Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Năm 2013 Của Một Số Địa Phương Miền Núi Phía Bắc


Lào Cai cần phải quy hoạch lại không gian phát triển du lịch và quy định cụ thể các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư hoạt động du lịch không được phá hoại cảnh quan được xác định bảo tồn theo quy hoạch. Thực hiện việc xây dựng các cơ sở lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn) theo đúng quy hoạch kiến trúc để đảm bảo các hoạt động đầu tư xây dựng bất động sản, đặc biệt tại Sapa hài hoà trong tổng thể kiến trúc Pháp cần bảo tồn. Quy hoạch, mở rộng không gian du lịch ở các điểm du lịch khác ngoài Sapa như Bát Xát, Bắc Hà… để giảm tải cho Sapa đồng thời thu hút thêm khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách với các sản phẩm du lịch độc đáo khác. Việc quy hoạch này cần có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch.

(ii) Nhóm chính sách về phát triển nguồn nhân lực

Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với Sở VHTTDL triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đưa các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch bền vững vào cộng đồng dân cư, các cơ sở giáo dục để làm nền tảng cho sự phát triển của du lịch bền vững tại Lào Cai. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái cộng đồng chỉ phát triển thành công khi các tác nhân tham gia cụm ngành, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ, có trách nhiệm và nhận thức đúng vai trò của mình trong cụm ngành, nâng cao ý thức bảo tồn môi trường.

Đẩy nhanh định hướng phát triển trường Cao đẳng nghề Lào Cai thành trường đại học để góp phần đào tạo chuyên sâu và nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ trong ngành du lịch. Trước mắt, ngân sách tỉnh hỗ trợ để nâng cao năng lực cho các trường và trung tâm nghề hiện có. Tỉnh nên tiếp xúc và tận dụng cơ hội từ các chương trình hợp tác song phương về đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, kêu gọi các dự án phi chính phủ, nguồn vốn từ các chương trình ODA hỗ trợ các trung tâm đào tạo tư vấn du lịch để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

(iii) Nhóm chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng


Trong điều kiện hiện nay, để Lào Cai thu hút được vốn đầu tư tư nhân cho các dịch vụ công cộng hỗ trợ như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, các trạm dừng nghỉ chân… là không khả thi vì vậy phải dành một phần ngân sách nhà nước để đầu tư nhưng tránh đầu tư dàn trải và không đúng quy hoạch. Tỉnh cần phải xác định thứ tự ưu tiên đầu tư và tham


vấn ý kiến của các doanh nghiệp du lịch trong việc lựa chọn đầu tư cơ sở hạ tầng, các tuyến đường nối giữa các điểm tham quan thực sự có tiềm năng phát triển du lịch. Có chính sách ưu tiên thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng nhằm phát triển du lịch bền vững, bảo tồn các giá trị văn hóa thay vì các nguồn vốn đầu tư khách sạn cao cấp hay các dự án resort…

(iv) Nhóm các chính sách liên quan đến thị trường


Lào Cai cần tranh thủ khai thác các cơ hội của điều kiện cầu. Hiện trạng du lịch tại Lào Cai còn manh mún, chưa bám sát được thị hiếu của du khách vì vậy các kết quả điều tra khách du lịch của các tổ chức trong và ngoài nước chính là cơ hội để Lào Cai cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh cần xem xét xây dựng một hệ thống điều tra nghiên cứu thị trường thường xuyên từ du khách thông qua mẫu phiếu điều tra tại các điểm du lịch, các cơ sở nghỉ dưỡng, các công ty du lịch hoặc một hệ thống điều tra trực tuyến để cập nhật thường xuyên, giúp các công ty du lịch điều chỉnh chiến lược, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất đồng thời các kết quả điều tra được cung cấp cho các doanh nghiệp đang tìm hiểu cơ hội đầu tư du lịch ở Lào Cai, là động lực hỗ trợ các công ty xúc tiến đầu tư.

Cụm ngành du lịch Lào Cai mới chỉ trong giai đoạn đầu hình thành vì vậy còn nhiều cơ hội để phát triển và thu hút đầu tư. Tỉnh cần xây dựng các chương trình tiếp thị địa phương và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp bên ngoài để đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ trong cụm ngành. Khu vực tư nhân tham gia vào xây dựng sự bền vững của cụm ngành bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm du lịch của Lào Cai để nâng cao NLCT cho du lịch Lào Cai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tiếng Việt


1. Ban chỉ đạo Tây Bắc (2014), Tài liệu Kỷ yếu hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc và gặp gỡ Ngoại giao đoàn năm 2014.

2. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2013), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012.

3. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2014), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2013.

4. Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (2014), Kết quả điều tra khách du lịch của dự án EU tại một số điểm du lịch (Đà Nẵng, Hội An Huế, Hạ Long, Sapa) .

5. Phong Dao (2013), “Cáp treo Fansipan, thảm họa cho “Nóc nhà Đông Dương””, Người đưa tin, truy cập ngày 6/3/2015 tại địa chỉ:

http://www.nguoiduatin.vn/cap-treo-fansipan-tham-hoa-cho-noc-nha-dong-duong- a113344.html.

6. Porter, Michael E. (2008), Các cụm ngành và sự cạnh tranh, Bản dịch tiếng Việt của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP.HCM.

7. Quỳnh Trang (2015), “Lào Cai „lách luật‟ tuyển thuyết minh viên trình độ lớp 7”, TinnhanhVietnam, truy cập ngày 7/3/2015 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi- su/lao-cai-lach-luat-tuyen-thuyet-minh-vien-trinh-do-lop-7-3134820.html

8. Sở VHTTDL Lào Cai (2013), Báo cáo đánh giá giữa kỳ Đề án “ Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015”.

9. Sở VHTTDL Lào Cai (2014), Báo cáo Thực trạng và giải pháp giải quyết những vấn đề cấp bách của du lịch tỉnh Lào Cai .

10. Sở VHTTDL Lào Cai (2014), Báo cáo kết quả du lịch năm 2013.

11. Sở VHTTDL Lào Cai (2015), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

12. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 46/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

13. Tổng cục thống kê (2014), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2013.


14. Trần Đức Sơn (2011), “Du lịch Lào Cai: 50 năm hình thành, xây dựng và phát triển”, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, truy cập ngày 7/3/2015 tại địa chỉ: http://laocai.gov.vn/sites/sovhttdl/gioithieu/lichsuhinhthanh/Trang/20110330145025.aspx.

15. Vũ Thành Tự Anh (2012), Khung phân tích NLCT địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Thành phố Hồ Chí Minh.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 của một số địa phương miền núi phía bắc‌


Khu vực

Diện tích (Km2)

Dân số trung bình (Nghìn người)

Mật độ dân số (Người/km2)

CẢ NƯỚC

330.972,4

89.708,9

271,0

Trung du và miền núi phía Bắc

95.274,7

11.508,1

121,0

Hà Giang

7.914,9

771,2

97,0

Cao Bằng

6.707,9

517,9

77,0

Bắc Kạn

4.859,4

303,1

62,0

Tuyên Quang

5.867,3

746,7

127,0

Lào Cai

6.383,9

656,9

103,0

Yên Bái

6.886,3

771,6

112,0

Phú Thọ

3.533,3

1.351,0

382,0

Điện Biên

9.562,9

527,3

55,0

Lai Châu

9.068,8

404,5

45,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 8


Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2013


Phụ lục 2: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013



STT


Tỉnh/Thành phố

Hộ Nghèo

Hộ Cận nghèo

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

CẢ NƯỚC

1.797.889

7,80

1.443.183

6,32

I. Miền núi Đông Bắc

372.223

14,81

244.506

9,73

1

Hà Giang

43.871

26,95

23.039

14,15

2

Tuyên Quang

34.835

17,93

28.838

14,84

3

Cao Bằng

29.122

24,20

10.567

8,78

4

Lạng Sơn

33.215

18,00

20.527

11,13

5

Thái Nguyên

35.380

11,61

35.023

11,49

6

Bắc Giang

44.541

10,44

31.546

7,39

7

Lào Cai

33.022

22,21

18.842

12,67

8

Yên Bái

49.530

25,38

15.961

8,18

9

Phú Thọ

46.916

12,52

43.779

11,68

10

Quảng Ninh

7.887

2,42

7.992

2,46

11

Bắc Kạn

13.904

18,55

8.392

11,20



Nguồn: Quyết định số 529/QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.


