Sự Hình Thành Cụm Ngành Du Lịch Tại Lào Cai


3.2 Sự hình thành cụm ngành du lịch tại Lào Cai


Cụm ngành được hình thành dựa trên một số mô thức phổ biến nhất là: điều kiện tự nhiên và nhân tố sản xuất; điều kiện về cầu; sự hình thành của một hay một vài doanh nghiệp chủ chốt; đầu tư của nhà nước; lan tỏa từ cụm ngành liên quan và yếu tố ngẫu nhiên8.

Nếu xét dựa trên những mô thức này, có thể thấy cụm ngành du lịch Lào Cai hình thành và phát triển hoàn toàn dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự sẵn có các nhân tố sản xuất.

Du lịch Lào Cai đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20 khi người Pháp chính thức đặt chân lên Sapa. Nhận thấy vẻ đẹp hùng vĩ, huyền bí và khí hậu mát mẻ của Sapa, họ đã quyết định chọn làm nơi nghỉ mát, dưỡng bệnh. Việc hình thành khu nghỉ mát Sapa thời kỳ đó nhằm phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp và sau này là những người giàu. Tuy nhiên, do đầu tư cơ sở hạ tầng mang tính chất khai phá nên đã tạo cho Sapa hệ thống cơ sở vật chất quan trọng như nhà nghỉ, hệ thống đường giao thông, dịch vụ. Năm 1905, 2 ngôi nhà nghỉ mát được bằng gỗ đầu tiên được xây dựng ở Sapa, sau đó năm 1925 là trạm thủy điện Cát Cát. Năm 1930, tuyến đường Lào Cai - Sapa được mở, đường nội thị cũng được rải nhựa, hệ thống nước sinh hoạt; các khu dân cư của thị trấn Sapa lần lượt ra đời. Đến năm 1943, do nhu cầu nghỉ mát nên tốc độ xây dựng biệt thự ở Sapa phát triển mạnh, vì thế toàn Sapa có khoảng 200 biệt thự mang đậm nét kiến trúc phương Tây. Đặc biệt, nhờ có công tác quảng bá của các phương tiện truyền thông mang tính hiện đại thời bấy giờ cũng như tiềm năng của Sapa dần đã tạo thành thương hiệu Sapa đối với người Pháp và du khách Châu Âu.

Sau khi hòa bình lập lại năm 1945, Sapa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hệ thống giao thông, khách sạn bị hư hỏng nặng, du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động cầm chừng. Đầu những năm 60, sau khi du lịch Việt Nam ra đời, du lịch của Lào Cai từng bước được khôi phục. Tuy nhiên, lúc này hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch chưa hình thành (ngoài hệ thống các nhà nghỉ mát của các ngành dọc) do nhiều rào cản về chính sách mở cửa du lịch và điều kiện giao thông khó khăn.



8 Porter (1990), trích trong Vũ Thành Tự Anh (2012).


Từ những năm 90, Du lịch Lào Cai đã duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, các trung tâm du lịch đã hình thành rõ như: Thành phố Lào Cai, khu du lịch Sapa, khu du lịch Bắc Hà... Với lợi thế tài nguyên độc đáo, Lào Cai đã có điều kiện tiền đề để phát triển thành công cụm ngành du lịch. Ngoài ra, phát triển cụm ngành du lịch là định hướng đúng để Lào Cai phát triển tốt hơn vì sức lan tỏa của cụm ngành. Du lịch là ngành thâm dụng lao động, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng và cuộc sống người dân đặc biệt ở các tỉnh vùng sâu vùng xa.

3.3 Các điều kiện về nhân tố đầu vào‌


3.3.1 Nguồn tài nguyên du lịch


Lào Cai có nhiều điều kiện tự nhiên cũng như nhân văn đặc sắc, là cơ sở để hình thành nhiều dạng tài nguyên du lịch hấp dẫn. Trong nhiều năm qua, Lào Cai được đánh giá là một trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam dựa vào ưu thế về tài nguyên địa hình, khí hậu, nhân văn và yếu tố lịch sử phát triển.

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, có những đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, những vùng triền núi thấp và trung bình và nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Lào Cai có đỉnh Fansipan trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m cao nhất Việt Nam và đông dương. Địa hình núi cao tạo nên những cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, những vách đá, đỉnh núi hiểm trở, hang động, thác nước và thảm động thực vật đặc hữu, có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm.

Địa hình đa dạng tạo ra những vùng khí hậu khác nhau trong tỉnh Lào Cai. Đặc biệt tại các vùng núi cao như Sapa, Simacai, Bát Xát, Bắc Hà có thời tiết mát mẻ vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Riêng Sapa nhiệt độ trong năm trung bình ở mức 14oC -16oC, không có tháng nào trên 20oC, đặc biệt vào mùa lạnh còn có thể có tuyết tạo nên một nét độc đáo thu hút du khách.

Văn hóa dân tộc vùng cao


Lào Cai là một tỉnh có sự đa dạng về văn hóa và giàu bản sắc dân tộc, chính là những đặc trưng của những sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn khách du lịch đến Lào Cai, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Các giá trị văn hóa của chợ phiên vùng cao và ruộng bậc thang ở vùng


cao Lào Cai đang được các doanh nghiệp du lịch khai thác thành các chương trình du lịch đặc trưng. Chợ phiên vùng cao cũng là những hoạt động đặc sắc về văn hóa hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài các hoạt động trao đổi hàng hóa, thì chợ còn là nơi gặp gỡ, tìm hiểu và sinh hoạt hoạt văn hóa của các dân tộc. Một số chợ vùng cao nổi tiếng của Lào Cai như chợ phiên Mường Hum, Ý Tý (huyện Bát Xát), Cốc Ly, Bắc Hà, Lùng Phình (huyện Bắc Hà), Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), Mường Khương, Cao Sơn, Pha Long, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương). Riêng chợ phiên Bắc Hà đã được Tạp chí du lịch Serendib xếp là 1 trong 10 chợ phiên nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Nơi đây, có khu dành riêng cho người dân bản địa bày bán, giới thiệu các món ẩm thực độc đáo như rượu ngô Bản Phố, thắng cố ngựa phục vụ du khách thập phương. Chợ phiên Cán Cấu ở huyện biên giới Si Ma Cai cũng đang được không ít trung tâm lữ hành quốc tế ghi vào tour thăm Tây Bắc (Việt Nam), vì đây là chợ trâu lớn nhất và nổi tiếng nhất ở khu vực miền núi phía Bắc. Chợ Cán Cấu còn là nơi bán nhiều sản phẩm thổ cẩm dệt tay.

Ở Lào Cai du khách có thể thăm các ruộng bậc thang nằm dọc theo những sườn núi cao với tập quán canh tác truyền thống của người Tày, Thái, Giáy, Nùng. Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày tại các bản làng, là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pá, Bản Khoang, Cát Cát (Sapa), Bản Mế, Cán Cấu (Si Ma Cai), Mường Hum, Y Tý (Bát Xát)... Ruộng bậc thang Sapa (di tích- danh thắng quốc gia) đang tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo cho Lào Cai và là điểm đến hấp dẫn của tour Sapa và đã được Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới.

Với 25 dân tộc sinh sống trên địa bàn, hệ thống tri thức văn hóa dân gian của tỉnh rất đa dạng từ nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như Thắng cố của người Mông, xôi bảy màu của người Nùng…, dược học cổ truyền với bài thuốc lá tắm của dân tộc Dao, các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số…; trang phục truyền thống của các dân tộc cũng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với du khách như: trang phục của người Mông, Dao, Thái…

Lào Cai khá phong phú về các di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ… Hiện tại, Lào Cai đã có 28 di tích được xếp hạng trong đó có 17 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 11 di tích


được công nhận là di tích văn hóa cấp Tỉnh. Đến nay đã phát hiện được 17 di chỉ văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; phát hiện thấy nhiều hiện vật thuộc hang Mã Tuyển thuộc giai đoạn hậu kỳ Pleistocene - Cách Tân… Ngoài ra, cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị thành phố Lào Cai và thu hút được một lượng lớn khách du lịch qua cửa khẩu.

3.3.2 Nguồn nhân lực


Hình 3.2: Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2013


9.000

8.000

7.000

6.000

5.000

4.000

3.000

2.000

1.000

0

Tổng số lao động trong ngành du lịch

Lao động trực tiếp (người)

Lao động gián tiếp (người)


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013


Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai.


Năm 2013, số lượng lao động chính thức trong ngành du lịch ở Lào Cai là 8.150 người, và có sự tăng trưởng bình quân từ năm 2007 là 4%/ năm, tuy nhiên số lượng lao động trong ngành du lịch sẽ còn cao hơn nhiều do không thống kê được các lao động thời vụ, người dân tộc thiểu số, các cá nhân đơn lẻ... tham gia hoạt động phục vụ cho du lịch tại Lào Cai. Lào Cai hiện có có 200 hướng dẫn viên và 270 thuyết minh viên nhưng chỉ có 120 hướng dẫn viên quốc tế (số liệu năm 2013). Chất lượng hướng dẫn viên cũng gặp phải các vấn đề còn tồn tại trong ngành du lịch Việt Nam như trình độ ngoại ngữ, khả năng xử lý tình huống, kiến thức về các điểm du lịch chưa tốt. Hiện nay Lào Cai đang “lách luật” sử dụng các thuyết minh viên tại địa phương người dân tộc không có bằng đại học và hoạt động trên toàn tỉnh để đáp ứng được nhu cầu của du khách quốc tế.



Hộp 1: Trình độ thuyết minh viên


Hiện nay, 200 thuyết minh viên của Lào Cai đều là người dân tộc thiếu số, mới học hết lớp 7 nhưng nói tiếng Anh rất tốt. Bản thân họ không chỉ thuyết minh sinh động về văn hoá ở bản làng mình mà của cả vùng lân cận, nơi đồng bào dân tộc mình sinh sống. Không ai nói về người Mông tốt hơn người Mông, dù họ chưa có bằng đại học. Các cháu nhỏ và người dân ở đây có thể nói tiếng Kinh chưa sõi, nhưng tiếng Anh lại rất tài. Công ty du lịch do đó rất thích để đồng bào dân tộc thiểu số làm thuyết minh viên. (Ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai trích bài Lào Cai “lách luật” tuyển thuyết minh viên trình độ lớp 7 vnexpress.net)

Lao động tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng trên địa bàn tỉnh được tuyển chủ yếu là lao động địa phương đến từ Thành phố Lào Cai và lao động đến từ các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Tuyên Quang... Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng và duy trì chất lượng lao động vì số lượng lao động qua đào tạo thiếu, lao động có trình độ cao, lao động quản lý còn thiếu, lực lượng lao động không chuyên nghiệp nên thường xuyên nghỉ việc nên gây xáo trộn nhất định cho các hoạt động của doanh nghiệp...

3.3.3 Cơ sở hạ tầng du lịch‌


Giao thông


Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đưa vào hoạt động cuối năm 2014 là trục giao thông quan trọng để phát triển du lịch của tỉnh. Đường cao tốc đã thay thế đường sắt thành phương tiện vận chuyển chủ lực đưa khách du lịch đến Lào Cai, rút ngắn thời gian đi lại từ 7-8 giờ xuống còn 4 giờ và nâng cao năng lực vận chuyển hơn nhiều. Tuy nhiên hệ thống đường bộ kết nối các huyện trong tỉnh và các đường liên xã, liên thôn chưa tốt. Địa hình núi cao, hiểm trở, mưa lũ nên các tuyến đường có hạn chế về độ rộng, thường xuyên bị xuống cấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thông, trong đó có việc di chuyển đến các tuyến, điểm du lịch quan trọng. Hệ thống đường thủy có nhiều ghềnh thác, mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô nước cạn nên không có khả năng khai thác vào hoạt động du lịch.

Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc tại Lào Cai đã phủ sóng thông tin di động toàn tỉnh, nhiều điểm có phủ sóng wifi thuận tiện cho du khách. Hiện điện lưới quốc gia đã có ở tất cả các huyện, thành phố Lào Cai nhưng vẫn xảy ra tình trạng cắt điện do thiếu sản lượng điện, ảnh


hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch. Hệ thống thoát nước tập trung ở một số khu đô thị là chính, chất lượng xử lý hệ thống nước thải còn nhiều hạn chế. Một số điểm du lịch, nước thải từ sinh hoạt của người dân và các cơ sở kinh doanh chưa được xử lý theo quy định.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng tại các tuyến điểm, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe chưa được quan tâm đầu tư là nguyên nhân gây nên tình trạng mất vệ sinh tại các điểm du lịch. Một số tuyến đường giao thông tới các tuyến, điểm du lịch trọng điểm đã xuống cấp, thiếu các trạm dừng chân, ngắm cảnh, điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch trên tuyến du lịch. Chưa có các tuyến đường du lịch nối các khu du lịch như tuyến nối Sapa - Bát Xát, Bắc Hà - Xín Mần (Hà Giang). Hạ tầng đến một số tuyến điểm du lịch cộng đồng hiện đã xuống cấp, gây khó khăn cho du khách khi tham quan các tuyến du lịch cộng đồng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch


Trong giai đoạn 2006-2013, Lào Cai đã thu hút được đa dạng các thành phần đầu tư phát triển du lịch từ đầu tư nước ngoài 100% vốn đến các dự án đầu tư liên doanh và các dự án đầu tư thuộc các tập đoàn lớn.

Bảng 3.1: Tình hình thu hút đầu tư du lịch tại Lào Cai


STT

Loại hình đầu tư

Số dự án

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

1

Dự án 100% vốn nước ngoài

02

110

2

Dự án Liên doanh

01

278

3

Dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài tỉnh

12

4.947

4

Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trong tỉnh

950

5.080


Tổng cộng

965

10.415

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 5

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai.


Việc tập trung đầu tư các nguồn lực phát triển hạ tầng du lịch đã góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch đến Lào Cai, góp phần tăng doanh thu, lượng khách du lịch. Tuy nhiên,


vẫn còn có các dự án đầu tư gây nhiều tranh cãi xung quanh các tác động tiêu cực (tích cực) mà nó thực sự mang lại cho du lịch, môi trường tại Lào Cai.


Hộp 2: Dự án quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 31/5/2013 Hộp 2: Dự án quần thể công trình du

lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai


Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 31/5/2013 bao gồm một hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan với độ dài 7km và khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm hệ thống khách sạn 4-5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực, sân goft 18 lỗ. Hệ thống cáp treo với tổng vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng đã khởi công và dự kiến hoàn thành vào ngày 2/9/2015. Khi hoàn thành, cáp treo sẽ có hơn 30 cabin có sức chứa tới 35 khách, công suất vận chuyển tối đa 2000 lượt khách/ 1 giờ. Như vậy, hành trình 2 ngày đêm vất vả chinh phục Fansipan của du khách sẽ chỉ còn 15 phút lên tận đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương. Dự án được kỳ vọng sẽ hình thành một quần thể du lịch cao cấp hiện đại ở Sapa, tạo thêm sản phẩm du lịch cho Lào Cai, nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh của kinh tế tỉnh.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối cáp treo cho rằng sự thú vị của Fansipan là chặng đường chinh phục đỉnh chứ không phải là bản thân đỉnh núi chật hẹp không có gì ngoài chóp nhọn đánh dấu độ cao 3.143 mét. Dự án cáp treo có công suất tới 20.000 khách một ngày, trong khi đỉnh Fansipan chỉ chứa 1.000 người đã quá tải. Vì vậy, để đáp ứng số lượng này, dự án đương nhiên sẽ phải phá rừng, bạt đất lấy mặt bằng. Ngoài ra, để đảm bảo cho tuyến cáp dài với các trụ đỡ khổng lồ nằm giữa rừng nguyên sinh, người ta không thể không phá rừng xây trụ và lấy đường vận chuyển. “Cáp treo lên Fansipan là "một thảm họa" của ngành du lịch vì nó sẽ phá hỏng cảnh quan, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Đỉnh Fansipan rất hẹp, nếu một ngày có vài ngàn khách lên đây thì sẽ phá nát cảnh quan của vườn quốc gia và sẽ không bao giờ có ai còn leo núi mạo hiểm để chinh phục đỉnh Fansipan (một loại hình du lịch đặc biệt, thu hút khách của vùng này) khi có một hệ thống cáp treo chạy liên tục trên đầu”. (Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt trích bài Cáp treo Fansipan, thảm họa cho “Nóc nhà đông dương” nguoiduatin.vn).


3.3.4 Hạ tầng về giáo dục‌


Hệ thống giáo dục hiện nay ở Lào Cai hiện có 3 trường cao đẳng và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp dậy nghề và chỉ có 2 trong số 5 đơn vị trên tham gia đào tạo lực lượng lao động du lịch chính quy nhưng số liệu chỉ tiêu hàng năm không nhiều (năm 2014 chỉ tiêu của Cao đẳng cộng đồng Lào Cai cho ngành Hướng dẫn du lịch là 100 và chỉ tiêu tương tự ở trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và du lịch Lào Cai là 40). Mặc dù vậy, để được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế chính thức, ngoài trình độ ngoại ngữ, các hướng dẫn viên cần phải có bằng tốt nghiệp đại học. Trong khi đó, ở Lào Cai nói riêng và vùng Tây bắc nói chung chưa có trường đại học nào để có thể đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Các cơ sở đào tạo về du lịch của tỉnh còn yếu, thiếu giáo viên, các chương trình đào tạo và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Trong giai đoạn 2011-2013, Tỉnh Lào Cai đã đứng ra tổ chức một số chương trình đào tạo chuyên ngành khách sạn, lữ hành, tiếng Anh, tiếng Pháp; liên kết với các trường tại Hà Nội tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, số lượng học viên đã tham gia các khóa đào tạo này không nhiều (145 hướng dẫn viên được tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch, thuyết minh viên, 45 học viên được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia (home stay), 50 học viên được đào tạo về kỹ năng quản lý du lịch)

Cùng với việc phát triển nhanh chóng của quy mô và những đòi hỏi về nâng cao chất lượng của du lịch tỉnh Lào Cai, nguồn nhân lực du lịch Lào Cai vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là lực lượng lao động có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm, lực lượng lao động quản lý. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, mặt bằng dân trí thấp hơn so với mặt bằng chung nhưng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành, điều này đã làm giảm NLCT của ngành du lịch Lào Cai.

3.4 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh trong ngành du lịch


Tính đến hết ngày 31/12/2013, Lào Cai có 33 công ty lữ hành đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh trong đó có 18 đơn vị lữ hành quốc tế và 15 đơn vị lữ hành nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế.

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí