Dự Báo Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Và Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Những Năm Tới


vụ…) và ở một số nước. Các biện pháp bảo hộ thương mại có thể được áp dụng dưới những hình thức khác, tinh vi hơn như chống bán phá giá, qui định về các tiêu chuẩn kỹ thuật… Tiến trình mở cửa thị trường ở cấp độ quốc tế sẽ gặp một số trở ngại, nhưng ở cấp độ quốc gia sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các thoả thuận thương mại song phương và khu vực.

Trong giai đoạn 2011-2020, sự dịch chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục nằm trong số những nước nhận FDI nhiều nhất thế giới; Mỹ và các nước phát triển vẫn là những nhà đầu tư chủ yếu. Bên cạnh đó, đầu tư ra bên ngoài của các nước đang phát triển cũng có xu hướng tăng mạnh, chủ yếu là đầu tư giữa các nước có cùng trình độ phát triển với nhau. Đầu tư vào các nước phát triển chủ yếu thông qua hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia (TNC) lớn, trong khi đó đầu tư vào các nước đang phát triển đa phần là đầu tư mới - đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư gián tiếp cũng tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011- 2020, chủ yếu thông qua hình thức đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá giữa các đồng tiền chính không có nhiều biến động do các nền kinh tế chính trên thế giới đều tăng trưởng khả quan. Đồng USD tiếp tục là đồng tiền dự trữ chủ yếu, bên cạnh các đồng tiền quan trọng khác như đồng EUR, JPY, NDT. Có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đồng tiền chung châu Á có tầm ảnh hưởng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới do vị thế của các nền kinh tế trong khu vực này tăng lên trên trường quốc tế. Lãi suất thực tế trên thế giới trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục giảm và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục đến năm 2050. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở nhóm các nước dân số già tăng lên như Nhật Bản, EU… sẽ giảm, trong khi đó, ở các nước có dân số trẻ như các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, tỷ lệ này sẽ tăng lên.


Thị trường lao động thế giới giai đoạn 2011-2020 sẽ chịu ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự thay đổi về nhân khẩu học. Toàn cầu hoá khiến cho lao động dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia, khu vực. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có lực lượng lao động lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, dân số thế giới trong giai đoạn 2011-2020 tăng chậm lại và chủ yếu gia tăng tại các nước đang phát triển, vì thế, lực lượng lao động của kinh tế thế giới chủ yếu tập trung ở các nước này; từ đó làm gia tăng tình trạng di dân từ các nền kinh tế có trình độ phát triển thấp sang các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2020, dự báo kinh tế thế giới có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ. Thứ hai, các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Thứ ba, khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Thứ tư, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như sự phát triển quá nóng của các nền kinh tế đang phát triển, cầu năng lượng tăng tác động tiêu cực đến dự trữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Thứ năm, hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á, biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới mới bên cạnh những nền kinh tế đã phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thứ sáu, các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

3.1.1.2. Dự báo phát triển kinh tế Việt nam và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng những năm tới

* Tác động của kinh tế thế giới tới chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Đối với tăng trưởng kinh tế: Theo EIU, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 đạt 7%, so với mức trung bình của thế giới là 4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo (2011-2020), nếu không có những chính sách kinh tế mang tính đột phá mạnh thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam được dự báo là sẽ sụt giảm đáng kể, chỉ còn 4,6%. Do vậy, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2020 sẽ đạt 5,4%, mặc dù cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á nhưng vẫn đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan. Trong giai đoạn 2011-2020, tình hình kinh tế thế giới diễn biến thuận chiều, cùng với những bước chuyển mình quan trọng của nội tại nền kinh tế (hoàn thành kế hoạch 2006-2010, gia nhập WTO…), các cơ chế chính sách của Nhà nước tập trung phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ tiếp tục có bước phát triển đáng kể , đạt được một vị thế thỏa đáng trong khu vực.

- Đối với thương mại: Trong giai đoạn 2011-2020, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng quốc gia nói riêng phát triển là cơ hội tốt cho xuất khẩu của Việt Nam do cầu đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các nước ASEAN và các nước láng giềng trong khu vực châu Á. Trong điều kiện hàng hoá, dịch vụ Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, việc mất thị trường “sân nhà” hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, với xu hướng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của các nước, Việt Nam với trình độ khoa học - công nghệ đi sau các nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khuôn khổ WTO, với việc còn bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm sau khi gia nhập (2007-2019), Việt Nam chắc chắn sẽ gặp bất lợi hơn so với các nước khác trong các tranh chấp thương mại được giải quyết theo quy định của WTO.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 14


- Đối với các luồng vốn vào Việt Nam: Trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam sẽ trở thành địa điểm thu hút được nhiều FDI của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là qua hình thức dịch vụ ngoại biên (outsourcing). Hoạt động dịch vụ ngoại biên tại Việt Nam trong giai đoạn này sẽ nhằm vào cả hai lĩnh vực là chế tác và công nghệ cao. FDI vào các ngành công nghệ cao là một xu hướng chung của cả thế giới. Trong khi đó, do Trung Quốc đang hướng tới thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao nên các nước đầu tư sẽ chuyển dần các ngành sản xuất, chế tác sang các địa điểm có lợi thế tương đồng về nguồn nhân lực và trình độ phát triển với Trung Quốc, trong đó Việt Nam là một lựa chọn được ưu tiên. Ngoài ra, việc triển khai khu vực đầu tư ASEAN (AIA) vào năm 2015 sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư, cả trực tiếp và gián tiếp, từ các nước ASEAN vào Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam đầu tư sang các nước láng giềng trong khu vực.

- Đối với ngân sách: Trong giai đoạn 2011-2020, tuy Việt Nam phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO, các liên kết của ASEAN và hiệp định song phương, nhưng nguồn thu ngân sách sẽ không chịu những tác động đáng ngại do thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu chỉ chiếm 19- 22% tổng thu ngân sách. Thu nội địa có thể gặp một số trở ngại do việc giảm thuế nhập khẩu sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước. Nhưng xét trên khía cạnh khác, tỷ lệ thu nội địa sẽ không giảm do mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc nền kinh tế tăng trưởng vững chắc hơn, thu nhập của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, do việc bảo hộ chỉ giới hạn trong một số ngành kinh tế nên gánh nặng chi ngân sách không quá lớn. Về dài hạn, cân đối ngân sách vẫn tương đối ổn định.

- Đối với các ngành kinh tế: Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 sẽ chịu tác động của kết quả vòng đàm phán Doha. Thời điểm kết thúc của vòng đàm phán này vẫn chưa xác định được, tuy nhiên, chắc chắn là


kết quả của nó sẽ tác động chủ yếu theo hướng bất lợi cho nông nghiệp Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghiệp, theo xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ trên thế giới, tỷ lệ các ngành công nghiệp chế tác trong nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra bên ngoài cũng tác động tích cực đến công nghiệp Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất, lắp ráp cho các nước phát triển, giống như Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay. Trong lĩnh vực dịch vụ, sẽ có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực này, do đó, ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020.

* Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong những năm tới

Hiện nay, phát triển dịch vụ ngân hàng đang là điểm nóng tập trung chạy đưa của các ngân hàng tại Việt Nam. Theo đánh giá, phân tích của các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho thấy: thị truờng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để khai thác với tốc độ tăng truởng có thể đạt 30-40%/năm.

Thị trường Việt Nam có 60% đân số trong độ tuổi lao động, đồng thời tầng lớp trung lưu và cư đân đô thị tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 22% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng. Với đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có nhiều cơ hội để phát triển.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các ngân hàng đã quan tâm và tập trung khai thác thị truờng bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ và kênh phân phối mới, hiện đại và đa tiện ích như máy ATM, Internet banking, Home banking, PC banking,


Mobile banking, Call centre... Thực tế đó đã đánh đấu buớc phát triển mới của thị truờng dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Ngoài ra, những năm gần đây, số lượng người thành đạt tại Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Điều này dẫn đến sự phát triển mạnh của các dịch vụ ngân hàng dành riêng cho đối tượng khách hàng đặc biệt này

Như vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong những năm tới là rất lớn và đầy tiềm năng.

3.1.1.3. Định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng:

Lộ trình mở cửa thị trường tài chính phải được tiến hành trên cơ sở xem xét những hạn chế và lợi thế cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực mà chính phủ Việt Nam đã cam kết, việc xóa bỏ bảo hộ và sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng

trong nước phải đi trước một bước so với cơ chế tự do hóa áp dụng với các

định chế

tài chính nước ngoài; việc mở cửa và nới lỏng các ràng buộc tài chính đối với các ngân hàng nước ngoài nên được tiến hành theo trình tự thích hợp, bắt đầu từ các quy định về tín dụng – lĩnh vực mà các ngân hàng trong nước có khả năng cạnh tranh, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác dựa trên sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Đối với hệ thống các NHTMCP thì định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cụ thể:

Một là, đặt ra yêu cầu tái cơ cấu tổ chức và chuẩn mực quản lý đối với các NHTMCP, tạo điều kiện cho những ngân hàng này hiện đại hóa công nghệ và đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tham gia có hiệu quả vào thị trường tiền tệ thứ cấp, nghiệp vụ tái cấp vốn và hệ thống thanh toán của NHNN;


Hai là, sắp xếp lại hệ thống các NHTMCP; giải thể hoặc sáp nhập một số ngân hàng yếu kém;

Ba là, lành mạnh hóa tài chính của các NHTMCP trên cơ sở cơ cấu lại nợ quá hạn; Bốn là, cơ cấu lại tổ chức, đặc biệt là các bộ phận quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, tài sản có, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn và đầu tư.

3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV giai đoạn 2013-2018.

* Phương châm kinh doanh:

“Phát triển bền vững - chất lượng - an toàn - hiệu quả”

*Tôn chỉ: “Xây dựng BIDV trở thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế với sản phẩm và dịch vụ chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á”

*Tầm nhìn: “Ngân hàng chất lượng–uy tín hàng đầu Việt Nam”

* Slogan: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”

*Giá trịcốt lõi: BIDV đã nhận định giá trị cốt lõi cho hoạt động là:

- Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã thống nhất.

- Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng đồng.

- Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó trong mỗi người lao động bằng những chế độ, chính sách ưu việt nhất.

* Định hướng chung: Xây dựng BIDV hành tập đoàn tài chính - ngân hàng vững mạnh.


3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của BIDV:

Thứ nhất, Xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng có chất lượng hiệu quả uy tín hàng đầu tại Việt Nam, được xếp hạng là một trong những NHTM tốt nhất ở Việt Nam, đạt mức tiên tiến trong khu vực; tiếp tục khẳng định uy tín, thương hiệu mạnh. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch, phủ sóng toàn bộ các tỉnh thành phố trong toàn quốc; nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, Phòng giao dịch, phát triển cách dịch vụ ngân hàng quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh của BIDV ra nước ngoài.

Thứ hai, Tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển và triển khai mô hình bán lẻ, triển khai các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tận dụng tối đa mạng lưới rộng lớn và các sản phẩm dịch vụ đa dạng hiện có để có thể thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của BIDV. Tăng cường đẩy mạnh liên kết giữa ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên để bán chéo sản phẩm, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng đồng thời tăng thu nhập từ dịch vụ, tổ chức và bố trí nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cao, để tối đa hóa khả năng bán hàng.

Thứ ba, Thay đổi hình thức sở hữu theo hướng đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành, thu hút thêm nguồn lực, tăng cường sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với NH; hoạt động kinh doanh dựa trên các nguyên tắc thị trường với mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Thứ tư, Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020 đảm bảo tiếp cận được tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, cải tiến nâng cấp hệ thống Corebanking và các module nghiệp vụ hiện tại để hỗ trợ tích cực có hiệu quả cho các hoạt động nghiệp vụ xử lý giao dịch của BIDV. Tiêu

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí