Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam.


dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới vững chắc làm cơ sở cho phát triển kinh doanh và thực hiện các chiến lược trong kinh doanh.

- Thường xuyên tái cấu trúc sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Để nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt và sự thay đổi phương thức kinh doanh, công nghệ viễn thông như hiện nay thì doanh nghiệp viễn thông phải thường xuyên thay đổi, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy để theo kịp với sự thay đổi của thị trường. Nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là nhân lực về kỹ thuật và công nghệ để làm chủ sự thay đổi công nghệ trong ngành viễn thông là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp viễn thông. Vì vậy các doanh nghiệp viễn thông cần chú trọng xây dựng chiến lược nguồn nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

4.4. Kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam.

Để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam thời gian tới, luận án đề xuất những kiến nghị sau:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

(1) Bộ Công Thương cùng với Bộ Thông tin và Truyền Thông cần tăng cường hơn nữa trong việc đối thoại, giám sát, làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để nắm thông tin thực tiễn và có biện pháp điều hành hoạt động ngành viễn thông sát sao và hiệu quả. Đồng thời xử phạt quyết liệt nghiêm các hành vi vi phạm luật canh tranh bất kể là doanh nghiệp nào vi phạm.

(2) Bộ Quốc Phòng và Bộ Thông tin và Truyền thông là hai Bộ chủ quan trực tiếp của các doanh nghiệp viễn thông nhà nước hiện nay (Mobifone, Vinaphone, Viettel) cần mạnh tay, quyết liệt thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông áp dụng theo đúng quy định của luật viễn thông về vấn đề sở hữu. Các bộ chủ quan này phối hợp với nhau dưới sự chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính Phủ và Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cấu trúc lại tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong các doanh nghiệp này, chỉ nên giữ lại một doanh nghiệp viễn thông nhà nước làm ăn có hiệu quả cao, liên quan đến quốc phòng an ninh, còn lại nhà nước không cần phải nắm tỷ lệ cổ phần chi phối mà để cho khu vực tư nhân và nước ngoài tham gia vào các doanh nghiệp này.

(3) Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung những văn bản phù hợp định hướng cho ngành viễn thông Việt Nam phát triển. Đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước cần mạnh tay hơn nữa với chế tài xử phạt mạnh hơn nữa đối với tình trạng thuê bao ảo, thuê bao rác, quản lý thông tin khách hàng, giải quyết “mạng nhện” hạ tầng viễn thông làm mất cảnh quan đô thị, khuyến mại ảo,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

khuyến mại không đảm bảo chất lượng dịch vụ… xử phạt thật nặng các doanh nghiệp gian dối trong công bố và báo cáo sai sự thật thổi phồng số thuê bao, doanh thu lợi nhuận.

(4) Bộ Khoa học và Công nghệ là có quan quản lý nhà nước về đổi mới khao học công nghệ cần có chính sách, cơ chế ưu tiên về nguồn lực con người và tài chính cho đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ viễn thông để công nghệ ngành viễn thông Việt Nam theo kịp với sự thay đổi quá nhanh của công nghệ viễn thông trên thế giới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 18

(5) Bộ Giáo Dục và Đào tạo cần tăng cường định hướng, hoạch định, quy hoạch mở rộng và chuyên sâu hơn chuyên ngành đào tạo về điện tử viễn thông, công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao Đẳng, Trường nghề để đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về viễn thông, công nghệ thông tin cho ngành viễn thông

Đối với các doanh nghiệp:

(1)) Các doanh nghiệp lớn đang dẫn đầu trong ngành viễn thông như Viettel, VNPT cần tích cực hợp tác và đẩy mạnh dùng chung hạ tầng mạng viễn thông để tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận trong ngành viễn thông

(2) Các doanh nghiệp viễn thông cần tăng cường sự chủ động và có chiến lược dài hạn để đầu tư vào nghiên cứu và làm chủ công nghệ viễn thông đặc biệt là có thể sản xuất một phần hoặc phần lớn thiết bị hạ tầng mạng để tránh bị lệ thuộc hoàn toàn, chị sự chi phối và điều tiết ép giá, làm ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới và sức cạnh tranh.

(3) Các doanh nghiệp viễn thông nên tích cực và chủ động đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm mở rộng thị phần, thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, lấy Viettel là tấm gương sáng về sự tiên phong đầu tư ra nước ngoài.

(4) Các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel hay Mobifone, Vinaphone nên đứng ra vận động và thành lập Hiệp hội viễn thông Việt Nam để các doanh nghiệp viễn thông trong ngành có cơ hội cùng bàn bạc, thỏa thuận và tìm tiếng nói chung đặc biệt là cùng tiếng nói trong việc đề xuất các kiến nghị liên quan đến chính sách cạnh tranh trong ngành viễn thông để ngành viễn thông luôn nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh trong nước và quốc tế rất khốc liệt.


Tổng kết chương 4.

Chương 4 của Luận án đã nghiên cứu và phân tích những cơ hội, thách thức đối với ngành viễn thông Việt Nam sau hơn 5 năm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Luận án đưa ra định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam ở chương 3, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành, ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức, luận án đưa ra và phân tích các giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam.

Chương 4 của Luận án đã trả lời được câu hỏi thứ 4 của là: Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam?


KẾT LUẬN

Ngành viễn thông Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn của đất nước trong quá trình Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngành viễn thông Việt Nam đã và đang đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là công cụ, phương tiện quan trọng đưa Việt Nam phát triển, ngành viễn thông Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức to lớn phía trước, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông là một xu thế tất yếu và cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay và thời gian tới.

Luận án đã tổng hợp và xây dựng bộ chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông và xác định những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng thực tế năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua. Bên cạnh những mặt tích cực nổi bật sức cạnh tranh của ngành như tốc độ tăng trưởng phát triển cả về hạ tầng mạng lưới, doanh thu, thuê bao...thì một thực tế rõ ràng năng lực cạnh tranh ngành viễn thông còn hạn chế, cấu trúc cạnh tranh bên trong ngành viễn thông chưa tốt, các doanh nghiệp viễn thông khu vực nhà nước thống lĩnh và chi phối thị trường.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhìn bức tranh toàn cảnh ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua, luận án đã đưa ra những nhóm giải pháp và kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam thời gian tới.

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, do bị hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc nghiên cứu chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, trong những nghiên cứu tiếp theo sau luận án này, tác giả sẽ cố gắng để có những nghiên cứu chuyên đề chuyên sâu đánh giá sâu các khía cạnh khác nhau năng lực cạnh tranh ngành viễn thông để phục vụ tốt hơn cho hoạt động thực tiễn của tác giả và cung cấp thông tin hữu ích hơn cho cơ quan quản lý, các tổ chức, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 9/2009).

2. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Đầu tư ra nước ngoài – Hướng đi và cách làm mới nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 10/2009).

3. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Khó khăn, thách thức của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam do biến động lạm phát tăng cao”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về Khó khăn, thách thức do biến động kinhh tế vĩ mô và đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 26 tháng 10 năm 2008.

4. Th.s Nguyễn Mạnh Hùng & PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (2011), “Năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (số 172 (II), tháng 10/2011).

5. Th.s Nguyễn Mạnh Hùng(2012), “Kinh nghiệm phát triển ngành viễn thông”,

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4 [516], kỳ 2 tháng 2/2012

6. Th.s Nguyễn Mạnh Hùng (2012), “Năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam: Nhìn lại 2006 - 2011 và một số định hướng cho 2012-2015”. Hội thảo khoa học chuyên đề “Dự báo kinh tế 2012 - 2015” trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương và Tạp trí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tháng ngày 10/1/2012 tại Tại Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake – 1A Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội.

7. Th.s Nguyễn Mạnh Hùng(2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông: Tiếp cận từ phía cầu”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, kỳ 1 tháng 4/2012.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng việt

1. Báo dân trí (2011), Doanh nghiệp Việt “Rải tiền” ra nước ngoài, (http://dantri.com.vn/c728/s728-501447/doanh-nghiep-viet-rai-tien-ra-nuoc- ngoai.htm )

2. Báo điện tử Vnmedia (2011), Những “liều thuốc” trị bệnh thuê bao ảo, (http://vnmedia.vn/VN/nhung_lieu_thuoc_tri_benh_thue_bao_ao_279_238197. html).

3. Báo điện tử Bưu điện (2011), “Đại gia” viễn thông: Nóng bỏng cuộc đua lợi nhuận, (http://www.baobuudien.vn/Home/Kinh-doanh/Dai-gia-vien-thong- Nong-bong-cuoc-dua-loi-nhuan/2011/03/1MSVC871763/View.htm).

4. Bộ thông tin và truyền thông (2012), Quyết định số 896/QĐ-BTTTT phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011

– 2020.

5. Bộ thông tin và truyền thông (2007), Dự thảo Quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2009, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

8. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2011, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

10. Bộ thông tin và truyền thông (2006), “Cam kết gia nhập WTO – Các dịch vụ chuyển phát, dịch vụ viễn thông, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan”, (http://mic.gov.vn/tintucsukien/tinhoatdongcuabo/trang/camketgianhapwtocacdi chvuchuyenphatdichvuvienthongdichvumaytinhvacacdichvulienquan.aspx )

11. Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID): Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) (2005), Nghiên cứu về cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam.

12. Cục viễn thông (2011) thuộc Bộ thông tin và truyền thông, Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông/2011,


(http://www.ictqc.gov.vn/news_detail.asp?newsid=394&CatID=198&p_CatId= 36).

13. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư: http://fia.mpi.gov.vn

14. Doanh nhân Sài gòn online: http://doanhnhansaigon.vn/online/cntt/tieu- diem/2012/05/1064032/thi-truong-thong-tin-di-dong-khi-dai-gia-thao-chay/

15. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia (2004). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- LêNin, Hà Nội 2004.

16. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Đánh giá chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông, Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội.

17. Vũ Đức Đạm (1996), Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Hoàng Thị Hoan (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Trần Đăng Khoa (2007), Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Lao động điện tử (2009), Viettel khai trương mạng di động tại Lào, (http://laodong.com.vn/home/viettel-khai-truong-mang-di-dong-tai- lao/200910/159754.laodong).

21. Trần Đức Lai, 2004 “Quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam”, Luận án tiến sỹ.

22. Lê Ngọc Minh (2008), Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội .

23. Phan Chu Minh (2002), Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển các dịch vụ viễn thông ở Bưu điện Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Minh (2001), Hội tụ IP - Cuộc cách mạng mới trong viễn thông, Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội.

25. Mai Thế Nhượng, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Ngô Việt, Lê Đắc Quang, Nguyễn Hương Lan (2000), Vai trò của viễn thông trong phát triển kinh tế, Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội.

26. Michael E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.


27. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.

28. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.

29. Sài gòn tiếp thị Online (2011), Chỉ số kinh doanh viễn thông Việt Nam đang suy giảm, (http://www.sgtt.vn/Kinh-te/144642/Chi-so-kinh-doanh-vien-thong-Viet- Nam-dang-suy-giam.html )

30. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (2012), Xu hướng và triển vọng viễn thông Việt Nam 2012, Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng VNPT.

31. Tin nhanh Việt Nam Vnexpress (2011), GDP năm 2010 của Việt Nam vượt 100 tỷ USD, (http://vnexpress.net/gl/kinh doanh/2010/12/3ba24d1c/).

32. Trần Văn Thịnh (2007), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

33. Thời báo kinh tế Việt Nam Vneconomy (2011), “Đại gia” viễn thông Nhật đầu tư vào Việt Nam, (http://vneconomy.vn/20110811114915652P0C16/dai-gia- vien-thong-nhat-dau-tu-vao-viet-nam.htm).

34. Thời báo kinh tế Việt Nam Vneconomy (2009), “Chính thức cấp giấy phép 3G”, (http://vneconomy.vn/20090814120333384P0C16/chinh-thuc-cap-giay- phep-3g.htm).

35. Thời báo kinh tế Việt Nam Vneconomy (2011), “MobiFone đạt gần 6.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế ”, (http://vneconomy.vn/20110124032222162p0c5/mobifone-dat-gan-6000-ty- dong-loi-nhuan-truoc-thue.htm).

36. Thời báo kinh tế Việt Nam (2011), Viettel đầu tư ra nước ngoài: “Kỹ thuật đi trước”), (http://vneconomy.vn/20110208100937782p0c5/viettel-dau-tu-ra- nuoc-ngoai-ky-thuat-di-truoc.htm)

37. Thời báo kinh tế Việt Nam (2011), Mạng Metfone của Viettel phủ sóng khắp Campuchia, (http://vneconomy.vn/20110812074110840P0C16/mang-metfone- cua-viettel-phu-song-khap-campuchia.htm)

38. Thông tin công nghệ: http://www.thongtincongnghe.com/article/31794

39. Thủ tướng chính phủ (2012): Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg, Phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.

40. Tổng cục thống kê (2012) – Báo cáo điều tra lao động và việc làm 2011. Website http://www.gso.gov.vn

41. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam online:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022