Phụ lục 3: Điều tra khách du lịch tại Sapa (điểm du lịch chính của Lào Cai) do Dự án EU thực hiện vào năm 2014‌

Mẫu, phương pháp và một số điểm chính của điều tra


Điều tra được thực hiện trong 2 giai đoạn tháng 3-4/2014 và tháng 7-8/2014. Phỏng vấn được thu thập tại các điểm tham quan chính ở Sapa như Núi Hàm Rồng, Bản Cát Cát, Chợ phiên Sapa, Nhà thờ đá, Các khách sạn: Green Bamboo, Sapa Holiday, Châu Long, Ga Lào Cai … thông qua một bảng câu hỏi tự thiết kế.

Mẫu điều tra:


Loại khách

GĐ 1

GĐ 2

Nam

Nữ

Tổng

Trong nước

141

139

99

181

280

Quốc tế

145

134

160

119

279

Tổng

286

273

259

300

559


Đối tượng điều tra: Khách quốc tế (khách nói tiếng Anh) và khách nội địa. Đa số khách du lịch ở độ tuổi từ 25 đến 44, độ tuổi trung bình của khách khoảng 34 tuổi.


Khách quốc tế (N=278)

Nước khác

Úc Mỹ Đức Anh Pháp

Đan mạch Tây ban Nha

Canada

Thụy sỹ

27%

18%

17%

09%

08%

07%

05%

05%

04%

02%

Khách nội địa (N=275)


Nơi khác Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

Nam Định Thái Bình Hải Phòng Bắc Giang Thanh Hóa

Quảng Nam

31%

28%

19%

08%

05%

04%

03%

02%

01%


Tóm tắt

Khách du lịch đến Sapa với mục đích chính là du lịch/nghỉ dưỡng (93%) và đều thích tour du lịch tự tổ chức. Có 58,8% khách quốc tế và 75,6% khách nội địa chọn loại hình này.

Đa số khách ở lại Sapa từ 1 đến 2 đêm (78,3% khách quốc tế và 73,8% khách nội địa). Cả khách quốc tế và nội địa có số đêm nghỉ bình quân là 1,99 đêm.

Sapa thu hút khách quốc tế đến lần đầu là chủ yếu (94%), trong khi đó chỉ 51,1% khách nội địa đến lần đầu, 17,5% đến trên 3 lần.

Internet là nguồn thông tin quan trọng nhất. Hơn 65% khách du lich quốc tế và gần 54% khách nội địa sử dụng internet như là nguồn thông tin chính, tiếp theo là "truyền miệng" (43,9 và 35,7%). Hơn 20% khách quốc tế có thông tin từ các ấn phẩm và 26% khách nội địa lại có được thông tin từ truyền hình.

Hướng dẫn du lịch, truy cập internet và dịch vụ đưa đón khách là ba dịch vụ được khách quốc tế sử dụng nhiều nhất (tương ứng là 69,6%, 60,8% và 38,8%). Khách nội địa quan tâm nhiều nhất đến spa và mátxa (42,7%), dịch vụ đưa đón khách và internet (32,8% và 29%).

Cả khách quốc tế và nội địa cho rằng phong cảnh thiên nhiên (88,5% và 65%) và bầu không khí (67,7% và 48,9%) là những yếu tố quan trọng cho kỳ nghỉ của họ tại Sapa. Họ đều có mức độ hài lòng cao về các yếu tố này (trung bình đạt từ 4,6 đến 5,2 điểm với 6 là điểm cao nhất).


Các sự kiện chính

Các sự kiện chính dưới đây được rút ra từ mẫu đã điều tra và có thể không nhất thiết phản ánh tình trạng thực tế (không phải tất cả khách các quốc tịch đều được phỏng vấn).

Khách lần đầu/ quay lại: Khách du lịch quốc tế đến Sapa lần đầu tiên là chủ yếu (93,9%) và hơn 30% khách có nhiều khả năng quay trở lại. Trong khi đó chỉ có 51,1% khách du lịch nội địa đi lần đầu và 55,1% trong số đó có nhiều khả năng quay lại.

Quốc tịch: Trong số khách quốc tế đến Sapa, hai quốc gia có tỷ trọng lớn là Úc, Mỹ. Đối với khách du lịch nội địa thường là những người sinh sống ở thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Giới tính: Khách nội địa nam chiếm nhiều hơn (64,1%), ngược lại khách quốc tế nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn.

Độ tuổi: Đa số khách du lịch ở độ tuổi từ 25 đến 44, độ tuổi trung bình của khách khoảng 34 tuổi (khách quốc tế là 34,4 và khách nội địa là 34).

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí