Số Thuê Bao Internet Băng Rộng Cố Định Việt Nam 2006 - 2011


Qua phân tích số liệu dịch vụ internet cho thấy, lĩnh vực internet của Việt Nam những năm qua có nhiều tiến bộ với số người dùng internet tăng nhanh liên tục qua các năm. So với các nước trong khu vực và thế giới tỷ lệ này còn thấp. Điều này cho thấy, internet trong ngành viễn thông còn tiềm năng phát triển rất lớn, đây là lĩnh vực sẽ có nhiều nhà cung cấp tham gia vào thời gian tới để khai thác.

* Internet băng rộng cố định và băng rộng di động:

- Internet băng rộng cố định:

Thị trường băng thông rộng còn rất nhiều tiềm năng với tỷ lệ người dùng còn thấp, đây chính là cơ hội rất tốt để ngành viễn thông tăng doanh thu thông qua phát triển băng thông rộng.


Thuê bao internet băng rô/ ng cố đi/ nh

4,500,000

4,000,000

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

3 ,8 3 8 ,2 0 6

3,6 6 9 ,3 2 1

3 ,2 14 ,179

2 ,0 4 8 ,9 53

1,2 9 4 ,1 1

516 ,569

2006

2007

2008

2009

2010

2011


Biểu đồ 3.11. Số thuê bao internet băng rộng cố định Việt Nam 2006 - 2011

Nguồn: ITU

Số thuê bao internet băng rộng cố định của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và liên tục từ hơn 516 nghìn thuê bao năm 2006 sau 6 năm đến năm 2011 đã đạt hơn 3,8 triệu thuê bao. Điều này thể hiện sự tiến bộ rất lớn của Việt Nam trong phát triển dịch vụ internet với công nghệ hiện đại và chất lượng cao.

Tỷ lệ sử dụng internet băng rộng cố định cả Việt Nam, các nước đang phát triển, các nước phát triển và thế giới tăng liên tục trong các năm qua. Điều này cho thấy internet băng rộng đang có sự phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ sử dụng internet băng rộng cố định của Việt Nam thấp hơn không đáng kể so với các nước đang phát triển nhưng đạt rất thấp so với mức bình quân chung của thế giới và khoảng cách quá xa so với các nước phát triển. Năm 2011 tỷ lệ sử dụng internet băng rộng cố định của Việt Nam đạt 4,32%, các nước đang phát triển đạt 4,9%, thế giới đạt 8,5% (gấp gần 2 lần Việt Nam) và các nước phát triển là 25% (gấp 6 lần Việt Nam).

Internet băng rộng cố định của Việt Nam còn khoảng cách phát triển còn quá xa so với thế giới. Tuy nhiên đây lại là cơ hội và tiềm năng lớn, đây sẽ là dịch vụ phát triển mạnh trong tương lai gần.


Cá c nướ c phá t triê- n

Cá c nướ c đang phá t triê- n

Thế giớ i


Viê/ t Nam

Ty# lê sư# du ng internet băng rô ng cô đi nh/100 dân Viê t Nam va thê giơ i

30

25

25

23.8

22.1

20

20.5

18

15

15.5

10

8.5

7.7

6.8

6.1

5

5.2

4.3

4.9

4.32

3.570

4.18

2.9

2.38

1.8

2.3

1.52

0.61

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Năm

Ty# lê %

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ sử dụng internet băng rộng cố định/100 dân 2006 - 2011

Nguồn: ITU

- Internet băng rộng di động: Dịch vụ 3G bắt đầu triển khai thử nghiệm tại Việt Nam cách đây gần 4 năm, hình thức truy cập internet băng rộng di động 3G đã phát triển mạnh mẽ, đến hết năm 2011 có 16.014.991 thuê bao truy nhập internet băng rộng di động 3G [9] số thuê bao truy nhập inetrnet băng rộng di động gấp 4 lần số thuê bao internet băng rộng cố định. Xu thế hiện nay về internet là internet băng rộng di động do ưu thế vượt trội về công nghệ, chất lượng âm thanh, hình ảnh, sự tiện dụng và xóa bỏ khoảng cách, vị trí truy nhập internet.

* Thị phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet Việt Nam:

Việt Nam hiện có hơn 80 doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ internet với sự cạnh tranh quyết liệt, trong đó có các doanh nghiệp điển hình sau:

Bảng 3.5. Thị phần các doanh nghiệp cung cấp Internet năm 2011


Đơn vị

Thị phần (%)

Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HTC)

0,01

Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

10,05

Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn (SPT)

2,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 9


Công ty NETNAM - Viện CNTT (NETNAM)

1,13

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ (FPT)

10,51

Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT)

74,22

Công ty viễn thông điện lực (EVN)

1,31

Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC)

0,04

Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC (CMC)

0,03

Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist (SCTV)

0,58

Công ty Cổ phần công nghệ mạng (QTNET)

0,01

Công ty Cổ Phần Sáng tạo truyền thông Việt Nam

0,01

Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC)

0,01

Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC 2012

Tập đoàn VNPT chiếm thị phần lớn nhất về cung cấp dịch vụ internet 74,22% sau đó đến FPT 10,51%, Viettel là 10,05%. Khu vực tư nhân tham gia vào phát triển internet số lượng doanh nghiệp thì nhiều song thị phần rất nhỏ bé, riêng thị phần của 3 doanh nghiệp nhà nước là VNPT, Viettel và EVN Telecom đã chiếm 85% thị phần toàn thị trường. Thị phần của 3 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là VNPT, Viettel và FPT đã chiếm 95%, còn 5% thị phần còn lại chia cho các doanh nghiệp còn lại.

Qua số liệu về thị phần internet của các doanh nghiệp cung cấp trong ngành viễn thông cho thấy, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang thống lĩnh, chi phối và dẫn dắt thị trường. Sự tham gia của khu vực tư nhân và nước ngoài quá nhỏ bé. Sự cạnh tranh về internet bản chất là cạnh tranh trong nội bộ khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Nhận xét đánh giá về tiêu chí thuê bao trong ngành viễn thông: Qua phân tích cả 3 dịch vụ cố định, di động và internet trong ngành viễn thông cho thấy, trong những năm qua, thuê bao internet, di động và cố định có bước tăng trưởng nhanh tuy nhiên vấn đề nổi cộm lên là cả 3 lĩnh vực, khu vực nhà nước đều chiếm lĩnh chi phối thị phần thị trường. Rõ ràng các doanh nghiệp viễn thông nhà nước đã và đang dẫn dắt, chi phối và làm chủ cuộc chơi và làm chủ sự cạnh tranh trong ngành viễn thông. Bản chất sự cạnh tranh trong ngành viễn thông chỉ là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp viễn thông nhà


nước với nhau. Ngành viễn thông chưa thực sự có sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường do khu vực tư nhân quá nhỏ bé và yếu ớt. Điều này đặt ra vấn đề là muốn nâng cao sức cạnh tranh ngành viễn thông, muốn ngành viễn thông thực sự trở nên năng động và tăng sức cạnh tranh hơn nữa thì bắt buộc phải cấu trúc lại các doanh nghiệp viễn thông nhà nước hiện nay bằng việc nhà nước cho phép khu vực tư nhân tham gia vào mua, đầu tư vào các doanh nghiệp viễn thông trong ngành hiện nay.

3.2.1.2. Tiêu chí về doanh thu ngành viễn thông

* Tổng doanh thu và tốc độ tăng doanh thu các năm

TriệuUSD

Doanh thu ngành viễn thông tăng cao liên tục những năm qua:



Doanh thu toàn ngành viễn thông



10,000.00

9,410.79

9,000.00

8,000.00

7,000.00 6,867.55 6,991.84

6,000.00

5,000.00 5,144.14

4,000.00

3,552.98

3,000.00 2,769.30

2,000.00

1,000.00

0.00

12/2006 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 12/2011

Biểu đồ 3.13. Doanh thu toàn ngành viễn thông giai đoạn 2006-2011

Nguồn: Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2011, NXB Thông tin và Truyền thông

Tổng doanh thu viễn thông tăng liên tục từ năm 2006 - 2010, từ hơn 2,7 tỷ USD năm 2006 lên hơn 6,8 tỷ USD năm 2009 và lên hơn 9,4 tỷ USD năm 2010. Sau 5 năm tổng doanh thu tăng gấp 3,4 lần so với năm 2006.

Tuy nhiên bước sang năm 2011 doanh thu toàn ngành viễn thông sụt giảm xuống còn gần 7 tỷ đô la, giảm gần 2,5 tỷ so với năm 2010 (giảm gần 26%). Đây là sự sụt giảm doanh thu toàn ngành rất lớn.

* Cơ cấu doanh thu các dịch vụ cố định, di động và các dịch vụ internet:

+ Doanh thu các dịch vụ cố định, di động và internet:

Giai đoạn 2006-2010 doanh thu dịch vụ di động và internet tăng liên tục trong 5 năm, dịch vụ di động tăng từ hơn 1,5 tỷ USD lên hơn 5,7 tỷ USD, dịch vụ internet tăng từ hơn 107,7 triệu USD lên 390,8 USD.

Bước sang năm 2011 doanh thu dịch vụ điện thoại cố định có xu hướng tăng: Doanh thu năm 2006 đạt 600,5 triệu USD tăng rất ít lên 601,67 triệu USD/2007 sau đó giảm


liên tục qua các năm 2008, 2009, còn 211,42 triệu USD/2010 và tăng lên 361 triệu USD/2011.

Bước sang năm 2011, dịch vụ di động có thuê bao tiếp tục tăng nhưng doanh thu dịch vụ di động lại bị sụt giảm từ 5,7 tỷ USD xuống còn 5,4 tỷ USD (giảm gần 6% tương đương 0,3 tỷ USD).

Do anh thu dịch vụ di động

Do anh thu dịch vụ cố địnhDo anh thu dịch vụ ineternet

7,000.00

6,000.00

5,741.97

5,417.66

5,000.00

4,000.00

4,032.50

3,250.77

3,000.00

2,306.98

2,000.00

1,547.47

1,000.00

6 0 0 .52

6 0 1.6 7

570 .0 1

248.43

239506..6898

390.82

21 .4 2

3 61.8 2

468.12

0.00

107.73

162.24

Dịch vụ cố định bị sụt giảm thuê bao nhưng doanh thu lại tăng trên 70% từ mức 211,42 triệu USD/2010 lên 361,82 triệu USD/2011. Rõ ràng xu thế về thuê bao và doanh thu dịch vụ di động và cố định bước sang năm 2011 là trái chiều và đối lập. Sở dĩ dịch vụ cố định tăng lên do hành lang pháp lý chính sách nhà nước đã tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ cố định linh hoạt hơn trong cung cấp dịch vụ cố định (như doanh nghiệp được tự quyết định giá cước điện thoại cố định nội hạt căn cứ vào hoạt động kinh doanh từ 1/1/2011), cước dịch vụ cố định rẻ hơn nhiều so với di động nên nhiều người dùng đã giảm dùng di động chuyển sang dùng nhiều dịch vụ cố định cho rẻ trong bối cảnh lạm phát và suy giảm kinh tế.



TriệuUSD

Biểu đồ 3.14. Doanh thu các dịch vụ giai đoạn 2006 – 2011

Nguồn: Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông

Nguyên nhân của việc sụt giảm doanh thu của dịch vụ di động là những năm qua di động phát triển quá nóng, thị trường đã bước vào bão hòa, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp chạy đua khuyến mại, quảng cáo, giảm giá cước để phát triển thuê bao đã dẫn đến giảm doanh thu. Mặt khác giai đoạn 2010 – 2011 những tác động của suy giảm kinh tế của đất nước khiến người sử dụng cắt giảm chi phí trong đó có chi dùng cho điện thoại di động.


+ Cơ cấu doanh thu dịch vụ cố định, di động và internet:

Cơ cấu doanh thu 3 dịch vụ thì tỷ trọng dịch vụ di động chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng liên tục từ năm 2006 - 2010 từ 68,6%/2006 lên 90,5%/2010 và suy giảm hơn 3% xuống còn 86,72% năm 2011.

Tỷ trọng dịch vụ cố định giảm liên tục và rất nhiều từ năm 2006 đến 2010 từ 26,6%/2006 xuống còn 3,3%/2010 và tăng lên hơn 2,4% đạt 5,79%/2011. Dịch vụ cố định đối ngược với dịch vụ di động, khi mà năm 2011 tỷ trọng doanh thu dịch vụ di động giảm thì dịch vụ cố định lại tăng lên nhiều.

Dịch vụ internet tăng chậm qua các năm từ 4,7%/2006 lên 7,63%/2009, sau đó giảm xuống còn 6,1%/2010 và lại tăng lên 7,49%/2011.

Tỷ trọng doanh thu DVDĐ Tỷ trọng doanh thu DVCĐ Tỷ trọng doanh thu DV Internet

Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ di động, cố định và internet

100%

4.78%

5.28%

6.1 %

7.63%

6.16%

7.49%

3.33%

90%

6.21%

5.79%

14.01%

19.59%

26.62%

80%


70%


60%


50%

90.51%

86.16%

86.72%

40%

79.89%

75.12%

68.60%

30%


20%


10%


0%

12/2006

12/2007

12/2008

12/2009

12/2010

12/2011

Như vậy trong 3 dịch vụ viễn thông thì dịch vụ viễn thông di động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dịch vụ internet chiếm tỷ trọng thứ hai và dịch vụ cố định chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông di động có khoảng cách quá lớn gấp hơn 14 lần dịch vụ cố định và gấp hơn 11 lần dịch vụ internet. Dịch vụ di động ra đời sau dịch vụ cố định và internet nhưng lại là dịch vụ phát triển nhanh nhất với doanh thu lớn nhất và sự cạnh tranh khốc liệt nhất, dịch vụ internet vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong lương lai, dịch vụ cố định đang có xu thế khởi sắc trở lại.


Tỷlệ%

Biểu đồ 3.15. Cơ cấu doanh thu dịch vụ di động, cố định và internet giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn: Tổng hợp tính toán từ Sách trắng CNTT và Truyền Thông 2012, NXB Thông tin và Truyền thông.

Cơ cấu doanh thu 3 dịch di động, cố định và internet chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Dịch vụ di động và dịch vụ internet phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng chủ


yếu, dịch vụ di động chiếm hơn 86%, thể hiện sự ứng dụng công nghệ cao, mở rộng hệ thống hạ tầng viễn thông, nhiều giá trị gia tăng nội dung số được phát triển làm tăng nhu cầu dùng di động và truy cập internet.

Dịch vụ di động đang giữ vai trò chủ đạo trong ngành viễn thông, dịch vụ internet còn rất tiềm năng cần được khai thác, phát triển mạnh trong tương lai.

Nhận xét: Dịch vụ viễn thông di động chiếm tỷ lệ cao nhất cả về thuê bao và doanh thu. Đây là dịch vụ đang hấp dẫn và đem về doanh thu lớn nhất trong ngành viễn thông. Dịch vụ internet có doanh thu chưa lớn song lại tăng trưởng ổn định và còn nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển trong tương lai. Dịch vụ điện thoại cố định mặc dù bị giảm số thuê bao nhưng lại tăng về doanh thu.

Dịch vụ internet sẽ là dịch vụ rất hấp dẫn và nhiều tiềm năng trong tương lai gần, đây sẽ là dịch vụ có độ hấp dẫn thị trường, thu hút đầu tư mạnh trong ngành viễn thông.

+ Doanh thu bình quân trên 1 thuê bao (ARPU):

ARPU

8

7

6

5

4

3

2

1

0

ARPU (USD/thuê bao/thá ng)

12/2006 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 12/2011

Năm

USD

Chỉ tiêu ARPU (Average Revenue Per User) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ năm 2007 - 2011 ARPU ngành viễn thông Việt Nam giảm liên tục: Chỉ số ARPU tại Việt Nam năm 2011 đạt khoảng hơn 4 USD/thuê bao/tháng, năm 2010 đạt 5USD/người/tháng, năm 2009 là 5,52USD, năm 2008 là 6 USD và 2007 là 6,5 USD. Nếu tình hình kinh doanh không thay đổi thì năm 2015 ARPU có thể giảm xuống còn 3,15 USD



Biểu đồ 3.16. Doanh thu bình quân/thuê bao viễn thông di động Việt Nam 2006 - 2011

Nguồn: BMI, Sài Gòn Tiếp thị và tổng hợp tác giả

ARPU liên tục giảm là một chỉ số quan trọng biểu hiện sự cạnh tranh không bền vững ngành viễn thông, ARPU giảm có nghĩa là các doanh nghiệp trong ngành đang có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm trong khi vẫn cần phải có nhiều vốn để duy trì, mở rộng mạng lưới kinh doanh đảm bảo chất lượng dịch vụ, đây thực sự là một nguy cơ lớn và làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông, ARPU tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận, tái đầu tư và mở rộng mạng lưới của các nhà


mạng. Đây cũng là hệ quả tất yếu của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam thời gian qua chạy đua khuyến mại, giảm giá.

Với mức ARPU đạt 3USD thì các nhà mạng còn có lãi nhưng với mức dưới 2 USD thì các nhà mạng sẽ bị thua lỗ, không thể thu hồi vốn đầu tư và mất chi phí quá lớn để vẫn duy trì phát triển mạng lưới đảm bảo chất lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. Điển hình nhất là năm 2011, ARPU của Beeline chỉ đạt 0,7USD vào quý III và 0,9USD vào quý IV, trong khi ARPU của Beeline Campuchia từ 2 - 3USD, còn Beeline Lào đạt 4,9USD. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn VimpelCom, họ bị lỗ tới 527 triệu USD tại thị trường Việt Nam và Campuchia tính đến hết năm 2011 [29]. Đến tháng 9/2012 Beeline đã chính thức rút khỏi thị trường viễn thông di động Việt Nam.

Nhận xét: ARPU đang theo xu thế giảm dần và giảm nhanh, đây là thực tế rất đáng lo ngại cho sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong ngành và trong toàn ngành. Sự sụt giảm mạnh ARPU trong ngành viễn thông là biểu hiện ra bên ngoài sự cạnh thiếu lành mạnh giữa các hãng viễn thông mà trọng tâm là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước với nhau. Trong những năm qua, dịch vụ viễn thông di động của Việt Nam chủ yếu là dịch vụ thoại (nghe gọi) là chính, dịch vụ gia tăng trên nền di động (dịch vụ phi thoại) còn kém phát triển. Muốn ngành viễn thông nâng cao sức cạnh tranh thì cần phải cải thiện, phát triển dịch vụ phi thoại, nhà nước mạnh dạn cho phép khu vực tư nhân vốn rất năng động nhạy bén với thị trường và khách hàng tham gia vào các doanh nghiệp viễn thông nhà nước hiện nay.

+ Doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành viễn thông các năm.

Doanh thu Tâ p đoa n Viettel

140,000

120,000

117,000

100,000

80,000

60,000

40,000

91,134

60,600

33,000

20,000

0

16,300

7,100


12/2006

12/2007

12/2008

12/2009

12/2010

12/2011

Những năm vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông chạy đua khuyến mại, giảm giá để tăng thị phần, tăng thuê bao, tăng doanh thu.


Ty

Biểu đồ 3.17. Doanh thu Tập đoàn Viettel giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn: Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022