Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 16


Công tác kiểm tra, phòng ngừa :

Tăng cường hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng của hệ thống BIDV và toàn ngành NH. Việc kết nối thông tin về lịch sử khách hàng vay vốn là hướng theo chuẩn mực quốc tế, điều này giúp hạn chế phát sinh nợ xấu cũng như chuyển nợ xấu từ NH này sang NH khác. Với trình độ công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng sẽ ngày càng phát huy tác dụng. Áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Đồng thời, nâng cao chất lượng, số lượng kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan thông qua các biện pháp như kiểm tra chéo giữa các phòng tại chi nhánh, kiểm tra định kỳ đột xuất bởi Ban kiểm tra nội bộ. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục... Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản, sổ tay tín dụng, quy trình nội bộ, quy trình phân loại rủi ro.... Tổ chức theo dõi và thực hiện việc đánh giá chất lượng tín dụng hàng tháng quý để phát hiện kịp thời các khoản nợ có nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro. Đổi mới hệ thống thông tin báo cáo, khai thác các dữ liệu trên hệ thống SIBS kịp thời phục vụ công tác quản trị điều hành tín dụng và kiểm soát các giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực.

Công tác tăng cường khả năng thu hồi vốn :

Tăng cường bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay khi các dấu hiệu rủi ro của khoản nợ vay được xác định có dấu hiệu rủi ro hoặc bị xuống hạng nghiêm trọng, ưu tiên tính thanh khoản cao. Áp dụng bổ sung các biện pháp khuyến khích trả nợ: miễn giảm một phần lãi suất, không tính lãi phạt... đối với khách hàng được BIDV đánh giá có thiện chí trả nợ.

Quản lý tốt hơn rủi ro vận hành, tác nghiệp thông qua những giải pháp chuẩn hóa các quy trình sản phẩm, tác nghiệp; quản lý và kiểm soát việc tuân


thủ các quy trình nghiệp vụ; thường xuyên đào tạo, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cho cán bộ.

3.2.3/ Giải pháp tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ góp phần tích cực thiết lập nền tảng ngân hàng hiện đại, tiên tiến, là điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ, và cung ứng các sản phẩm tiện ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển BIDV thành một ngân hàng hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, kinh doanh Ngân hàng được xác định là yếu tố nền tảng, then chốt, yếu tố cơ bản của hoạt động ngân hàng hiện đại, là cơ sở để phát triển sản phẩm dịch vụ mới theo xu hướng chung của thị trường, tăng tính cạnh tranh và hỗ trợ điều hành. Để vận dụng tốt nhất điều kiện thuận lợi về CNTT của hệ thống CNTT BIDV đã đầu tư, BIDV tập trung vào :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Tập trung chuẩn hoá các sản phẩm dịch vụ,xây dựng, hoàn thiện các kênh phân phối mới (IBMB, internet Banking, Mobebanking…)theo hướng chuẩn hoá sản phẩm dịch vụ theo thông lệ quốc tế, tự động hoá các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, từ đó giảm được việc phát triển các chi nhánh tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thanh toán theo hướng tự động hoá, coi đây là mũi nhọn trọng tâm trong tiến trình cải tiến công nghệ ngân hàng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 16

- Phát triển CNTT an toàn, bảo mật, bảo đảm kinh doanh liên tục, ổn định, đáp ứng và hỗ trợ tăng trưởng, phục vụ khách hàng, phát triển dịch vụ.

- Trang bị hệ thống CNTT phục vụ quản trị, điều hành, hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống chấm điểm, dự báo, cảnh báo rủi ro.


- Tiếp tục hoàn thiện dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán của BIDV giai đoạn II nhằm hoàn thiện cơ sở công nghệ, triển khai mở rộng tới tất cả các điểm giao dịch, cải tiến bảo mật và nâng cấp hệ thống cốt lõi, phát triển mạng POS, nâng cao các tiện ích và công nghệ của ATM như cho phép nạp tiền qua máy, sử dụng công nghệ thẻ chip có tính bảo mật cao... để hỗ trợ các giao dịch gửi tiền, nâng cao chất lượng các nghiệp và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, phone Banking, homebanking, dịch vụ tài chính điện tử...

- Trung tâm công nghệ thông tin cần tích cực cải tiến công nghệ ngân hàng, tiếp tục hoàn thiện chương trình chuyên tiền, chi trả kiều hối, cải tiến chức năng vấn tin điện chuyển tiền theo nhiều kênh thông tin, hạch toán, các chương trình đầu mối thanh toán séc nhờ thu, séc du lịch cải tiến chương trình để có thể triển khai xử lý được đầy đủ các sản phẩm giao dịch hối đoái mà NHNN cho phép thực hiện.

-Triển khai nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, mang tính đặc thù của BIDV.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan chức năng:

Chính phủ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Những định hướng đúng đắn và chính sách phù hợp của Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế tài chính hoạt động và phát triển.

* Đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở, làm hạn chế kết quả kinh doanh. Vì vậy, để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động tốt và hiệu quả, Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo 3 mục


tiêu cơ bản là: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững.

Ổn định tiền tệ: Chính phủ cần phối hợp với NHNN để đưa ra những chính sách tiền tệ hợp lý, điều hành tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến của thị trường. Đảm bảo sức mua đồng tiền trong thị trường nội địa và ổn định tỷ giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối.

Kiềm chế lạm phát: Tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất xuống mức phù hợp đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế

Tăng trưởng bền vững: Tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua đạt tốc độ cao nhưng sức cạnh tranh và tính bền vững của kinh tế chưa cao. Việc Chính phủ quản lý tốt các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ giúp nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng bền vững, tạo điều kiện quan trọng để thực thi có hiệu quả các giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh .

* Chính phủ cần ban hành hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi

để hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả.

Chính phủ đã và đang ban hành nhiều văn bản pháp quy, cơ chế chính sách điều chỉnh quan hệ tài chính doanh nghiệp nói chung, các TCTD, NHTM nói riêng như: thuế, vốn chủ sở hữu, sử dụng tài sản cố định… Tuy nhiên, quá trình vận động của thời gian, có nội dung bị lạc hậu, cần sửa đổi, có nội dung cần bổ sung để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Có một số kiến nghị như sau:

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế , các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất tránh chồng chéo, để các TCTD sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là:

+ Tiếp tục xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật các tổ chức tín dụng mới (hoặc chia thành hai


luật: Luật các NHTM và Luật các tổ chức tài chính phi ngân hàng), pháp lệnh về giao dịch bảo đảm…

+ Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các Luật đã ban hành và đã có hiệu lực (như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật các Công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh Ngoại hối…)

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng).

* Có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM

Ban hành Luật các Tổ chức tín dụng mới, phát triển hệ thống NHTM đa dạng về hình thức sở hữu, áp dụng các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các NHTM Nhà nước. Nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ tồn đọng.

- Đối với NHTM nhà nước: hỗ trợ tăng vốn điều lệ và tiếp tục xử lý nợ tồn đọng liên quan đến việc cho vay các chương trình của Chính phủ để lành mạnh hoá và tăng năng lực tài chính của các Ngân hàng này.

- Đối với NHTM Cổ phần: hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ song phương và đa phương của Chính phủ nước ngoài và các Tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý ngành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định, quy trình, tiến hành kiểm tra, giám sát để quản lý và định hướng cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, NHTM theo mục tiêu chung. Có một số kiến nghị với NHNN như sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tiền tệ và hoạt


động Ngân hàng trên cơ sở tiến hành rà soát bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng, gồm có các nội dung chính:

+ Sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh, từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động Ngân hàng đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn hiệu quả.

+ Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

+ Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng. Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán Ngân hàng phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh...


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng, chiến lược, mục tiêu của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam giai đoạn 2013-2018, xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của BIDV, đề tài đã đề xuất 03 giải pháp cơ bản và các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


PHẦN KẾT LUẬN

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Để tiếp cận được những thành tựu khoa học – kỹ thuật ngày càng gia tăng ở các quốc gia phát triển và không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển kinh tế nói trên, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực để hội nhập vào xu hướng chung đó.

Có thể nói, việc chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức đối với nền kinh tế cũng là vấn đề đáng quan tâm, trong đó có ngành ngân hàng. Theo cam kết hội nhập từ 01/04/2007 Việt Nam sẽ phải gặp những đối thủ mạnh về thương hiệu, vốn công nghệ, nhân lực, kinh nhiệm, sản phẩm... ngay trên sân nhà Việt Nam.

Đứng trước tình hình cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hội nhập, việc nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính thực tiễn và cấp bách đối với BIDV - một ngân hàng lớn trong 03 NHTMCP nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập tại chương 1, chương 2 của đề tài, đề tài đã tập trung phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV, những điểm yếu, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của BIDV (chiến lược phát triển sản phẩm trên cơ sở Công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực tài chính hạn chế do nợ xấu cao, trích dự phòng rủi ro lớn dẫn đến tỷ xuất ROA,ROE thấp hơn các ngân hàng và thấp hơn thông lệ quốc tế....) Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn , tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra của BIDV trong thời gian tới cũng như vì sự nghiệp phát triển bền vững của BIDV trước thềm hội nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023