Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam


lượng tiền rất lớn để duy trì và mở rộng mạng lưới, tái đầu tư. Điều này cho thấy rõ ràng nếu không nâng ARPU lên nhiều doanh nghiệp viễn thông sẽ gặp rất nhiều khó khăn thậm chí thua lỗ và phá sản trong tương lại nếu cứ tiếp tục cuộc đua về thuê bao và thị phần viễn thông.

- Cạnh tranh tiêu cực, chạy đua khuyến mại, giảm giá, sim rác

Hệ quả tất yếu trong bối cảnh thị trường chỉ có hơn 87 triệu dân, hơn 70% là ở nông thôn, nền kinh tế đang phát triển song có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động cạnh tranh giành giật thị phần, giành giật doanh thu bằng mọi biện pháp đã dẫn đến kết quả là bùng phát sim rác, bùng phát thuê bao ảo, cá lớn nuốt cá bé, cạnh tranh theo kiểu tiêu diệt, dẫm đạp nhau.

- Tỷ lệ sử dụng băng thông rộng còn thấp

Tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam đạt mức cao tuy nhiên tỷ lệ sử dụng băng thông rộng của Việt Nam mặc dù tăng cao liên tục trong những năm qua song tỷ lệ này còn quá thấp trong số những người sử dụng internet. Băng thông rộng là công nghệ và là xu thế tất yếu của thế giới trong tương lai, nhưng tỷ lệ sử dụng của Việt Nam còn thấp điều này thể hiện sự phát triển hạ tầng viễn thông công nghệ cao còn thấp, trình độ phát triển của Việt Nam còn thấp.

- Cạnh tranh trong ngành viễn thông về bản chất là sự cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp viễn thông của nhà nước với nhau. Ngành viễn thông chưa thực sự có sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường

Bản chất sự cạnh tranh ngành viễn thông là cạnh tranh chủ yếu trong nội bộ khối doanh nghiệp quốc doanh mà nhà nước sở hữu các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, Mobifone và Vinaphone. Ba doanh nghiệp viễn thông chiếm hơn 90% thị phần thị trường cả về số lượng thuê bao, doanh thu, hạ tầng mạng lưới đều thuộc sở hữu quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường. Điều này cũng có nghĩa các chính sách điều tiết thị trường viễn thông suy cho cùng là điều tiết các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh là chủ yếu. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông thì cần phải cấu trúc lại sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp viễn thông nhà nước hiện nay theo hướng thu hút tư nhân và nước ngoài tham gia nhiều hơn thông qua việc cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông.

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua:

3.3.1. Điều kiện yếu tố sản xuất

* Nguồn nhân lực:


- Quy mô và cấu trúc dân số:

Việt Nam là nước có quy mô dân số đông, dân số sống chủ yếu ở nông thôn:

Bảng 3.9. Quy mô và cấu trúc dân số


Năm


Tổng dân số (1000

người)


Chia theo giới tính

Chia theo thành thị/nông thôn

Tỷ lệ % Nam

Tỷ lệ % nữ

Tỷ lệ % thành thị

Tỷ % lệ nông thôn

2006

83.311

49,21

50,79

27,66

72,34

2007

84.219

49,21

50,79

28,20

71,80

2008

85.119

49,29

50,71

28,99

71,01

2009

86.025

49,43

50,57

29,74

70,26

2010

86.932

49,45

50,55

30,50

69,50

Sơ bộ 2011

87.840

49,46

50,54

31,75

68,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 11

Nguồn: Tổng cục thống kê

Dân số Việt Nam tăng liên tục qua các năm, dân số Việt Nam năm 2011 đạt hơn 87 triệu người trong đó tỷ lệ nam là 49,46%, nữ là 50,54%. Với quy mô dân số đông đảo cùng với giá cước viễn thông trở nên bình dân đã tạo nên thị trường cầu rất hấp dẫn và rộng lớn. Tuy nhiên tỷ lệ dân thành thị là hơn 31%, dân số nông thôn khoảng 69%, đây là hạn chế rất lớn cho các hãng viễn thông trong việc tăng doanh thu, dân số thành thị có thu nhập bình quân cao gấp đôi nông thôn, chi phí chi trả cho tiêu dùng viễn thông cũng cao hơn nông thôn nhưng dân thành thị chỉ bằng non nửa dân số nông thôn, trong khi đó các hãng viễn thông phải đầu tư mạng lưới địa hình rộng lớn, chia cắt rất tốn kém nhưng nguồn thu lại không bằng thành thị và các thành phố lớn.

Dân số Việt Nam là dân số trẻ với tỷ lệ dân số trong lực lượng lao động lớn

Bảng 3.10. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi đang làm việc trong tổng dân số


Năm


Tổng dân số (1000 người) (1)

Dân số từ 15 tuổi đang làm việc (1000 người) (2)


Tỷ trọng: (2)/(1)

2007

84.219

45.208

53,68%

2008

85.119

46.461

54,58%

2009

86.025

47.744

55,50%

2010

86.932

49.048

56,42%

2011

87.840

50.352

57,32%

Nguồn: Tổng cục thống kê


Dân số từ 15 tuổi đang làm việc của Việt Nam tăng liên tục qua các năm đạt hơn 50 triệu người/2011 chiếm 57,32% tổng dân số, có thể nói Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với cơ cấu dân số trẻ chiếm hơn một nửa là lực lượng lao động. Với cơ cấu dân số trẻ, năng động, đang làm việc thì nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông tăng cao và rất lớn. Đây cũng là lực lượng lao động đã và đang cung cấp cho ngành viễn thông phát triển: các chuyên gia kỹ thuật viễn thông, thợ sửa chữa, lực lượng lao động trẻ làm dịch vụ trả lời khách hàng, bán hàng, giao dịch viên, thu cước.

- Chất lượng nguồn nhân lực:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện quá thấp:

Bảng 3.11. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn


Năm


Tỷ lệ % qua đào tạo


Phân theo giới tính (%)

Phân theo thành thị, nông thôn (%)

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2006

13,1

14,9

11,2

28,4

8,1

2007

13,6

15,6

11,6

29,7

8,3

2008

14,3

16,3

12,2

31,5

8,3

2009

14,8

16,7

12,8

32,0

8,7

2010

14,6

16,2

12,8

30,6

8,5

2011

15,6

17,4

13,7

30,8

9,2

Nguồn: Tổng cục thống kê – Báo cáo điều tra lao động việc làm 2011

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam tăng liên tục qua các năm, năm 2006 đạt 13,1% đến năm 2011 đạt 15,6%, tỷ lệ lao động qua đào tạo cả thành thị và nông thôn đều tăng qua các năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở thành thị gấp hơn 3 lần nông thôn. Việt Nam ngày càng đạt tiến bộ tích cực về đào tạo lao động. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt quá thấp và chuyển biến quá chậm. Đây sẽ là lực cản rất lớn trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thông, phát triển hạ tầng mạng vốn đòi hỏi yêu cầu về trình độ đào tạo, tay nghề rất cao. Mặc dù cơ cấu dẫn số trẻ, đông đảo tuy nhiên chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp với tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp trong khi đó ngành viễn thông đòi hỏi nhiều lao động đã qua đào tạo để sử dụng công nghệ cao. Đây là khó khăn rất lớn trong việc cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành viễn thông.

Tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo của Việt Nam năm 2011 là 15,6%, thành thị là 30,8% và nông thôn là 9,2%, đây là tỷ lệ quá thấp. Tỷ lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên của Việt Nam chỉ chiếm 6,1% tổng lực lượng lao động đây là tỷ lệ quá


thấp. Ở thành thị tỷ trọng lao động có trình độ từ đại học trở lên là 15,4% và cao hơn hẳn tỷ lệ dạy nghề, trung cấp và cao đẳng nhưng ở nông thôn tỷ trọng lao động có trình độ từ đại học trở lên là 2,2%. Với tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp, tỷ lệ lao động có trình độ cao quá ít ỏi đã không đáp ứng được yêu cầu cần nhiều nhân lực có trình độ, được đào tạo bài bàn của ngành viễn thông, đây là nhân tố gây kìm hãm, cản trở nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông hiện tại và trong tương lai gần.

Bảng 3.12. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn năm 2011


Chỉ tiêu


Tổng số (%)


Dạy nghề


Trung cấp


Cao đẳng


Đại học trở lên

Toàn quốc

15,6

4,6

3,7

1,8

6,1

Thành thị

30,8

6,7

5,8

2,9

15,4

Nông thôn

9,2

2,9

2,8

1,3

2,2

Nguồn: Tổng cục thống kê – Báo cáo điều tra lao động và việc làm 2011

Qua phân tích biến quy mô và cấu trúc dân số cho thấy Việt Nam có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng cầu dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên dân số sống chủ yếu ở nông thôn, lao động qua đào tạo quá thấp, lao động có trình độ cao quá ít đã và đang cản trở, không đáp ứng được việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành viễn thông.

Trình độ chất lượng nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, dân số sống chủ yếu ở nông thôn đã cản trở quá trình hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của ngành viễn thông.

Tỷ lệ lao động được đào tạo có trình độ cao trong ngành viễn thông còn thấp so với yêu cầu của ngành viễn thông vốn đòi hỏi trình độ cao để theo kịp được sự thay đổi của công nghệ, phương thức quản lý hiện đại.

Bảng 3.13. Tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng trở lên trung bình trong các doanh nghiệp viễn thông

Chỉ tiêu

Tỷ lệ %

Lao động có trình độ cao đẳng trở lên

40%

Lao động có trình độ cao đẳng trở lên về CNTT và điện tử viễn thông


33%

Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông (2007): Dự thảo quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến 2020 và tính toán tác giả.


Lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 40%, khoảng 60% lao động trong các doanh nghiệp viễn thông thấp hơn trình độ cao đẳng. Theo sách trắng CNTT và TT năm 2012 thì lao động trong lĩnh vực viễn thông năm 2011 là 79.799 người. Theo quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông [4] thì đến năm 2015 nhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông là 134 nghìn người như vậy là tăng gần gấp 2 lần hiện nay, đến năm 2020 là 150 nghìn người. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên trong các doanh nghiệp viễn thông là 45%; trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 55%. Sau 3 năm nữa dự báo tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp viễn thông mới chỉ đạt 45%, đây là con số thấp so với một ngành đòi hỏi trình độ tay nghề cao như ngành viễn thông.

Nhận xét: Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, đây là thị trường hấp dẫn và rất tiềm năng cho ngành viễn thông. Tuy nhiên dân số Việt Nam sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, nguồn nhân lực chất lượng cao rất thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực, làm tăng chi phí phát triển mạng lưới viễn thông. Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt về tin học, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông… cho ngành viễn thông , điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nâng cao sức cạnh tranh của ngành.

* Nguồn vốn: Vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, trong đó đặc biệt lĩnh vực thông tin và truyền thông:

Bảng 3.14. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007 - 2010


Năm

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng) (1)

Trong đó vốn đầu tư thông tin và truyền thông (tỷ đồng) (2)


Tỷ trọng: (2)/(1)

2007

532.093

19.262

3,620%

2008

616.735

22.264

3,610%

2009

708.826

25.872

3,650%

2010

830.278

30.305

3,653%

2011

877.850

30.022

3,419%

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán tác giả

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội về thông tin và truyền thông tăng liên tục qua các năm từ hơn 19 nghìn tỷ lên hơn 30 nghìn tỷ, tỷ trọng vốn đầu tư lĩnh vực thông tin và truyền thông chiếm khoảng 3,4% tổng vốn đầu tư đã thúc đẩy xây dựng hạ tầng mạng viễn thông Việt Nam, tuy nhiên so với nhu cầu đầu tư vào hạ tầng mạng và băng thông rộng cần đến nhiều tỷ USD thì số vốn này quá ít không đáp ứng được nhu cầu phát triển.


* Trình độ công nghệ viễn thông:

- Loại công nghệ đang sử dụng ứng dụng trong ngành viễn thông Việt Nam: Tại Việt Nam các mạng di động hiện nay đang áp dụng hai loại hình công nghệ viễn thông là GSM (Hệ thống thông tin toàn cầu - tiếng anh là Global System for Mobile Communications) và CDMA (nghĩa là Đa truy nhập - tiếng anh là Code Division Multiple Access ).

GSM là mạng điện thoại di động thiết kế gồm nhiều tế bào do đó các máy điện thoại di động kết nối với mạng bằng cách tìm kiếm các “cell” gần nó nhất. Các mạng di động GSM hoạt động trên 4 băng tần. Hầu hết thì hoạt động ở băng 900 Mhz và 1800 Mhz. Vài nước thì sử dụng băng tần 850 Mhz và 1900 Mhz.

Một mạng GSM gồm các các phần như sau: trạm gốc và các phần điều khiển; mạng và hệ thống chuyển mạch; phần mạng GPRS (phần này là một phần lắp thêm để cung cấp dịch vụ truy cập Internet); máy điện thoại; thẻ SIM.

CDMA phân chia theo mã. Thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung, với mạng di động GSM thì phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia xẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Với mạng CDMA thị mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng 1 giải tần.

Hai loại công nghệ GSM và CDMA được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới thì Việt Nam đang áp dụng phát triển. Ngay từ khi mới ra đời mạng di động của Viettel, Mobifone, Vinaphone và Gtel với mạng di động Bee Line phát triển và trung thành với công nghệ GSM, còn EVN Telecom, S-fone, HT Mobile của Hà Nội Telecom sử dụng công nghệ CDMA, riêng HT mobile sau 1 năm ra đời đến năm 2008 đã xin chuyển sang công nghệ GSM và đến tháng 4/2009 đã chính thức đổi tên thành mạng di động Vietnam mobile với công nghệ GSM, S-fone hiện nay đang có ý định chuyển sang công nghệ GSM. Như vậy thị trường có 7 nhà cung cấp dịch vụ di động thì có tới 5 nhà cung cấp dùng công nghệ GSM, 2 nhà dùng công nghệ CDMA trong đó 1 nhà cung cấp đang có ý định chuyển sang công nghệ GSM.

Thị trường viễn thông Việt Nam thì công nghệ GSM đang chiếm ưu thế tuyệt đối với 5/7 nhà mạng đang sử dụng, tổng thuê bao di động mạng GSM chiếm hơn 97%. Việc ứng dụng mạnh mẽ và khá phát triển công nghệ GSM đã thúc đẩy ngành viễn thông phát triển bùng nổ trong những năm qua.

- Mức độ ứng dụng công nghệ mới so với khu vực và trên thế giới:

Ngành viễn thông Việt Nam đã có sự nhanh nhạy và áp dụng công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khá tốt.

Với loại hình dịch vụ điện thoại cố định: Giai đoạn đầu ứng dụng mạnh mẽ loại hình điện thoại cố định có dây với chi phí mua máy và lắp đặt, kéo dây cáp đến nhà vừa lâu


lại tốn kém, bắt đầu từ năm 2006 trở về đây do sự tích hợp công nghệ trên trạm phát sóng BTS của mạng di động đã cho ra đời điện thoại cố định không dây của các nhà mạng EVN Telecom, Viettel thúc đẩy thị trường điện thoại cố định không dây từ cạnh tranh điện thoại có dây sang điện thoại cố định không dây với chất lượng ngày càng cao và giá thành rẻ đến mức phổ cập điện thoại cố định không dây.

Với loại hình dịch vụ điện thoại di động: Ngành viễn thông đã phát triển nhanh chóng và liên tục phát triển thế hệ điện thoại di động thứ nhất 1G những năm 90 với đặc trưng dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi cao, khả năng chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh và chế độ bảo mật kém, đến đầu những năm 2000 thế hệ công nghệ 2G (bao gồm GSM và CDMA) đã phát triển khá mạnh ở Việt Nam với ưu điểm so với 1G là kỹ thuật chuyển mạnh số, dung lượng lớn, siêu bảo mật, nhiều dịch vụ đi kèm như truyền dữ liệu, fax, tin nhắn SMS... đến năm 2009 Việt Nam đã ứng dụng thế hệ công nghệ 3G (WCDMA) với ưu điểm nổi trội so với 2G là truy cập được Internet và truyền hình video, hiện nay nhiều nhà mạng đang phát triển lên 3.5G và hướng tới 4G.

Rõ ràng Ngành viễn thông Việt Nam với sự ứng dụng mạnh mẽ các loại công nghệ và chuyển đổi phát triển mạnh công nghệ đã thúc đẩy thị trường phát triển, làm tăng thuê bao, tăng khách hàng, tăng sức cạnh tranh của nhà mạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ mới của Viễn thông Việt Nam còn chậm so với các nước ví dụ tại các nước phát triển như Hàn Quốc 3G đã có mặt trước Việt Nam nhiều năm do hạ tầng viễn thông Việt Nam còn kém phát triển, nhu cầu sử dụng người dân còn chưa cao do nền kinh tế phát triển còn thấp.

Lĩnh vực internet: Việt Nam đã phát triển từ internet truy cập qua đường dây điện thoại sang internet có dây, rồi internet tốc độ cao, internet không dây Wifi, Wimax, băng thông rộng với tốc độ truy cập ngày càng nâng cao, giá thành giảm và chất lượng dịch vụ ngày càng tốt. Việc ứng dụng nhanh chóng công nghệ trong lĩnh vực internet đã đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ người dùng internet thuộc nhóm cao của khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên do công nghệ internet thay đổi nhanh và có quá nhiều nhà cung cấp đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng, đua nhau dùng mọi chiêu thức để tăng thuê bao, khách hàng mà quên mất chất lượng dịch vụ phải đi kèm.

- Cải tiến công nghệ để cung cấp chất lượng dịch vụ: Cùng với việc ứng dụng công nghệ mới liên tục từ điện thoại cố định có dây sang không dây, từ 1G lên 2G, 3G của di động, từ internet có dùng chung với đường điện thoai cố định sang internet tốc độ cao, băng thông rộng, Wifi, Wimax... đã làm tăng ứng dụng nội dung số, tăng đa dạng dịch vụ cung cấp và chất lượng của ngành viễn thông, từ chỉ có dịch vụ thoại là chính nay đã có thể dùng di động để truy cập internet, video call, tải nghe nhạc với âm thanh và hình ảnh sống động. Rõ ràng việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới đã giúp làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời với đó là khách hàng dễ dàng bỏ ra chi


phí rất nhỏ chỉ khoảng 40.000 đ - 100.000đ là có thể chuyển sang nhà mạng khác nên buộc các nhà mạng phải luôn cải tiến, đầu tư cho công nghệ, cho nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó tạo nên làm tăng năng lực cạnh tranh cho ngành viễn thông.

Rõ ràng Việt Nam đã bước tiến dài về ứng dụng công nghệ trong ngành viễn thông, tuy nhiên dịch vụ gia tăng trên nền công nghệ còn thấp và chất lượng chưa cao.

Ngành viễn thông Việt Nam hiện đang áp dụng các công nghệ viễn thông thông dụng và phổ biến trên thế giới là GSM, CDMA. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không ngừng cải tiến, nâng cấp hạ tầng mạng để ứng dụng công nghệ mới như 3G, 3.5G… Tuy nhiên do nhu cầu thị trường còn thấp, chi phí sử dụng dịch vụ gia tăng cao trên nền công nghệ còn cao nên việc phát triển dịch vụ gia tăng ngoài dịch vụ thoại là nghe gọi, nhắn tin gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không tốt đến sức cạnh tranh trong ngành viễn thông.

* Cơ sở hạ tầng ngành viễn thông:

+ Hạ tầng mạng lưới, trạm phát sóng BTS:

Tính đến hết năm 2010 số trạm phát sóng 2G và 3G đạt khoảng 93.778. Trong đó Trạm BTS của Viettel đạt khoảng 42.200 trạm, Vinaphone khoảng 22.000 trạm, Mobifone khoảng 20.000 trạm, còn lại khoảng 9.500 trạm thuộc về các mạng di động còn lại: EVN Telecom, Sfone, Gtel và Vietnam Mobile. Số trạm BTS của Viettel chiếm 45% tổng số trạm BTS của 7 doanh nghiệp cung cấp 2G và 3G. Viettel không chỉ dẫn đầu về doanh thu mà còn dẫn đầu về vùng phủ sóng và mạng lưới.

Với số trạm BTS lên tới 42.200, Viettel đã đảm bảo mỗi xã trên cả nước có ít nhất 1 trạm phát sóng của Viettel. Đồng thời, hơn 32.000 km cáp được kéo mới nâng tổng mạng cáp quang lên hơn 120.000 km, Viettel đã thực hiện quang hoá được 82% số xã, phường trên cả nước (Nguồn: [44], [36] và tổng hợp của tác giả)

+ Dùng chung hạ tầng viễn thông:

Sau một thời gian phát triển, ngành viễn thông đã bùng nổ và quá nóng, đến hết 12/2011 thuê bao cố định đạt hơn 10 triệu thuê bao, di động đạt hơn 127 triệu và có hơn 30 triệu người sử dụng internet.

Để đảm bảo duy trì mạng lưới, thực hiện theo đúng chất lượng kết nối cho số lượng thuê bao rất lớn trên, các nhà mạng đã đẩy mạnh lắp đặt thiết bị hạ tầng mạng viễn thông như cột trạm BTS, điện, cáp... cộng với việc quản lý yếu kém của cơ quan nhà nước đã gây ra hiện tượng dây điện, cây cáp chằng chịt trên bầu trời các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, làm mất mỹ quan đô thị, mất an toàn. Việc ngầm hóa các tuyến cáp vẫn chậm và mới làm thí điểm ở một số tuyến đường phố ví dụ như ngầm hóa cáp

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí