Doanh Thu Công Nghiệp Phần Cứng, Mềm Và Nội Dung Số 2008 - 2011


điện thoại đường dài xuống đáng kể buộc VNPT muốn cạnh tranh với Viettel phải giảm giá cước điện thoại xuống, khi dùng dịch vụ 178 của Viettel sẽ tiết kiệm 40% giá cước so với gọi dường dài thông thường và 15% so với dịch vụ VoIP 171 của VNPT và VoIP 177 của Sài Gòn PosTel, nếu như trước đây, khách hàng phải mất tối thiểu hàng chục nghìn cho một cuộc gọi thì nay với dịch vụ VoIP, khách hành chỉ phải trả khoảng vài nghìn đồng một cuộc gọi (tối thiểu là 768 đ cho 1 một cuộc gọi nếu sử dụng dịch vụ VoIP 178 của Viettel ) và đến nay xuất hiện 10 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định còn 600 đ - 1200đ/phút.

+ Dịch vụ điện thoại di động: Giai đoạn đầu với sự độc quyền của Mobifone những năm 90 giá cước dịch vụ viễn thông rất cao lên đến 3000đ - 4000đ/phút với sự ra đời của Vinaphone năm 1996, sau này của Viettel năm 2004 đến nay là 7 nhà cung cấp. Đặc biệt sự ra đời của Viettel với giá cước gây sốc hơn 2000 đ/phút đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá giữa Mobifone, Vinaphone làm giá cước dịch vụ di động giảm mạnh, hiện nay với 7 nhà cung cấp trong đó có những tân binh rất mạnh như Beeline tung ra gói cước Bigzero, Big Kool, gọi quên ngày tháng đã tiếp tục đưa các nhà mạng vào cuộc cạnh tranh giảm giá cước điện thoại xuống mạnh, hiện nay còn khoảng hơn 1600đ/phút cho thuê bao trả trước và hơn 1000 đ/phút cho thuê bao trả sau.

+ Dịch vụ Internet: Cũng giống như hai dịch vụ điện thoại cố định và điện thoại di động, dịch vụ internet ban đầu do VNPT độc quyền cung cấp với giá cước thuê bao rất cao sau đó Viettel, FPT Telecom... xuất hiện đã đưa ra gói cước rẻ hơn đưa dịch vụ internet vào cuộc hay đua cạnh tranh giảm giá cước đến nay với 80 nhà cung cấp dịch vụ internet đã dẫn đến giá cước giảm xuống rất mạnh, bình quân giá cước thuê bao internet khoảng 50.000đ/tháng, giá cước trên lưu lượng sử dụng giảm với nhiều gói dịch vụ khác nhau cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức.

Như vậy cho thấy cuộc chiến về giá cước đã làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gay gắt, với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đi sau, đưa ra giá cước rẻ hơn đã thúc đẩy sự cạnh tranh giảm giá cước mạnh mẽ đưa ngành viễn thông Việt Nam với dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động và internet từ dịch vụ chỉ dành cho người giàu thành bình dân và đại chúng.

Nhận định: Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong ngành viễn thông là quá nhiều nhưng lại mất cân đối nghiêm trọng do các doanh nghiệp viễn thông nhà nước chi phối thống lĩnh thị trường. Ngành viễn thông chưa thực sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường, bản chất sự cạnh tranh là cạnh tranh trong nội bộ khu vực nhà nước với nhau. Chính điều này đang làm cho ngành viễn thông cạnh tranh tiêu cực. Muốn nâng cao sức cạnh tranh ngành viễn thông thì cần phải cấu trúc lại số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường theo hướng tự do hóa thị trường hơn.


3.3.4. Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ

Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành viễn thông gồm:

- Cung cấp thiết bị viễn thông: Đây là ngành cung cấp các thiết bị kết nối, vận hành cho mạng viễn thông như nhà trạm BTS, tủ nguồn, trạm di động BTS, cáp quang, truyền dẫn, thiết bị vận hành, trung tâm điều hành di động, cố định, internet. Đây là những thiết bị có công nghệ rất cao, vốn đầu tư lớn với đội ngũ chuyên gia hùng hậu, Việt Nam chưa tự cung ứng được các thiết bị trên cho thị trường trong nước và nhập từ nước ngoài trong đó chủ yếu các thiết bị viễn thông của các hãng nổi tiếng trên thế giới là: ZTE, Huawei, Emerson...Việt Nam mới chỉ cung cấp được những thiết bị hết sức đơn giản cho ngành viễn thông như dây điện, ổ điện, phích cắm, dây dẫn, ắc quy...

- Công nghiệp phần cứng, phần mềm và nội dung số:

Trong những năm qua số lượng máy tính cá nhân của Việt Nam gồm máy tính để bàn và xách tay tăng nhanh liên tục.

Bảng 3.22. Số lượng máy tính vi tính 2008 - 2011

Năm

12/2008

12/2009

12/2010

12/2011

Số lượng máy tính cá nhân để bàn, xách tay (ước tính)


4.478.500


4.880.800


5.319.000


5.899.830

Số máy vi tính cá nhân/100 dân

5,19

5,63

6,08

6,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 13

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông 2012, NXB Thông tin và Truyền thông

Số lượng máy vi tính cá nhân của Việt Nam tăng lên rất nhanh qua các năm đây là điều kiện quan trọng để phát triển internet những năm qua, tuy nhiên tỷ lệ máy vi tính cá nhân trên 100 dân còn quá thấp chưa được 10%.

Ngành công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và nội dung số có bước phát triển tích cực với doanh thu ngày càng tăng

Bảng 3.23. Doanh thu công nghiệp phần cứng, mềm và nội dung số 2008 - 2011


Năm

12/2008

12/2009

12/2010

12/2011

Công nghiệp phần cứng (triệu USD)

4.100

4.627

5.631

11.326

Công nghiệp phần mềm (triệu USD)

680

850

1.064

1.172

Công nghiệp nội dung số (triệu USD)

440

690

934

1.165

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông 2012, NXB Thông tin và Truyền thông


Ngành công nghiệp phần cứng có doanh thu cao nhất, ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số có doanh thu tăng nhanh liên tục qua các năm. Sự phát triển mạnh của ba ngành này đã làm cho các dịch vụ ứng dụng gia tăng trên mạng di động như: Video call, nhạc số, nhạc chuông, đọc báo internet, truyền hình internet… của ngành viễn thông trở nên phát triển hơn.

- Ngành cung cấp thiết bị đầu cuối viễn thông:

Ngành cung cấp thiết bị đầu cuối của Việt Nam trong những năm qua có bước phát triển tích cực với việc nhiều hãng viễn thông đã bắt đầu tự sản xuất điện thoại cho riêng hãng của mình như: máy điện thoại homephone của Viettel, máy điện thoại di động cầm tay thương hiệu Viettel, FPT, Vinaphone… Tuy nhiên đây là những máy điện thoại rẻ tiền, ứng dụng công nghệ thấp với giá trị gia tăng ít và nhiều linh kiện, con chíp vẫn phải nhập từ nước ngoài trong nước chưa đáp ứng được.

Thị trường thiết bị đầu cuối vẫn thuộc về các nhà cung cấp nước ngoài nổi tiếng như: Nokia, Samsung, Sonyericson, Motorola, LG, HTC, Black Berry, Vertu, Mobiado, iphone, iPad,..

Như vậy có thể thấy rằng ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành viễn thông của Việt Nam còn kém phát triển, ngành công nghiệp có liên quan của nội địa cũng kém phát triển và sân chơi thuộc về nhà cung cấp nước ngoài. Việt Nam còn là nước có trình độ kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Trong ngành viễn thông từ công nghệ và thiết bị hạ tầng mạng quan trọng thì Việt Nam nhập khẩu và phụ thuộc từ bên ngoài. Điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành viễn thông về giá thành cung cấp dịch vụ do phụ thuộc vào giá bán thiết bị từ nhà cung cấp.

3.3.5. Chính phủ

- Quy định về cấp phép kinh doanh viễn thông và tiêu chuẩn gia nhập ngành đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống các chính sách để điều tiết và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông:

+ Ngày 17/10/2000 Bộ Chính Chị đã ban hành chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước coi viễn thông, công nghệ thông tin là động lực, là công cụ quan trọng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đây là chỉ thị rất quan trọng mở đường cho việc phát triển thị trường viễn thông của Việt Nam về sau này.

+ Ngày 7/6/2002 Chủ tịch nước đã ban hành Pháp lệnh về bưu chính viễn thông số 13/2002/L/CTN. Đến ngày 3/9/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2004/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bưu chính viễn thông về viễn thông


trong đó quy định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động viễn thông tại Việt Nam gồm thiết lập mạng viễn thông, cung cấp sử dụng dịch vụ viễn thông, sản xuất và xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, thi công lắp đặt công trình viễn thông. Sự ra đời của Pháp lệnh Bưu chính viễn thông và nghị định hướng dẫn đã quy định hành lang pháp lý cho việc thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, các quy định liên quan đến quản lý, điều tiết, kinh doanh hoạt động viễn thông từ đó đã mở hướng phát triển mạnh mẽ ngành viễn thông, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện sẽ được cấp phép dịch vụ viễn thông đã mở ra cơ hội cho việc thành lập và cung cấp dịch vụ viễn thông đa dạng và cạnh tranh nhau.

+ Tháng 7/11/2006 Việt Nam chính thức được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau nhiều vòng đàm phán, Việt Nam đã thống nhất cam kết WTO về viễn thông để mở cửa thị trường viễn thông, cho phép doanh nghiệp viễn thông nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, ví dụ như dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất: 3 năm sau khi gia nhập, các công ty đa quốc gia được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất tại Việt Nam.

Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

+ Chính sách về phát triển ngành viễn thông tiếp tục được hoàn thiện bằng việc ngày 23/11/2009 Quốc Hội đã ban hành Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/7/2001, đến ngày 6/4/2011 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông đã cụ thể hóa những quy định rõ ràng về kinh doanh dịch vụ viễn thông phù hợp với các quy định cam kết gia nhập WTO, trong đó mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại thị trường viễn thông Việt Nam phù hợp cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Việt Nam đã và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định về điều kiện cấp phép dịch vụ viễn thông trong đó các quy định pháp luật về cấp phép theo hướng mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy đã thúc đẩy sự hợp tác liên doanh liên kết và cho ra đời nhiều mạng di động Việt Nam có yếu tố nước ngoài như Gtel là sự liên doanh giữa Công ty viễn thông toàn cầu Gtel và tập đoàn Vimpelcom của Nga thành lập mạng di động Beeline. Đồng thời thu hút mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện tham gia đầu tư vào dịch vụ viễn thông, vì thế chỉ trong mấy năm Việt Nam đã có tới 10 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, 7 nhà cung cấp dịch vụ di động và 80 nhà cung cấp dịch vụ internet.

- Quy định của Chính phủ Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông.


+ Việc ban hành luật viễn thông, nghị định hướng dẫn và cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về viễn thông đã cho thấy rõ chủ chương Việt Nam muốn mở rộng cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện tham gia vào thị trường trong nước để nâng cao hạ tầng, chất lượng dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước.

+ Ngày 18/10/2001 Chính Phủ đã ban hành quyết định số 158/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó nêu rõ tiếp tục đổi mới chính sách để huy động các nguồn lực trong nước, thu hút nguồn lực nước ngoài cho Bưu chính viễn thông, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phục vụ phát triển, huy động mạnh nguồn vốn ngoài nước “ Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bưu chính, viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa”.

+ Ngày 1/6/2009 Chính phủ đã ban hành quyết định số 698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho điện tử, viễn thông, tin học thì Chính phủ đưa ra một trong những giải pháp “Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT theo quy định của pháp luật, đầu tư vào đào tạo nhân lực CNTT theo hướng dịch vụ CNTT. Có chính sách cho cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo CNTT tương đương với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm”

- Quy hoạch phát triển ngành viễn thông:

+ Ngày 18/1/2011 Chính Phủ đã ban hành quyết định số 119/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 với nội dung chủ yếu đưa viễn thông, internet về nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đẩy nhanh phổ cập các dịch vụ viễn thông và internet, xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng đến xã, Xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về nông thôn, Phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn, nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra là: “Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn nói chung thông qua chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đầu tư, đất đai theo quy định của pháp luật có liên quan”.

+ Ngày 22/9/2010 Chính phủ đã ban hành quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg phê duyệt đề án “ Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và


truyền thông”. Với mục tiêu về viễn thông ví dụ như: “Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam nằm trong số 55 nước trong bảng xếp hạng của ITU (thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu)”. Các giải pháp được đưa ra nhằm xã hội hóa đầu tư trong đó điển hình là: “Tích cực xã hội hóa đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là có những cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh để hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng khó khăn” và đặc biệt “có cơ chế phù hợp để huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới…; nghiên cứu, áp dụng mô hình hợp tác công - tư phù hợp cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và cung cấp dịch vụ”

Với chính sách khá thông thoáng, kêu gọi mạnh mẽ và xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào viễn thông đặc biệt là băng thông rộng đã và sẽ làm cho ngành viễn thông cạnh tranh trở nên gay gắt hơn với nhiều nhà cung cấp dịch vụ tham gia thị trường, xu thế liên doanh, liên kết sẽ diễn ra mạnh và nhanh chóng thời gian tới.

+ Ngày 27/7/2012 Chính phủ đã ban hành quyết định số 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt“ Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020” với mục tiêu ứng dụng công nghệ hiện đại trong ngành viễn thông, ưu tiên cho xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng tốt và phát triển thị trường viễn thông bền vững cạnh tranh theo hướng lành mạnh.

- Cơ chế của Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi phát triển ngành viễn thông từ độc quyền, sở hữu nhà nước chi phối sang tư nhân hóa và tự do hóa ngành viễn thông.

Theo Luật viễn thông về tỷ lệ sở hữu trong các công ty viễn thông, cụ thể là “ Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục thị trường dịch vụ viễn thông do Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định”. Đây là một quyết định để tăng tính độc lập, tự chủ trong phát triển cho các doanh nghiệp viễn thông, với quy định này buộc tập đoàn VNPT hiện đang sở hữu trên 20%


vốn điều lệ, cổ phần của cả hai mạng là Vinaphone và Mobiphone sẽ phải thay đổi tỷ lệ sở hữu cho đúng luật.

Chính Phủ đã và đang quyết tâm thời gian tới đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông như Mobifone, Viettel Telecom, Vinaphone để tăng sức cạnh tranh, tự chủ và tăng hiệu quả kinh doanh.

Các quy định cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về viễn thông đã làm cho thị trường viễn thông trở nên thông thoáng hơn, tự do hơn trong việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường viễn thông Việt Nam và chủ chương Chính phủ kêu gọi xã hội hóa đầu tư viễn thông đặc biệt là đầu tư băng thông rộng về nông thôn đã thúc đẩy ngành viễn thông có tính cạnh tranh hơn.

Nhân tố chính sách thời gian qua đã và đang được hoàn thiện thúc đẩy sự hợp tác đầu tư vào ngành viễn thông, điều tiết hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường viễn thông trở nên minh bạch và lành mạnh hơn thì cũng bộc lộ nhiều bất cập như việc ban hành chính sách còn chậm đi theo thực tiễn ví dụ như Luật viễn thông ban hành ngày 23/11/2009 có hiệu lực từ 1/7/2010 nhưng đến ngày 6/4/2011 Chính Phủ mới ban hành nghị định hướng dẫn có nghĩa là Nghị định ban hành chậm so với hiệu lực của luật là hơn 9 tháng. Thủ tục hành chính cho thu hút đầu tư và cơ chế chính sách còn rườm rà làm cản trở đầu tư. Yêu cầu cổ phần hóa các công ty viễn thông quốc doanh nhà nước đã được đưa ra từ lâu song quá trình cổ phần hóa diễn ra quá chậm, sức ỳ lớn dẫn đến sự chậm trễ quá trình tư nhân hóa ngành viễn thông trong các công ty quốc doanh.

Môi trường kinh doanh ngành viễn thông (TBER)

Tính đến hết quý I/2011, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng gần cuối bảng xếp hạng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng trên Srilanka với thứ hạng 17/18.

Chỉ số thị trường viễn thông của Việt Nam thuộc hạng thấp nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt 37,5 điểm, thua kém 36,1 điểm so với điểm thị trường viễn thông của nước đứng đầu Nhật Bản 73,6 điểm. Rõ ràng khoảng cách trình độ phát triển thị trường viễn thông Việt Nam so với các nước trong khu vực còn quá xa và yếu kém.

Với chỉ số thị trường viễn thông Việt Nam xếp gần đội sổ chỉ đứng trên Srilanka đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần phải có sự cải cách để nâng hạng về khả năng canh tranh và sự hấp dẫn môi trường ngành Viễn thông. Mặc dù Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng viễn thông thuộc loại nóng nhất khu vực, tỷ lệ người sử dụng điện thoại cố định, thuê bao di động và internet thuộc hạng cao trong khu vực tuy nhiên môi trường kinh doanh ngành Viễn thông còn chưa tốt, có khoảng cách quá xa so với các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông


thì cần phải cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tự do hơn, chính sách thông thoáng hơn và sự cạnh tranh cần theo cơ chế thị trường hơn.

Bảng 3.24. Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương quý I/2011


Quốc gia

Thành tích đạt được

Rủi ro

Thành tích ngành

Thành tích quốc gia

Rủi ro công nghiệp

Rủi ro quốc gia

Đánh giá chung

Xếp hạng

Nhật Bản

73,6

66,7

90

86,8

76,4

1

Singapore

55,0

83,3

90

90,9

72,6

2

Australia

64,1

83,3

70

78,1

71,8

3

Hàn Quốc

62,5

66,7

90

76,3

69,7

4

Hồng Kông

55,0

76,7

80

85,4

68,6

5

Malaysia

55,0

66,7

90

75,4

66,2

6

Đài Loan

52,5

63,3

90

77,6

64,5

7

Ấn Độ

70,0

39,0

70

56,3

60,4

8

Trung Quốc

63,3

35,0

70

70,6

58,4

9

Indonesia

52,5

42,7

60

51,1

51,0

10

Philipines

47,5

46,7

70

53,1

50,0

11

Pakistan

50,0

45,3

70

28,1

48,6

12

Bangladesh

52,5

36,0

60

44,5

48,4

13

Lào

40,5

60

50

49,9

48,1

14

Campuchia

46,8

54,0

50

36,4

47,5

15

Thái Lan

40,0

32,7

60

62,2

44,5

16

Việt Nam

37,5

33,7

60

47,8

42,2

17

Sri Lanka

33,8

30,0

50

59,9

39,2

18

Nguồn: BMI và Báo cáo viễn thông Việt Nam quý II/2011, Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng VNPT, tháng 6/2011. BMI

Quan phân tích trên cho thấy: Trong thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế chính sách, ban hành luật, nghị định, thông tư, quy hoạch ngành viễn thông theo hướng hội nhập với quốc tế. Chính Phủ cũng đang thể hiện ý chí chính trị, quyết tâm và thấy rõ ràng là muốn ngành viễn thông Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần phải đẩy mạnh cải tổ lại cấu trúc ngành viễn thông, cần phải cổ phần hóa các doah nghiệp viễn thông nhà nước để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn. Tuy

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022