Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Hòa Bình

Riêng đối với phát triển sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch chính được ưu tiên (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa); các sản phẩm du lịch bổ trợ (hoạt động thể thao vui chơi - giải trí nước, thể thao mạo hiểm gắn với địa hình, du lịch thương mại, công vụ, du lịch tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, du lịch lễ hội truyền thống…); tổ chức không gian phát triển du lịch; phát triển các tour, tuyến du lịch chủ yếu (du lịch nội khu, du lịch liên tỉnh, du lịch chuyên đề sinh thái, mạo hiểm, du lịch quốc tế…).

Đến năm 2025: Khu du lịch Hồ Hòa Bình đạt các tiêu chí của Khu du lịch Quốc gia vào năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phấn đấu giai đoạn 2021- 2025 đạt trên 6.3 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, số cơ sở lưu trú đạt trên 6 nghìn phòng. Đến năm 2025 đạt 4.9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,.4 nghìn tỷ đồng. Tạo việc làm cho hơn 26 nghìn lao động, trong đó gần 9 nghìn lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.

Đến năm 2030: Phấn đấu giai đoạn 2026 - 2030 thu hút đầu tư đạt trên 11.9 nghìn tỷ đồng; phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, chất lượng cao; phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt trên 10.4 nghìn phòng; phấn đấu đến năm 2030 đạt

7.3 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt, khách nội địa đạt 5.3 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; thu hút và tạo việc làm cho gần 47 nghìn lao động, trong đó 15.642 lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. Tổng thu hút đầu tư tỉnh đến năm 2030 phấn đấu đạt 23.172,87 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách bao gồm cả vốn ODA là 3.475 tỷ đồng (tương đương 15%). Huy động các nguồn khác bao gồm cả vốn FDI là 19.696 tỷ đồng (tương đương 85%).

4.1.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

Du lịch là ngành tổng hợp vì vậy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cần định hướng trên các trụ cột sau:

Thứ nhất, cần đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường du lịch tránh lệ thuộc vào một thị trường nhất định thông qua việc cải tiến chất lượng chất lượng du

lịch, dịch vụ du lịch. Nâng cấp hạ tầng giao thông; dịch vụ vận tải; cải tạo môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; nâng cấp ý thức cộng đồng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Thứ hai, tập trung phát triển vùng du lịch đặc thù, đồng thời phải tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh, con người, lịch sử văn hóa tỉnh Hòa Bình.

Thứ ba, cần có cơ chế chính sách phát triển Du lịch Việt Nam trong thời gian tới như thuế, giá thuê đất, thực hiện quy hoạch rộng, tăng cường số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tất cả phải đảm bảo phương châm của Du lịch Việt Nam: An toàn, thân thiện, chất lượng. Thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Thứ tư, hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu du lịch điểm đến Hòa Bình gắn kết với chiến lược Marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến du lịch Hòa Bình.

Thứ năm, cần có sự hợp tác kết nối với các cấp các ngành, chính quyền các địa phương vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ mạnh mẽ, nhằm nâng cao chất lượng cải thiện môi trường du lịch, xóa bỏ tình trạng ăn chặn, chặt chém du khách trong mùa lễ hội, niêm yết công khai giá, duy trì các đường dây nóng để kịp thời xử lý các phản ánh của du khách.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 18

4.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

4.2.1 Phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chiến lược và dài hạn

Mục tiêu: hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn, hướng tới sự chuyên nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn nhân lực du lịch của khu vực và thế giới, tạo sự khác biệt đến từ đội ngũ nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.

Giải pháp: Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình cần đánh giá thường xuyên chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, từ đó có những giải pháp mang tính tối ưu, phù hợp với thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình

Thứ nhất, đánh giá lại thực trạng nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Hòa Bình cả về tâm lực, thể lực và trí lực. Phối kết hợp các bộ phận, cơ quan chức năng,

doanh nghiệp trong thống kê và đánh giá chất lượng và số lượng đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch. Từ đó, có định hướng và căn cứ khoa học nhằm xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch tỉnh. Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo tính đồng bộ từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ mới nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra sự đột phá về chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch khi đến với điểm đến Hòa Bình từ đó tạo ra tính cạnh tranh cho Hòa Bình đến từ sự khác biệt về đội ngũ nhân lực so với các điểm đến du lịch tương đồng

Thứ hai, xác định rò ràng nguồn gốc của chất lượng nhân lực phải đến từ hệ thống đào tạo mang tính chuyên nghiệp, nhất quán. Chương trình đào tạo thiết kế đảm bảo nhu cầu của các doanh nghiệp và bộ phận du lịch ở nhiều trình độ khác nhau cho phù hợp với tính chất lao động trong ngành du lịch. Đặc biệt, xu hướng “số hóa” đã làm thay đổi sâu sắc phương thức quản lý, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi các chương trình đào tạo nhân lực du lịch chú trọng toàn diện hơn cả về kiến thức, chuyên môn và kỹ năng. Tỉnh Hòa Bình cần chủ động phối kết hợp giữa các tổ chức đào tạo có uy tín để tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nhân lực, tiến hành đặt hàng về nhân lực tại các cơ sở đào tạo chính quy có uy tín trong và ngoài nước nhất là với các ngành quản trị nhà hàng, quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị khu vui chơi, giải trí, …

Thứ ba, tỉnh Hòa Bình cần coi công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch làm điểm đột phá về sự khác biệt trong đội ngũ nhân lực, nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi đến với điểm đến du lịch Hòa Bình. Khi văn hóa Mường được coi là điểm nhấn trong du lịch Hòa Bình thì việc phát triển hướng dẫn viên du lịch bản địa, am hiểu văn hóa Mường và tài nguyên Hòa Bình sẽ tăng tính hấp dẫn cho du khách khi đến thăm quan tại Hòa Bình.

Thứ tư, bên cạnh hoạt động đào tạo thì muốn phát triển đội ngũ nhân lực ngành du lịch tỉnh Hòa Bình theo hướng chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp và bộ phận liên quan cần có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Xây dựng quy trình tuyển chọn và chế độ đãi ngộ hợp lý, chế độ lương thưởng linh hoạt nhằm giữ nhân tài từ đó tăng giá trị cho các sản phẩm du

lịch, đồng thời giúp khách du lịch hòa nhập với văn hóa con người của điểm đến Hòa Bình, tăng giá trị cảm nhận, thỏa mãn sự kỳ vọng của khách du lịch.

Thứ năm, chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên của các doanh nghiệp lữ hành, tạo ra sư trải nghiệm trong việc tương tác với khách du lịch quốc tế khi đến với điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, tạo ra môi trường học tập cho giới trẻ của địa phương vừa hướng tới sự hòa nhập quốc tế, vừa tạo ra sự hứng thú của giới trẻ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh nhà, thu hút họ tham gia hoạt động trong ngành du lịch.

Thứ sáu, thực hiện phối kết hợp giữa sở du lịch tỉnh Hòa Bình với các cơ quan truyền thông nhằm giáo dục và nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hòa Bình. Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Hòa Bình cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực riêng dựa trên đặc thù nguồn nhân lực sẵn có của tỉnh nhà và kết hợp với bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (NTOS). Xây dựng hệ thống dữ liệu về nhân lực ngành du lịch tỉnh và có sự kiểm tra thường xuyên, với các phương pháp đánh giá khoa học.

Chính quyền địa phương tỉnh Hòa Bình dành ra kinh phí nhiều hơn nữa để phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, hiệp hội du lịch tỉnh, doanh nghiệp, người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn để đào tạo kỹ năng, kiến thức du lịch cho con người trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương.

+ Cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh, trường cao đẳng sự phạm, trường văn hóa nghệ thuật Tây Bắc, trường Cao đẳng nghề mở thêm một số chuyên ngành mang tính ứng dụng liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực các ngành nghề liên quan phục vụ cho hoạt động ngành du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó tỉnh Hòa Bình tạo điều kiện cơ chế, chính sách thông thoáng cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề không chỉ ở địa phương mà còn các học viện, trường đại học có nhu cầu liên kết đào tạo các ngành nghề phục vụ cho hoạt động trong ngành du lịch.

+ Cơ quan quản lý các cấp cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách huy động, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức mở rộng liên doanh, liên kết trong đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch...

+ Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động là đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần phát triển nguồn nhân lực tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

4.2.2 Tạo sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình

Mục tiêu: phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, khác biệt trên nền tảng văn hóa Mường và lợi thế của tỉnh Hòa bình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút mạnh mẽ khách du lịch, tạo ra nhiều trải nghiệm mới lạ để họ quay trở lại nhiều lần.

Giải pháp

Thứ nhất, tỉnh Hòa Bình cần phát triển hơn nữa sự kết nội giữa các điểm đến trên địa bàn tỉnh nhằm tăng tính hấp dẫn khách du lịch đến thăm quan. Có được sự kết nối này cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành cùng với với hiệp hội du lịch tỉnh phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch tổ chức, nghiên cứu, phối hợp xây dựng sự liên kết hợp lý giữa các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các tour tuyến, sản phẩm đa dạng, phong phú, mang nhiều mầu sắc với phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách du lịch. Để mỗi nhóm khách du lịch có nhiều sự lựa chọn đối với điểm đến du lịch Hòa Bình. Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Trung tâm, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan xây dựng các tour, tuyến du lịch trong địa bàn tỉnh và liên kết các tour, tuyến các điểm đến các tỉnh lân cận, đặc biệt là 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung và làm mới các loại hình dịch vụ du lịch để góp phần hỗ trợ và hoàn thiện các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm du lịch.

Thứ hai, giữ nét văn hóa đặc sắc văn hóa Mường tạo điểm nhấn đặc biệt trong hệ thống sản phẩm du lịch dành cho du khách khi đến thăm quan tại điểm đến Hòa Bình. Văn hóa Mường là điểm khác biệt so với các sản phẩm du lịch của các

điểm đến khác như Sơn La, Bắc Kạn… Cần tinh tế, khéo léo giữ nét truyền thống ăn ở, sinh hoạt của người Mường nhưng vẫn đủ thuận tiện, an toàn, sạch sẽ cho khách du lịch trải nghiệm. Duy trì cuộc sống người Mường xưa với những truyền thống nuôi trồng, cấy hái, chăn nuôi, …cùng những sinh hoạt của người Mường để tăng tính hấp dẫn đối với khách du lịch. Tất cả phải được tiêu chuẩn hóa theo cuộc sống của người Mường cổ. Bảo tồn, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống, phong tục tập quán đa dạng, độc đáo của từng điểm đến phục vụ các đối tượng khách du lịch nhằm phát huy giá trị các loại hình sản phẩm du lịch mang tính giáo dục của tỉnh như: du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch cộng đồng…

Thứ ba, tỉnh Hòa Bình là mang nhiều giá trị, cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình”, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống song song với đó là nhiều lễ hội truyền thống mang đậm sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về nghệ thuật trình diễn. Điểm đến Hòa Bình cần ngoài việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc còn cần phát triển lên với một mức độ cao hơn nửa để quảng bá nền “Văn hòa Hòa Bình”, vừa để cho du khách cảm nhận được nền văn hóa đó, vừa đề cho du khách tham gia vào chính các hoạt động văn hóa đó.

Chính quyền địa phương cần tổ chức, phát triển các phiên chợ của đồng bào dân tộc. Hầu hết các phiên chợ đều mang tính chất tự phát chưa có sự quản lý tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước. Đưa khách du lịch tham gia vào các hoạt động của phiên chợ, ngoài việc du khách mua các sản vật nguyên sơ của địa phương, du khách còn thấy được sự đa dạng về văn hóa ẩn chứa trong các trang phục của đồng bào đi chợ, du khách tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mạng đậm nét văn hóa như: ném còn, chơi cù, …

Dựa trên cơ sở các dự báo về xu hướng du lịch đến năm 2030, cũng như để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có về du lịch, Hòa Bình cần đa dạng hóa ngoài các sản phẩm du lịch từ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa (du lịch làng nghề thủ công truyền thống, du lịch lễ hội) Hòa Bình cần khuyến khích phát triển các loại hình du lịch thể thao, du lịch sự kiện, du lịch chăm sóc sức khỏe…

Thứ tư, Thực tế cho thấy để phát triển sản phẩm quà lưu niệm có chất lượng, chất lượng đồng đều và mang tính cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu khách du lịch. Việc phát triển các sản phẩm quà lưu niềm cần có sự tham gia các thành phần: người dân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - nhưng người cung cấp trực tiếp các sản phẩm phụ vụ du khách; các nhà nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật …; các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm; và cơ quan quản lý nhà nước. Kết với được các thành phần trên thì các sản phẩm hội tụ được nhiều yếu tố: mang nhiều giá trị về văn hóa, tính cạnh tranh, sự khác biệt hóa các sản phẩm và toàn diện hơn. Để phát triển sản phẩm tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phối với với hiệp hội du lịch và các sở ban ngành liên quan tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc phát triển các sản phẩm quà lưu niệm phục vụ nhu cầu của du khách.

Thứ năm, điểm đến du lịch Hòa Bình cần cải thiện các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ nhu cầu của du khách và cũng để đem lại nhiều giá trị về kinh tế còn đang có rất nhiều dư địa để phát triển, cần nghiên cứu kinh tế ban đêm cho điểm đến trên địa bàn có tiềm năng điều kiện để phát triển. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi phát triển các hoạt động vui chơi, giải trí,

… trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, trên cơ sở yếu tố khí hậu, thời tiết, điều kiện tự nhiên các doanh nghiệp có thể hình thành các khách sạn, resort tiêu chuẩn sang trọng kết hợp với dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và trị liệu… hình thành các danh mục dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu sản phẩm khắc phục được tính mùa vụ trong năm.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình dành nguồn lực, chỉ đạo Sở, ban, ngành liên quan xây dựng Bảo tàng tỉnh Hòa Bình theo qui hoạch đã đề ra. Xây dựng cơ chế ưu đãi cho các dự án xây dựng, bảo tồn, bảo tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh. Định hướng, qui hoạch cho việc phát triển các bảo tàng, bảo tồn gắn với phát triển du lịch.

Muốn có chiến lược khác biệt hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình thì ngoài định hướng và sự chỉ đạo của chính quyền, các cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp lữ hành đòi hỏi có

nguồn lực tài chính mạnh, đội ngũ nhân lực cất lượng cao, thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch gắn liền với đặc trưng của tỉnh Hòa Bình để áp dụng các biện pháp kích cầu. Đồng thời, cần có sự liên kết chặt ché giữa các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống… nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tạo tổng giá trị lớn cho khách du lịch khi đến thăm quan tại tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, sự thân thiện, gần gũi, nét ứng xử văn hóa của người dân sẽ góp phần quan trọng tạo ra điểm nhấn, tính phong phú và đa dạng sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình nhằm thu hút và giữ chân được khách du lịch.

4.2.3 Nâng cao hiệu quả quản trị điểm đến du lịch

Mục tiêu: phối kết hợp giữa các bộ phận của chính quyền và cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị điểm đến du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Giải pháp:

Thứ nhất, tỉnh Hòa Bình cần triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, có chiến lược dài hạn nhằm quy hoạch điểm đến và phát triển du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch chiến lược, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nhân lực và tăng cường quảng bá xúc tiến hình ảnh của Hòa Bình đến khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện bộ quy chế phối hợp quản lý các cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo hướng chuyên nghiệp,. Đồng thời, hình thành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng của điểm đến du lịch Hòa Bình. Để nâng cao năng lực quản lý cho các bộ phận, nhân lực trong ngành du lịch, Hòa Bình cần tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho các lao động tại các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch, các cán bộ, công nhân viên công tác trong ngành du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch đảm bảo có đầy đủ kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

Thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh cần thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung các định hướng, chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư, quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch… để công khai giới thiệu tiềm năng, cơ hội, chính sách phát triển du lịch của

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí