vụ của CBCNV làm việc tại các điểm phục vụ, giao dịch… đã có nhiều biến chuyển và không ngừng được nâng lên.
Những năm qua, VNPT Nghệ An đã đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới Viễn thông - CNTT, tiếp tục khẳng định và giữ vững vị trí là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trên địa bàn, cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ cho mọi đối tượng khách hàng… Hiện tại, VNPT Nghệ An cơ bản đã cáp quang hóa đến tất cả các huyện, thị, khu vực với chiều dài 20.000 km, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốc độ cao đến 100% số xã trên địa bàn tỉnh. Mạng truy cập Internet băng rộng đã có gần 300 điểm cung cấp dịch vụ với
300.000 cổng kết nối, đảm bảo cung cấp dịch vụ băng rộng đến tất cả khách hàng trên toàn tỉnh. Đặc biệt, lĩnh vực mạng di động được tập trung đầu tư mạnh mẽ. Từ 20 trạm BTS vào năm 1996, đến nay VNPT Nghệ An đã có 1.800 trạm BTS, trong đó có gần 750 trạm 3G/4G, đưa VinaPhone trở thành nhà mạng có vùng phủ sóng 3G rộng nhất toàn tỉnh với 99% số xã được phủ sóng. VNPT Nghệ An hiện có hơn 1 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ VT
- CNTT, trong đó có hơn 500.000 thuê bao di động; bình quân mỗi năm tăng thêm gần 100.000 khách hàng mới. Xác định rõ vai trò quan trọng của hệ thống kênh phân phối, VNPT Nghệ An đã không ngừng đầu tư mở rộng mạng lưới kênh phân phối, phủ kín thị trường từ thành phố đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa, cung cấp dịch vụ đến khách hàng một cách thuận lợi nhất. Hiện tại, VNPT Nghệ An đã phát triển được hơn 5.000 đại lý, điểm bán, độ phủ 1,5 điểm/1.000 dân; doanh số bán bình quân qua điểm bán đạt 50 tỷ đồng/tháng. Ngoài việc bán sim thẻ, các đại lý, điểm bán cũng tích cực bán các dịch vụ GTGT trên nền di động VinaPhone như gói cước combo, gói data… phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G/4G của khách hàng; góp phần tích cực trong kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT Nghệ An, đặc biệt trong việc chiếm lĩnh thị phần dịch vụ thông tin di động
2.2.3.6 Uy tín, thương hiệu
VNPT là công ty TNHH một thành viên, có lịch sử xây dựng và phát triển gần 70 năm, có cơ sở cung cấp dịch vụ rộng khắp trên cả nước, với gần
14.000 điểm phục vụ. Có thể nói rằng, nói đến dịch vụ BCVT, đa phần người dân hiểu nó gắn liền với bưu điện và gắn liền với VNPT. Các đối thủ cạnh tranh trong nước không thể có bề dầy lịch sử và truyền thống này. Văn hóa – bản sắc của VNPT được biểu hiện bằng Huân chương sao vàng, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh đó, do VNPT là một Tập đoàn nhà nước lớn có uy tín cao, rất thuận lợi trong việc tạo ra cái gọi là “tín chấp” trên thị trường. Người sử dụng có cảm giác tin tưởng hơn khi sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài chính do VNPT cung cấp. Ví dụ như dịch vụ tiết kiệm bưu điện, dịch vụ bảo hiểm bưu điện bảo hiểm riêng cho các khách hàng nội bộ VNPT (thị trường ổn định và bền vững) và các khách hàng khác đảm bảo cho các hoạt động của VNPT từ các tỉnh, thành và hoạt động chung của VNPT luôn có độ an toàn cao đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ BCVT. Đây cũng là thuận lợi vượt trội của VNPT.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Trên Thị Trường Viễn Thông Nghệ An
- Tổng Thuê Bao Tại Vnpt Tại Nghệ An Từ Năm 2016 - 2020
- Chi Phí Khuyến Mại, Sckh Qua Các Năm
- Dự Báo Thị Trường Viễn Thông Và Quan Điểm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Vnpt Nghệ An
- Đầu Tư Cho Cán Bộ Công Nhân Viên, Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Và Kỹ Năng Quản Lý Hiện Đại Của Đội Ngũ Lãnh Đạo
- Đổi Mới Công Tác Kế Hoạch, Hoàn Thiện Cơ Chế Phân Phối Thu Nhập
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Cũng trong dịp kỷ niệm ngày thành lập mạng di động VinaPhone, đầu tháng 6/2019, VNPT Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng đại lý, điểm bán VinaPhone năm 2019. Đây là dịp để đơn vị lắng nghe các ý kiến đóng góp của các đại lý điểm bán, từ đó tiếp tục hoàn thiện mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ; có nhiều hoạt động chăm sóc đại lý điểm bán để cùng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, VNPT Nghệ An còn tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng như tặng Voucher mua xăng, dầu tại các cửa hàng Petrolimex cho các khách hàng đổi điểm trên hệ thống VinaPhone Plus; sử dụng điểm đổi các phần quà có giá trị; được giảm giá, ưu đãi tại các đối tác liên kết của VinaPhone như phòng
chờ hạng thương gia tại các sân bay quốc tế, chơi golf, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay mua sắm tại các thương hiệu nổi tiếng…
Chương trình “ Đông ấm VNPT” năm nay được VNPT địa bàn Nghệ An triển khai ở 2 huyện miền núi Tương Dương và Kỳ Sơn, nơi vẫn còn rất nhiều xã khó khăn và những tuyến đường giao thông đi lại rất vất vả như Nga My, Yên Na (Tương Dương) và Keng Đu (Kỳ Sơn). Các điểm lẻ của các trường học nơi đây cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn với nhà lợp tôn và vách gỗ tạp đã cũ và hư hỏng. Thông qua sự kết nối với Phòng giáo dục huyện, VNPT địa bàn Nghệ An đã trao tặng cho điểm trường Bản Canh Trường Tiểu học Nga My và Trường mầm non Yên Na 25 bộ bàn ghế mới theo chuẩn tiểu học cùng với quần áo, chăn ấm với tổng giá trị hơn 50 triệu đồng. Chương trình “ Đông ấm VNPT” là Chương trình thường niên được VNPT địa bàn Nghệ An tổ chức hàng năm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Với những phần quà tuy giá trị không lớn nhưng hết sức ý nghĩa, VNPT địa bàn Nghệ An mong muốn chia sẻ khó khăn cho bà con dân tộc miền núi, góp phần cải thiện cơ sở vật chất cho các trường học ở vùng sâu vùng xa, và động viên tinh thần thầy cô và các em học sinh trong giảng dạy và học tập.
Giá trị vô hình của VNPT Nghệ An được hiểu là giá trị hình ảnh, thương hiệu và uy tín của VNPT Nghệ An trên thị trường.
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An
2.3.1. Những ưu điểm
- Là một nhà cung cấp dịch vụ có truyền thống, VNPT Nghệ An tận dụng được nhiều điểm mạnh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường viễn thông hiện nay:
- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Cung cấp các loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, bao gồm điện thoại cố định, điện thoại di động, internet,…
- Lợi thế về lịch sử xây dựng và phát triển, VNPT Nghệ An đã tích luỹ được nguồn vốn lớn, nguồn nhân lực dồi dào, có mạng lưới rộng khắp và ổn định, chất lượng tốt, cơ sở hạ tầng (mạng cáp, nhà trạm, thiết bị,…) vững chắc, công nghệ không ngừng được đầu tư, đổi mới hiện đại phù hợp với trình độ phát triển chung của khu vực và thế giới.
- VNPT Nghệ An là doanh nghiệp chủ đạo, thị phần lớn, có uy tín, có sẵn khách hàng và đối tác truyền thống.
- Có đủ điều kiện về tài chính, công nghệ, mạng lưới để tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Nhờ tận dụng được các thế mạnh trên, năm 2013 VNPT Nghệ An phát triển được 15.083 thuê bao viễn thông các loại, tăng trưởng 4,45% so với cùng kỳ năm 2012; Thị phần dịch vụ Internet, di động chiếm lĩnh trên địa bàn của VNPT Nghệ An đã tăng lên mức 66,5% so với cuối năm 2012; Mức doanh thu của các dịch vụ khác như FTTH, TSL... đã đem lại cho VNPT Nghệ An 178,136 tỷ đồng chiếm 22,13% trong tổng doanh thu.
- Cải thiện 43 thứ bậc xếp hạng trong khối các viễn thông tỉnh thành về chỉ tiêu chênh lệch thu - chi. Năm 2013, VNPT Nghệ An xếp thứ 16/63 đơn vị Viễn thông tỉnh thành (các thứ hạng này năm 2011 là 61/63, năm 2012 là 59/63). Xếp thứ 13/9000 doanh nghiệp trong tỉnh về mức đóng góp cho ngân sách, năm 2013 nạp ngân sách 42 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2012. Đem lại thu nhập bình quân 6,5 tr đồng/người/tháng, tăng 12% so với năm 2012 là mức thu nhập khá trên địa bàn (Khối doanh nghiệp trên địa bàn mức thu nhập bình quân là 3,8 tr đồng/người/tháng).
- Công tác tổ chức sắp xếp lại bộ máy, lao động, đào tạo chuyên sâu để nâng cao hiệu quả sử dụng tối ưu nguồn nhân lực hiện có đã được triển khai mạnh mẽ từ Văn phòng Viễn thông tỉnh đến tất cả các đơn vị trực thuộc: giải thể Ban quản lý dự án, tổng rà soát bố trí lại lao động toàn Viễn thông tỉnh rút
ra trên 100 lao động gián tiếp chuyển sang lao động trực tiếp, cơ bản bố trí đủ lực lượng thu cước trên 350 người đảm nhận tự thu trên 94 % khối lượng thu cước hiện đang chủ yếu thuê ngoài. Từ tháng 1/2013, giảm chi phí thuê thu ngoài hàng năm trên 10 tỷ đồng, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ, tăng cường lao động cho kinh doanh, bán hàng. Các khóa đào tạo, tập huấn theo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng đã được tổ chức với sự tham gia của gần 400 lượt cán bộ công nhân viên
- Các giải pháp tối ưu hóa chi phí được triển khai mạnh mẽ, đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung chi để củng cố mạng lưới, chất lượng, chi để tạo nguồn thu, kiên quyết rà soát và cắt giảm các khoản chi phí kém hiệu quả, chưa cần thiết, tập trung chi cho sản xuất, chi để tạo nguồn thu, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, các qui chế chi tiêu nội bộ, các cơ chế thưởng phạt theo chỉ tiêu hoàn thành chênh lệch thu chi. Các tồn tại về tài chính, XDCB cơ bản được giải quyết, công tác kiểm tra giám sát về tài chính được tăng cường kịp thời phát hiện chấn chỉnh vi phạm. Do vậy VNPT Nghệ An đã hoàn thành tốt chỉ tiêu chênh lệch thu chi, giảm chênh lệch thu chi âm ở mức khá cao được 45,4 tỷ đồng, là 1 trong 6 đơn vị thực hiện chỉ tiêu này tốt nhất của Tập đoàn.
- Công tác kinh doanh, bán hàng được đẩy mạnh. Các chính sách kinh doanh ngày càng mềm dẻo và chủ động linh hoạt, sát với thực tế thị trường và được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Chất lượng công tác phục vụ, chăm sóc khách hàng có sự chuyển biến rõ nét và đi vào chiều sâu
2.3.2. Những hạn chế
Tuy đạt được các kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, đứng vững và khẳng định được vị thế trong môi trường cạnh tranh, nhưng trong quá trình phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông, VNPT Nghệ An cũng không tránh khỏi những hạn chế bất cập, đó là:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng tài sản và các nguồn lực chưa cao. Chi phí của VNPT Nghệ An ngày càng tăng cao do nhiều tài sản không phát huy hiệu quả và nhu cầu phát triển mạng lưới làm tăng giá thành trong khi doanh thu không tăng tương xứng vì vậy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm sút. Bên cạnh đó, việc tập trung phát triển mở rộng mạng lưới quá nhanh trong khi công tác, vận hành, khai thác vẫn tồn tại bất cập, còn thiếu công cụ quản lý.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh tại một số đơn vị, trung tâm thiếu tính chủ động, sức ỳ lớn, chưa linh hoạt với những thay đổi của môi trường kinh doanh và tình hình cạnh tranh. Sự phối hợp, hợp tác kinh doanh giữa các phòng ban, trung tâm chưa chặt chẽ. Công tác quảng cáo, dự báo thị trường, tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng chưa thật tốt, công tác bán hàng hiện còn khá thụ động và các gói cước dịch vụ viễn thông còn khá cao, tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng lắp đặt nhiều thuê bao tại cùng địa chỉ còn thấp, chưa thật sự thu hút…
Thứ ba văn hóa doanh nghiệp chưa được tạo dựng và duy trì trong doanh nghiệp, do đó tính cộng đồng, đoàn kết trong tập thể chưa cao. Chưa khuyến khích người lao động nỗ lực trong kinh doanh; chưa thu hút được lao động chất lượng cao, một số nhân viên có năng lực đã chuyển công tác sang các ngành khác;
Thứ tư, giá trị vô hình của VNPT Nghệ An được hiểu là giá trị hình ảnh, thương hiệu và uy tín của VNPT Nghệ An trên thị trường. Sau hơn 10 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu mới kể từ thời điểm chia tách bưu chính viễn thông, đến nay hình ảnh và thương hiệu VNPT Nghệ An đã dần khẳng định được vị thế trên thị trường viễn thông của tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận khách hàng vẫn gắn bó với tên gọi Bưu điện, chưa quen với với thương hiệu VNPT
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Qua phân tích các khó khăn, thách thức và các yếu kém tồn tại trong quá 71hanh phát triển và nâng cao năng lực canh tranh kinh doanh của VNPT Nghệ An có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn bởi các yếu tố khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan
Hoạt động cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày một gay gắt do ngày 71han có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó các đối thủ cạnh tranh hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào các dịch vụ đem lại lợi nhuận cao (di động, băng rộng…), tập trung khai thác ở các vùng thị trường trọng điểm (thành phố, khu đông dân cư, khu công nghiệp…). Bên cạnh đó, việc thực thi cam kết của Chính phủ khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới (WTO, AFTA….) ảnh hưởng tới giá cước dịch vụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, một số nguyên nhân về các cơ chế 71hanh sách của Nhà nước cũng gây hạn chế cho VNPT nói chung và VNPT Nghệ An nói riêng trong phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể là:
Theo thông tư số: 14/2012/TT-BTTTT ngày 12/10/2012 của Bộ TT&TT về việc Quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất, các hình thức quản lý áp dụng với doanh nghiệp có thị phần khống chế như VNPT trong điều kiện thị trường liên tục biến động, cần có các hình thức gói cước phong phú ảnh hưởng đến các 71han đối tượng khách hàng khác nhau. Điều này đã cản trở việc đưa ra các gói cước linh hoạt đáp ứng với yêu cầu khách hàng và xu thế cạnh tranh trên thị trường.
Sự suy thoái kinh tế gây trong nước và thế giới, đã gây nên hiện tượng biến động mạnh về giá cả thị trường đối với hầu hết các loại hàng hóa, sản phẩm 71hanh, đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, thu nhập của người dân giảm làm giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông. Bên
cạnh đó, việc thực hiện 72hanh sách kiềm chế lạm phát (Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011) đã buộc VNPT nói chung và VNPT Nghệ An phải cắt giảm đầu tư, chi tiêu cho sản xuất kinh doanh trong khi sức ép về mở rộng mạng lưới, đa dạng dịch vụ ngày 72han lớn điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư mở rộng mạng lưới của 72hanh.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, đã đầu tư vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng và hạ tầng cơ sở tuy có hiện đại nhưng độ tin cậy còn yếu. Đặc biệt như những sự cố gây mất liên lạc do đứt cáp quang, nguồn điện cung cấp không ổn định. Bên cạnh đó, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch SXKD được thực hiện thường xuyên; kết quả thực hiện kế hoạch được theo dõi và phân tích chặt chẽ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho lãnh đạo có các chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời điểm. Tuy nhiên, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch ở doanh nghiệp mới dừng ở mức độ ngắn hạn, chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn do phụ thuộc nhiều vào các chính sách, cơ chế chung của Tập đoàn . ổn định làm cho sự hoạt động của hệ thống mạng vẫn còn gián đoạn...
Thứ hai, trong thời gian qua chất lượng đội ngũ cán bộ tại VNPT Nghệ An không ngừng được nâng lên, trình độ quản lý có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành tại đơn vị vẫn còn một số hạn chế như Trình độ quản lý vẫn còn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ, đòi hỏi của cơ chế thị trường; Chưa xây dựng được văn hóa đặc trưng riêng của doanh nghiệp viễn thông trong nền kinh tế thị trường, vẫn còn văn hóa của một doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tuy đã được quan tâm, song kết quả đạt được chưa nhiều. Chưa có cơ chế lương linh hoạt để thu hút và giữ chân lực lượng lao động trình độ cao.