Tiếp Tục Đẩy Mạnh Việc Hoàn Thiện Quy Hoạch Hạ Tầng Mạng Lưới Ngành Viễn Thông Đến Năm 2020 Và Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Ngành Viễn Thông


nâng cao trình độ làm nguồn cơ sở, thành lập các trung tâm đào tạo, các trường đại học của riêng doanh nghiệp và cử nhân viên đi học tập ở nước ngoài.

- Nhà nước tăng đầu tư ngân sách cho các hệ đào tạo sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nghề về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trường lớp, chuyên ngành đào tạo về viễn thông nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của của ngành viễn thông.

- Đẩy mạnh hợp tác giáo dục và đào tạo với các cơ sở đào tại các nước có nền công nghệ và viễn thông phát triển để nâng cao chất lượng nhân lực ngành viễn thông, tạo cho ngành viễn thông có nhiều chuyên gia, lao động đạt trình độ, năng lực cấp toàn cầu về viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là những hạt nhân nòng cốt để ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng cho ngành viễn thông.

- Xã hội hóa công tác đào tạo nhân lực ngành viễn thông với nhiều loại hình đào tạo như từ xa, liên kết, các khóa học ngắn, dài hạn, tập trung, không tập trung đi đôi với kiểm soát và đảm bảo chất lượng. Đây là giải pháp để đáp ứng số lượng nhân lực cho ngành viễn thông

- Đa dạng hóa, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, giáo trình, giáo án, tăng thời gian thực hành ứng dụng tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy về viễn thông và công nghệ thông tin.

- Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên, giáo viên và chuyên gia đào tạo, giảng dạy về viễn thông. Các cơ sở đạo tào nhân lực về viễn thông cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên như kiến thức về tin học, ngoại ngữ để cập nhật và ứng dụng công nghệ và kiến thức mới trên thế giới vào giảng dạy.

- Các trường, cơ sở đào tạo nhân lực về viễn thông cần phải gắn kết giữa đào tạo trong nhà trường với thực tiễn ngoài doanh nghiệp. Các trường cần tăng cường quan hệ, hợp tác để đưa giáo viên, chuyên gia có nhiều thời gian làm việc và trải nghiệm thực tiễn tại các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, ứng dụng của Nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành viễn thông.

- Nâng cao đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về ngành viễn thông: Đây là lực lượng rất quan trọng liên quan trực tiếp đến việc xây dựng, ban hành chính sách, tổ chức thực thi chính sách nhà nước về ngành viễn thông. Vì vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước để quản lý ngành viễn thông tốt hơn và hiệu qua hơn.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực cho ngành viễn thông thông qua việc nhà nước và các doanh nghiệp thu hút, hợp tác với các tổ chức,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


các trường đại học nước ngoài, các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài hợp tác liên kết mở các trường, ngành đào tạo về nhân lực viễn thông mang tầm trình độ đào tạo khu vực và quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 17

4.3.3. Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch hạ tầng mạng lưới ngành viễn thông đến năm 2020 và xây dựng chiến lược phát triển ngành viễn thông đến 2020.

Để đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch hạ tầng mạng lưới ngành viễn thông, trước hết cần tập trung vào đẩy mạnh dùng chung và phát triển hạ tầng mạng lưới cho ngành viễn thông:

- Đẩy mạnh dùng chung hạ tầng mạng giữa các doanh nghiệp trong ngành viễn thông, phải coi đây là yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp viễn thông. Nếu cứ để các doanh nghiệp viễn thông mạnh ai nấy làm, tự phát ồ ạt phát triển mạng lưới sẽ dẫn đến chi phí đầu tư lớn, giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến đầu tư phát triển dài hạn của các doanh nghiệp và toàn ngành. Chính vì vậy cơ quan nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp viễn thông phải cùng ngồi lại để hợp tác dùng chung hạ tầng viễn thông vừa tối ưu hóa chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Nhà nước là trọng tài đứng ra điều tiết giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các doanh nghiệp khi phải dùng chung hạ tầng viễn thông. Nếu chỉ dừng lại ở chế tài thôi thì chưa đủ, muốn đẩy mạnh các doanh nghiệp dùng chung hạ tầng viễn thông thì các bộ chủ quản phải tập trung đứng ra giải quyết, dung hòa lợi ích và là trọng tài phân xử những đòi hỏi quá đáng, phi lý của các doanh nghiệp khác như đòi hỏi giá thuê cột điện mắc dây quá cao so với thị trường, lắp đặt mới.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước như điện lực, môi trường, đô thị... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp khi lắp đặt cột trạm mới, tránh tình trạng bùng phát, tràn lan, các doanh nghiệp tự ý lắp đặt theo ý của mình mà không thèm quan tâm đến các doanh nghiệp khác, đến cảnh quan môi trường, sự an toàn và khắc phục các sự số liên quan đến dây cáp, cột, trạm.

+ Các doanh nghiệp hợp tác để ngầm hóa cáp viễn thông trả lại cảnh quan đô thị. Vừa qua tại các đô thị lớn đã bắt đầu thí điểm ngầm hóa cáp viễn thông. Với những dự án, khu đô thị mới xây dựng sau này thì việc ngầm hóa là yêu cầu bắt buộc ngay từ đầu nên xử lý đơn giản. Tuy nhiên với những đô thị đã xây dựng cách đây nhiều năm, hệ thống cáp viễn thông vẫn là cáp treo thì muốn ngầm hóa đòi hỏi phải đồng bộ các giải pháp của nhiều ban ngành cả Trung ương, địa phương và quyết tâm của doanh nghiệp thì mới thực hiện được.


- Để phát triển cơ sở hạ tầng ngành viễn thông với đặc thù ngành viễn thông đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thực hiện trong thời gian dài. Để giải quyết bài toán khó này, cần phải có sự kết hợp của nhà nước với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Nâng cao sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài ODA cho việc xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet băng rộng đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

+ Nhà nước ưu đãi mạnh hơn về chính sách miễn giảm thuế, tiền thuê đất mặt bằng cho các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng, khai thác hệ thống hạ tầng viễn thông như hệ thống cột ăngten, nhà trạm, cáp quang, cột treo cáp.

+ Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp viễn thông vay vốn từ nước ngoài để đầu tư vào xây dựng hạ tầng mạng lưới ngành viễn thông trong nước.

+ Cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hiện tượng tham nhũng gây thất thoát nguồn vốn đầu tư vào xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông từ khâu thiết kế, giám sát, nghiệm thu các công trình viễn thông cả công ích và không công ích.

- Khuyến khích thu hút nhà đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông công nghệ cao và băng thông rộng.

Phát triển hạ tầng băng thông rộng là xu hướng tất yếu trong tương lai bởi vì thị trường viễn thông di động đã bão hòa về thuê bao, thị trường viễn thông cố định bước vào suy thoái, thị trường internet băng thông rộng phát triển còn thấp nhưng có rất nhiều tiềm năng trong tương lai. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp mạnh về tiềm lực tài chính và công nghệ đầu tư trong trung và dài hạn. Chính vì vậy nhà nước cần kêu gọi và có chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như:

+ Khuyến khích, ưu tiên đẩy mạnh các hợp đồng dự án liên doanh, liên kết, hợp đồng đầu tư, hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước và nước ngoài đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược có thương hiệu mạnh trên thế giới.

+ Có chính sách ưu đãi thu thút đầu tư như giảm thuế đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành viễn thông đặc biệt là hạ tầng mạng, băng thông rộng, sản xuất thiết bị viễn thông. Đây là giải pháp rất thiết thực ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và tái đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về hạ tầng viễn thông giai đoạn đầu đặc biệt là công nghiệp phụ trợ cho ngành viễn thông. Đặc thù lĩnh vực khoa học công nghệ viễn thông rất phức tạp đòi


hỏi vốn lớn, chuyên gia trình độ cao, vì vậy cần phát huy vai trò của các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

+ Hỗ trợ và ưu đãi về lãi suất, tín dụng và thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn đầu tư vào ngành viễn thông. Đặc thù ngành viễn thông đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu vì vậy chính sách nhà nước cần ưu đãi cho vay vốn lớn, lãi suất ưu đãi, dài hạn cho ngành viễn thông đảm bảo được nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển ngành viễn thông đến năm 2020 theo quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ Tướng Chính phủ ký phê duyệt tháng 7/2012. Để quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được triển khai tốt cần phải:

- Xây dựng chiến lược phát triển ngành viễn thông đến 2020: Việc xây dựng chiến lược cho ngành viễn thông đến 2020 cần dựa trên việc ứng dụng manh mẽ khoa học công nghệ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông. Ngoài chiến lược phát triển chung của toàn ngành viễn thông đến 2020 cần phải hoàn thiện xây dựng các chiến lược bộ phận chức năng như: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực viễn thông đến 2020, chiến lược phát triển hạ tầng viễn thông, chiến lược phát triển khoa học công nghệ viễn thông đến 2020.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và các chương trình dự án để thực thi quy hoạch và chiến lược của ngành viễn thông đến 2020: Do lĩnh vực viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh, khoa học công nghệ lĩnh vực viễn thông thay đổi với tốc độ nhanh chóng vì vậy cần xây dựng kế hoạch trung hạn từ 3 đến 5 năm để cụ thể hóa và thực thi chiến lược dài hạn ngành viễn thông. Cụ thể với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia và chiến lược phát triển ngành viễn thông đến năm 2020 thì từ nay đến 2020 cần xây dựng kế hoạch phát triển ngành viễn thông giai đoạn 2014-2017 và kế hoạch 2017-2020. Ngoài ra, để triển khai các kế hoạch trung hạn này thì cần có các kế hoạch ngắn hạn, các chương trình dự án để đạt được các mục tiêu trung hạn và dài hạn.

4.3.4. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho ngành viễn thông để đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ ngành viễn thông

- Thế kỷ 21 là thế kỷ của 4G và băng thông rộng. Đây là công nghệ mà các nước có nền kinh tế phát triển đã đi trước Việt Nam áp dụng và trải qua, với Việt Nam còn mới nhưng là xu thế tất yếu trong tương lai. Để áp dụng công nghệ này vào Việt Nam trong tương lai gần, nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác, chuyển


giao công nghệ và hợp tác phát triển với các nước đã triển khai thành công băng thông rộng trên thế giới.

- Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp nước ngoài về chuyển giao khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

- Phát huy hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại trong lĩnh vực viễn thông của các Bộ ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam... để tạo cầu nối hợp tác về nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và hợp tác ứng dụng công nghệ ở cấp vĩ mô là các bộ ngành, cấp Chính Phủ giữa Việt Nam với các nước có khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến về viễn thông trên thế giới.

- Dịch vụ viễn thông di động đang chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của ngành viễn thông nhưng đang bước vào giai đoạn bão hòa thuê bao với ARPU giảm liên tục, dịch vụ internet, băng thông rộng, 3G doanh thu còn thấp nhưng rất tiềm năng trong tương lai. Vì vậy sau cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cước hiện nay thì chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng dịch vụ cung cấp sẽ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp và sự phát triển của ngành viễn thông trong thời gian tới. Chính vì thế các chính sách nhà nước cần phải khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông, thu hút các nhà đầu tư vào phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trên thế giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên đưa ra thị trường những dịch vụ mới lạ đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thị trường luôn biến động.

- Chính phủ cần kiểm soát tốt hơn và thông thoáng hơn trong việc công nhận các bằng phát minh sáng chế của Việt Nam về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mới trong viễn thông; Có chính sách thuế ưu đãi, giảm thuế, dãn thuế cho các doanh nghiệp ứng dụng mạnh công nghệ mới để có thêm vốn lưu động, dòng tiền cho tái đầu tư vào ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao về viễn thông.

- Chính phủ hiện đang có những cơ quan chủ quản về ứng dụng và phát triển về khoa học như Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT... Đây là những cơ quan đầu ngành về ứng dụng khoa học công nghệ mới. Vì vậy chính sách chính phủ cần phát huy hơn nữa vài trò của các cơ quan này trong việc định hướng, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ mới cho các doanh nghiệp cũng như sàng lọc, kiểm soát và tư vấn sâu cho các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ từ nước ngoài để tránh bị phải những công nghệ cũ, lạc hậu và không phù hợp vào Việt Nam.


4.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành viễn thông

- Việt Nam là quốc gia có dân số đông, lực lượng lao động trẻ với tư chất thông minh, tay nghề khéo léo, giá nhân công rẻ, nhiều tài nguyên thiên nhiên. Đây là lợi thế cần thiết và quan trong để chúng ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu về viễn thông. Để làm được điều này thì Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước có trình độ khoa học công nghệ viễn thông phát triển, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với các tổ chức viễn thông quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty viễn thông lớn trên thế giới để họ đầu tư, chuyển sản xuất, lắp giáp, cung ứng thiết bị công nghệ viễn thông sang Việt Nam.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển mạnh sản xuất thiết bị đầu cuối viễn thông như điện thoại di động, sạc pin, tai nghe...vừa rẻ, nhiều tính năng phù hợp với thị hiếu và thu nhập của vùng nông thôn rộng lớn của Việt Nam.

+ Nhà nước cần tăng cường hợp tác với nước ngoài để giúp cho các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp viễn thông có điều kiện tiếp nhận, chuyển giao, trao đổi chuyên gia để nắm bắt và ứng dụng các công nghệ, các phương pháp hiện đại, tân tiến nhất hiện nay về sản xuất các thiết bị viễn thông.

+ Nhà nước có chính sách ưu tiên giảm thuế, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông nhà nước lớn như Viettel, VNPT danh nguồn tài chính đủ lớn từ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để làm chủ công nghệ sản xuất các thiết bị viễn thông đầu vào, thiết bị đầu cuối.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành viễn thông cần tập trung vào công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, công nghiệp phần mềm và nội dung số cho ngành viễn thông để đa dạng hóa dịch vụ phi thoại cung cấp ra thị trường.

- Nhà nước ưu tiên hỗ trợ vốn, công nghệ, địa điểm và các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các lĩnh vực của ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành viễn thông đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

- Nhà nước hoàn thiện ban hành hướng dẫn các lĩnh vực ưu tiên thu hút các doanh nghiệp tham gia vào phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành viễn thông.

- Nhà nước xây dựng và ban hành quy hoạch và chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành viễn thông bởi ngành viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Sự phát triển của


ngành viễn thông sẽ kéo theo rất nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển, đặc biệt ngành viễn thông đang ngày càng đóng góp quan trọng vào GDP của cả nước. Do việc đầu tư cho phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành viễn thông đòi hỏi cần có vốn đầu tư lớn và phải làm từ tổng thể cả ngành để tránh tình trạng tự phát manh mún. Vì vậy nếu làm tốt quy hoạch và xây dựng được công nghiệp phụ trợ cho ngành viễn thông sẽ giúp cho ngành viễn thông chủ động hơn về thiết bị về nguồn đầu vào, giảm bớt sự phụ thuộc từ bên ngoài, giảm được giá thành đầu vào, giảm cước thuê bao từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đẩy mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ngoài để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành viễn thông. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có lợi thế là nguồn nhân lực rẻ, năng động, am hiểu thị trường nội địa. Còn các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về vốn, công nghệ hiện đại và năng lực quản trị tốt. Sự kết hợp giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành viễn thông sẽ đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ ngành viễn thông phát triển được bền vững và dài hạn.

4.3.6. Các doanh nghiệp viễn thông chủ động hợp tác quốc tế và đầu tư ra nước ngoài

Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông thì các doanh nghiệp trong ngành cần phải nâng cao sức cạnh tranh. Các giải pháp tập trung vào:

- Tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam còn bỏ ngỏ thị trường viễn thông rộng lớn với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Để đảm bảo tăng trưởng thuê bao và lợi nhuận thì các doanh nghiệp viễn thông cần đẩy mạnh phân khúc thị trường, chú trọng phát triển khách hàng tiềm năng tại các vùng nông thôn rộng lớn xuống đến các huyện, xã.

Đặc thù dân số Việt Nam là dân số trẻ, với đối tượng có độ tuổi từ 15 đến 27, đây là nhóm đối tượng khách hàng rất tiềm năng, ngoài sử dụng dịch vụ nghe, gọi, nhắn tin thì nhóm độ tuổi này thích sử dụng các dịch vụ mới, sử dụng rất nhiều các dịch vụ gia tăng trên mạng di động như game, nhạc chuông, internet... Các doanh nghiệp viễn thông cần đẩy mạnh phát triển, có chính sách phân loại khách hàng theo vùng, địa lý và nhóm tuổi.

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ gia tăng. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và đưa ra các dịch vụ gia tăng mới trên nền mạng di động để thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Các doanh nghiệp cần ứng dụng mạnh hơn nữa các dịch vụ di động gia tăng vượt khỏi dịch vụ gia tăng cơ bản đơn thuần hiện nay, đưa ra dịch vụ mới như: dịch vụ dữ liệu âm


thanh (audio data), dịch vụ hình ảnh Web, dịch vụ video, dịch vụ text data... nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi và thích cái mới, lạ của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Có thể nói chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn trong thị trường viễn thông di động đang cạnh tranh gay gắt hiện nay. Cuộc đua phát triển thuê bao đến chóng mặt hiện nay đã làm cho chất lượng dịch vụ của các mạng viễn thông Việt Nam bị giảm sút, chưa ổn định, dẫn đến tình trạng khách hàng mới phát triển được nhiều nhưng khách hàng cũ rời mạng cũng không ít. Để đảm bảo tăng thuê bao, thị phần và doanh thu bền vững thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Trong đó tập trung vào đẩy mạnh phát triển hạ tầng mạng lưới, đảm bảo cân đối giữa mục tiêu tăng thuê bao với đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng, chống nghẽn mạng, nâng tỷ lệ cuộc gọi thành công lên từ trên 98%, giảm thiểu tỷ lệ cuộc gọi bị rớt, chuyên nghiệp hoá dịch vụ chăm sóc khách hàng.

- Đầu tư nâng cấp công nghệ mới hiện đại. Đặc thù kinh doanh dịch vụ viễn thông là công nghệ sử dụng hiện đại và thay đổi liên tục, chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn, nhiều công nghệ, thiết bị mới ra đời thay thế cho công nghệ cũ. Vì vậy để đảm bảo cho phát triển bền vững thì các doanh nghiệp viễn thông cần đầu tư nhập khẩu lắp đặt ứng dụng công nghệ mới từ nước ngoài thường xuyên để giảm chi phí sản xuất và làm nền tảng cho ứng dụng các dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần chủ động tự đầu tư nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến, nâng cấp máy móc và công nghệ hiện đang sử dụng.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất thiết bị viễn thông như điện thoại di động, cột trạm BTS, cáp...Để làm chủ công nghệ, kiểm soát giá thành đầu vào, đặc biệt sản xuất điện thoại di động giá rẻ phù hợp với thu nhập, tiêu dùng của Việt Nam đăc biệt là tại thị trường nông thôn.

- Chủ động đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần sự chủ động tìm kiếm cơ hội mới và dám chấp nhận mạo hiểm thách thức ở thị trường bên ngoài Việt Nam để phát triển. Từ bài học kinh nghiệm của Viettel - là doanh nghiệp đi tiên phong về đầu tư ra nước ngoài, có thể rút ra kinh nghiệm để thành công trong địa bàn đầu tư mới này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng các vấn đề sau: Thích ứng nhanh với thị trường và môi trường cạnh tranh ở nước ngoài, xây dựng các chính sách marketing đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng; Gắn kết phát triển kinh doanh với vấn đề nâng cao phúc lợi xã hội để phát triển bền vững và gắn kết với nước sở tại; Xây

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí