Vận Dụng Mô Hình Swot Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Bidv


Quan hệ khách hàng để đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính chuyên môn hóa cho công việc.

Thứ ba, tính tiếp cận được. Với vị thế thuận lợi trong trung tâm thành phố của Hội sở cũng như nơi đặt chi nhánh, văn phòng giao dịch của BIDV đều nằm trong những khu dân cư đông đúc. Do vậy mọi khách hàng đến BIDV đều cảm thấy sự thuận tiện, an toàn và dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm. Thời gian giao dịch cũng được BIDV chú ý đến. Hiện tại, Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp là đơn vị đầu mối ban hành và kiểm tra quy định về thời gian chuẩn cho từng nghiệp vụ để đảm bảo tăng thời gian phục vụ cho khách hàng. Đến từng chi nhánh và Sở giao dịch, phòng Quản lý rủi ro sẽ là nơi cụ thể hóa thêm cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Đối với tất cả các hoạt động hiện tại ở BIDV, giao dịch là 1 cửa (tức là khách hàng chỉ phải tiếp xúc với 1 cán bộ để được đáp ứng nhu cầu). Hiện tại có 4 bộ phận giao dịch với khách hàng đó là: Giao dịch khách hàng cá nhân, giao dịch khách hàng doanh nghiệp, quan hệ khách hàng cá nhân và quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Dần dần việc tiếp xúc với khách hàng sẽ được chuyển giao toàn bộ với chỉ 2 bộ phận là quan hệ khách hàng cá nhân và quan hệ khách hàng doanh nghiệp để tăng cường sự thuận tiện cho khách hàng. Điều này đòi hỏi việc phối hợp hoạt động với các phòng ban là vô cùng quan trọng.

Thứ tư là độ an toàn và chính xác. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với lợi ích về tài chính của khách hàng, do đó độ an toàn và chính xác là đòi hỏi lớn đối với mỗi một ngân hàng trong đó có BIDV. Các nhân viên BIDV luôn nỗ lực hết mình đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ một cách an toàn và chính xác. Các thông tin về tình hình tài chính luôn được giữ tuyệt mật. Các chứng từ giao dịch đều được thông qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt từ việc lập chứng từ của kế toán giao dịch thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của bộ phận hậu kiểm. Do vậy các giao dịch diễn ra hầu như không gặp sai sót


nào đảm bảo nâng cao được uy tín cho BIDV. Thêm vào đó, năm 2012 BIDV đã ban hành quy chế xử phạt vật chất để tăng tính nghiêm khắc, răn đe đối với mỗi sai sót trong tác nghiệp của cán bộ.

Thứ năm, quy trình nghiệp vụ của bản thân nghiệp vụ cung ứng. Đây chính là yêu tố tập trung phản ánh chất lượng sản phẩm của BIDV. Nhìn chung quy trình thực hiện các dịch vụ truyền thống của BIDV không khác mấy so với các ngân hàng thương mại khác. Thậm chí, quy trình của BIDV được khách hàng đánh giá là chặt chẽ; số lượng chứng từ luân chuyển qua các bộ phận là khá nhiều khiến cho khách hàng phải chuẩn bị cũng như ký rất nhiều liên chứng từ. Đối với các giao dịch đơn giản như giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm, đăng ký sử dụng một số dịch vụ (như BSMS, đăng ký phát hành thẻ ghi nợ…) hay dịch vụ cho vay tín chấp, chứng tử được luân chuyển qua 2 bộ phận. Đối với các giao dịch liên quan đến tín dụng có tài sản đảm bảo, thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh thì chứng từ được luân chuyển qua từ 4-5 bộ phận; còn nếu giao dịch đó thuộc thẩm quyền phán quyết của hội sở chính thì khách hàng phải trong vòng khoảng 1 tháng giao dịch mới được thực hiện xong.

Các yếu tố để đánh giá chất lượng dịch vụ tại BIDV trên chỉ mang tính định lượng. Để đánh giá được chất lượng của sản phẩm dịch vụ, BIDV đã tổ chức các hội nghị khách hàng qua các năm để trưng cầu ý kiến cũng như thăm dò sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của BIDV. Tuy nhiên các hội nghị khách hàng của BIDV mới chỉ mời được đại diện một số khách hàng mà chưa có điều kiện mời được đông đảo khách hàng đến dự, điều này không gây được ấn tượng và đánh giá được hết các thái độ của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng.

2.3 Bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam:

Trong gần những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn


biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, những hạn chế vốn có của nền kinh tế cùng nhiều khó khăn khác làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn thấp trong khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo sức tiêu thụ hàng hóa thấp, tồn kho lớn… Dẫn đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng hết sức khó khăn, nhất là trong vấn đề bảo toàn vốn…

- Trước khó khăn của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, gắn mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế với tái cấu trúc kinh tế, trong đó, mục tiêu của giai đoạn 2011 - 2015 là nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể:

+ Về kinh tế: GDP trong giai đoạn này bình quân tăng 5-6%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 30-35% GDP. Gia tăng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản. GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010.

+ Về xã hội: chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2-3%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%.

- Tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp có trình độ trung bình. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào nâng cao


năng suất, chất lượng; các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng vốn và công nghệ sẽ thay thế dần các ngành thiên về khai thác tài nguyên và thâm dụng lao động rẻ. Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị gia tăng/sản lượng đạt tối thiểu 50%; tỷ trọng giá trị gia tăng/sản lượng công nghiệp chế biến đạt tối thiểu 40%; đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng khoảng 35-45%.

- Cơ sở hạ tầng: đang được cải thiện dần dần, kèm theo đó là nhu cầu đầu tư lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cách thức đầu tư sẽ thay đổi, yếu tố tư nhân và nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào việc đầu tư, xây dựng và quản lý các công trình. Cách thức quản lý sẽ dần minh bạch và khách quan hơn, điều này mở ra cơ hội cho tất cả các Ngân hàng lớn tham gia đầu tư và thị phần trong lĩnh vực truyền thống này của BIDV sẽ bị thu hẹp, nếu BIDV không có biện pháp thích hợp khai thác các thế mạnh sẵn có của mình trong lĩnh vực này…

- Hạ tầng giáo dục: được cải thiện dần để đạt các chuẩn mực của khu vực. Hạ tầng điện nước được cải thiện dần, nhưng nhìn chung ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Hạ tầng về thông tin: vận động theo hướng minh bạch, sẵn có, nhiều chiều hơn. Đây là cơ hội cho BIDV, nhưng cũng là nguy cơ nếu BIDV không trội hơn đối thủ trong việc khai thác các lợi ích do hạ tầng thông tin mang lại.

- Đầu tư trong và ngoài nước: Đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh và liên tục theo đà phát triển kinh tế và mở cửa thị trường (với mức đầu tư khoảng trên 40% GDP hàng năm). Trong đó đầu tư của tư nhân và nước ngoài sẽ tăng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng ngày một lớn, áp đảo đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư tăng dẫn đến nhu cầu vốn và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ tăng mạnh.


Đây là nền tảng vững chắc cho triển vọng phát triển thị trường ngân hàng vốn vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Những yếu tố đó tạo ra cơ hội lớn cho phát triển dịch vụ ngân hàng, tạo tiền đề cho BIDV đã và đang hoạt động trên nền tảng của một môi trường kinh tế thuận lợi.

2.4. Vận dụng mô hình SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV

Từ phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV đã trình bày tại phần trên, từ đó có thể đánh giá tổng quan về năng lực cạnh tranh của BIDV thông qua mô hình SWOT như sau:

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thương hiệu và uy tín của BIDV

- Hiệu quả hoạt động còn thấp:

ngày càng được khẳng định và đánh giá

chỉ số ROA, ROE còn thấp so

cao trên thị trường tài chính tiền tệ

với thông lệ; tỷ lệ chi phí (đặc

trong nước và quốc tế.

biệt là chi DPRR) trên thu nhập ở

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý của BIDV

mức cao.

nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược, có tư

- Chất lượng tài sản còn thấp, tỷ

duy cởi mở và linh hoạt và có uy tín

lệ nợ xấu cao

cao trong cộng đồng tài chính. Đội ngũ

- Tiến độ triển khai các dịch vụ

nhân viên trẻ, năng động, đào tạo bài

mới trên nền công nghệ hiện đại

bản, tâm huyết với ngành

còn chậm.

- Thể chế, quy định, quản trị rủi ro,

- Quản lý rủi ro mới ở trong giai

tuyển dụng ngày càng hoàn thiện, hiệu

đoạn sơ khởi áp dụng theo chuẩn

quả.

mực và thông lệ quốc tế.

- Hạ tầng CNTT được trú trọng đầu tư

- Sản phẩm, dịch vụ do BIDV

đồng bộ, thực hiện xong hiện đại hoá

cung cấp nhìn chung chưa tạo

tại tất cả các chi nhánh, khả năng tài

được sự khác biệt, thiếu sức cạnh

chính đủ lớn đáp ứng yêu cầu mở rộng

tranh so với đối thủ cạnh tranh

và đầu tư công nghệ tiên tiến, hỗ trợ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 13



phát triển và tạo nền tảng cho triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ mới hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao.

- Mạng lưới rộng khắp tất cả các Tỉnh trong cả nước, chiếm lĩnh thị phần tốt.

- Trú trọng xây dựng và phát triển văn

hoá doanh nghiệp


Cơ hội

Thách thức

- Môi trường toàn cầu hội nhập sâu rộng

- Nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng

- Sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV

- Khả năng có những thay đổi về quy định trần lãi suất, tiếp tục giảm trần lãi suất.

- Chia sẻ thị trường, cạnh tranh từ khối ngoại

- Xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả.

- Áp lực phải nâng cao năng lực

tài chính.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tại chương 2, vận dụng cơ sở lý thuyết tại chương 1để phân tích, luận văn đã phác hoạ bức tranh toàn cảnh, hình ảnh thực trạng của BIDV được làm rõ nét với những điểm chính sau đây:

Một là, tiềm lực tài chính: Mặc dù đã được cải thiện rõ rệt nhưng quy mô và khả năng tài chính của BIDV chưa phải là NH dẫn đầu trong nhóm ngân hàng so sánh, chưa xử lý triệt để RR trong tín dụng bằng nguồn trích DPRR (năm 2012 xử lý RRTD bằng nguồn trích DPRR là 47% dư nợ xấu)

Hai là, khả năng sinh lời: Tỷ lệ lãi ròng so với vốn tự có (ROE) và tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) vẫn ở mức thấp so với NHTMCP và thấp hơn thông lệ quốc tế.

Ba là, độ an toàn tài chính: Mặc dù đã rất nỗ lực giảm nợ xấu xuống mức 2,9% (năm 2012) nhưng vẫn ở mức cao so với các NH khác.

Bốn là, trình độ công nghệ: tuy đã được trú trọng đầu tư đồng bộ, tiến tiến tuy nhiên việc triển khai còn chậm, chưa triển khai được sản phẩm mang tính đặc thù của BIDV

Ngoài ra đề tài đã cho thấy những yếu tố nội tại mà BIDV đang vận hành, những điểm mạnh, yếu, năng lực cốt lõi của BIDV. Từ những số kliệu và thông tin thu thập được, qua phân tích các chỉ tiêu, luận văn đã vận dụng mô hình SWOT để thấy rõ năng lực cạnh tranh của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng nhóm là CTG, VCB, ACB...là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của BIDV.Qua đó thấy rõ thêm vị thế hiện tại của BIDV và là cơ sở đề ra các giải pháp tại chương 3.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.


3.1. Định hướng phát triển của BIDV và yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh

3.1.1.Định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng

3.1.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế thế giới

Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2020, các tổ chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lạc quan. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khối lượng GDP thế giới sẽ tăng khoảng 1,4 lần, từ mức 32 nghìn tỷ USD hiện nay lên tới 42 nghìn tỷ USD vào năm 2010 và 53 nghìn tỷ USD năm 2020 (tính theo giá năm 2000). Theo dự báo của Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU), đến năm 2020, quy mô nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2/3 so với năm 2005 với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 3,5%/năm trong giai đoạn 2006-2020.

Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng, đạt tốc độ trung bình 7,5%/năm, chiếm 45% GDP thế giới vào năm 2020. Tự do hoá thương mại, chi phí vận tải và viễn thông giảm, các luồng vốn di chuyển giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn là những nguyên nhân chính thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Thương mại dịch vụ ngày càng khẳng định vai trò của mình, trở thành một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn 2011-2020. Nhiều hình thức thương mại mới như thương mại điện tử được dự báo sẽ chiếm từ 10-15% kim ngạch thương mại toàn thế giới. Các rào cản trong thương mại quốc tế mặc dù tiếp tục được hạ thấp nhưng vẫn còn ở mức cao trong một số lĩnh vực (nông nghiệp, dịch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023