Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Ở Lào Cai Từ Năm 2006 -2013



Hộp 3: Cạnh tranh giữa các công ty du lịch


Các công ty du lịch tại Lào Cai chủ yếu cạnh tranh với nhau về giá chứ không phải bằng chất lượng dịch vụ. Hầu như không công ty du lịch nào chấp nhận đàm phán với khách giá cao để cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn mà chỉ làm tour theo giá thị trường vì họ sợ rủi ro mất khách. Khách du lịch đi từ Hà Nội hoặc các địa phương khác thường ký hợp đồng trực tiếp với các công ty du lịch tại Hà Nội nên nguồn khách của các công ty du lịch Lào Cai bị hạn chế. (Ông Nguyễn Huy Đức - Phó Giám đốc Công ty du lịch Bình Minh International Travel)

Các sản phẩm du lịch mặc dù đã có sự đa dạng như du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng Sapa, Bắc Hà; du lịch sinh thái gắn với Fansipan, rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn...; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng phát triển mạnh tại Sapa, Bắc Hà, Bát Xát; du lịch mua sắm được phát triển mạnh ở thành phố Lào Cai qua hệ thống các siêu thị, chợ, các khu ẩm thực và tiếp nối với Hà Khẩu - Trung Quốc nhưng hầu như không có sự đặc thù so với các tỉnh vùng tây bắc khác. Các sản

phẩm du lịch mới ít được đầu tư phát triển nên khó thu hút khách quay lại cũng như Lào Cai hiện vẫn còn thiếu nhiều các dịch vụ bổ sung như khu vui chơi, giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa nghỉ dưỡng.

Liên kết vùng trong du lịch đã hình thành nhưng chưa hiệu quả


Từ năm 2006 Lào Cai đã cùng với Yên Bái và Phú Thọ liên kết xây dựng tuyến du lịch về cội nguồn. Từ năm 2008 đến nay 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình đã xây dựng liên kết tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc. Liên kết vùng trong hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng được coi là hướng đi đúng để phát triển kinh tế xã hội ở vùng Tây Bắc nhưng sự phối hợp ở các địa phương chủ yếu mang tính hình thức, hành chính mặc dù có nhiều thỏa thuận, hội nghị về chủ đề này do chưa có cơ chế hiệu quả trong việc thực hiện các cam kết phối hợp, tính bắt buộc pháp lý thấp; nguồn lực hợp tác hạn chế; lợi ích địa phương cục bộ vẫn chi phối các hợp tác giữa các địa phương và thiếu khuôn khổ thể chế quản trị vùng.


3.5 Các điều kiện cầu‌


3.5.1 Nhu cầu của du khách‌


Thị trường khách quốc tế chiếm gần 40% tổng lượng khách (với 500.000 lượt khách). Khách quốc tế đến Lào Cai có trên 72 quốc tịch khác nhau, chủ yếu từ một số thị trường như: Úc, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia... Thị trường khách nội địa chiếm 60% tổng lượng khách tới Lào Cai và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây khi điều kiện về cơ sở hạ tầng trong đó có điều kiện về giao thông được cải thiện.


Phần phân tích điều kiện cầu của du khách được thực hiện dựa trên kết quả điều tra khách du lịch năm 2014 của Dự án EU tại Sapa9. Sapa là điểm du lịch chính nổi tiếng nhất của Lào Cai, có tới hơn 80% du khách đến Sapa trong số các khách du lịch tại Lào Cai. Thị trấn Sapa trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km, nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển. Khí hậu tại Sapa quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Khách du lịch đến Sapa để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc và thăm quan những cảnh đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, núi non hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sapa có đỉnh Fanxipang cao 3.143 m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, có Núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, có thể ngắm toàn cảnh thị trấn từ trên đỉnh núi. Sapa còn có nhiều địa danh nổi tiếng như Nhà Thờ Đá cổ ở ngay thị trấn, thung lũng Mường Hoa với 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ cách đây hàng ngàn vạn năm được xếp hạng di tích quốc gia, hang động Tả Phìn, Thác Bạc. Ngoài phong cảnh hùng vĩ, Sapa còn hấp dẫn du khách với các tài nguyên du lịch nhân văn như rất nhiều lễ hội của người dân tộc vùng cao, chợ tình Sapa…


Theo kết quả điều tra, khách du lịch đến Sapa chủ yếu để nghỉ ngơi, giải trí. Các đặc điểm của khách về quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp hay độ tuổi hầu như không có ảnh hưởng rõ rệt đến mục đích chuyến đi. Có đến 94% khách quốc tế và 92% khách nội địa đến Sapa để du lịch/nghỉ dưỡng.


