biến động của thị trường, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của chính quyền địa phương; phỏng vấn đại diện cơ quan chuyên môn tỉnh (Sở VHTTDL Lào Cai) về sự phát triển của cụm ngành, các chính sách và định hướng phát triển cụm ngành du lịch tại Lào Cai. Phỏng vấn được thực hiện tại Lào Cai với:
Ông Nguyễn Huy Đức - Phó Giám đốc Công ty du lịch Binh Minh International Travel Ông Đinh Văn Thuấn - Điều hành Công ty du lịch Sapa Ethnic Travel
Bà Hoàng Thu Huyền - Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch - Sở VHTTDL Lào Cai
1.6 Cấu trúc của nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: NLCT nền tảng của tỉnh Lào Cai
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 2
- Cơ Cấu Chi Thường Xuyên Ngân Sách Tỉnh Lào Cai 2010-1013
- Sự Hình Thành Cụm Ngành Du Lịch Tại Lào Cai
- Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Ở Lào Cai Từ Năm 2006 -2013
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Chương 3: Sự hình thành và NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách
CHƯƠNG 2
NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA LÀO CAI
2.1 Khung phân tích các nhân tố quyết định NLCT
Khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất3, trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa nhất của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp.
Theo khuôn khổ phân tích NLCT của Michael Porter, có điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là NLCT địa phương4 năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT, mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương.
Hình 2.1: Khung phân tích NLCT địa phương
Nguồn: Porter (1990), được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2012).
3 Porter (2008).
4 Vũ Thành Tự Anh (2012).
Theo Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia là (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô và (iii) NLCT vi mô. NLCT của địa phương nên khung lý thuyết này được điều chỉnh thành ba nhóm nhân tố gồm (i) các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương (ii) NLCT ở cấp độ địa phương và (iii) NLCT ở cấp độ doanh nghiệp
2.2 Nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, xếp thứ 19/64 tỉnh về độ lớn) cách Thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt; nối với thành phố Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) bằng tuyến đường cao tốc dài 447 km. Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Lào Cai có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).
Hình 2.2: Bản đồ tỉnh Lào Cai
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều tiềm năng khai thác cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa
Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không và là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay
trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển.
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 9,5%, đất lâm nghiệp là 22,1%, đất chưa sử dụng còn khoảng 48,8%.
Tài nguyên nước
Hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sapa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.
Tài nguyên rừng
Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên chiếm 97,9%, rừng trồng gỗ là 2,1%). Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là 0,45 ha/người (thế giới là 0,97 ha/người). Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sapa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò
sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).
Tài nguyên khoáng sản
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.
Tài nguyên du lịch
Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Chính điều này đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai, thu hút được sự quan tâm của du khách. Khu du lịch nghỉ mát Sapa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sapa. Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fansipan - nóc nhà của Việt Nam - và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch. Ngoài ra, Lào Cai còn có các tài nguyên du lịch khác như các hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm...
2.2.3 Quy mô địa phương
Với diện tích tự nhiên là 6.383,9 km2, Lào Cai có diện tích trung bình so với các địa phương khác trong vùng, tuy nhiên dân cư trong tỉnh phân bổ thấp, mật độ dân số chỉ là 103 người/km2, do điều kiện địa hình khó khăn, nhiều tỉnh vùng sâu, vùng xa (trong khi mật độ bình quân ở vùng trung du và vùng núi phía bắc là 121 người/km2 và cả nước là 271 người/km2)5.
5 Phụ lục 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 một số địa phương miền núi phía Bắc.
2.3 NLCT ở cấp độ địa phương
2.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông
Đường bộ: Hiện có 04 tuyến đường quốc lộ đi qua bao gồm: quốc lộ 70, 4D, 4E, 279 kết nối Lào Cai với các tỉnh lân cận. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245km rút ngắn khoảng thời gian đi lại từ Hà Nội - Lào Cai xuống còn hơn 3 giờ là trục giao thông quan trọng. Toàn tỉnh có 10 tuyến đường tỉnh lộ kết nối các huyện trong tỉnh với chiều dài khoảng 300km và 1000km các đường liên xã, liên thôn.
Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai có chiều dài 296km hiện có năng lực vận chuyển từ 4000-5000 khách/ngày.
Đường thủy: có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác, mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô nước cạn nên khả năng khai thác còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc
Lào Cai đã phủ sóng thông tin di động toàn tỉnh với 181 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, 912 trạm phát sóng di động, phủ sóng 100% tới trung tâm các xã. Mạng truyền dẫn cáp quang được đầu tư đến tất cả các trung tâm huyện và 99% xã. Năm 2013, đã triển khai 22 điểm phục vụ internet công cộng đến các thôn bản.
Cơ sở hạ tầng điện, cấp thoát nước
Tất cả các huyện, thành phố đã có điện lưới quốc gia. Điện năng tại Lào Cai được lấy từ 3 nguồn: điện lưới quốc gia, các công trình thuỷ điện trên địa bàn và mua từ Trung Quốc. Nguồn nước cung cấp cho Lào Cai hiện nay đều lấy từ các sông, suối, hồ và một phần từ nước ngầm. Hệ thống cấp nước sạch mới có ở 8 trung tâm huyện lỵ và thành phố Lào Cai với hơn 30.000 hộ dân. Hệ thống thoát nước tập trung ở một số khu đô thị là chính, nhưng chất lượng xử lý hệ thống nước thải còn hạn chế.
Khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khầu
Hiện tại Lào Cai có 2 khu thương mại là Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Khu thương mại Kim Thành (đối đẳng với khu mậu dịch tự do Hà Khẩu - Trung Quốc) và 3 cụm công nghiệp Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Cụm Công nghiệp Đông Phố Mới và Cụm công nghiệp Tằng Loỏng.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
Tình trạng nghèo và bất bình đẳng
Lào Cai là một trong những địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất nước 22,21% (xếp thứ 7/63 tỉnh thành phố có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất), cao gấp 3 lần so với tỷ lệ trung bình của cả nước (7,8%)6. Trong số các huyện nghèo nhất, tỷ lệ hộ nghèo trung bình của Lào Cai còn cao hơn
nhiều (từ 28-36%). Tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng do hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất manh mún, sơ khai nên khó thoát nghèo trong khi lợi ích từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế chủ yếu tập trung ở vùng đô thị mà ít đến được với những nhóm người chịu thiệt thòi này.
Dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2014 của Lào Cai ước tính 670.333 người trong đó nam chiếm 50,62% tổng dân số. Lào Cai có tới 64% dân số là người dân tộc với 25 dân tộc khác nhau. Là tỉnh có địa hình tự nhiên phức tạp, khó khăn, hình thức quần cư của đồng bào dân tộc thiểu số không tập trung, sự khác biệt về ngôn ngữ là những khó khăn trong việc đào tạo học vấn cho con em dân tộc. Về phân bổ dân số nông thôn, thành thị, tỉ lệ này ở Lào Cai là 77,56% và 22,44%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 của tỉnh Lào Cai là 458.142 người, trong đó lao động nam chiếm 49,72%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2013 là 36,8% và năm 2014 là 39,8%.
Giáo dục cơ bản
6 Phụ lục 2: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học năm học 2013-2014 đạt 92,65%. Tuy nhiên, tỷ lệ đi học chung của Lào Cai chỉ đạt 75,94% trong năm 2013, tương đương với các năm trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ tại Lào Cai cũng chỉ đạt 80,7%, cho thấy sự khó khăn trong công tác giáo dục cũng như mức độ phổ cấp giáo dục còn chưa hiệu quả tại Lào Cai.
Tính đến cuối năm 2014, cả tỉnh có 17 trường, trung tâm dạy nghề. Trong đó có 01 trường Cao đẳng nghề, 01 Trường trung cấp nghề, 01 Trường trung học có hoạt động dạy nghề, 14 Trung tâm dạy nghề (13 Trung tâm công lập, 01 Trung tâm dạy nghề tư thục) và trên 25 cơ sở có hoạt động dạy nghề.
Y tế cộng đồng
Nếu xét chỉ tiêu bác sĩ bình quân 1 vạn dân thì chỉ số này của Lào Cai cao hơn trung bình toàn quốc (8,06 so với 7,6 năm 2013) nhưng theo chỉ tiêu giường bệnh tính bình quân 1 vạn dân là 43,26 (giường) thì Lào Cai lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước là 102 giường. Cùng với tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi ở Lào Cai vẫn ở mức cao 30,2% năm 2013 cho thấy hệ thống cơ sở vật chất cũng như chất lượng y tế của Lào Cai vẫn còn nhiều vấn đề trong việc đảm bảo sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vùng xa trước nguy cơ rủi ro bệnh tật, ô nhiễm môi trường…
2.3.3 Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu thu chi ngân sách
Hình 2.3: Cơ cấu chi ngân sách Lào Cai từ 2010-2013
120
100
80
60
40
Chi khác
Chi thường xuyên Đầu tư phát triển
20
0
2010
2011
2012
2013
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2013.