Cơ Cấu Chi Thường Xuyên Ngân Sách Tỉnh Lào Cai 2010-1013


Trong cơ cấu chi ngân sách của Lào Cai, tỷ trọng chi thường xuyên luôn ở mức cao và có xu hướng tăng nhanh khiến cho ngân sách chi đầu tư phát triển suy giảm nhanh chóng.

Trong cơ cấu chi thường xuyên, tỷ trọng chi cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình khoảng 40%/năm, tiếp theo là chi quản lý hành chính, hơn 20%/năm. Nguồn lực cho y tế và kinh tế thường chiếm khoảng trên dưới 10% ngân sách nhưng không ổn định. Còn lại các khoản chi khác không đáng kể.

Bảng 2.1: Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách tỉnh Lào Cai 2010-1013


Cơ cấu chi thường xuyên (%)

2010

2011

2012

2013

Chi Giáo dục

39.10

41.44

42.63

40.05

Chi quản lý hành chính

22.31

24.12

23.35

20.88

Chi sự nghiệp kinh tế

14.90

10.34

8.69

17.60

Chi sự nghiệp y tế

13.81

14.41

7.51

10.88

Các khoản chi khác

9.88

9.69

17.82

10.59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2013.


Hình 2.4: Thu chi ngân sách địa phương tại Lào Cai từ 2010-2013


12000

10000

8000

6000

Chi ngân sách (tỷ VND)

Thu ngân sách (tỷ VND)

4000

2000

0

2010

2011

2012

2013


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2013.


Từ so sánh thu chi ngân sách địa phương tại Lào Cai, có thể thấy thu và chi ngân sách của tỉnh đều tăng qua các năm nhưng tốc độ thu tăng nhanh hơn tốc độ chi. Mặc dù có cải thiện nhưng ngân sách của tỉnh vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn trợ cấp từ ngân sách trung ương.

2.4 NLCT ở cấp độ doanh nghiệp‌


2.4.1 Môi trường kinh doanh‌


Trong những năm qua môi trường kinh doanh tại Lào Cai được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) của Lào Cai từ năm 2006 luôn xếp tốp đầu cả nước và đạt vị trí dẫn đầu vào năm 2010. Đây là thách thức rất lớn cho Lào Cai trong việc duy trì thứ hạng so với các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên năm 2013 chỉ số NLCT Lào Cai xếp thứ 17 trên 63, giảm 14 bậc so với năm 2012, trong đó hầu hết các chỉ số thành phần đều có mức giảm sâu như: Chỉ số gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian... là mức giảm sâu nhất của PCI Lào Cai trong bảng xếp hạng PCI toàn quốc. Chỉ số PCI suy giảm làm giảm NLCT của tỉnh đặc biệt trong việc thu hút các dự án đầu tư.

Hình 2.5: Chỉ số PCI của Lào Cai


72

70

68

66

64

62

60

58

56

54

52

70,47

67,95

66,95

67,08

61,72

62,08

59,43

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2013.


Hình 2.6: Chỉ số thành phần PCI của Lào Cai


Nguồn VCCI Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2013 2 4 2 Trình độ phát triển 1


Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2013.


2.4.2 Trình độ phát triển cụm ngành‌

40%

35%

Giải trí

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

-5%

-10%

Công nghiệp chế biến

Tài chính Dịch vụ khác

Truyền thông

Xây dựng

Lưu trú, ăn uống

Vận tải

Nông lâm nghiệp

Đào tạo

Khoa học công nghệ

Khai khoáng

000% 001% 001% 002% 002% 003% 003% 004% 004%

Tỷ trọng so với cả nước, 2013 (%)

Tốc độ tăng trưởng 2010-2013 (%/năm)

Hình 2.7: Hiện trạng và xu hướng phát triển các cụm ngành Lào Cai


Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam và Lào Cai 2013.

Ghi chú: Diện tích hình tròn tỷ lệ thuận với giá trị sản xuất.


Có thể thấy, 3 cụm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất của Lào Cai là Nông lâm nghiệp, thủy sản, Công nghiệp chế biến và Xây dựng. Hai cụm ngành Lào Cai có lợi thế về tài nguyên là Khai khoáng và Du lịch (lưu trú, ăn uống) tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành khai khoáng đang có xu hướng giảm đi và tỷ trọng của ngành Du lịch thấp và tăng trưởng cũng không nhiều.

Thương số vị trí (location quotient hay LQ) của một ngành lượng hóa mức độ tập trung của lao động làm việc trong ngành tại địa phương so với cả nước, được tính bằng việc so sánh tỷ số giữa tỷ lệ giữa số lao động làm việc một trong ngành cụ thể tại địa phương trên tổng số lao động làm việc tại địa phương và tỷ lệ số lao động làm việc trong ngành đó của cả nước trên tổng số lao động làm việc của cả nước. Ở Việt Nam, LQ được tính bằng số liệu thống kê lao động doanh nghiệp (không tính kinh tế cá thể, hộ và tổ sản xuất) cho cả nước và địa phương.

Nếu tính về thương số vị trí các ngành của Lào Cai, có thể thấy LQ của ngành khai khoáng và xây dựng rất cao cho thấy mức độ tập trung cao của 2 cụm ngành này cao hơn mức bình quân cả nước trong khi ngành nông lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến mức độ tập trung lao động thấp và rất thấp. Ngành du lịch, mức độ tập trung ở mức tiệm cận với mức độ tập trung bình quân của cả nước.

Hình 2.8: Thương số vị trí các ngành của Lào Cai


7


6


5


4


3


2

2005

2010

2012

1


0

Nông lâm nghiệp thủy sản

Khai khoáng

Công Sản xuất Cung cấp Xây

nghiệp chế biến

điện

nước

dựng

Sửa chữa Vận tải Dịch vụ Hoạt xe có kho bãi lưu trú động tài

động cơ

và ăn chính uống


Nguồn: Niên giám thống kê Lào Cai 2013.


Nếu xét cả mức độ tăng trưởng, tỷ trọng trong giá trị GDP so với cả nước và LQ của cụm ngành thì có thể xem xét các cụm ngành có khả năng phát triển ở Lào Cai là Xây dựng, Khai khoáng, Nông lâm nghiệp, thủy sản và Du lịch. Đối với Công nghiệp chế biến, rõ ràng, Lào Cai không có lợi thế về sự tập trung về mặt địa lý của các hoạt động kinh tế cũng như lao động.

2.4.3 Độ tinh vi của doanh nghiệp‌


Trên địa bàn Lào Cai hiện có 1198 doanh nghiệp (số liệu hết năm 2012), số lượng doanh nghiệp tăng trưởng nhanh gần gấp đôi kể từ năm 2005 (603 doanh nghiệp). Tuy nhiên các doanh nghiệp chủ yếu là cỡ vừa và nhỏ. Số lượng doanh nghiệp có dưới 50 người chiếm 79,5% tổng số doanh nghiệp có dưới 200 người chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp. Quy mô vốn của doanh nghiệp dưới 10 tỷ cũng chiếm tới 70% số lượng các doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp lớn rất ít và có xu hướng tăng chậm. Số doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng và bán buôn (do kinh tế cửa khẩu phát triển). Các doanh nghiệp tại Lào Cai chủ yếu cạnh tranh dựa vào giảm chi phí đầu vào trong phạm vi hoạt động nội tỉnh. Tuy nhiên, việc phần lớn các doanh nghiệp tại đây có quy mô nhỏ thì Lào Cai sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh do không có được lợi thế theo quy mô.

Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp


Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai được thành lập tháng 12/2010, có 172 hội viên, thực hiện chức năng tham vấn, đối thoại chính sách… nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động ổn định, phát triển. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hội viên chưa tương xứng với tổng số hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.


Bảng 2.2: Đánh giá các nhân tố quyết định NLCT tỉnh Lào Cai


NLCT Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

Chất lượng, môi trường kinh doanh

Trình độ phát triển cụm ngành

Độ tinh vi của doanh nghiệp

+ Môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp

+ Hệ thống dịch vụ công tương đối thuận lợi

+ Cụm ngành xây dựng và khai khoáng có khả năng phát triển

- Cụm ngành du lịch còn ở giai đoạn sơ khai

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số

- Hiệp hội doanh nghiệp còn ở giai đoạn đầu phát triển

- Thị trường nội tỉnh nhỏ

NLCT Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng xã hội

Chính sách tài khóa, tín dụng và

cơ cấu

- Hệ thống đường nội tỉnh chưa hoàn chỉnh

- Điện nước bao phủ toàn tỉnh nhưng chất lượng chưa cao

+ Có đường cao tốc nối với Hà Nội

+ Thông tin liên lạc tốt

- Tỷ lệ nghèo cao, dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng lớn

- Chất lượng y tế cộng đồng thấp

- Tỷ lệ biết đọc biết viết thấp

- Chi đầu tư phát triển thấp

- Ngân sách phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ương

CÁC YẾU TỐ LỢI THẾ TỰ NHIÊN CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

Tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý

Quy mô địa phương

+ Có nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng

+ Các di sản thiên nhiên và văn hóa dân tộc độc đáo

+ Giáp với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai

+ Vị trí thuận lợi trong giao thương buôn bán liên vùng

- Xa thị trường, trung tâm kinh

tế

- Quy mô dân số nhỏ, phân bổ thưa, thu nhập bình quân đầu người thấp


Thang mầu đánh giá








Bất lợi lớn

Bất lợi

Trung bình

Lợi thế

Lợi thế lớn


CHƯƠNG 3‌


SỰ HÌNH THÀNH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÀO CAI


3.1 Lý thuyết về cụm ngành‌


Cụm ngành (cluster) là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau7.

Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển cụm ngành. Từ góc độ thực tiễn chính sách, sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và cụm ngành nói chung chính là thành công của nền kinh tế địa phương. Nâng cao NLCT của cụm ngành góp phần tạo ra môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn, môi trường này lại thu hút thêm các doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo ra công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế và mở rộng cơ sở thuế cho địa phương. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để cụm ngành của địa phương mình phát triển.

Mô hình kim cương của Porter là một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhất khi phân tích về cụm ngành, đặc biệt để nhận ra các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của địa phương và của ngành hay để phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược phát triển cụm ngành nói riêng và kinh tế nói chung. Mô hình kim cương gồm bốn nhân tố (i) các điều kiện về nhân tố sản xuất (ii) các điều kiện về cầu (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan và (iv) bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp.


7 Porter (1990) trích trong Vũ Thành Tự Anh (2012).


Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh

Hình 3.1: Mô hình kim cương


Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng cấp bền vững

Cạnh tranh quyết liệt giữa

các đối thủ tại địa phương

Số lượng và chi phí của

nhân tố (đầu vào)

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên con người Tài nguyên vốn

Cơ sở hạ tầng vật chất Cơ sở hạ tầng quản lý Cơ sở hạ tầng thông tin

Cơ sở hạ tầng khoa

học

Sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực Sự hiện hữu của ngành công nghiệp cạnh tranh có liên

quan

Những khách hàng nội địa sành sỏi và đòi hỏi khắt khe.

Nhu cầu của khách hàng (nội địa) dự báo nhu cầu ở những nơi khác.

Nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt hóa có thể được đáp

ứng trên toàn cầu.

Nhân tố số lượng

Nhân tố chuyên môn hóa

Những điều kiện Nhân tố (Đầu vào)


Những điều kiện cầu


Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024