9 Phụ lục 3: Điều tra khách du lịch tại Sapa của Dự án EU năm 2014


Du lịch/nghỉ dưỡng

Khác Thăm gia đình, bạn bè Kinh doanh, công việc

Hội nghị, hội thảo

094%

092%

Khách quốc tế (N=279)

Khách nội địa (N=280)

Hình 3.3: Mục đích chuyến đi của khách đến Sapa




005%


003%

001%

002%

000%

002%

000%

001%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 6


Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch dự án EU.


Hướng dẫn du lịch, truy cập internet và dịch vụ đưa đón là ba dịch vụ được khách quốc tế sử dụng nhiều nhất (các tỷ lệ tương ứng là 69,6%, 60,8% và 38,8%). Ngược lại chỉ có 21% khách nội địa sử dụng dịch vụ hướng dẫn du lịch. Họ quan tâm nhiều nhất đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và mát xa (42,7%), tiếp đó là dịch vụ đưa đón khách và internet (32,8% và 29%). Cả khách quốc tế và nội địa đều sử dụng không nhiều các dịch vụ vận chuyển công cộng và thông tin du lịch (khoảng từ 17% đến 19%).

Hình 3.4: Dịch vụ du lịch khách đã sử dụng ở Sapa


Dịch vụ hội nghị, hội thảo

Dịch vụ trẻ em Dịch vụ y tế

Dịch vụ cho người cao tuổi Dịch vụ thể dục thể thao

Dịch vụ đổi tiền Dịch vụ thông tin du lịch Dịch vụ vận chuyển

Chăm sóc sức khỏe, mát xa Dịch vụ đưa đón khách

Internet

Dịch vụ hướng dẫn du lịch

000%

002%

000%

002%

000%

000%

001%

001%

002%

005%

003%

017%

018%

019%

017%

019%

022%

043%

033 039%

%

029%

061%

021%

070%

Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch dự án EU.


Cả khách quốc tế và nội địa đều cho rằng phong cảnh thiên nhiên (88,5% và 65%) và bầu không khí (67,7% và 48,9%) là những yếu tố quan trọng cho kỳ nghỉ của họ tại Sapa. Khoảng 53% du khách cho rằng thời tiết khí hậu cũng là yếu tố quan trọng. Thực tế cho thấy khách quốc tế đều đánh giá tầm quan trọng cao hơn so với khách nội địa ở hầu hết các yếu tố. Liên kết với hình thức tổ chức chuyến đi và loại khách cho thấy có sự đảo chiều trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố. Khách nội địa đi theo tour trọn gói thường đánh giá các yếu tố cao hơn khách tự tổ chức trong khi khách quốc tế thì ngược lại.

Hình 3.5: Sở thích của du khách


Tiện nghi cho trẻ em Thông tin du lịch

Mua sắm, thủ công mỹ nghệ

Đi lại Hợp túi tiền

Hoạt động văn hóa Thời tiết, khí hậu

Phòng nghỉ/cơ sở lưu trú

Ăn uống Bầu không khí

Thiên nhiên và phong cảnh

004%

009%

019% 027%

015%

027%


023%

043%

031% 043%

026% 045%

053%

053%

032%

035%

056%

056%

049%

068%


065%

089%

Khách quốc tế Khách nội địa


Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch dự án EU.


Có thể thấy, cùng với mục đích du lịch nghỉ dưỡng nhưng nhu cầu khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế có sự khác biệt khi đến Sapa, Lào Cai. Trong khi khách du lịch quốc tế được biết và tham gia nhiều vào các hoạt đông như: đi bộ thám hiểm (80,53%), chợ phiên dân tộc (57,5%) và thưởng thức đặc sản địa phương (54%), có 34% trong số họ muốn trải nghiệm cuộc sống ở gia đình dân tộc. Trong khi có khoảng từ 60 đến 67% khách nội địa thích thưởng thức các đặc sản, đi chợ dân tộc và thưởng thức ca múa nhạc dân tộc, ít đi bộ thám hiểm và tham gia các hoạt động khác. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của hai đối tượng khách này cũng khác nhau. Sự khác biệt này làm giảm NLCT ngành du lịch vì cầu nội địa (khách du lịch đại chúng)


sẽ không khuyến khích được sự phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với cầu quốc tế. Trong khi đó, độ khắt khe của khách du lịch nội địa không cao, làm giảm động lực cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp trong ngành du lịch, làm chất lượng du lịch không được phát triển.

3.5.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch‌


Theo kết quả điều tra khách du lịch của Dự án EU, Sapa là thành phố thân thiện, nguyên bản, đẹp và sống động, mang trong mình vẻ đẹp truyền thống, tuy nhiên chưa đa dạng. Khách du lịch có ấn tượng tốt về Sapa, tuy vẫn còn những điều chưa thật hài lòng về ứng xử và môi trường. Những đặc điểm du khách ưa thích nhất là phong cảnh thiên nhiên và khí hậu, con người và văn hóa ở Sapa, các món đặc sản như thắng cố, thịt ngựa... Trong khi đó, những đặc điểm ít được ưa thích nhất là nạn bán hàng rong và lôi kéo, đeo bám khách du lịch; giá cả các mặt hàng cao không tương xứng với chất lượng và thường phân biệt giá cả đối với người nước ngoài, sự can thiệp của bàn tay con người vào tự nhiên và vấn đề vệ sinh môi trường là những vấn đề bất cập tại Sapa.

3.6 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan‌


3.6.1 Các thể chế hỗ trợ‌


Cơ quan quản lý nhà nước


Lào Cai đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và Sở VHTTDL là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch của tỉnh. Sở VHTTDL Lào Cai đã thành lập Hiệp hội doanh nghiệp du lịch khách Trung Quốc tỉnh Lào Cai, thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai (9/2013) với 44 doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, do mới thành lập nên Hiệp hội du lịch của tỉnh vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Lào Cai cũng gặp phải một số vấn đề như công tác quản lý chất lượng, dịch vụ tại các khu, tuyến, điểm du lịch còn chưa đáp ứng yêu cầu ; tình trạng du khách bị bắt chẹt, ép giá vận chuyển, nâng giá các dịch vụ ăn, nghỉ vẫn còn tồn tại; một số hiện tượng như chèo kéo, đeo bám khách, bán hàng rong... vẫn chưa được giải quyết


triệt để; việc cập nhật thông tin về các tuyến điểm du lịch mới đến các công ty và khách du lịch còn chậm; việc tiếp xúc, gắn kết với các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế….

Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ


Lào Cai đã phối hợp với các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực hoạt động du lịch của tỉnh cũng như thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: hợp tác với EU trong phát triển du lịch có trách nhiệm tại 8 tỉnh Tây Bắc; hợp tác với tổ chức ILO trong việc nâng cao năng lực cho Trung tâm thông tin du lịch Lào Cai; hợp tác với SNV trong việc tổ chức đào tạo thí điểm về nghiệp vụ lưu trú tại gia và thuyết minh viên du lịch cộng đồng tại Sapa...; hợp tác với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha trong việc phát triển du lịch cộng đồng; với AFD trong phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học; hợp tác với vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp trong việc quy hoạch đô thị và du lịch Sapa; hợp tác với vùng Vancouver - Canada trong các hoạt động nghiên cứu, quy hoạch và phát triển du lịch cộng đồng... Thông qua hợp tác, Lào Cai có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm, quản lý du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch.

3.6.2 Dịch vụ hỗ trợ liên quan‌


Các kênh tiếp cận thông tin


Hình 3.6: Nguồn thông tin của du khách


Truyền hình VP thông tin du lịch

Khác Công ty du lịch, lữ hành

Báo chí Người khác giới thiệu

Internet

2%

26%

6%

2%

2%

14%

15%

19%

13%

21%

36%

44%

54%

65%

Khách quốc tế Khách nội địa


Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch dự án EU.


Internet là nguồn thông tin quan trọng nhất. Hơn 65% khách du lịch quốc tế và gần 54% khách nội địa sử dụng internet là nguồn thông tin chính để ra quyết định đi du lịch. Một nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy đối với khách du lịch là giới thiệu từ người khác (43,9% khách quốc tế và 35,7% khách nội địa). Hơn 20% khách quốc tế có thông tin từ các ấn phẩm và 26% khách nội địa có được thông tin từ truyền hình. Chỉ có rất ít khách quốc tế cũng như nội địa sử dụng thông tin thông qua Văn phòng thông tin du lịch.

Nhìn vào kết quả điều tra có thể thấy, việc quảng bá thông tin trên các website của tỉnh bước đầu đã có hiệu quả. Hiện có 3 trang web chính thức giới thiệu về du lịch Lào Cai là www.sapa-tourism.com (Dự án của vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp), www.dulich.laocai.vn do Trung tâm Thông tin Du lịch quản lý và trang www.dulichtaybac.vn được xây dựng với sự hỗ trợ của tổ chức SNV và Chương trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT). Tuy vậy thông tin tra cứu trên website còn chưa phong phú và hệ thống tra cứu thông tin du lịch trực tuyến chưa được phát triển nên không thuận tiện cho du khách. Tỉnh cần tăng cường thông tin cho khách hàng tiếp cận nhiều hơn ở các Văn phòng thông tin du lịch.

Dịch vụ lưu trú


Lào Cai có 450 cơ sở lưu trú với trên 5.400 phòng phục vụ du khách; trong đó, có 80 cơ sở đạt chất lượng từ 1-4 sao, nhiều khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Tại Sapa và Bắc Hà, có 100 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài một số khách sạn lớn được đầu tư chất lượng cao như Khách sạn Victoria, Khách sạn Swiss - Bell Hotel... còn lại các cơ sở lưu trú khác có chất lượng còn kém, không theo quy chuẩn dẫn đến chất lượng dịch vụ của các khách sạn chưa cao.

Bảng 3.2: Số lượng cơ sở lưu trú ở Lào Cai từ năm 2006 -2013


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số lượng cơ sở lưu trú

230

235

240

335

410

450

445

450

Số lượng phòng của các cơ sở lưu trú đạt 1 sao trở lên






1.350

1.500

1.650


Nguồn: Sở Văn hóa thông tin du lịch tỉnh Lào Cai.



Hộp 4: Làm du lịch không chuyên nghiệp


Tình trạng làm du lịch không chuyên nghiệp ở Lào Cai đặc biệt là Sapa vào các dịp cao điểm nghỉ lễ khiến các công ty du lịch rất khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách. Quá tải khách sạn, nhà hàng, nâng giá để chèn ép khách lẻ là hiện trạng trong những ngày cuối tuần, lễ tết. Giá cả các dịch vụ tăng cao nhưng không đi kèm với chất lượng. Các công ty du lịch có ký hợp đồng với các khách sạn cũng không thể đặt trước được phòng cho du khách với mức giá hợp lý do các khách sạn giữ phòng để ép khách lẻ giá cao. (Ông Đinh Văn Thuấn - Công ty du lịch Sapa Travel Ethnic)

Các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức, nhân sự tại các nhà hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp. Tình trạng quá tải khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống (đặc biệt vào dịp lễ, tết) gây tình trạng bán giá cao chất lượng kém cho du khách.

Hệ thống các cơ sở phục vụ hoạt động vui chơi giải trí chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch.

Hiện nay, hoạt động giải trí chính của

khách tại các điểm du lịch là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ dạo phố, ngắm cảnh hay đi chợ, thăm quan tìm hiểu văn hóa các dân tộc... nhưng còn thiếu hệ thống giải trí công cộng như: rạp chiếu phim, bảo tàng, sân khấu ngoài trời, công viên...

Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại mới chỉ tập trung ở một số trung tâm du lịch lớn của tỉnh, trong đó có khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (Trung tâm thương mại quốc tế Lào Cai, Trung tâm thương mại Kim Thành...). Tuy vậy, hệ thống các trung tâm thương mại, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm... còn thiếu, chưa đa dạng không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

Khách du lịch đến Lào Cai thường tập trung chủ yếu vào các dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ, tết. Lào Cai đón khoảng: 23.000 lượt khách/ 1 tuần, nhưng chỉ riêng 2 ngày thứ 7 và Chủ nhật cuối tuần lượng khách chiếm khoảng từ 10.000 đến 15.000 lượt. Hoặc vào những dịp lễ tết như ngày 2/9 năm 2014 tổng lượng khách đến Lào Cai là hơn 36.000 lượt khách, tăng 11,5% so với kỳ nghỉ 2/9 năm 2013, riêng huyện Sapa số lượng khách du lịch đạt: 23.000 lượt. Dịp Tết dương lịch 2015 là hơn 50.000 khách, 40.000 khách đến Sapa và đến dịp 30/4/2015 lượng khách đã là hơn 60.000. Khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đưa vào hoạt động, do

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí