Thách Thức Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông


hiện đại. Rõ ràng đây là những cái mà ngành viễn thông Việt Nam đang rất cần và rất thiếu.

+ Ngành viễn thông Việt Nam có thêm nguồn lực tài chính dồi dào từ việc các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài đầu tư tiền vào liên doanh với các hãng viễn thông Việt Nam.

- Xu thế quốc tế hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh tạo cơ hội thu hút FDI, chuyển giao công nghệ và hợp tác trong viễn thông. Những năm qua, Việt Nam đã xúc tiến đẩy mạnh hợp tác sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, với hợp tác song phương và đa phương được đẩy mạnh đã đem lại thuận lợi và cơ hội cho việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới trong ngành viễn thông, thu hút FDI và ODA cho đầu tư ngành viễn thông.

- Chính phủ đang hướng tới đẩy mạnh cổ phần hóa, tự do hóa và hội nhập ngành viễn thông theo quốc tế. Theo luật viễn thông mới ban hành năm 2009 thì một tổ chức hoặc cá nhân đã sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác, Chính phủ đang đẩy mạnh và quyết tâm cổ phần hóa các Công ty viễn thông nhà nước như Mobifone...đây là cơ hội rất tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của toàn ngành.

- Chính phủ có tầm nhìn và quyết tâm sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin. Đây là quyết tâm rất lớn về chính sách phát triển ngành viễn thông trong 10 năm tới. Với sự quyết tâm cao của Việt Nam trong việc đẩy mạnh phát triển viễn thông và công nghệ thông tin coi đây là mũi nhọn, đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. Điều này cũng có nghĩa ngành viễn thông sẽ được quan tâm, đầu tư tương xứng cho nhiệm vụ phát triển 10 năm tới. Chắc chắn vị thế, tiềm lực của ngành viễn thông sẽ tăng lên nhanh chóng trong 10 năm tới.

- Cơ chế chính sách về viễn thông như luật viễn thông...đang tiếp tục được đẩy mạnh hoàn thiện theo cam kết WTO sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng hơn theo hướng thị trường, các doanh nghiệp sẽ phải tự nâng cao sức cạnh tranh và thay đổi kinh doanh cho phù hợp với hệ thống pháp lý của Việt Nam và yêu cầu quốc tế.

- Dân số Việt Nam trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh: Việt Nam có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ với tốc độ đô thị hóa cao, hiện nay tỷ lệ dân đô thị đạt 30% đây là khách hàng tiềm năng rất lớn với thu nhập ngày càng tăng cao và nhu cầu sử dụng dịch vụ gia tăng của viễn thông di động và internet ngày càng lớn.

- Thị trường viễn thông tiềm năng với nền kinh tế tăng trưởng khá, ổn định chính chị, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập ngày càng tăng. Đây là thuận lợi rất lớn đem đến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

cho ngành viễn thông sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận thời gian tới mặc dù thị trường viễn thông di động đã bước vào giai đoạn bão hòa về thuê bao.

- Nhu cầu sử dụng viễn thông di động và internet ngày càng tăng cao, nhất là internet băng thông rộng (hiện tỷ lệ sử dụng còn thấp nên rất có tiềm năng lớn trong tương lai) đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ trong tương lai gần không chỉ ở thành phố lớn mà nhu cầu tại nông thôn cũng tăng lên. Thị trường băng thông rộng đang còn tiềm năng phát triển rất lớn và bùng nổ trong tương lại. Đây là cơ hội rất tốt để ngành viễn thông tiếp tục tăng trưởng về lợi nhuận và phát triển trong tương lai.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 16

- Việt Nam đang phát triển mạnh nông thôn mới: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn đang được đầu tư và phát triển rất mạnh, chủ chương của Việt Nam xây dựng và phát triển nông thôn mới sẽ thúc đẩy nông thôn phát triển, tăng thu nhập, phát triển nông thôn, nâng cao dân trí, đầu tư nông thôn sẽ được tăng cường đây sẽ là cơ hội rất tốt để kích cầu tiêu dùng dịch vụ viễn thông ở nông thôn và xây dựng hạ tầng viễn thông nông thôn tốt hơn.

4.1.2.2. Thách thức nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông

- Thách thức từ sự hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO: Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO thì Việt Nam chưa cho phép thành lập công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông với 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Việt Nam vẫn nắm sự phi phối lĩnh vực viễn thông có hạ tầng mạng thông qua cam kết chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam với phần vốn góp không quá 49%, có nghĩa là bên phía Công ty Việt Nam vẫn nắm quyền chi phối 51%. Tuy nhiên theo cam kết thì sau 3 năm gia nhập WTO thì các dịch vụ viễn thông Việt Nam thì dịch vụ viễn thông mở cửa rất rộng cho nước ngoài vào đầu tư nhiều dịch vụ như dịch vụ hữu tuyến mặt đất sau 3 năm gia nhập các công ty đa quốc gia được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất tại Việt Nam, dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng cho phép phía nước ngoài liên doanh được tự do chọn đối tác với phần vốn góp có thể chi phối liên doanh đến 65%, lĩnh vực mạng riêng ảo VPN lên đến 70%. Rõ ràng đây là thách thức quá lớn đối với ngành viễn thông còn non trẻ của Việt Nam. Thách thức nổi lên từ việc gia nhập WTO như sau:

+ Thách thức từ cạnh tranh diễn ra gay gắt với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài rất mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm cạnh tranh toàn cầu. Đây là thách thức rất rõ ràng và hiện hữu, nếu không có chiến lược tốt và thực lực tài chính tốt các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị thua ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và viễn thông nước ngoài sẽ dần rơi vào tay của viễn thông nước ngoài rất mạnh về tiềm lực tài chính.


+ Thị trường viễn thông nội địa sẽ bị chia sẻ rất nhiều về lợi nhuận cho các công ty nước ngoài khi tham gia vào các liên doanh đặc biệt là nhiều dịch vụ liên doanh bên nước ngoài chiếm tỷ lệ chi phối trên 51% thì các công ty viễn thông trong nước trong liên doanh bị chi phối gần như hoàn toàn và không có tiếng nói quyết định gì trong liên doanh.

+ Thách thức từ sự chảy máu chất xám nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nhân lực về viễn thông và công nghệ thông tin. Trong ngành viễn thông thì nhân lực làm chủ công nghệ là đặc biệt quan trọng, với ưu thế về tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, quản trị chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ tốt, nhiều công ty viễn thông nước ngoài khi tham gia đầu tư, liên doanh với Việt Nam sẽ thu hút và làm chảy máu chất xám nhân lực chất lượng cao từ các công ty viễn thông 100% vốn Việt Nam, từ liên doanh bên nước ngoài chiếm tỷ lệ chi phối nhỏ sang các liên doanh bên nước ngoài chiếm chi phối trên 51%.

+ Thách thức từ việc mất kiểm soát quản trị của các doanh nghiệp viễn thông trong nước trong các liên doanh với nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài với trình độ quản trị tốt hơn, nguồn lực tài chính hùng mạnh hơn có thể sẵn sàng chấp nhận kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài của liên doanh để mua lại dần vốn góp của phía Việt Nam do phía doanh nghiệp Việt Nam không đủ nguồn lực tài chính tham gia đầu tư dài hạn và gây sức ép để người nước ngoài nắm giữ các vị trí chủ chốt của công ty liên doanh từ đó dẫn đến mặc dù nhiều lĩnh vực về mặt vốn bên phía nước ngoài chỉ được chiếm không quá 49% tuy nhiên về mặt quản trị phía nước ngoài nắm quyền kiểm soát thông qua việc nắm giữ vị trí quản lý chủ chốt thì chắc chắn phần thua thiệt sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.

- Kinh tế thế giới bất ổn, khủng hoảng tài chính: Theo quỹ tiền tệ thế giới IMF và Ngân hàng thế giới WB đưa ra cảnh báo trong vòng vài năm tới, nguy cơ khủng hoảng tài chính tiền tệ trên toàn cầu đặc biệt là khối tiền tệ chung Châu Âu đang hiện hữu, nhiều quốc gia sẽ lâm vào khủng hoảng, vỡ nợ công ảnh hưởng xấu đến thu hút FDI, ODA và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam lĩnh vực viễn thông cũng như việc nhiều công ty khó khăn sẽ không vào Việt Nam nữa có thể dẫn đến bài toán về thiếu vốn và công nghệ cao của Việt Nam khó giải quyết.

- Nền Kinh tế vĩ mô của Việt Nam bất ổn, tiềm ẩn nguy cơ khó khăn: Nợ công GDP tăng năm 2010 nợ công/GDP của Việt Nam là 42.2%, lạm phát cao trên 2 con số, thắt chặt tín dụng, GDP tăng trưởng thấp, nhập siêu tăng, thâm hụt ngân sách là những thách thức rất lớn để ổn định kinh tế vĩ mô và thu hút đầu tư vào Việt Nam cũng như giữ các nhà đầu tư không rút vốn khỏi thị trường viễn thông Việt Nam khi có biến động tài chính toàn cầu.


- Thu nhập bình quân đầu người thấp với dân số chủ yếu ở nông thôn rộng lớn. Dân số Việt Nam đông nhưng thu nhập thấp và 70% sống ở nông thôn nghèo khổ sẽ là bài toán khó khăn cho các nhà mạng phát triển viễn thông về nông thôn để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận trong tương lai.

- Công nghệ trong ngành viễn thông thay đổi quá nhanh chóng và phức tạp. Đây là thách thức lớn cho ngành viễn thông Việt Nam trong việc thích ứng với sự thay đổi công nghệ mới đặc biệt là nguồn nhân lực và chi phí để đáp ứng cho việc thay đổi công nghệ mới đặc biệt là công nghệ cao về viễn thông.

4.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

Một là: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông phải khai thác được cơ hội, phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu và vượt qua thách thức.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng những lợi thế trong nước như dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, chính trị xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng khá đã đem đến cho ngành viễn thông những thuận lợi và cơ hội phát triển rất lớn. Tuy vậy, không chỉ nhìn thấy thuận lợi và cơ hội, ngành viễn thông trong quá trình phát triển giai đoạn tới đứng trước nhiều khó khăn và thách thức rất lớn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Việt Nam chịu sự chi phối bởi luật chơi chung của WTO, bản thân ngành viễn thông còn quá nhiều yếu kém và bất cập. Chính vì vậy để có sự phát triển toàn diện và bền vững thì ngành viễn thông phải tận dụng cơ hội, phát huy những điểm mạnh vốn có, tập trung khắc phục yếu kém để vượt qua thách thức.

Hai là: Ngành viễn thông là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng cần phải được ưu tiên đầu tư cho xứng tầm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Do đặc thù ngành viễn thông là ngành đem lại giá trị cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói ngành viễn thông sử dụng nhiều yếu tố đầu vào rất quan trọng, có liên quan đến rất nhiều ngành trong nền kinh tế. Đồng thời bản thân ngành viễn thông cung cấp dịch vụ thông tin đặc biệt ra thị trường, là công cụ để Việt Nam tăng trưởng nhanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng ấy, trong quá trình phát triển, ngành viễn thông cần phải có sự ưu tiên về cơ chế chính sách và các điều kiện đầu vào của ngành để nâng cao sức cạnh tranh và tạo nên sức lôi cuốn, thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Ba là: Hệ thống các chính sách, văn bản, quy định của Nhà nước liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông phải phù hợp với quy định quốc tế và các hiệp định Việt Nam đã tham gia.


Việt Nam đã gia nhập WTO, ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước, nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới chính vì vậy hệ thống các chính sách quy định của Nhà nước để điều tiết thị trường viễn thông cần phải tuân thủ các quy định quốc tế và phù hợp, thúc đẩy thị trường viễn thông Việt Nam phát triển, đưa ngành viễn thông có sức cạnh tranh cao và vươn mạnh ra nước ngoài.

Bốn là: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông trên cơ sở khuyến khích cạnh tranh nội bộ ngành để có được sản phẩm, dịch vụ và chất lượng ngày càng được nâng cao.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông cần phải tạo điều kiện, môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành. Chỉ có như vậy mới thúc đẩy các doanh nghiệp tự vươn lên, tự chủ khẳng định thương hiệu, chất lượng của sản phẩm cung cấp ra thị trường. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông thì nội bộ ngành phải có nhiều doanh nghiệp hùng mạnh với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt cả trong và ngoài nước.

Năm là: Đẩy nhanh tự do hóa thị trường viễn thông với lộ trình, bước đi cụ thể. Đây là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam và cũng là lộ trình bắt buộc mở cửa thị trường viễn thông theo cam kết WTO. Đồng thời cũng là điều kiện cơ bản để xã hội hóa đầu tư cho ngành viễn thông. Các chính sách điều tiết thị trường viễn thông gắn với thị trường và không can thiệp quá sâu vào thị trường viễn thông đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Sáu là: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển internet, đẩy mạnh đưa internet về nông thôn, trong đó internet băng thông rộng là đặc biệt quan trọng. Tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam còn quá thấp, thị trường di động đã bước vào bão hòa, internet sẽ đem lại nguồn doanh thu lớn và đem lại nhiều ứng dụng mới trong tương lai. Internet băng thông rộng sẽ phát triển mạnh mẽ và đem lại doanh thu hấp dẫn cho các doanh nghiệp.

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

4.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện khung pháp lý và chính sách nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông

Giải pháp hoàn thiện chính sách theo hướng tự do hóa ngành viễn thông theo xu hướng hội nhập và yêu cầu cam kết WTO:

- Nhà nước cần giảm bớt sự can thiệp vào ngành viễn thông, tập trung vào định hướng hướng, điều tiết ngành viễn thông theo hướng tự do hóa, tư nhân hóa có sự điều tiết hợp lý của nhà nước.

Trong thời gian tới để thực hiện tốt việc này cần phải tập trung vào việc:


+ Tạo sân chơi, môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân. Đây là điều kiện cần thiết cơ bản để các doanh nghiệp yên tâm về mặt hành lang pháp lý cho đầu tư và kinh doanh. Các chế tài, cách thức đối xử, xử phạt các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh và ngoài quốc doanh như tư nhân, liên doanh, liên kết phải công bằng và khách quan như nhau. Cuộc cạnh tranh giữa các hãng viễn thông chủ yếu là cạnh tranh về giá cước và chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy nếu doanh nghiệp nào tối ưu hóa chi phí, giảm giá cước lành mạnh thì nhà nước cần phải khuyến khích phát triển để giảm giá cước kích cầu tiêu dùng viễn thông, biến dịch vụ viễn thông trở nên bình dân, đại chúng và nông thôn hóa hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo cho các doanh nghiệp không vì cạnh tranh quá mức về giá mà gây cản trở sự phát triển cạnh tranh lành mạnh của thị trường viễn thông.

+ Xử lý nghiêm vi phạm cạnh tranh và chất lượng dịch vụ: Khi các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh hay tư nhân vi phạm về quản lý thuê bao, chất lượng dịch vụ cung cấp, có hành vi phá giá thị trường, không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành thì phải được xử lý nghiêm khắc, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật.

- Cụ thể hóa và kiên quyết đưa các chính sách vào thực tiễn và cuộc sống:

Thời gian vừa qua các chủ chương chính sách của Việt Nam đang được hoàn thiện theo đúng cam kết WTO của Việt Nam về viễn thông. Vấn đề quan trọng hơn là tổ chức thực thi và giám sát các chính sách này vào thực tiễn của ngành viễn thông. Muốn vậy cần tập trung:

+ Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và triệt để các chính sách, luật đã ban hành. Ví dụ như Nghị định 25/2011/NĐ-CP ban hành hướng dẫn chi tiết một số điều Luật Viễn thông 2009 có hiệu lực từ 1/6/2011 trong đó có quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác. Luật quy định là vậy tuy nhiên đến nay Tập đoàn VNPT là chủ sở hữu trên 20% vốn điều lệ, cổ phần của cả hai doanh nghiệp viễn thông lớn là Vinaphone và VMS Mobifone, câu chuyện này vẫn chưa rõ khi nào sẽ áp dụng đúng luật viễn thông đã ban hành.

+ Tiếp tục điều chỉnh, ban hành và hướng dẫn cụ thể luật, chính sách nhà nước về quản lý ngành viễn thông làm hành lang pháp lý để điều tiết ngành và xử lý những tiêu cực về cạnh tranh và hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành như: Quản lý điều tiết giá cả, cạnh tranh, dịch vụ theo cơ chế thị trường tự do có sự điều tiết của nhà nước. Doanh nghiệp viễn thông nào vi phạm luật cạnh tranh, vi phạm về quy định quảng cáo, vi phạm quy định khuyến mại, ồ ạt


khuyến mại không đảm bảo chất lượng dịch vụ gây ra nghẽn mạng, rớt mạng, có hành vi phá giá thị trường, liên kết độc quyền nhóm, lắp đặt trạm BTS không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, các doanh nghiệp liên kết làm giá, nhiều sim rác cần phải được cơ quan nhà nước có trách nhiệm xử phạt nghiêm khắc và kịp thời theo đúng quy định pháp luật để làm gương, răn đe các doanh nghiệp khác kinh doanh nghiêm chỉnh. Tuy nhiên Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp, nếu thấy thị trường không điều tiết được hoặc cuộc cạnh tranh về giá quá mức gây sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng thể phát triển ngành viễn thông thì mới nên can thiệp điều tiết để đảm bảo thị trường có sự đào thải doanh nghiệp yếu nhưng lợi ích tổng thể của ngành và đất nước vẫn được đảm bảo.

Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông trong nước nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành:

- Nhà nước quyết liệt trong chính sách và chỉ đạo điều hành, loại bỏ lợi ích cục bộ, cá nhân của của các doanh nghiệp viễn thông chây ỳ không muốn cổ phần hóa.

+ Các doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần lớn, chi phối trên thị trường hiện nay đều nằm trong tay nhà nước, là các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh. Để tạo sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giám bớt sự chồng chéo trong quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước thì cần phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh. Một ví dụ điển hình Chỉnh phủ yêu cầu cổ phần hóa Mobifone từ lâu nhưng đến nay tiến độ quá chậm trễ. Muốn quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả đòi hỏi Chính phủ và Bộ chủ quản các doanh nghiệp cần phải mạnh tay, quyết liệt cổ phần hóa doanh nghiệp với những lộ trình và nội dung công việc rất cụ thể.

+ Cách thức tiến hành cổ phần hóa phải khách quan, trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhưng nhà nước phải giám sát chặt chẽ để đảm báo quá trình cổ phần hóa diễn ra đúng hướng, đạt được các mục tiêu ban đầu và không gây thất thoát tài sản, tài nguyên của doanh nghiệp.

+ Xử lý nghiêm minh, kỷ luật thậm chí cách chức chủ doanh nghiệp quốc doanh không hợp tác, cố tình trì hoãn làm ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

+ Nhà nước giải quyết thỏa đáng và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và các đối tác kinh doanh. Nếu vấn đề lợi ích không xử lý, giải quyết một cách thỏa đáng và hợp lý sẽ dẫn đến sự chống đối, bất hợp tác và cản trở quá trình cổ phần hóa, làm cho cổ phần hóa trở thành nửa vời, vừa lâu lại gây lãng phí lớn.

- Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước. Để giải quyết vấn đề này cần tập trung vào:


+ Cơ quan nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải minh bạch hóa và công khai tiến trình và nội dung cổ phần hóa doanh nghiệp như định giá tài sản, định giá doanh nghiệp, phân bổ các quỹ đầu tư, phát triển, phúc lợi, chiến lược phát triển doanh nghiệp thời hậu cổ phần hóa cho toàn thể người lao động, xã hội biết đồng tỉnh ủng hộ tạo nên sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp.

+ Thường xuyên đối thoại và lắng nghe các lãnh đạo, người lao động, các tổ chức xã hội trong doanh nghiệp phản ảnh về những khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị về cổ phần hóa để đảm bảo việc cổ phần hóa diễn ra đúng hướng, đạt kết quả cao và phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh chia tách, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh và làm ăn thua lỗ, không hiệu quả.

Đây là điều kiện kiên quyết nếu muốn cổ phần hóa thành công. Các cơ quan nhà nước cần phải mạnh tay, quyết liệt xử lý dứt điểm những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, lỗ liên tục theo hướng chia tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể để không gây lãng phí tiền của nhà nước, phân bổ nguồn lực tài chính vào các công ty sử dụng vốn nhà nước hiệu quả hơn.

- Cấu trúc lại số lượng các doanh nghiệp viễn thông trong ngành. Ngành viễn thông Việt Nam hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ di động, cố định và internet. Ba doanh nghiệp viễn thông nhà nước vẫn chiếm lĩnh thị trường là Viettel, Mobiphone và Vinaphone, các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần còn lại quá nhỏ bé và yếu. Để ngành viễn thông thực nâng cao sức cạnh tranh thì nhà nước cần mạnh tay điều tiết sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện nay theo hướng tạo nên 3 - 4 doanh nghiệp khá cân bằng về sức mạnh cạnh tranh để dẫn dắt và cân bằng trong ngành viễn thông. Trong đó nhà nước chỉ nên chiếm tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp viễn thông, còn lại nhà nước không cần nắm tỷ lệ sở hữu chi phối mà cho cổ phần hóa. Các doanh nghiệp viễn thông còn lại thì nhà nước khuyến khích và điều tiết sự sáp nhập để có 1 doanh nghiệp tư nhân đủ mạnh nhằm tạo thế cạnh tranh đồng đều trong ngành viễn thông.

4.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành viễn thông

- Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện đang rất thiếu, với tốc độ phát triển và tăng quy mô đến chóng mặt của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và nhân lực làm việc chuyên nghiệp về dịch vụ khách hàng. Trong khi nguồn nhân lực đào tạo từ các trường Đại học còn yếu và thiếu thì để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp viễn thông cần chú trọng đào tạo thường xuyên lực lượng nhân lực hiện có để

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí