Đánh Giá Chung Về Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Tỉnh Hòa Bình

H4: Cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

H5: Quản trị điểm đến du lịch có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

H6: Doanh nghiệp có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình H7: Giá cả có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được thể hiện trong

bảng 3.20 cho thấy mối quan hệ được giả thuyết trong mô hình có giá trị thống kê, với độ tin cậy từ 90% trở lên. Kết quả này khẳng định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận. Nói cách khác, các nhân tố được sử dụng đều có tác động tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hòa Bình.

Bảng 3.20. Hệ số hồi quy của mô hình SEM



Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa


S.E.


C.R.


P

NLCT

<---

CS

0.11

0.116

0.054

2.042

0.041**

NLCT

<---

NL

0.115

0.12

0.061

1.877

0.061***

NLCT

<---

QT

0.256

0.25

0.087

2.931

0.003**

NLCT

<---

TN

0.115

0.115

0.054

2.119

0.034**

NLCT

<---

P

0.534

0.531

0.088

6.086

****

NLCT

<---

DN

0.201

0.187

0.106

1.899

0.058***

NLCT

<---

SP

0.493

0.497

0.092

5.367

****

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 16

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Lưu ý:

*: Có ý nghĩa cần thiết ở mức độ tin cậy 100%

**: Có ý nghĩa cần thiết ở mức độ tin cậy 95%

***: Có ý nghĩa cần thiết ở mức độ tin cậy 90%

Nghiên cứu cho thấy rằng trong 7 nhân tố được sử dụng, nhân tố giá cả có tác động mạnh nhất tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình, với tỷ lệ tác động là 53,1%. Nhân tố có ảnh hưởng lớn thứ hai tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình là sản phẩm du lịch (49,7%), xếp ngay trước nhân tố quản trị du lịch (25%). Các nhân tố còn lại có mức độ tác động tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình với tỷ lệ tương đương nhau, dao động từ 11,5% tới 18,7%.

3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

3.3.1 Điểm mạnh

Thứ nhất, đã cải thiện và nâng cao hơn sự hài lòng của khách hàng so với các tỉnh có đặc điểm tương đồng như Sơn La, Phú Thọ. Khách du lịch khi đến với điểm đến Hòa Bình rất thích với mô hình cộng đồng văn hóa Mường với các giá trị truyền thống đã tạo ra điểm khác biệt về sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình so vơi các điểm đến khác. Không những vậy, Hòa Bình có đội ngũ nhân lực dồi dào, trẻ, cần cù, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có thái độ thân thiện, nhiệt tình, quý mến khách du lịch cũng tạo ra sự hài lòng của du khách. Hòa Bình nổi tiếng với các món đặc sản được chế biến từ núi rừng như rượu cần, cơm lam, các món ăn từ núi rừng, cá sông Đà…thu hút khách du lịch đến thăm quan và thưởng thức ẩm thực.

Thứ hai, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh còn phản ánh qua chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Trong 5 năm (2015 - 2019) tổng doanh thu tăng gấp gần 2.5 lần. Lượt khách quốc tế có tỷ lệ chi tiêu gia tăng nhiều hơn so với khách nội địa trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019 là 8.5%.

Thứ ba, hoạt động quản lý của các chủ thể liên quan đến phát triển du lịch được cải thiện cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hòa Bình trong những năm qua,, Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch được chú trọng và tăng cường. Hoàn thành công tác quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư khai thác các tiềm năng, thế mạnh; phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch

vụ du lịch ngày càng đa dạng, phong phú. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đối với công tác bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh được nâng lên. Hoạt động dịch vụ cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch từng bước đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch...

Thứ tư, tính bền vững trong phát triển du lịch cũng là điểm mạnh cho thấy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Dựa trên những tài nguyên nhân văn và các di sản văn hóa Hòa Bình tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và đặc trưng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết hợp với việc khai thác di sản văn hóa, các điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình cũng chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa, hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường du lịch bền vững. Mục tiêu đến năm 2025 trong chiến lược phát triển triển du lịch của Tỉnh là: 50% di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc được kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, trong đó lập hồ sơ 10 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa; 80% di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bảo tồn, phát huy. Tính bền vững còn được thể hiện qua hoạt động đầu tư xây dựng 05 mô hình bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng (văn hóa Mường được chú trọng); 50% di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Hòa Bình được giới thiệu, quảng bá phục vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các điểm đến du lịch được lên kế hoạch đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa 70% hiện vật, cổ vật, bảo vật. Cộng đồng dân cư địa phương tích cực tham gia vào khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch đảm bảo tính bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình…

3.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, đội ngũ nhân lực còn yếu về ngoại ngữ và khả năng quản lý, chưa đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng nhân lực trong nước và quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu xu hướng phát triển du lịch cũng như bối cảnh cạnh tranh mới. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ công chức làm công

tác quản lý Nhà nước về du lịch các huyện, thành phố còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Lực lượng cán bộ quản lý, nhân viên trong các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trình độ quản trị và chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhu cầu về nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tăng nhanh, nhưng thiếu các trường, đơn vị làm công tác đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, sản phẩm du lịch thiếu đa dạng, thiếu độc đáo, chưa đạt chuẩn chất lượng. Trong phát triển các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch: Chưa có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch mang tính chiến lược của tỉnh. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng phong phú, chất lượng dịch vụ còn yếu, thiếu chuyên nghiệp, chưa thấp dẫn, khả năng cạnh tranh thấp. Mặc dù đã có một số sản phẩm du lịch làng nghề, nhưng các sản phẩm này chưa tạo được sự khác biệt và hấp dẫn với du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú nhà nghỉ, khách sạn; chưa có nhiều khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí dịch vụ chất lượng cao. Chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện lữ hành quốc tế hoạt động trên địa bàn tỉnh, hiện mới có một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa quy mô nhỏ.

Thứ ba,chưa phối hợp hiệu quả hoạt động quản trị điểm đến du lịch. Chưa tạo ra sự thống nhất và phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý du lịch, chưa khai thác hết tiềm lực của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, du lịch tỉnh Hòa bình chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa của tỉnh. Hoạt động quản lý tình trạng ô nhiễm và rác thải kém; chưa kết hợp hiệu quả giữa khai thác và bảo tồn tài nguyên.

Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho du lịch chưa có khu lưu trú cao cấp. Trong công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch: Công tác quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2010 chưa được quan tâm đúng mức; chưa kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung xây dựng quy hoạch giai đoạn tiếp theo.

Quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2015 đã được phê duyệt nhưng việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch còn hạn chế; nhiều dự án đã cấp phép đầu tư nhưng không triển khai đúng tiến độ nên gây lãng phí nguồn tài nguyên; một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước chưa phát huy hiệu quả; chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thứ năm, công tác kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa thực hiện hiệu quả, nhiều nơi chưa niêm yết giá rò ràng, công khai và minh bạch. Vẫn còn tồn tại những hành vi chèo kéo khách du lịch ảnh hưởng tới hình ảnh điểm đến du lịch trên địa bàn.

Thứ sáu, hoạt động xúc tiến quảng bá chưa có chiến lược lâu dài, nhất là đối với thị trường quốc tế trọng điểm; nguồn lực đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế; Trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch: Hoạt động thông tin quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch mặc dù đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, công tác mở rộng thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế còn yếu. Chưa đầu tư cho công tác nghiên cứu, đưa ra những định hướng về thị trường khách du lịch; chưa kịp thời cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội nghị, hội thảo về phát triển du lịch, các sự kiện, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu sản phẩm du lịch. Nguồn ngân sách Nhà nước hằng năm bố trí cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch còn ít; chưa huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia lĩnh vực này.

Thứ bảy, số lượng các cơ sở tham gia hoạt động du lịch khá nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp du lịch nhỏ; trình độ quản lý, khả năng về tài chính, năng lực cạnh tranh,... chưa theo kịp được tốc độ và xu thế phát triển.

3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình cho thấy ngành du lịch chưa phát huy được lợi thế của tài sản phẩm du lịch đặc thù của Hòa Bình như văn hóa Mường, các sản phẩm du lịch văn hóa chưa được khai thác triệt để. Do đó, trong những năm qua điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình chưa khai thác hiệu quả những yếu tố tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 dưới tác động của dịch bệnh Covid -19 càng gây ra những khó khăn du lịch cả nước nói chung, cũng như điểm đến du lịch Hòa Bình nói riêng.

Thứ hai, nghiên cứu định lượng cho thấy tài nguyên du lịch có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên chưa được đầu tư, quy hoạch hợp lý. Hiệu quả khai thác thấp do hiệu quả cải cách thủ tục hành chính mặc dù đã có một số bước tiến nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tính minh bạch trong môi trường kinh doanh; chất lượng thực thi của hệ thống chính quyền cấp cơ sở; hay gánh nặng thanh tra, kiểm tra và các chi phí phi chính thức đối với các doanh nghiệp du lịch,… Những vướng mắc, khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh tác động tiêu cực của dịch Covid - 19.

Thứ ba, nhân lực có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình, tuy nhiên chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao tham gia phục vụ ngành du lịch chưa đạt được hiệu quả. Tỷ lệ người lao động có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hòa Bình.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình nhưng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của các điểm đến du lịch dấu hiệu xuống cấp và ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh du lịch của tỉnh Hòa Bình, từ đây tạo ấn tượng không tốt với du khách trong và ngoài nước trong thời gian qua. Hơn nưa, trong những năm qua việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch, nhất là hệ thống giao thông, điện cho phát triển du lịch của Hòa Bình còn ít. Một số chủ đầu tư trong lĩnh vực du lịch năng lực tài chính hạn chế, việc triển khai các dự án đã được cấp phép đầu tư phát triển du lịch còn chậm, không đúng tiến độ cam kết. Nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính đã chuyển đổi dự án về du lịch cho các đơn vị, doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sau đã không đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển các loại hình du lịch, thiếu cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh về thu hút đầu tư, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng trong đầu tư phát triển du lịch, chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và nước ngoài. Chưa nắm bắt hiệu quả cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ

4.0 đối với ngành du lịch.

Thứ năm: quản trị điểm đến du lịch tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức dẫn như còn bất cập trong khâu tổ chức và quản lý các lễ hội dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong việc xây dựng hình ảnh trong mắt du khách và thương hiệu du lịch Hòa Bình. Việc quản lý và khai thác các khu di tích còn chồng chéo, mang tính chộp giật, nhất là các khu di tích nhỏ vẫn do người dân địa phương quản lý theo kiểu tự phát, gây khó khăn cho việc quản lý đầu tư, quảng bá hình ảnh đến khách du lịch.

Thứ sáu, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp chặt chẽ trong khi doanh nghiệp có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

Thứ bảy, các cơ quan quản lý du lịch chưa xây dựng được cơ chế quản lý giá cả trong hoạt động du lịch hiệu quả mặc dù giá tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, khái quát về tình hình du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây chỉ ra những kết quả kinh doanh và thành tựu du lịch tỉnh Hòa Bình.

Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa bình, nhấn mạnh vào những đánh giá của khách du lịch quốc tế và nội địa về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình (Chiến lược thu hút vốn để đầu tư phát triển của quốc gia; Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và hệ thống chính sách pháp luật hợp lý; Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch; Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương; Hiệu quả của các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình).

Thứ ba, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Binh so với các điểm đến du lịch như Sơn La, Bắc Kạn…về tài nguyên du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Doanh nghiệp du lịch; Quản lý điểm đến du lịch; Hình ảnh điểm đến du lịch; Sản phẩm du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch; Giá cả; Sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Thứ tư, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tổn tại trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí