là Anh/Chị nghĩ đến điều gì khi nghe nhắc đến “Tôi thích tham quan danh lam thắng cảnh tại Bạc Liêu” thì đến 29/30 thành viên đều nghĩ rằng đây là điểm tham quan có tiếng ở ĐBSCL. Trong khi đó, 27/30 thành viên thì nghĩ đến “Tôi thích nghiên cứu nền văn hóa Bạc Liêu”, nơi có nền văn hóa đặc sắc, du khách thích khám phá nơi giao thoa của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; Chính Bạc Liêu, nơi đây mang lại nhiều văn hóa khác nhau trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ngoài ra, 25/30 thành viên cho biết “Bạc Liêu là sự lựa chọn đầu tiên để tôi đi du lịch” họ nghĩ đến một trong những địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn. 26/30 thành viên thì nghĩ đến “Bạc Liêu là điểm đến an toàn và đáng tin cậy” Bạc Liêu tổ chức tốt việc phân luồng giao thông, sắp xếp an ninh trật tự tại các điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, 27/30 chuyên gia cho biết “Tôi hài lòng các điểm đến du lịch Bạc Liêu” có nhiều điểm tham quan chăm sóc khách du lịch tốt như điểm tham quan đón tiếp du khách nồng hậu, thân thiện; nhân viên phục vụ có thái độ vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ du khách; điểm đến sạch sẽ thân thiện với môi trường.

Về thang đo Phát triển sản phẩm: 26/30 thành viên của nhóm đều đồng ý rằng “Nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo; Có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch” phát triển sản phẩm sẽ có tác động rất lớn đến đánh giá của du khách về giá trị thương hiệu của sản phẩm du lịch. 27/30 chuyên gia cho biết “Nghiên cứu tạo ra sản phẩm đặc biệt của điểm đến; Phát triển sản phẩm của điểm đến nhanh chóng và đa dạng”. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới phẳng như hiện nay thì phát triển sản phẩm còn thể hiện ở góc độ chăm sóc khách hàng chứ không đơn thuần chỉ là chất lượng của sản phẩm của các điểm đến du lịch. 25/30 thành viên cho rằng “Cần có quy hoạch phát triển du lịch để xây dựng sản phẩm mới” chất lượng sản phẩm mới được du khách quan tâm, đánh giá bởi cảm giác mới lạ là chủ yếu.

Về thang đo Xây dựng thương hiệu: Cả 30/30 thành viên cho rằng “Du khách dễ dàng nhận biết thương hiệu du lịch Bạc Liêu; Du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch Bạc Liêu” sự hài lòng xây dựng thương hiệu là thước đo sự thành công của thương hiệu. Để du khách hài lòng thì đòi hỏi cả một quá

trình, thời gian lâu dài. Tổng giá trị mà khách du lịch nhận được càng lớn hơn tổng chi phí mà họ bỏ ra thì họ càng hài lòng. Tuy nhiên, 24/30 thành viên cho rằng “Người dân địa phương có ý thức xây dựng thương hiệu; thương hiệu du lịch Bạc Liêu được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; Bạc Liêu được biết đến là điểm hẹn du lịch văn hóa” để đo lường sự hài lòng thương hiệu là rất khó vì đa phần khách du lịch văn minh, lịch sự ít khi thể hiện ra bên ngoài.

Về thang đo Marketing điểm đến: 26/30 thành viên đề nghị nên bổ sung thêm hai phát biểu gốc của Armenski Tanja & cộng sự (2011) là phát triển và quảng bá các sản phẩm mới; phát triển hiệu quả thương hiệu của điểm đến, nhưng nghiên cứu trước đó chưa chú trọng đến hình ảnh du lịch và tiềm năng du lịch, nên bổ sung thêm “Chính quyền địa phương chú trọng hình ảnh tổng thể về du lịch; Chính quyền địa phương giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh”. Ngoài ra, 28/30 thành viên đều đồng ý về việc “Các điểm đến cần thực hiện tốt công tác truyền thông; có nhiều thông tin giới thiệu cho khách du lịch”.

Về thang đo Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu: Cả 30/30 thành viên trong nhóm đều đồng ý rằng “Khí hậu tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu phù hợp với hoạt động du lịch; Có nhiều loại hình du lịch cây ăn trái hấp dẫn thu hút khách du lịch; Có nhiều loại hình du lịch sinh thái động vật đặc trưng hấp dẫn thu hút khách du lịch” Các chuyên gia đánh giá cao đối với các điểm du lịch Bạc Liêu và cho rằng các điểm đến du lịch này đều có sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách. Bên cạnh đó, 28/30 thành viên của nhóm ý kiến rằng “Loại hình du lịch sinh thái biển và ẩm thực thu hút khách du lịch” là rất phù hợp.

Về thang đo Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu: 22/30 thành viên đồng ý rằng Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu khá cao. Bên cạnh đó, 26/30 chuyên gia cho biết “Bạc Liêu có điểm đến du lịch tâm linh Phật Bà Nam Hải, Nhà Thờ Tắc Sậy được xem là hấp dẫn du khách tham quan”. Ngoài ra 25/30 thành viên cho rằng “Bạc Liêu có điểm tham quan văn hóa nghệ thuật truyền thống (khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan”. 27/30 thành viên có ý kiến rằng “Bạc Liêu có điểm tham quan đáng ghi nhớ-Nhà Công tử Bạc Liêu”.

Về thang đo Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu: 28/30 thành viên của nhóm đều nhất trí các vấn đề “Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện văn hóa hấp dẫn, Bạc Liêu có tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch, Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện thể thao thu hút khách du lịch” do lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu rất quan tâm đến các sự kiện, nên các ban ngành tỉnh Bạc Liêu thường tổ chức

các lễ hội, sự kiện, thể thao thu hút khách đến tham quan du lịch. Ngoài ra, 27/30 thành viên cho rằng “Bạc Liêu tạo ra các sự kiện, hội nghị xúc tiến thu hút khách du lịch”.

Về thang đo Các nhân tố thu hút khách du lịch: 27/30 thành viên trong nhóm đồng ý rằng “Người dân địa phương thân thiện hiếu khách; Nhân viên tại các điểm đến du lịch có thái độ phục vụ tốt” do người dân địa phương, nhân viên phục vụ được đào tạo một cách bài bản, nên làm hài lòng khách du lịch. Bên cạnh đó, 26/30 thành viên cho rằng “Giá cả dịch vụ khách sạn phù hợp; Giá cả dịch vụ nhà hàng hợp lý” do du khách có quá trình trải nghiệm du lịch, nên họ cảm nhận được giá cả, mới biết so sánh, nhận xét giá cả một cách cụ thể, khách quan. Ngoài ra 25/30 chuyên gia có ý kiến “Giá cả tổ chức tour tham quan du lịch phù hợp, Giá cả các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến hợp lý”.

Về thang đo Hoạt động kinh doanh du lịch: 26/30 chuyên gia trong nhóm đều quan tâm đến “Chất lượng khách sạn tại các điểm đến tốt; Nhà hàng có nhiều món ăn ngon xung quanh các điểm đến” vấn đề chất lượng dịch vụ lưu trú, sự hài lòng về món ăn được du khách quan tâm hàng đầu, vì làm cho du khách cảm thấy thích thú khi đi du lịch. Bên cạnh đó, 24/30 thành viên cho biết “Có sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến” sự hài lòng về đa dạng sản phẩm và chất lượng thương hiệu là rất quan trọng. Ngoài ra có 27/30 chuyên gia cho rằng “Phương tiện vận tải đa dạng, giúp du khách đi lại dễ dàng”.

Về thang đo Kết cấu hạ tầng tại điểm đến: 25/30 thành viên trong nhóm cho rằng “Chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ tốt; Hệ thống thông tin liên lạc, wifi hoạt động thông suốt” Chất lượng hệ thống giao thông đã mở rộng, nâng cấp, tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng. Thông tin liên lạc được phủ sóng khắp vùng, đảm bảo nhu cầu trao đổi trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, 28/30 chuyên gia có ý kiến “Chất lượng của đơn vị cung cấp điện, nước tốt” đơn vị cung cấp điện, nước cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Ngoài ra, 27/30 thành viên cho rằng “Chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng thuận tiện”.

Về thang đo Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: 22/30 trong nhóm chuyên gia cho rằng “Nhân viên khách sạn có kỹ năng giao tiếp tốt; Cán bộ quản lý du lịch có trình độ chuyên môn cao” nhóm chuyên gia đánh giá cao nguồn nhân lực du lịch Bạc Liêu khá tốt, được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, 25/30 chuyên gia có ý kiến “Nguồn lao động cung ứng cho ngành du lịch dồi dào; Nhân viên nhà hàng phục vụ chu đáo”. Ngoài ra

27/30 thành viên đồng ý rằng “Thuyết minh viên tại các điểm đến trình bày lưu loát; Hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng, kinh nghiệm.”

Về thang đo Quản lý điểm đến: 23/30 chuyên gia cho rằng Ban quản lý có trách nhiệm, giải quyết công việc nhanh chóng; Quản lý chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến” Quản lý các điểm du lịch tốt nhằm giải quyết kịp thời các thắc mắc của du khách, qua đó hiểu được du khách, làm hài lòng khách du lịch. Ngoài ra, 26/30 các thành viên có ý kiến “Đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu du lịch; Công tác bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đến được chú trọng”. Giải quyết được các công việc này tạo nên tính bền vững cho điểm đến.

Về thang đo Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Cả 30/30 chuyên gia cho rằng “Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển du lịch” là nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, 28/30 thành viên cho ý kiến “Có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển du lịch địa phương; Gắn kết các địa điểm để phát triển du lịch” là phù hợp với tình hình thực tiễn của các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng. Ngoài ra, 25/30 thành viên đồng ý “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch”.

- Nghiên cứu được tiến hành thông qua việc thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát, nhằm xác định giá trị trung bình của các thang đo, kiểm định các thang đo, đồng thời xây dựng mô hình để đo lường về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu bằng bảng câu hỏi chi tiết.

- Luận án đã sử dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm phân tích định tính và định lượng, xác định các nhân tố cấu thành NLCT điểm đến; đó là xác định các tiêu chuẩn với các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến. Thông qua ý kiến của chuyên gia, nghiên cứu xây dựng được khung NLCT điểm đến của Bạc Liêu. Đồng thời nghiên cứu cũng thu thập ý kiến của du khách, để đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đã đặt ra. Nghiên cứu được tiến hành theo các bước như sau: (Hình 3.1)

Quy trình nghiên cứu



TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Xác định vấn đề, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu


TỔNG KẾT LÝ THUYẾT

Cơ sở lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu, mô hình và giả thuyết

Thang đo nháp lần đầu

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Phương pháp thảo luận nhóm

Thang đo nháp lần hai

ĐIỀU TRA SƠ BỘ

Phương pháp thảo luận nhóm

Thang đo cuối cùng, bảng câu hỏi hoàn chỉnh

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC

Kiểm định thang đo và mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích Cronbach‟s Alpha, EFA, CFA, SEM



VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

(Kết luận và đề xuất)


Nguồn: Đề xuất của tác giả.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện nhằm mục tiêu khám phá, điều chỉnh, bổ sung các quan sát, để đo lường các khái niệm, nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh điểm đến du lịch thông qua thảo luận nhóm. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu. Kế tiếp tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ chính xác về nội dung của các câu hỏi nghiên cứu và định nghĩa của biến khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. Nghiên cứu sơ bộ thông qua hình thức phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn một số đối tượng khách du lịch là người Việt Nam để tìm ra các nhân tố cơ bản phù hợp với nghiên cứu. Thang đo sơ bộ theo dữ liệu của nghiên cứu này n = 150 thông qua đánh giá độ tin cậy Cronback Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra, thời gian thực hiện điều tra tháng 10 năm 2017.

Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp phân tích Cronback‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM):

Kích thước mẫu: Thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. (Hair và cộng sự 2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tối đa là 200 và tỉ lệ quan sát (observations) / biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên (Thọ, 2013, trang 415). (Trọng và Ngọc 2008b, trang 31) thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Theo (Bollen, 1989) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một tham số cần ước lượng. Việc xác định cần phải phỏng vấn bao nhiêu du khách trả lời bảng câu hỏi là rất quan trọng, mẫu đại diện sẽ phản ánh đầy đủ khuynh hướng đối tượng nghiên cứu. Sự quyết định về độ lớn của mẫu phải được dựa trên các yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ chính xác cần thiết mà người điều tra mong muốn. Trong phạm vi luận án này tác giả xác định mẫu đại diện tương đối phù hợp với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Theo nghiên cứu này thì kích cỡ mẫu dựa vào phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì số lượng quan sát cần gấp 4 đến 5 lần. Đề tài nghiên cứu có x biến thì số lượng mẫu tối thiểu cần đạt được là 61 * 5 = 305 quan sát.

Trường hợp sử dụng phương pháp cấu trúc tuyến tính, theo (Hoelter, 1983) kích thước mẫu tối thiểu là 200. Theo (Dung và Trang, 2007), kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023