Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


LÊ TRUNG DŨNG


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ,

PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN TỚI NĂM 2030 HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN.


CHUYÊN NGÀNH:LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Hữu Viên


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn có thật.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn Lê Trung Dũng


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá học 2015 - 2017, được sự đồng ý của Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:

“Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.” Sau một thời gian tiến hành, đến nay đề tài đã được hoàn thành.Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Hữu Viên, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.

Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã tham gia trực tiếp giảng dạy, các thầy cô giáo phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Tác giả


Lê Trung Dũng


MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt… v

Danh mục các bảng vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Nhận thức chung về quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 3

1.2. Trên thế giới 4

1.2.1.Quy hoạch vùng lãnh thổ 4

1.2.2. Quy hoạch Lâm nghiệp 7

1.3. Ở Việt Nam 9

1.3.1. Quy hoạch vùng chuyên canh 9

1.3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện 10

1.3.3. Quy hoạch lâm nghiệp 12

1.4. Thảo luận 19

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 21

2.1.1. Mục tiêu tổng quát 21

2.1.2. Mục tiêu cụ thể 21

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 21

2.3. Nội dung nghiên cứu 21

2.3.1.Cơ sở xây dựng quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của huyện Quỳ châu 21

2.3.2. Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 22

2.3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định

hướng tới năm 2030 22

2.4. Phương pháp nghiên cứu 22

2.4.1.Phương pháp điều tra thu thập số liệu 22

2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 24

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Quỳ châu 25

3.1.1. Cơ sở pháp lý 25

3.1.2. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 30

3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011- 2015 40

3.2.1. Những nội dung nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch bảo vệ phát triển rừng huyện Quỳ châu giai đoạn 2011-2020 40

3.2.2. Kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, những thành tựu, hạn

chế, nguyên nhân , bài học kinh nghiệm 45

3.2.3. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới bảo vệ, phát triển rừng trong giai đoạn tới 57

3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030 60

3.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển 60

3.3.2. Nội dungkế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng tới năm 2030 61

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

BNN

Bộ nông nghiệp

BVR&PTR

Bảo vệ rừng và phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BCĐ

Ban chỉ đạo

BTC

Bộ tài chính

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

ĐTQHR

Điều tra quy hoạch rừng

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

NQ/TW

Nghị quyết trung ương

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

OTC

Ô tiêu chuẩn

PCCR

Phòng chống cháy rừng

PTNT

Phát triển nông thôn

PTR

Phát triển rừng

PRA

đánh giá nông thôn có sự tham gia

QLR

Quản lý rừng

QH

Quy hoạch

QHLN

Quy hoạch lâm nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

TCLN

Tiêu chuẩn lâm nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

SXLN

Sản xuất lâm nghiệp

SNN&PTNT

Sỏ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp dân số , số hộ nhân khẩu của huyện 36

Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn 44

Bảng 3.3: Diện tích các loại rừng của huyện quỳ châu 45

Bảng 3.4: Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030 61

Bảng 3.5: Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn thực hiện phương án bảo vệ khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030 68

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ danh giới hành chính huyện Quỳ Châu 31


ĐẶT VẤN ĐỀ‌

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù trong nền kinh tế Quốc dân, ngoài việc đóng góp giá trị kinh tế cho nền kinh tế Quốc dân thì Lâm nghiệp còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương. Đối tượng sản xuất kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng, đất rừng và các sản phẩm khác từ rừng.

Trên thực tế, Rừng nước ta phân bố không đồng đều trên các vùng miền; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu của các địa phương, các ngành kinh tế đối với lâm nghiệp cũng không giống nhau. Do đó cần thiết phải tiến hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo cấp quản lý lãnh thổ và quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu lâm sản cho địa phương, cho nền kinh tế quốc dân và cho xuất khẩu.

Quỳ châu là huyện miền núi của tỉnh Nghệ an với lợi thế về tiềm năng đất đai, có tổng diện tích tự nhiên 97743.9 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 94866.1 ha. Đây là nguồn tài nguyên phong phú và quý giá của địa phương, chính vì vậy Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của huyện đã được xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện. Trong những năm qua công tác Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đã được các cấp, các ngành địa phương quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại đó là: Rừng và đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng còn kém hiệu quả; năng suất, chất lượng rừng không

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí