Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Theo Ngành


nhiên chỉ có mong muốn và quyết tâm thôi thì chưa đủ. Chính Phủ và các bộ chủ quản quản lý các doanh nghiệp viễn thông nhà nước quyết tâm chưa đủ mạnh, chưa thực sự quyết liệt làm đến cùng dẫn đến các chính sách thì hay nhưng chưa đi vào thực tiễn. Ngành viễn thông có sức cạnh tranh còn thấp do các chính sách nhà nước chưa đủ mạnh và chưa thực sự đi vào thực hiện triệt để.

3.3.6. Đầu tư nước ngoài

- Đầu tư nước ngoài vào ngành viễn thông Việt Nam

Bảng 3.25. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2011)



TT


Chuyên ngành


Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

1

CN chế biến,chế tạo

7,938

92,081,114,933.00

34,223,591,548

2

KD bất động sản

370

46,620,613,570.00

11,396,711,168

3

Xây dựng

815

12,438,911,218.00

3,929,679,137

4

Dvụ lưu trú và ăn uống

313

11,808,799,512.00

3,214,277,303

5

SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa

68

7,396,147,138.00

1,660,967,338

6

Thông tin và truyền thông

698

5,242,887,135.00

3,109,609,126

7

Nghệ thuật và giải trí

128

3,635,911,809.00

1,102,246,253

8

Vận tải kho bãi

314

3,249,770,072.00

1,009,121,840

9

Nông,lâm nghiệp;thủy sản

492

3,185,067,739.00

1,538,656,601

10

Khai khoáng

69

2,974,765,137.00

2,370,113,746

11

Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa

646

1,998,793,171.00

1,032,996,984

12

Tài chính,n.hàng,bảo hiểm

75

1,321,550,673.00

1,171,785,673

13

Y tế và trợ giúp XH

73

1,015,496,074.00

220,845,016

14

HĐ chuyên môn, KHCN

1,104

969,155,541.00

496,646,307

15

Dịch vụ khác

113

713,231,106.00

152,902,092

16

Cấp nước;xử lý chất thải

26

709,384,540.00

560,087,980

17

Giáo dục và đào tạo

150

354,564,448.00

123,526,491

18

Hành chính và dvụ hỗ trợ

104

187,693,821.00

96,303,411


Tổng số

13,496

195,903,857,637

67,410,068,014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 14

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Lĩnh vực thông tin và Truyền thông lũy kế tính đến tháng 11/2011 có 698 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là hơn 5,2 tỷ USD chiếm 2,67% Tổng vốn Đầu tư nước ngoài lũy kế vào Việt Nam.

Điển hình ngày 10/8/2011 hãng dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, cho biết đã bỏ hơn 1,4 tỷ Yên tương đương 370 tỷ đồng mua khoảng 25% cổ phần của Công ty Cổ phần Truyền thông VMG Media của Việt Nam, để mở rộng thị trường tại châu Á - Thái Bình Dương [33].

Ngày 11/3/2010 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT chính thức công bố tập đoàn ST Telemedia mua 10% cổ phần của Công ty CP đầu tư quốc tế VNPT (VNPT Global), ST Telemedia là công ty có trụ sở tại Singapore chuyên đầu tư trong lĩnh vực viễn thông với các hoạt động tại khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ, trọng tâm kinh doanh của hãng là lĩnh vực truyền thông di động và các dịch vụ IP toàn cầu [45].

Tập đoàn viễn thông VimpelCom của Nga nắm giữ 40% cổ phần Công ty CP Viễn thông Toàn cầu Gtel Mobile (với mạng di động BeeLine chính thức ra mắt thị trường ngày 20/7/2009), Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu Gtel nắm giữ 60% cổ phần còn lại [14].

Ngoài ra còn nhiều tên tuổi viễn thông lớn trên thế giới đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, mua cổ phần vào ngành viễn thông Việt Nam như: France Telecom, Vodafone, Deutsche Telekom, Sing Tel...Rõ ràng sau khi gia nhập WTO, với việc mở cửa thông thoáng hơn thị trường viễn thông, ngành viễn thông đã được các doanh nghiệp viễn thông lớn có tên tuổi tham gia đầu tư dưới hình thức liên doanh, mua cổ phần các doanh nghiệp trong nước góp phần tăng cường, hiện đại hóa hạ tầng mạng viễn thông, công nghệ và gia tăng vốn cho ngành viễn thông Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài vốn rất mạnh về công nghệ và tiềm lực tài chính.

- Đầu tư ra nước ngoài:

Bảng 3.26. Tổng hợp đầu tư Việt Nam ra nước ngoài theo ngành

Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 28/2/2010



TT


Ngành

Số dự án

Vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài (USD)

Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD)

Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD)

1

Khai khoáng

88

16,912,881,482

4,309,845,565

3,725,845,565

2

Nông, lâm nghiệp; thủy sản

7

2,112,875,678

1,870,369,133

1,677,722,938

3

Nghệ thuật và giải trí

59

1,266,458,757

1,183,169,314

1,183,169,314

4

SX, PP điện, khí, nước, điều hòa

3

1,034,550,000

1,034,550,000

1,034,550,000



TT


Ngành

Số dự án

Vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài (USD)

Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD)

Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD)

5

Thông tin và truyền thông

28

741,322,116

507,456,061

507,456,061

6

CN chế biến,chế tạo

110

558,973,400

437,950,246

437,950,246

7

Tài chính, nhà hàng,bảo hiểm

17

225,128,000

216,451,000

216,451,000

8

Kinh doanh bất động sản

28

394,974,634

159,042,634

159,042,634

9

Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa

98

205,201,842

150,786,875

150,286,875

10

HĐ chuyên môn, KHCN

59

42,748,556

36,611,656

36,611,656

11

Y tế và trợ giúp XH

3

31,579,615

31,579,615

31,579,615

12

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

19

81,045,206

31,466,873

31,466,873

13

Xây dựng

23

49,243,422

29,694,567

29,694,567

14

Vận tải kho bãi

12

19,185,771

17,148,211

17,148,211

15

Hành chính và dịch vụ hỗ trợ

9

37,890,000

9,680,000

9,680,000

16

Cấp nước; xử lý chất thải

2

8,900,000

7,920,000

7,920,000

17

Dịch vụ khác

7

4,447,500

3,052,500

3,052,500

18

Giáo dục và đào tạo

3

8,315,700

2,085,000

2,085,000


Tổng số

575

23,735,721,679

10,038,859,250

9,261,713,055

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lĩnh vực thông tin và truyền thông đầu tư ra nước ngoài lũy kế đến 28/2/2010 đạt 28 dự án với số vốn đầu tư hơn 741 triệu USD chiếm 3.1% tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Trong số các doanh nghiệp viễn thông hiện nay thì Viettel là doanh nghiệp đi tiên phong đầu tư hệ thống hạ tầng viễn thông đồng bộ, mở công ty, chi nhánh ở nước ngoài.

Tại thị trường Campuchia: Mạng di động Metfone của Viettel là mạng có vị trí dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất thị trường Campuchia. Chỉ chưa đầy 2 năm kể từ khi khai trương ngày 19/2/2009 tại thủ đô Phnôm Pênh, Metfone có hơn

4.000 trạm phát sóng và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc vươn tới vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo của Campuchia [36].

Sau 5 năm hoạt động tại thị trường viễn thông của đất nước chùa tháp Campuchia, Metfone đã xây dựng được hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn nhất, vùng phủ rộng và sâu nhất Campuchia.


Tính tới tháng 6/2011, Metfone là nhà mạng sở hữu hạ tầng dung lượng lớn nhất, phủ rộng và sâu nhất ở thị trường này với 16.000 km cáp quang được triển khai chiếm tới khoảng 80% mạng cáp quang của Campuchia.

Mạng lưới do Metfone triển khai lớn gấp 13 lần tổng số cáp quang mà toàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vòng 10 năm trước đó. Mạng cáp quang của Metfone sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại như SDH, DWDM với dung lượng đường trục lên tới 400 Gbps. [37].

Tại thị trường Lào: Ngày 16/10/2009, Viettel và đối tác liên doanh Lao Asia Telecom đã chính thức khai trương mạng di động tại Lào với tên gọi Unitel.

Tại thời điểm tháng 10/2009, Unitel có mạng lưới hạ tầng lớn nhất trong số 5 nhà cung cấp di động tại Lào, với 900 trạm BTS, 8.000km cáp quang và phủ sóng hầu hết các khu vực dân cư [20].

Tại thị trường Lào và Campuchia, tính đến thời điểm tháng 10/2010 Viettel đều phủ sóng kín các thành phố, quốc lộ chính và trung tâm huyện của các tỉnh, thành phố. Viettel đã có trên 18.000 trạm 3G tại 3 nước Đông Dương.

Như vậy có thể thấy việc đầu tư ra nước ngoài của ngành viễn thông còn thấp, mới tập trung chủ yếu ở Viettel, chỉ sau 1 thời gian ngắn đầu tư ra nước ngoài, Viettel đã vươn lên khẳng định thương hiệu, sức cạnh tranh tốt và dẫn đầu thị trường về mạng lưới, thuê bao.

Đầu tư nước ngoài vào ngành viễn thông nói riêng và cho lĩnh vực thông tin và truyền thông còn quá ít. Trong khi đó ngành viễn thông đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn để nâng cấp hạ tầng mạng lưới đặc biệt là đẩy mạnh băng thông rộng và về các vùng nông thôn. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của ngành viễn thông song đây cũng là cơ hội rất tốt để nhà nước cần thay đổi cơ chế chính sách theo hướng thông thoáng hơn nhằm thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như khu vực tư nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ngành viễn thông hiện nay mới chỉ có Tập đoàn viễn thông Viettel đầu tư viễn thông ra nước ngoài. Viettel đang trong quá trình đầu tư nên cần phải có thời gian để thấy được hiệu quả thực sự tuy nhiên việc có một doanh nghiệp viễn thông trong ngành vươn lên chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước sau một thời gian ngắn sau đó mở rộng đầu tư ra quốc tế đã tạo nên luồng gió rất mới trong việc mở rộng thị trường cạnh tranh và vươn lên theo hướng trở thành doanh nghiệp mang thương hiệu quốc tế. Đây là một tiền lệ rất tích cực trong sự cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam.

Qua phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông có thể tổng hợp qua mô hình sau:


Đầu tư nước

ngoài

Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh

trong nước của Công ty

Điều kiện cầu

Điều kiện yếu tố

sản xuất

Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp

hỗ trợ

Chính

phủ

- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, quy mô đầu tư còn nhỏ.

- Chủ yếu dưới dạng liên doanh, mua cổ phần, chưa có 100% nước ngoài.

- Trong nước bắt đầu đầu tư nước ngoài song còn manh mún và nhỏ

- Nhân lực đông song chất lượng thấp, không đạt yêu cầu.

- Thiếu vốn cho phát triển hạ tầng viễn thông.

- Công nghệ phổ biến của thế giới, năng lực khá.

- Hạ tầng viễn thông tăng

- Đang hoàn thiện hệ thống pháp luật viễn thông.

- Xu hướng tự do hóa, mở cửa và giảm bớt chi phối nhà nước.

- Quá trình tư nhân hòa chậm, nhà nước vẫn kiểm soát chặt viễn thông.

- Môi trường kinh doanh viễn thông kém hấp dẫn

- Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, phụ thuộc chủ yếu nước ngoài.

- Công nghiệp liên quan mới hình thành song quy mô thấp, manh mún và kém phát triển.

- Điều kiện sản xuất ngành viễn thông phụ thuộc bên ngoài nhiều.

- Cạnh tranh quyết liệt, tiêu cực.

- Có quá nhiều nhà cung cấp

- Chất lượng dịch vụ chưa tốt.

- Doanh nghiệp nhà nước thống lĩnh thị trường, tư nhân nhỏ bé.

- Cầu lớn, dân số đông, trẻ.

- Thu nhập thấp, chi tiêu viễn thông ít.

- Chủ yếu sử dụng dịch vụ giản đơn: Nghe, gọi.

- Dịch vụ phi thoại rất tiềm năng


Nhận xét các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam:

- Nhân tố chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong ngành viễn thông: Ngành viễn thông Việt Nam hiện nay có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, cạnh tranh quyết liệt song theo hướng tiêu cực nặng về khuyến mại giảm giá. Chất lượng dịch vụ chưa tốt, dịch vụ nghèo nàn, dịch vụ thoại là chính. Doanh nghiệp viễn thông Nhà nước dẫn dắt, chi phối thị trường viễn thông.


- Nhân tố đầu tư nước ngoài: Ngành viễn thông Việt Nam hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư vào Việt Nam song quy mô còn nhỏ và dưới hình thức liên doanh, liên kết. Đã có doanh nghiệp viễn thông trong nước đầu tư ra nước ngoài.

- Nhân tố điều kiện yếu tố sản xuất: Việt Nam có nguồn nhân lực đông song trình độ thấp. Nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành viễn thông vừa thiếu và vừa yếu. Những năm qua, hạ tầng mạng viễn thông đã được mở rộng, tăng trưởng nhanh tuy nhiên hạ tầng mạng còn chưa thực sự hiện đại và phát triển đồng bộ do còn thiếu nhiều vốn cho phát triển hạ tầng mạng viễn thông. Ngành viễn thông Việt Nam áp dụng công nghệ viễn thông phổ biến trên thế giới tuy nhiên hoạt động nghiên cứu phát triển viễn thông công nghệ cao chưa thực sự phát triển.

- Điều kiện cầu: Cầu thị trường đối với ngành viễn thông là lớn với cơ cấu dân số đông, trẻ. Tuy nhiên do thu nhập của người dân còn thấp, chi tiêu viễn thông ít, người dùng chủ yếu vẫn sử dụng dịch vụ thoại như nghe, gọi,nhắn tin là chính. Cầu thị trường về dịch vụ gia tăng viễn thông là rất tiềm năng trong tương lai.

- Chính phủ: Thời gian qua Chính Phủ đã và đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật về viễn thông để phù hợp với quy định quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên quá trình tự do hóa ngành viễn thông diễn ra chậm, Nhà nước vẫn kiểm soát và chi phối ngành viễn thông.

- Các ngành công nghiệp có liên quan và công nghiệp hỗ trợ: Các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành viễn thông còn kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ có sử dụng công nghệ cao. Các ngành công nghiệp có liên quan và công nghiệp hỗ trợ mới hình thành, quy mô nhỏ, manh mún.

3.4. Tổng hợp những ưu điểm, nhược điểm và yêu cầu đặt ra về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông

Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành viễn thông, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông, luận án đã rút ra những ưu điểm, nhược điểm năng lực cạnh tranh ngành viễn thông thời gian qua và những yêu cầu đặt ra nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông thời gian tới

3.4.1. Ưu điểm năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông

- Ngành viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu doanh thu dịch vụ viễn thông chuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện.

- Các doanh nghiệp viễn thông đã tạo lập và duy trì tốt hệ thống khách hàng và thị trường. Đây chính là các khách hàng thân thiết, dùng dịch vụ lâu năm, ngại đổi


thay đổi số điện thoại, trung thành với nhà mạng, chi phí dùng điện thoại ổn định, thường xuyên, dùng thuê bao trả sau. Đây là những khách hàng tạo ra nhiều doanh thu ổn định cho nhà mạng những nhà mạng khác khó lấy được những khách hàng này.

- Ngành viễn thông Việt Nam đã xây dựng và thiết lập được hệ thống mạng lưới đặc biệt là hệ thống mạng lưới viễn thông di động trên toàn quốc trong đó đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng nông thôn điển hình như của nhà mạng Viettel... Có nghĩa là các hãng viễn thông Việt Nam đã bước vào giai đoạn thu hái doanh thu trên hệ tầng đã được đầu tư từ trước tạo lợi thế cạnh tranh với các nhà mạng mới gia nhập thị trường.

- Ngành viễn thông có sự cạnh tranh hơn và theo hướng cơ chế thị trường tự do: Thị trường viễn thông Việt Nam cạnh tranh quyết liệt với nhiều nhà cung cấp trên thị trường trong đó cạnh tranh mạnh về giá cả, giảm giá và chất lượng dịch vụ cung cấp theo hướng tự do thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp có kinh nghiệm cạnh tranh, luôn tự nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa chi phí và năng động trong kinh doanh để tồn tại và phát triển ngay trên sân nhà.

- Chủ động đầu tư phát triển ở nước ngoài để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Đây là điểm sáng trong ngành viễn thông với việc ngành viễn thông đã có những doanh nghiệp táo bạo, mạnh dạn đầu tư vươn ra thị trường nước ngoài điển hình như Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Sự cạnh tranh quốc tế sẽ đem đến cho các doanh nghiệp thêm sức mạnh, kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế để củng cố vị thế trên thị trường Việt Nam và phát triển ở nước ngoài.

3.4.2. Nhược điểm năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông:

- Ngành viễn thông tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững, doanh thu bình quân/thuê bao giảm, tỷ lệ sử dụng băng thông rộng còn thấp.

- Nhân lực về viễn thông vừa yếu lại vừa thiếu: Đây là điểm yếu rất lớn và cũng là thách thức thật sự với ngành viễn thông Việt Nam thời gian tới. Bởi bài toán về thiếu vốn và công nghệ có thể giải quyết được trong thời gian ngắn bằng việc đi vay, hợp tác chuyển giao công nghê song để có nguồn nhân lực viễn thông chất lượng cao phải cần sự đầu tư lớn và lâu dài. Đặc thù ngành viễn thông đòi hỏi nhân lực trình độ cao thì rõ ràng thị trường lao động Việt Nam còn quá yếu với lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu.

- Hạ tầng kém phát triển đặc biệt băng thông rộng: Đặc thù địa lý Việt Nam là chia cắt, địa hình đồi núi hiểm trở và phân tán đã gây khó khăn rất lớn trong việc phát triển mạng lưới cáp quang, trạm phát sóng BTS...kèm theo đó là đầu tư vào mạng lưới mất rất nhiều chi phí đã cản trở sự phát triển hệ thống hạ tầng mạng lưới của


các nhà mạng trong đó hạ tầng băng thông rộng còn kém phát triển, mới chỉ chủ yếu ở các thành phố lớn của Việt Nam.

- Thiếu vốn cho đầu tư phát triển viễn thông: Đây là điểm yếu thực sự của ngành viễn thông. Một trong những đặc thù của ngành viễn thông là đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Do Việt Nam nền kinh tế kém phát triển, tích lũy thấp vốn đầu tư cho ngành viễn thông ít trong khi đó muốn phát triển ngành viễn thông phải có lượng vốn đầu tư rất lớn lên đến nhiều tỷ USD để phát triển hạ tầng mạng lưới. Thiếu vốn đã và đang là bước cản trợ rất lớn cho ngành viễn thông phát triển.

- Thiếu nhà đầu tư mang tầm cỡ chiến lược lớn và bền vững. Giai đoạn vừa qua ngành viễn thông Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển rất mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp viễn thông điển hình như Viettel, Mobifone, Vinaphone, Gtel, HaNoi Telecom... tuy nhiên thị trường viễn thông Việt Nam đang thiếu vắng những nhà đầu tư, doanh nghiệp viễn thông thực sự hùng mạnh về tiềm lực tài chính, đạt đẳng cấp cao để tạo hiệu ứng lan tỏa và định hướng dẫn dắt thị trường phát triển.

- Các doanh nghiệp viễn thông nhà nước đang độc chiếm, chi phối và dẫn dắt thị trường. Doanh nghiệp viễn thông tư nhân trong ngành viễn thông quá nhỏ bé và yếu, thị trường có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Cạnh tranh khốc liệt về giá giữa 3 hãng viễn thông dẫn đầu thị trường với nhau và với nhiều nhà cung cấp đã làm ARPU giảm mạnh liên tục, làm giá bán sát gần với giá thành làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và tái đầu tư cho phát triển của các doanh nghiệp viễn thông.

- Ngành công nghiệp hỗ trợ cho cho ngành viễn thông như sản xuất thiết bị hạ tầng kỹ thuật mạng, thiết bị đầu cuối... hiện nay kém phát triển, đang phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài nên sẽ chịu sức ép lớn về giá cả cung cấp thiết bị cũng như chuyển đổi thay thế thiết bị sẽ gặp khó khăn.

- Xếp hạng môi trường kinh doanh viễn thông thấp kém trong khu vực và có khoảng cách xa với các nước trong khu vực Châu Á.

3.4.3. Những yêu cầu đặt ra nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam

Một là: Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Đây là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông và tiến tới sự bền vững trong cạnh tranh của ngành viễn thông.

Hai là: Thúc đẩy cạnh tranh ngành viễn thông theo xu hướng tự do hóa của thị trường. Đây là yêu cầu bắt buộc và rất cần thiết để tạo ra một thị trường cạnh tranh trở nên tự do hơn và bình đẳng hơn. Đây cũng là hướng đi để tích tụ nguồn lực và

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí