chuẩn hoá nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ; Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm có năng lực và chuyên nghiệp.
3.1.2.2. Chiến lược phát triển của BIDV giai đoạn 2013-2018
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển BIDV đến năm 2020 trở thành một NHTM chủ lực và hiện đại, chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2018 như sau:
- Xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quán triệt các quan điểm định hướng trong hoạt động kinh doanh như sau:
- Tăng vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận và phát hành thêm cổ phiếu phù hợp với quy mô tài sản và đảm bảo hệ số an toàn vốn.
- Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. Điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với thế mạnh của BIDV. Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng thanh khoản của ngân hàng.
- Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm định hướng phát triển.
- Xác định nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất để có chính sách
đào tạo, phát triển và sử dụng phù hợp, đội ngũ nhân viên phải có đầy đủ các
Có thể bạn quan tâm!
- Uy Tín, Thương Hiệu, Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ
- Vận Dụng Mô Hình Swot Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Bidv
- Dự Báo Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Và Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Những Năm Tới
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 16
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
kỹ năng giao tiếp, tạo ấn tượng tốt và có thái độ phục vụ tốt nhất với mọi đối tượng khách hàng. Xác định công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để cạnh tranh và phát triển kinh doanh.
- Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý, phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch. Phát triển mạnh ngân hàng bán lẻ.
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Để thực hiện tốt giải pháp nâng cao năng lực tài chính, BIDV thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
* Giải pháp tăng vốn:
Ngoài sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ qua chương trình tái cấp vốn để tăng cao vốn tự có. BIDV cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính trong lâu dài. Luận văn kiến nghị một số giải pháp chính như sau :
- Tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên TTCK, góp phần nâng cao năng lực tài chính, là nền tảng để đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng các dịch vụ mới; đồng thời với tính chất đa chủ sở hữu sẽ đem lại cho các cổ đông các quyền lợi đi kèm với nghĩa vụ, là yếu tố tạo ra cơ chế giám sát hiệu quả, nâng cao năng lực hoạt động quản trị, hợp lý hóa bộ máy tổ chức..; một mặt tạo kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là cơ sở để BIDV tiếp cận được phương pháp quản lý, quản trị.
Ngân hàng hiện đại; học tập được kinh nghiệm kinh doanh cũng như được chuyển giao công nghệ hiện đại.
- Lựa chọn cổ đông chiến lược để tăng 15% vốn điều lệ tăng thêm khoảng 4.237 tỷ.
- Các năm tiếp theo tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tổng mức không vượt quá 20% vốn điều lệ và phát hành thêm CP ra công chúng, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65% VĐL.
- Tăng vốn từ lợi nhuận để lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ưu điểm của biện pháp này là giúp BIDV không phụ thuộc vào thị trường vốn cũng như không và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài và là cách tăng vốn bền vững nhất.
- Tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường. Do BIDV là ngân hàng được thành lập lâu đời nên tồn tại nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhưng giá trị thực tế còn rất lớn, nhất là giá trị bất động sản như: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất. Phần giá trị tăng thêm của các loại tài sản này sau khi định giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cường vốn tự có của BIDV.
- Tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tổng mức tăng 15% vốn điều lệ và phát hành thêm CP ra công chúng, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65% VĐL ( nghị quyết họp HĐCĐ lần thứ nhất)
Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chưa tương ứng, trình độ quản lý của ngân hàng không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là BIDV còn phải xác định được mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm vừa đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
* Giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu :
Khi xác định nợ xấu, chuyển ngay sang bộ phận chuyên trách và có cơ chế theo dõi riêng đối với dư nợ xấu để xử lý, đồng thời có bộ phận chuyên xử lý nợ xấu tại từng chi nhánh, đảm bảo có tối thiểu một cán bộ am hiểu luật pháp chuyên trách. Thực hiện tốt các biện pháp cơ bản: phát mại tài sản, yêu cầu bên thứ a trả ợ hay, hay khởi kiện, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ, bán tài sản cầm cố thế chấp các theo quy định của pháp luật, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng. Để làm “sạch” bảng cân đối kế toán, BIDV nên tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng. Nội dung của giải pháp này BIDV chuyển toàn bộ phần nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng) sang một Công ty chuyên trách xử lý nợ xấu (Công ty mua bán nợ và tài sản DATC hoặc công ty mua bán nợ của nhà nước) hoàn toàn độc lập với các NHTM, có quy mô vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn. Công ty này sẽ khai thác, làm tăng giá trị tài sản rồi bán đi, thu hồi vốn để mua tiếp các khoản nợ khác. Bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng là biện pháp tích cực vì ngân hàng thu được khoản nợ khó đòi và có thể tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực và tài lực vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp này còn nhiều hạn chế: nhiều khoản nợ không được giao dịch do DATC mua rẻ hơn giá Ngân hàng yêu cầu; Hơn nữa, DATC hoạt động theo cơ chế bảo toàn vốn nên thường không mua những khoản nợ được đánh giá thu hồi khó khăn, lợi nhuận thấp, trong khi đó nhiều nợ xấu của BIDV rơi vào trường hợp này. Vì vậy cần phải có sự hỗ trợ kịp thời của Chính Phủ, các Bộ ngành liên quan trong việc đưa ra cơ chế hướng dẫn mua nợ kịp thời, đồng thời cho phép DATC hoạt động theo cơ chế bảo toàn vốn linh hoạt, nghĩa là cho phép DATC tiếp nhận xử lý có bù đắp
của Chính Phủ cho các khoản nợ vay chỉ định. Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà BIDV không chuyển giao cho Công ty mua bán nợ thì BIDV có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, BIDV cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử ý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.
*/ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụn, xử lý các khảon nợ tiềm ẩn rủi ro:
Ngoài việc thực hiện giải pháp xử lý các khoản nợ xấu trong và nội bảng và ngoại bảng cân đối kế toán, để các khoản nợ xấu hạn chế tiếp tục phát sinh và không làm tăng chi phí trích DPRR cho các khoản nợ xấu mới, BIDV cần thực hiện đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý các khoản nợ tiềm ẩn ruit ro
Với vai trò là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính của ngân hàng, hoạt động tín dụng của BIDV trong những năm qua bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó đặc biệt là chất luợng tín dụng chưa cao, dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro hàng năm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng.
Trong môi trường hoạt động ngày càng khó khăn và rủi ro cao, việc tăng cường kiểm soát để nâng cao chất luợng tín dụng là việc hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục vấn đề trên, BIDV cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Xây dựng chính sách, chiến luợc đối với từng nhóm khách hàng cụ thể:
- Thực hiện phân chia khách hàng thành các nhóm khách hàng tốt, khách hàng hiện đang gặp tạm thời gặp khó khăn, khách hàng tiềm năng để đề
xuất các nội dung ứng xử tín dụng phù hợp đối với từng nhóm khách hàng.
- Về chính sách giá phí: xem xét ưu đãi về lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt, tiềm năng, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có năng lực cạnh tranh để duy trì và thu hút quan hệ.
- Về việc giao thẩm quyền, phán quyết để tạo thế chủ động khi quyết định cho vay đối với các khách hàng tốt, tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho BIDV.
- Về chính sách bán hàng: nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm tín dụng mới, các gói sản phẩm, dịch vụ đi kèm tín dụng để phù hợp với nhu cầu, đặc điểm kinh doanh của khách hàng, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm tín dụng trên thị truờng.
+ Thực hiện quản lý tín dụng tập trung tại HSC
- Thực hiện lộ trình chuyển việc xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp về HSC thực hiện.
- Nghiên cứu đánh giá các điều kiện để thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung tại Hội sở chính và đề xuất lộ trình triển khai phù hợp
- Thành lập Trung tâm phê duyệt tín dụng của BIDV tập trung.
+ Nâng cao quản lý và đa dạng hóa danh mục tín dụng
- Xây dựng kế hoạch định huớng tín dụng theo ngành nghề đến năm 2020 trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện giới hạn tín dụng theo ngành nghề giai đoạn 2010-2012.
- Xây dựng cơ chế, phương tiện để triển khai quản lý danh mục tín dụng theo từng sản phẩm, khối kinh doanh, theo ngành nghề cụ thể.
- Xác lập phương án điều hành cơ cấu tăng truởng tín dụng đối với các Chi nhánh theo từng ngành nghề; việc phê duyệt tín dụng ở từng cấp phải gắn chặt với kiểm soát giới hạn tín dụng cho từng ngành nghề
- Thực hiện báo cáo thống kê những ngành có độ rủi ro cao và yêu cầu
chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn mặt bằng chung để hạn chế cấp tín dụng và tăng thu nhập từ lãi vay để bù đắp rủi ro.
- Xác lập cơ chế cảnh báo các ngành đang có tiềm ẩn rủi ro, chất luợng tín dụng ngành giảm sút (nợ cơ cấu, nợ quá hạn tăng cao, lãi chưa thu lớn…) để hạn chế/ không tiếp cận cho vay mới và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng còn dư nợ tín dụng tại BIDV.
- Thực hiện đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề theo huớng:
Chú trọng hơn vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn như xuất khẩu Nông – Lâm - Hải sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế trọng điểm như điện, xi măng, khai khoáng, cho vay bán lẻ...
Kiểm soát cho vay những ngành có rủi ro cao như công nghiệp đóng tàu, bất động sản, xây lắp, đầu tư chứng khoán…
3.2.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro :
BIDV hiện đã triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế mà các ngân hàng hiện đại đang áp dụng, tách bạch rõ ràng giữa ba bộ phận: Bộ phận kinh doanh (Front Office - Khởi tạo tín dụng), Bộ phận Quản lý rủi ro (Middle Office – Phê quyệt tín dụng) và Bộ phận tác nghiệp - thực hiện chức năng theo dõi, báo cáo (Operation hay Back Office – Quản trị tín dụng). Đảm bảo cho công tác đánh giá rủi ro và rà soát tín dụng phải do những người không liên quan đến phê duyệt tín dụng thực hiện; đồng thời quản trị rủi ro được khối tác nghiệp tiến hành độc lập và khách quan. Tuy nhiên, kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiếu rủi ro. Trong đó hoạt động tín dụng là rủi ro gây nhiều thiệt hại nhiếu nhất và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, cần phải tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ để mục tiêu giảm dần tỷ lệ nợ xấu, luận văn đề xuất một số biện pháp sau:
Tăng cường công tác quản lý rủi ro Hoàn thiện và vận hành hội đồng quản lý rủi ro, tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý rủi ro cho từng loại hình rủi ro. Đổi mới các quy trình tín dụng và mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại HSC và các chi nhánh:
- Hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng hướng tới thông lệ đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt nam và đặc điểm hoạt động của BIDV theo nguyên tắc đảm bảo quản lý rủi ro nhưng phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Nghiên cứu và cụ thể hóa quy định chức năng, nhiệm vụ của các Ban, Phòng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng, trong dây chuyền xử lý tín dụng để đảm bảo thông suốt, trách ách tắc... Với mục tiêu đảm bảo tỉ lệ nợ xấu tín dụng dưới 2,5 % và thấp hơn tỉ lệ nợ xấu chung toàn ngành, BIDV cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá khách hàng: thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả. Xây dựng hệ thống phân cấp, ủy quyền trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Xây dựng cơ chế, hệ thống kiểm soát rủi ro: Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của BIDV gắn với chiến lược kinh doanh và định hướng từng giai đoạn 2012-2015. Trong đó, xác định mức độ rủi ro để áp dụng chính sách khách hàng. Tăng cường năng lực (nhân lực, phần mềm, công cụ hỗ trợ...), kiểm soát, giám sát tác nghiệp tín dụng toàn hệ thống (đặc biệt là các giao dịch đáng ngờ, giao dịch có độ rủi ro cao...) thông qua việc khai thác có hiệu quả phân hệ tín dụng, hệ thống SIBS (hệ thống vận hành, tác nghiệp của BIDV) và các phần mềm hỗ trợ khác;