Chi Tiêu Bình Quân 1 Nhân Khẩu 1 Tháng Cho Đi Lại Và Bưu Điện


mạng tại phố Kim Mã - Hà Nội, các khu đô thị mới Định Công, Linh Đàm, Trung Hòa - Hà Nội....

Việc dùng chung hạ tầng viễn thông của các nhà mạng còn nhiều hạn chế và tiến độ triển khai rất chậm do các nhà mạng khó thống nhất với nhau về giá thuê cột, trạm, tỷ lệ hoán đổi cột trạm... điều này thể hiện sự cục bộ của các nhà mạng gây nên sự lãng phí, phát sinh chi phí rất lớn khi phải lắp đặt thêm các cột trạm, cáp mới.

Qua phân tích trên cho thấy: Những năm qua, hạ tầng mạng lưới trong ngành viễn thông không ngừng được đầu tư mới để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh về thuê bao và yêu cầu ngày càng nâng cao về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp viễn thông nhà nước đang nắm và chi phối ngành viễn thông về hạ tầng mạng vì thế nên các doanh nghiệp viễn thông nhà nước hoàn toàn áp đặt và điều tiết sự cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp viễn thông khu vực tư nhân bắt buộc phải phụ thuộc vào hạ tầng viễn thông của khu vực nhà nước nên không thể cạnh tranh được. Điều này đã dẫn đến cạnh tranh tiêu cực trong ngành viễn thông từ đó ảnh hưởng xấu đến việc nâng cao khả năng tranh tranh của ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập với quốc tế.

3.3.2. Cầu thị trường

- Thu nhâp quốc dân GDP và môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Trong những năm qua Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng khá, môi trường chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại và mở cửa được đẩy mạnh đặc biệt từ sau năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Với quy mô dân số tăng liên tục năm 2011 là 87,84 triệu người, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực, thuộc nhóm nước có nền kinh tế năng động:

Bảng 3.15. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2011


Năm

GDP Theo giá thực tế (tỷ đồng)

Tốc độ tăng GDP (theo giá so sánh 1994)

2006

974,266

8,23

2007

1,143,715

8,46

2008

1,485,038

6,31

2009

1,658,389

5,32

2010

1,980,914

6,78

2011

2,535,008

5,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 12

Nguồn: Tổng cục thống kê


Năm 2006, 2007 Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%, năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm xuống thấp còn 6,31%, đến năm 2009 còn 5,32%, bước sang năm 2010 bắt đầu hồi phục lên 6,78% bước năm 2011 nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 5,89%. Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, nền kinh tế khủng hoảng tăng trưởng âm giai đoạn 2008 - 2009 nhưng Việt Nam vẫn giữa được tăng trưởng dương.

Nền Kinh tế có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực song tỷ trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong GDP:

Bảng 3.16. Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế


Năm

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản


Công nghiệp


Dịch vụ

2006

20,40

41,54

38,06

2007

20,34

41,48

38,18

2008

22,21

39,84

37,95

2009

20,91

40,24

38,85

2010

20.58

41.64

37.78

2011

22.02

40.79

37.19

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ trọng nông nghiệp giảm chậm, bước sang năm 2011 tăng lên chiếm 22,02%, công nghiệp giảm xuống chiếm 40,79%/2011, dịch vụ diễn biến không ổn định giảm xuống chiếm 37,19%/2011. Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế kém phát triển với tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong GDP cao hơn 20%.

Bảng 3.17. GDP bình quân đầu người giai đoạn 2006 - 2010


Năm

GDP bình quân/người (tính theo 1000VND)

GDP bình quân/người (tính theo USD)

2006

11.694

730

2007

13.579

843

2008

17.445

1.052

2009

19.278

1.064

2010

22.787

1.169

2011

28.859

1.374

Nguồn: Tổng cục thống kê


Mặc dù nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, song quy mô GDP thấp, nền kinh tế cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao thể hiện nền kinh tế Việt Nam còn kém phát triển.

Bước sang năm 2010 Việt Nam đã vượt qua mốc GDP đạt hơn 100 tỷ USD với thu nhập của người dân Việt Nam vượt qua ngưỡng 1000USD/người/năm đưa Việt Nam bước vào nước có thu nhập trung bình.

GDP bình quân tính theo đầu người của Việt Nam tăng liên lục qua các năm từ năm 2006 - 2010, năm 2010 đạt 1.169 USD chính thức Việt Nam bước vào nước có thu nhập trung bình trên thế giới.

- Mức sống dân cư:

Mức sống dân cư ảnh hưởng đến khả năng chi trả, sẵn sàng chi trả cho loại hình dịch vụ viễn thông.

Mức sống dân cư của Việt Nam ngày càng tăng và được cải thiện tốt hơn:

Bảng 3.18. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng


Năm

Thu nhập bình quân/người/tháng (1000 đ)


Thành thị (1000 đ)


Nông thôn (1000 đ)

2004

484,4

815,4

378,1

2006

636,5

1.058,4

505,7

2008

995,2

1.605,2

762,2

2010

1.387,2

2.129,7

1.070,5

Nguồn: Tổng cục thống kê – Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010

Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của Việt Nam tăng liên tục qua các năm từ 2004 đến 2010 lên từ bình quân hơn 484 nghìn đồng/tháng lên hơn 1,3 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của cả thành thị và nông thôn đều tăng liên tục, thu nhập thành thị cao gấp đôi nông thôn. Năm 2010 thu nhập thành thị đạt bình quân hơn 2,1 triệu/người/tháng, trong khi đó nông thôn đạt hơn 1 triệu/người/tháng. Mặc dù thu nhập tăng song Việt Nam vẫn là nước có thu nhập thấp, nền kinh tế kém phát triển.

Chi tiêu của bình quân/người hàng tháng tăng liên tục qua các năm, tăng cả thành thị và nông thôn. Chi tiêu bình quân/người/tháng tăng từ gần 400 nghìn đồng năm 2004 lên hơn 1,2 triệu/người/tháng năm 2010, chi thành thị tăng từ hơn 600 nghìn đồng/người/tháng/2004 lên hơn 1,8 triệu/người/tháng/2010, chi nông thôn tăng từ hơn 300 nghìn đồng/người/tháng lên hơn 900 nghìn đồng/người/tháng/2010. Chi tiêu bình quân 1 người/tháng ở thành thị gấp đôi ở nông thôn. Tổng chi tiêu bình quân/người/tháng hết khoảng 80% thu nhập bình quân/người/tháng, còn 20% là tích lũy.


Bảng 3.19. Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng


Năm

Chi tiêu bình quân/người/tháng (1000 đ)

Chi thành thị (1000 đ)

Chi nông thôn (1000 đ)

2004

396,8

652,0

314,3

2006

511,4

811,8

401,7

2008

792,5

1.245,3

619,5

2010

1.210,7

1.827,9

950,2

Nguồn: Tổng cục thống kê – Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010

Trong cơ cấu chi tiêu thì chi tiêu cho tiêu dùng viễn thông rất ít, chiếm tỷ trọng nhỏ:

Bảng 3.20. Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng cho đi lại và bưu điện


Năm

Chi tiêu bình quân/người/tháng (1000 đ) (1)

Trong đó chi cho đi lại và bưu điện (1000 đ) (2)


Tỷ trọng: (2)/(1)

2004

396,8

38,8

9,78%

2006

511,4

54,8

10,72%

2008

792,5

97,6

12,32%

2010

1.210,7

165,7

13,69%

Nguồn: Tổng cục thống kê – Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010

Chi cho đi lại và bưu điện trong đó có cả viễn thông tăng liên tục qua các năm từ hơn 38 nghìn đồng lên hơn 165 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên mức chi tiêu này quá thấp và chiếm 13% trong cơ cấu tổng chi tiêu/người/tháng năm 2010.

Đánh giá: Một đất nước còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, người dân vẫn phải đối mặt với những nhu cầu lo cuộc sống tối thiểu, nhu cầu cơ bản ăn mặc hàng ngày thì chi tiêu cho tiêu dùng viễn thông thấp là điều dễ hiểu đặc biệt là nông thôn. Điều này lý giải tại sao các nhà mạng có doanh thu bình quân/thuê bao giảm do nhà mạng chạy đua khuyến mại giảm giá trong khi mặt bằng thu nhập của dân Việt Nam còn thấp thì người tiêu dùng sẽ đợi khuyến mại để mua sim mới, nạp tiền điện thoại để bỏ ít tiền nhất nhưng hưởng lợi nhiều nhất, khi hết khuyến mại họ lại vứt bỏ sim đi và đợi đợt khuyến mại mới lại mua sim, thẻ, card chính vì thế thuê bao tăng đột biến nhưng doanh thu lại giảm đi làm ARPU (doanh thu bình quân trên thuê bao) của nhà mạng giảm mạnh.

3.3.3. Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của công ty trong ngành

- Số lượng và sự đa dạng đối thủ trong ngành: Tính đến hết năm 2011 Việt Nam đã có

10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định là: VNPT, Viettel, EVN


Telecom, SPT, FPT, VTC, Đông Dương, CMC TI, HanoiTelecom, trong đó 3 nhà cung cấp dẫn đầu thị trường là Viettel, VNPT và EVN Telecom chiếm 98,19% thị phần thuê bao điện thoại cố định, đặc biệt riêng VNPT chiếm 68%. Có 07 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động là Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gtelmobile, EVN Telecom (bắt đầu từ 3/2012 EVN Telecom được chuyển về tập đoàn Viettel), SPT, HanoiTelecom, trong đó 3 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là Vinaphone, Mobifone và Viettel chiếm 95,54%. Có 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động 3G là Vinaphone, Mobifone, Viettel, liên danh EVN Telecom với HanoiTelecom.

Có 02 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến MVNO là Đông Dương Telecom và VTC.

Có 91 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ internet trong đó 50 doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường: điển hình như VDC thuộc VNPT, FPT, Viettel, EVN Telecom, SPT…. Ba doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là FPT Telecom, Viettel và VNPT chiếm 95% trong đó riêng VNPT chiếm 72%.

Với một thị trường quy mô dân số hơn 87 triệu người năm 2011, GDP hơn 100 tỷ USD, nền kinh tế đang phát triển với dân số sống ở nông thôn chiếm gần 70% và tỷ trọng nông nghiệp chiếm hơn 20% GDP, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.300USD/người/2011 thì có tới hơn 10 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, 7 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, hơn 80 nhà cung cấp dịch vụ internet với tỷ lệ 3 nhà cung cấp dẫn đầu thị trường thuộc Nhà nước cả 3 dịch vụ internet, cố định và viễn thông đều hơn 85% trong khi các nước khác chỉ có khoảng 3 - 4 nhà cung cấp với thị phần khá đều nhau, không chệnh nhau quá lớn thì ở thị trường Việt Nam như vậy cho thấy mức độ cạnh tranh quá gay gắt, thuê bao điện thoại cố định xu thế giảm, thuê bao di động đã vượt tổng dân số đạt 144 thuê bao/100 dân, thị trường di động đã bắt đầu chớm bão hòa, thị trường internet đang phát triển bắt buộc các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh, ganh đua nhau quyết liệt để tiếp tục giành giật khách hàng của nhau để giải quyết bài toán tăng doanh thu.

Với quá nhiều nhà cung cấp với đẳng cấp quá chênh lệch nhau trên thị trường cho thấy bức tranh cạnh tranh cả 3 dịch vụ di động, cố định và internet là rất khốc liệt và không cân sức, cuộc cạnh tranh thực sự chỉ diễn ra giữa 2 nhóm là: Nội bộ nhóm các doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu thị trường về cố định và di động chiếm hơn 90% thị phần, internet hơn 85% và nội bộ nhóm các doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ bé còn lại.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp:

Trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên thị trường nổi lên Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel như một hiện tượng của thị trường. Trước năm 2004 Viettel cung cấp dịch vụ điện thoại cố định đường dài, bắt đầu năm 2004 Viettel chính


thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động bên cạnh dịch vụ điện thoại cố định. Sự ra đời dịch vụ di động của của Viettel đã phá vỡ sự độc quyền cung cấp dịch vụ di động của Vinaphone và Mobifone, làm thị trường bắt đầu với cuộc cạnh tranh quyết liệt mà biểu hiện là làm giảm giá cước dịch vụ đi động từ hơn 2.500 đ/phút xuống còn hơn

1.000 đ/phút. Cùng với việc bùng nổ và phát triển trên thị trường, có thể nói sự phát triển của Viettel như một hiện tượng thần kỳ trên thị trường, từ một doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn Viettel đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, thuê bao, tổng doanh thu lần lượt vượt 2 nhà mạng đi trước là Vinaphone và Mobifone. Tuy nhiên dưới áp lực của cạnh tranh, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của việc cạnh tranh với 2 nhà mạng lớn là Vinaphone và Mobifone, Viettel phải đối mặt cạnh tranh với nhiều nhà mạng mới ra đời khác như Gtel, EVN Telecom, VietNam mobile...đã làm tốc độ tăng trưởng doanh thu của Viettel giảm liên tục qua các năm mặc dù quy mô doanh thu vẫn tăng qua các năm.

Bảng 3.21. Tốc độ tăng doanh thu của Tập đoàn Viettel giai đoạn 2006-2011



Năm

Doanh thu Viettel (tỷ đồng)

Tốc độ tăng doanh thu năm sau so với năm trước

12/2006

7.100

-

12/2007

16.300

130%

12/2008

33.000

102%

12/2009

60.600

84%

12/2010

91.134

50%

12/2011

117.000

28%

Nguồn: Website của Viettel và tính toán của tác giả

Về quy mô doanh thu của Viettel tăng nhanh liên tục qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu đang giảm dần. Năm 2007 tốc độ tăng doanh thu Viettel so với 2006 đạt 130%, giảm xuống năm 2008/2007 đạt 102%, năm 2009/2008 còn 84%, năm 2010/2009 còn 50% và giảm xuống còn 28%/2011. Cho thấy tốc độ tăng doanh thu của Viettel giảm nhanh chóng và giảm nhiều. Đây là kết quả tất yếu của thị trường thu nhập đầu người thấp, nền kinh tế kém phát triển nhưng có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dẫn đến sự cạnh tranh quá khốc liệt, thậm chí là thủ tiêu lẫn nhau để tồn tại.

- Biện pháp và phương thức cạnh tranh: Biện pháp và phương thức tiến hành cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ rõ nét cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt hay yên bình. Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành viễn thông diễn ra chủ yếu là giữa các hãng viễn thông khu vực Nhà nước với nhau với biểu hiện các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp, cách thức chạy đua giảm giá cước, chạy đua khuyến mại ồ ạt, tăng vọt chi phí quảng cáo, tăng thêm người, thêm nhân viên để đáp ứng yêu cầu kinh


doanh, tăng chất lượng dịch vụ để giành giật khách hàng của đối thủ, áp dụng các chiêu thức kinh doanh bằng mọi giá để vượt qua đối thủ, chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, sẵn sàng chấp nhận giảm lợi nhuận để vượt qua đối thủ về doanh thu, về thị phần cũng như tranh giành khách hàng từ đối thủ. Phương thức hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp ví dụ như mức độ sẵn sàng và cùng nhau chia sẻ, dùng chung hạ tầng viễn thông phản ảnh mức độ quyết liệt trong cạnh tranh, rất có thể vì sự cạnh tranh, tranh giành thị trường, khách hàng quá gay gắt dẫn đến nhiều doanh nghiệp quyết không đội trời chung, không hợp tác với đối thủ, hành động theo kiểu mạnh ai nấy đi.

Các biện pháp và phương thức cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam thường mang tính đối đầu trực tiếp và chạy đua nhau, bám đuổi quyết liệt để giành giật, lôi kéo khách hàng của nhau.

Mặc dù đã được cảnh báo việc chạy đua khuyến mại giảm giá có thể dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận song các doanh nghiệp viễn thông trong ngành vẫn tiến hành đua nhau giảm giá đặc biệt là giữa các ông lớn trong ngành viễn thông như Viettel, Vinaphone, Mobifone và hãng Vietnam Mobile mới ra đời, các hãng thi nhau khuyến mại tặng 50%, 100% giá trị thẻ nạp, tặng thêm tiền 50.000đ, 100.000đ, miễn phí thuê bao khi đăng ký mua sim mới. Hoặc miễn phí lắp đặt, miễn phí model khi lắp đặt ADSL, miễn cước truy nhập internet khi lắp đặt ADSL... đã gây nên cuộc đua tranh vô cùng khốc liệt giữa các hãng viễn thông, cộng với việc quản lý lỏng lẻo thông tin khách hàng đăng ký thuê bao điện thoại đã dẫn đến việc phát triển nóng quá mức thuê bao mới, khách hàng mới; đến hết tháng 12/2011 số thuê bao di động đã vượt ngưỡng hơn 144 thuê bao/100 dân trong điều kiện Việt Nam còn nghèo, kinh tế kém phát triển, dân số chủ yếu ở nông thôn thì đây là điều đáng báo động, hệ lụy tất yếu là nhiều thuê bao ảo, sim rác tràn lan gây nên lãnh phí lớn. Các hãng viễn thông đã dùng hết dải 10 số, chuyển sang dùng dải 11 số mà vẫn kêu thiếu, trong khi đó tài nguyên kho số có hạn, chi phí cho 1 thuê bao kích hoạt không phải là nhỏ.

Giai đoạn đầu mới ra đời và phát triển (giai đoạn trước 2008 về trước) các nhà mạng chủ yếu cạnh tranh nhau về giá cả, điển hình Viettel ra đời và cung cấp cho thị trường giá cước di động bình dân đã dẫn đến cuộc đua giảm cước cuộc gọi nội mạng và ngoại mạng giữa các hãng viễn thông trên thị trường.

Bước sang năm 2008 với sự phát triển bùng nổ của thuê bao, hạ tầng mạng lưới không đáp ứng kịp đã dẫn đến sự cố nghẽn mạng, rớt mạng đặc biệt dịp lễ, tết đến mức Bộ Thông Tin và Truyền thông phải yêu cầu các doanh nghiệp nếu không đảm bảo chất lượng thì không được khuyến mại, trước sức ép của thị trường cạnh tranh và Bộ chủ quản thì các doanh nghiệp viễn thông lại bước vào cuộc cạnh tranh về đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng cùng với cuộc đua về tiếp tục giảm giá cước.


Thị trường viễn thông Việt Nam cũng đã chứng kiến những biểu hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh của các nhà mạng: Ví dụ năm 2005 Viettel đã tố VNPT chèn ép, không kết nối, kết nối chậm các cuộc gọi của mạng Viettel vào mạng Mobifone và Vinaphone ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi của mạng Viettel đồng thời Viettel đã có ý kiến lên Bộ Bưu chính viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ để yêu cầu giải quyết.

Một ví dụ khác nữa cho thấy sự cục bộ cạnh tranh quá mức đã dẫn đến sự chia rẽ và bất đồng giữa các nhà mạng là việc dùng chung hạ tầng viễn thông: Nhà mạng nào cũng biết việc phải lắp đặt thêm cột trạm BTS mới là rất tốn kém trong khi có thể ngồi với nhau để cùng lắp đặt để giảm chi phí song các nhà mạng đã không thể ngồi lại với nhau để thống nhất tính giá thuê cột điện do EVN đã tính giá quá cao chi phí đường dây, cáp của VNPT và Viettel, FPT Telecom đã sử dụng cột điện của EVN để treo cáp dẫn đến các nhà mạng khác đồng loạt phản đối và dọa sẽ tự đi lắp cột khác bên cạnh cột của EVN đến mức liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn điện lực EVN, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT... đã nhiều lần ngồi bàn với nhau để giá thuê cột khoảng 8.000 đ - 15.000 đ/cột thuê nhưng vẫn đi vào bế tắc do EVN khăng khăng tăng giá thuê cột điện lên 20.000đ/cột điện nếu không, dọa sẽ cắt cáp của các nhà mạng đang treo trên cột điện của EVN.

Quy mô thu nhập thị trường còn thấp, nền kinh tế kém phát triển, dân số chủ yếu ở nông thôn với quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã dẫn đến sự cạnh tranh, chạy đua gay gắt thậm chí là thiếu lành mạnh, tiêu cực, làm suy giảm sức mạnh của nhau trong ngành viễn thông Việt Nam hiện nay.

- Giá dịch vụ viễn thông:

Khi thị trường viễn thông thuộc về độc quyền của 1 vài doanh nghiệp thì giá được áp dụng rất cao, quyền lực thuộc về người bán do người mua không có nhiều sự lựa chọn. Khi thị trường xuất hiện nhiều nhà cung cấp, thế độc quyền bị phá vỡ, doanh nghiệp đi sau đưa ra mức giá thấp hơn doanh nghiệp đi trước đã thúc đẩy sự cạnh tranh về giá do người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn và họ sẽ chọn nhà cung cấp có dịch vụ, chất lượng tương tự nhưng giá thấp hơn. Điều này sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa nhà cung cấp quyết liệt hơn và kết quả là giá ngày càng giảm xuống có lợi hơn cho người tiêu dùng. Điều này hoàn toàn đúng với các dịch vụ viễn thông:

+ Dịch vụ điện thoại cố định: Giai đoạn đầu khi mà chỉ có VNPT cung cấp dịch vụ điện thoại cố định qua hệ thống Bưu điện, VNPT giữ thế độc quyền nên áp dụng mức cước phí lắp đặt và cước cuộc gọi rất cao cho người tiêu dùng. Đến năm 2000 Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài VoIP 178 với tên gọi mã số tiết kiệm của bạn, đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp dịch vụ VoIP 171, đặc biệt khi Viettel lắp đặt thành công đường cáp quang Bắc Nam 1A, 1B đã làm giảm giá cước

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí