KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Cơ sở lý luận và thực trạng hứng thú của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật với hoạt động GDTC và thể thao
- Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao là thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với nội dung, hình thức nào đó của hoạt động GDTC và thể thao, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của nó với bản thân.
- Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được (biểu hiện) đánh giá qua các dấu hiệu cụ thể về nhận thức, cảm xúc và hành động:
+ Về mặt nhận thức: mức độ nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của TDTT.
+ Về xúc cảm: Mức độ yêu thích, say mê... với các hoạt động TDTT.
+ Về mặt hành động: Mức độ tích cực, chủ động với các hoạt động trên lớp và ngoại khóa; Tìm hiểu, tuyên truyền, vận động mọi người tập luyện TDTT...
- Mức độ hứng thú của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật với hoạt động GDTC và thể thao còn thấp ở tất cả các mặt nhận thức, cảm xúc và hành động. Do vậy kết quả học tập và trình độ thể lực chung còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Yêu Thích Với Hoạt Động Gdtc Và Tt Của Sv (N=98)
- Ý Kiến Đánh Giá Của Giảng Viên Về Mức Độ Phù Hợp Của Các Biện Pháp (N=22)
- So Sánh Nhận Thức Của Sv Nhóm Tn (N = 46) Và Nhóm Đc (N = 48) Sau Tn
- Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
2. Đề tài đề xuất 5 biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật:
Biện pháp 1: Đa dạng hóa phương thức giáo dục kiến thức về sức khỏe và luyện tập thể thao cho sinh viên.
Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong công tác GDTC và thể thao.
Biện pháp 3: Vận dụng tốt quan điểm phân hóa trong các hoạt động GDTC và thể thao.
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động trò chơi và thi đấu trong GDTC và thể thao.
Biện pháp 5: Tích hợp hoạt động GDTC và thể thao với các hoạt động chính trị - xã hội.
3. Qua thực nghiệm các biện pháp cho thấy sinh viên nhóm TN có sự phát triển cao hơn nhóm ĐC cả ở tất cả các mặt:
Về hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao: Tỷ lệ sinh viên nhóm TN có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao, có xúc cảm dương tính và hành động tích cực cao hơn nhiều so với nhóm ĐC.
Về trình độ thể lực chung. So sánh từng nội dung kiểm tra cho thấy nhóm TN đạt kết quả cao hơn nhóm ĐC ở tất cả các nội dung với |t tính| > t Bảng (P 0,05); Tỷ lệ SV nhóm TN “đạt” tiêu chuẩn trình độ thể lực chung cũng cao hơn rõ ràng. Nhóm TN là 94% (cả loại “đạt” và “tốt”), nhóm ĐC là 79.59%.
Kết quả học tập môn học GDTC của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC rất rõ ràng. Tỷ lệ điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn và tỷ lệ điểm yếu thấp hơn nhóm ĐC: Nhóm TN có 23.91% loại giỏi (điểm A) so với 10.42% của nhóm ĐC; Nhóm TN có 39.13% đạt loại khá (điểm B), nhóm ĐC là 18.75%; Nhóm TN chỉ có 2.17% sinh viên loại yếu (điểm F - không đạt), nhóm ĐC là 12.50%.
Tỉ lệ SV nhóm TN phản hồi tích cực về môn học cao hơn nhiều so với nhóm ĐC. Có 89.13% đến 95.65% SV nhóm TN “rất hài lòng” với môn học và không có ai “không hài lòng”; Nhóm ĐC chỉ có 20.00% đến 54.83% “rất hài lòng” và 25.00% đến 45.83% “không hài lòng” về các nội dung khảo sát.
KIẾN NGHỊ:
1. Các kết quả nghiên cứu của đề tài (hệ thống cơ sở lý luận, các biện pháp) có thể sử dụng để tham khảo, vận dụng trong tổ chức các hoạt động dạy học môn GDTC cho SV các trường cao đẳng, đại học.
2. Các cơ sở GD có thể nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC theo hướng mở để tạo điều kiện cho giảng viên chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học môn GDTC cho SV.
3. Nghiên cứu vận dụng các biện pháp ở các lớp học, khóa học khác để tiếp tục đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp. Trong quá trình thực hiện, giảng viên cần vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 08- NQ/TW của Ban chấp hành TW, (ngày 01 tháng 12 năm 2011) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
2. Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW (Hội nghị lần thứ 8) của Ban chấp hành TW khóa XI (ngày 04 tháng 11 năm 2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương trình GDTC trong các trường Đại học - Cao đẳng (không chuyên TDTT) giai đoạn 1. Ban hành theo Quyết định số 3244/GD - ĐT ngày 12/09/1995.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chương trình GDTC trong các trường Đại học - Cao đẳng (không chuyên TDTT) giai đoạn 2. Ban hành theo Quyết định số 1262/GD - ĐT ngày 12/04/1997.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Ban hành theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT Quy định về chương trình Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.
8. Lê Thị Bừng và các tác giả (2008), Những thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.
9. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2010), Chiến lược Phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
10. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 11/2015 NĐ - CP ngày 31/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.
11. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, Biên dịch: Phạm Anh Tuấn, NXB Tri thức, Hà Nội.
12. R. Diamon (2003), Thiết kế và Đánh giá chương trình khoá học (Cẩm nang hữu dụng), NXB Đại học quốc gia.
13. Vũ Cao Đàm (2012), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam.
14. Lê Hoàng Hà (2012), Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THPT Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giáo dục
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Hải (2010), Xây dựng nội dung chương trình Giáo dục thể chất cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
16. Đặng Xuân Hải (2012), Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, NXB Bách khoa Hà Nội.
17. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2012), “Các xu hướng phát triển chương trình đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội (số 5/2012), tr 148 – 155.
18. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, NXB ĐHSP.
19. Phạm Văn Lập (2000), Giáo dục học Đại học, NXB ĐHQG Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các tác giả (2004), Một số vấn đề về giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học giáo dục, NXB ĐH Quốc gia HN.
22. Nguyễn Hồ Phong (2010), Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đội ngũ cán sự thể dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học nha trang, Luận văn cao học.
23. Lê Vinh Quốc (2011), “Một số vấn đề về triết lí giáo dục”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh (số 28), tr 117 – 125.
24. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2012), Giáo trình Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
25. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị, (2009), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Thành (2012), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên một số trường Đại học ở TP HCM, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
27. Vũ Đức Thu và các tác giả (1998), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, NXBTDTT, Hà Nội.
28. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
29. Hà Kim Toản (2008), Tổ chức quá trình dạy học môn Giáo dục học theo tiếp cận phân hóa ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
30. ĐồngVănTriệu (2006), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, NXB TDTT Hà Nội.
31. Trương Anh Tuấn (2012), “Phát triển thể dục thể thao theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Tuyên giáo (số 1/2012).
32.Nguyễn Quang Uẩn và các tác giả (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐH Sư phạm.
33. Văn phòng Quốc hội (2018), Văn bản hợp nhất Luật Thể dục, Thể thao.
34. Văn phòng Quốc hội (2019), Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục đại học.
35. Viện nghiên cứu sư phạm - Trường ĐHSPHN (2007), Kỷ yếu – Hội thảo khoa học phân hóa giáo dục phổ thông .
36.Vụ Công tác lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học (Luật số: 08/2012/QH13).
37. Lê Văn Xem (2004) Tâm lý học thể dục thể thao, NXB ĐH Sư phạm.
PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU KHẢO SÁT 1
(SV năm thứ 2 đã hoàn thành chương trình GDTC tại trường (tuyển sinh năm 2018)) Thân gửi:............................................
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – Đại học Thái Nguyên”, Mong các bạn trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi sau:
Cách trả lời: Đánh dấu ( )vào ô trống thích hợp. Mỗi câu hỏi có thể đánh dấu 1 hoặc nhiều ô. Hoặc điền thông tin cụ thể vào những chỗ .....................
Phần 1: Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao qua các nội dung dưới đây:
1.Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc Phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo, hình thể?
Tác dụng cao Bình thường
Ít tác dụng Không có tác dụng
2. Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn?
Tác dụng cao Bình thường
Ít tác dụng Không có tác dụng
3. Tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội?
Tác dụng cao Bình thường
Ít tác dụng Không có tác dụng
4. Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin?
Tác dụng cao Bình thường
Ít tác dụng Không có tác dụng
Phần 2: Bạn hãy cho biết mức độ yêu thích của mình đối với các hoạt động Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao qua các nội dung dưới đây:
1. Mức độ yêu thích đối với các giờ học Giáo dục thể chất chính khóa?
Rất yêu thích Yêu thích Không thích
2. Mức độ yêu thích đối với các hoạt động thể thao ngoại khóa do khoa và nhà trường tổ chức?
Rất yêu thích Yêu thích Không thích
3. Mức độ yêu thích đối với các chương trình truyền hình thể thao?
Rất yêu thích Yêu thích Không thích
Phần 3: Bạn hãy cho biết mức độ tham gia các hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao của mình qua các câu hỏi sau:
1. Việc chấp hành nội quy trong các giờ học Giáo dục thể chất (đúng giờ, trang phục...)?
Chấp hành đầy đủ Thỉnh thoảng vi phạm Thường xuyên vi phạm - Ý kiến khác:............................
2. Việc nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu trong các giờ học? Thường xuyên chú ý Thỉnh thoảng mới chú ý
Chưa bao giờ chú ý - Ý kiến khác:............................
3. Mức độ thực hiện các hoạt động tập luyện trong giờ học Giáo dục thể chất? Tích cực, chủ động thực hiện các hoạt động tập luyện
Hoàn thành các nội dung tập luyện nhưng với tâm lý gượng ép Chỉ thực hiện một phần nội dung tập luyện cho có
- Ý kiến khác:............................
4. Việc tham gia các hoạt động tập luyện ngoài giờ học, tham gia các CLB thể thao? Thường xuyên tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa (gồm cả các CLB thể
thao)
Thỉnh thoảng mới tham gia các hoạt động tập luyện ngoại khóa Chưa bao giờ tham gia
- Ý kiến khác:............................
5. Bạn có thường xuyên tìm hiểu kiến thức về thể thao, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT?
Thường xuyên Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ - Ý kiến khác:............................
6. Bạn hãy chco biết mức độ hoàn thành các nhiệm vụ vận động trong giờ học GDTC?
tập khó
Chỉ hoàn thành một số ít Không thực hiện được bài
Gắng sức mới thực hiện hết Dễ dàng thực hiện
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn!
PHIẾU KHẢO SÁT 2
(Các giảng viên GDTC có kinh nghiệm (chuyên gia) tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên)
Kính gửi:............................................Chức vụ: ..................................
Đơn vị: ..............................................................................
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – Đại học Thái Nguyên”, Kính mong các đồng chí trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi sau:
Cách trả lời: Đánh dấu ( )vào ô trống thích hợp với mức độ đánh giá của thầy, cô. Hoặc điền thông tin cụ thể vào những chỗ .....................
Từ các nội dung về cơ sở lý luận đã tổng hợp, đề tài xác định có thể sử dụng các mặt biểu hiện về nhận thức, xúc cảm và hành động để làm nội dung khảo sát mức độ hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao. Đề tài xây dựng các nội dung khảo sát tương ứng với các dấu hiệu biểu hiện của hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao ở dưới đây. Đề tài xin ý kiến của thầy cô về từng tiêu chí đánh giá.
Phần 1: Các nội dung khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao:
1.Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc Phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo, hình thể?
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
2. Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn?
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
3. Tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội?
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
4. Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao đối với việc phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin?
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Phần 2: Các nội dung khảo sát mức độ yêu thích của sinh viên với các hoạt động Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao:
1. Mức độ yêu thích với các hoạt động trong giờ học Giáo dục thể chất (rất yêu thích, yêu thích, không thích)?
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
2. Mức độ yêu thích với các hoạt động thể thao ngoại khóa do khoa và nhà trường tổ chức (rất yêu thích, yêu thích, không thích)
Đồng ý Phân vân Không đồng ý