Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Tmcp Trên Địa Bàn Tp Hà Nội


chi phí dự phòng của ngân hàng này cũng tăng mạnh ở mức 168 tỷ đồng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm 2015. Vì vậy, dù SHB ghi nhận 473 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng 119% so với mức 216 tỷ đồng của cùng kỳ nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kéo lợi nhuận xuống còn 244 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2016, SHB mới thực hiện được gần 23% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lũy kế đến cuối năm 2015, SHB cũng đã bán 7.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và mới trích lập dự phòng 464 tỷ đồng cho trái phiếu đặc biệt này. Đối với các ngân hàng khác trên địa bàn cũng có mức tăng chi phí dự phòng đột biến thậm chí tăng gấp đôi gấp ba so với năm trước như TCB năm 2014 là 2,258 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 3,623 tỷ đồng năm 2016 tăng nhẹ ở mức 3,661 tỷ, VPB năm 2014 là 979 sang năm 2015 tăng gấp gần 4 lần ở mức 3,278 tỷ đồng đặc biệt năm 2016 tăng mạnh lên 5,313 tỷ. Như vậy có thể nói các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có mức chi phí dự phòng đều tăng do áp lực nợ xấu và các chỉ đạo điều hành giám sát chặt chẽ của NHNN.

So sánh chi phí dự phòng với các ngân hàng khác trong nước hiện nay có thể thấy áp lực nợ xấu tăng, chi phí trích dự phòng của các ngân hàng ngày càng tăng khiến cho một số ngân hàng hầu như không có hiệu quả kinh doanh từ cho vay. Theo Lao Động (2017) số liệu kinh doanh các ngân hàng kết thúc năm tài chính 2016 được công bố cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến tiếp tục ảnh hưởng tới lợi nhuận các ngân hàng TMCP. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là ngân hàng có mức trích dự phòng tăng cao ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016, Eximbank đã dành tới 70% lợi nhuận để trích dự phòng. Cụ thể, lợi nhuận trước trích lập của Eximbank là 1.479 tỷ đồng, ngân hàng dành tới hơn 1.000 tỷ đồng trích lập, lợi nhuận trước thuế còn 390 tỷ đồng. Năm 2016, ghi nhận số nợ xấu của Eximbank tăng mạnh 63% lên 2.558 tỷ đồng, so với mức 1.574 tỷ đồng của năm 2015. Tiếp theo, Sacombank cũng dành tới 57% lợi nhuận tương đương 1.232 tỷ đồng để trích lập 700 tỷ đồng do đó lợi nhuận trước thuế còn 531 tỷ đồng, nợ xấu vẫn ở mức cao 5,3% do nợ xấu của ngân hàng Phương Nam chuyển sang. Trong năm 2016 VIB cũng trích mạnh dự phòng tới 46% lợi nhuận vì nợ xấu tăng lên 2,6% so với mức 2% của năm 2016. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng 77% lên con số 1.341 tỷ đồng so với 755 tỷ đồng năm 2015. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB tính đến 31.12.2016 là 1.217 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 884 tỷ đồng. SHB có mức tăng tương tự, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tính đến 31.12.2016 là 1.323 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 842 tỷ đồng. Đối với một số ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ như NCB trong năm 2016 cũng có mức trích dự phòng cao, lợi nhuận trước dự phòng rủi ro đạt 211 tỷ đồng, trích


lập dự phòng 82 tỷ đồng, tăng so với mức 31 tỷ đồng của cả năm 2015. Do vậy, lợi nhuận trước thuế năm 2016 chỉ vỏn vẹn 16,5 tỷ đồng (chiếm 8% số lợi nhuận kiếm được), nguyên nhân là do NCB đã dùng tới gần 112 tỷ đồng từ thu nhập để dùng cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc ngân hàng. Nợ xấu năm 2016 của NCB chiếm tỷ lệ 1,54% tương ứng 389 tỷ đồng, giảm so với tỷ lệ 2,1% năm 2015. Tuy nhiên, nợ cần chú ý năm 2016 tăng vọt 1,6 lần lên mức 1.486 tỷ đồng, so với con số 569 tỷ đồng của năm 2015. Đối với khối ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối như Vietcombank và Vietinbank cũng sử dụng từ khoảng 40-55% lợi nhuận để chi cho trích lập dự phòng. Vì dù tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng con số tuyệt đối cao, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 của VCB cho biết, tính đến 31.12.2016, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng là 6.410 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 6.068 tỷ đồng. Với Vietinbank, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tính đến 31.12.2016 là 5.022 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm trước là gần 4.700 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng có ảnh hưởng lớn tới thu nhập thuần từ HĐTD của ngân hàng nhất là hiện nay nợ xấu các ngân hàng tăng cao làm cho chi phí dự phòng tăng cao khiến cho thu nhập thuần từ cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm mạnh. Chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng được tính toán bằng mức trích lập rủi ro nhân với tỷ lệ tài sản đảm bảo, việc trích lập dự phòng ảnh hưởng đến phân nhóm nợ và chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng như: Cơ cấu cho vay, tỷ lệ cho vay so với huy động, tỷ lệ nợ xấu, công tác định giá tài sản đảm bảo, quy trình cho vay, năng lực thẩm định cho vay của ngân hàng… Do vậy, có thể nói trong giai đoạn hiện nay chi phí dự phòng là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, phần lớn các ngân hàng hiện nay lợi nhuận có xu hướng giảm mặc dù vẫn có sự phát triển về quy mô, nguyên nhân chủ yếu vẫn là nợ xấu tăng làm cho chi phí dự phòng phải trích lập cũng cao.

- Chi phí hoạt động (4)

Cũng như xu thế chung của nền kinh tế các NHTM càng ngày đòi hỏi phải tái cơ cấu, sáp nhập để tăng quy mô, mở rộng mạng lưới cho phù hợp với thông lệ quốc tế do vậy chi phí hoạt động của các ngân hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến hình ảnh thương hiệu. Để đảm bảo an toàn và xu hướng phát triển, các ngân hàng càng phải tăng quy mô kéo theo chi phí hoạt động ngày càng tăng đặc biệt là các chi phí cho chăm sóc khách hàng, quảng bá tiếp thị, số liệu chi phí hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2012-2016 cụ thể như sau:


Bảng 3.8: Chi phí hoạt động của các ngân hàng

Đơn vị:tỷ đồng


STT

Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

1

MB

2,697

2,746

3,114

3,449

4,175

2

TCB

3,278

3,355

3,431

3,682

4,261

3

VPB

1,881

2,704

3,682

5,692

6,621

4

SHB

1,678

1,861

1,624

2,078

2,507

5

MSB

1,855

1,689

1,452

1,808

1,897

6

VCB

6,013

6,213

6,849

8,306

9,950

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 9

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng



10,000

9,000

8,000

2012

2013

2014

2015

2016

7,000

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0

MB TCB VPB SHB MSB VCB


Biểu đồ 3.5: So sánh chi phí hoạt động của các ngân hàng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Qua bảng số liệu và biểu đồ thì chi phí hoạt động các ngân hàng đều tăng chỉ có SHB và MSB là chi phí giảm nhẹ trong năm 2014 do hai ngân hàng này đang tái cơ cấu mạnh, SHB thì mới xong quá trình sáp nhập Habubank, còn MSB đang trong quá trình tự tái cơ cấu do vậy chi phí hoạt động những ngân hàng này có sự sụt giảm nhẹ chủ yếu là cắt giảm lương cán bộ nhân viên và một số các ngân nhỏ đang trong giai đoạn tự tái cơ cấu như TBP, NCB, Seabank… cũng có chính sách tiết giảm chi phí trả lương và cắt giảm nhân sự làm cho chi phí hoạt động có xu hướng giảm nhẹ hoặc tăng không đáng kể. Có thể nói xu hướng diễn biến chi phí hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn đều có mức tăng nhẹ không có đột biến mặc dù các ngân hàng


đều tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng mở rộng quy mô tăng trưởng nhân sự với số lượng lớn, nhìn vào cơ cấu lương nhân viên thì các ngân hàng chủ yếu tăng nhân sự chứ không tăng lương thưởng như các thời kỳ trước đây.

Chi phí hoạt động cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập thuần từ HĐTD, nếu chi phí hoạt động tăng thì thu nhập thuần từ HĐTD sẽ giảm sút do chi phí hoạt động của ngân hàng chủ yếu phục vụ cho hoạt động cho vay và huy động vốn đây là hai hoạt động chủ yếu. Có thể thấy trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận từ HĐTD chiếm chủ yếu do vậy chi phí hoạt động chung của ngân hàng chủ yếu là chi phí cho HĐTD. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả HĐTD các ngân hàng cần phải giảm thiểu chi phí hoạt động bằng cách tiết kiệm chi phí từ các chi phí về tài sản đến chi phí quán lý, đặc biệt là nâng cao năng suất lao động giảm chi phí lương…

Như vậy, có thể thấy rằng giai đoạn 2011-2016 là giai đoạn ngành ngân hàng thực hiện đề án tái cơ cấu sau một thời gian dài có mức tăng trưởng nóng quá trình tái có cấu đã được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu kinh doanh của các ngân hàng. Từ năm 2011- 2016 các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội bao gồm cả các Ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối và không do nhà nước chi phối có hiệu quả hoạt động cho vay suy giảm mạnh, điều này cũng phù hợp với xu thế chung khi các ngân hàng giai đoạn này phải tăng trưởng ổn định, hoạt động cho vay phải lựa chọn khách hàng tốt không tăng trưởng tín dụng ồ ạt để tránh nợ xấu đồng thời các ngân hàng còn phải chịu gánh nặng từ thời điểm tăng trưởng tín dụng nóng trong thời kỳ 2010 trở về trước. Để cải thiện tình hình các ngân hàng cần phải có nhiều định hướng như; giảm mạnh nợ xấu, cơ cấu cho vay hợp lý để phân tán rủi ro tín dụng, thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về thúc đẩy tín dụng và bán nợ xấu cho VAMC, chỉ tiêu đối với các tổ chức tín dụng là phải đưa nợ xấu về mức dưới 3%. Với tình hình như vậy hầu hết các ngân hàng đều thực hiện chính sách tiết giảm chi phí đặc biệt là chi phí trả lương cũng như các chi phí liên quan đến quảng bá, tiếp thị…

3.2.1.2. Chỉ tiêu ROA, ROE

Đây là hai chỉ tiêu mang tính chất tham khảo đánh giá thêm về hiệu quả HĐTD của ngân hàng. Hai chỉ tiêu tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả từ HĐTD nhưng đã phản ánh hiệu quả hoạt động chung của cả ngân hàng, tuy nhiên do HĐTD hiện nay là hoạt động chủ yếu của cả ngân hàng (lợi nhuận chiếm trên 70%), do vậy các chỉ tiêu trên cũng phản ánh tới hiệu quả HĐTD, nếu hiệu quả HĐTD cao thì các các chỉ tiêu trên cũng được đảm bảo.


Chỉ tiêu ROA cho biết một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng, tài sản có trong ngân hàng có khả năng tạo ra thu nhập chủ yếu đó là khoản cho vay và các khoản đầu tư. Tài sản có sinh lời càng cao càng tạo điều kiện để gia tăng thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng. Ngân hàng nào có ROA cao chứng tỏ ngân hàng đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ROA là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và dùng so sánh với nhau giữa các ngân hàng. Theo thống kê kinh nghiệm về tỷ suất ROA của các ngân hàng trên thế giới, ROA được phân chia theo bốn cấp độ sau đây:

- Nếu ROA nhỏ hơn 0,5%: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là yếu kém

- Nếu ROA đạt từ 0,5% đến 1%: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là ở mức trung bình

- Nếu ROA đạt từ 1% đến 2%: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là tốt

- Nếu ROA đạt trên 2,0%: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng rất tốt

Chỉ tiêu ROE cho biết trong kỳ kinh doanh của một NHTM, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong NHTM.

- Nếu ROE từ khoảng dưới 10% thì hiệu quả sử dụng vốn thấp

- Nếu ROE từ trên 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình

- Nếu ROE từ trên 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn cao

- Nếu ROE đạt trên 30% thì hiệu quả sử dụng vốn rất cao

Bảng 3.9: Chỉ tiêu ROA, ROE các ngân hàng


Đơn vị: %


Tên ngân hàng

ROA

ROE

2012

2013

2014

2015

2016

2012

2013

2014

2015

2016

MB

1.5

1.3

1.3

1.19

1.21

20.6

16.3

15.8

12.64

11.59

TCB

0.43

0.39

0.65

0.83

1.64

5.93

4.84

7.48

9.73

17.47

VPB

0.69

0.9

0.88

1.34

1.86

10.2

14.0

15.0

21.41

25.75

SHB

1.80

0.65

0.51

0.43

0.42

22.00

8.56

7.59

7.32

7.46

MSB

0.20

0.30

0.14

0.11

0.14

2.43

3.57

1.52

1.01

1.03

VCB

1.13

0.99

0.88

0.85

0.94

12.60

10.33

10.60

12.03

14.69

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


2

1.8

1.6

MB TCB

VPB

SHB MSB VCB

1.4

1.2

1

0.8

0.6

0.4

0.2

0

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Biểu đồ 3.6: So sánh ROA các ngân hàng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


30


25


MB TCB VPB SHB MSB VCB

20


15


10


5


0

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Biểu đồ 3.7: So sánh ROE các ngân hàng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Chỉ tiêu ROE, ROA là hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của cả ngân

hàng trong đó hoạt động tín dụng đóng góp phần lớn, đối với các ngân hàng TMCP việc xác định các chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của ngân hàng đặc biệt là đối với các cổ đông và nhà đầu tư, nếu chỉ số này tốt sẽ khiến cho cổ phiếu ngân hàng tăng ... Qua các bảng và biểu đồ phân tích trên, hoạt động cho vay vẫn đóng vai trò chủ yếu, hoạt động cho vay có chất lượng hay không có chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến ROE, ROA của ngân hàng, từ đó quyết định đến sự ổn định và phát triển bền vững của ngân hàng đó. ROE, ROA của các ngân hàng TMCP


trên địa bàn không cao và giảm qua các năm 2012-2016 do chịu ảnh hưởng mạnh của suy giảm kinh tế trong nước, nợ xấu tăng cao dẫn đến lợi nhuận các ngân hàng giảm mạnh do phải trích dự phòng rủi ro. Các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hoạt động kinh doanh không bền vững ROA, ROE giảm mạnh thậm chí giảm tới 50% so với các năm trước như TCB. Tuy nhiên nhìn chung mức ROE, ROA của các ngân hàng vẫn ở mức cao so với hoạt động của các doanh nghiệp khác. Qua mức suy giảm của ROA, ROE cho thấy hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng trong những năm vừa qua chưa thực sự tốt. Trong thời gian tới các ngân hàng cần phải cơ cấu lại doanh mục cho vay, thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, tích cực xử lý nợ xấu để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP Hà Nội

3.2.2.1. Quy mô cho vay

Quy mô cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng, quy mô cho vay đánh giá mức tăng trưởng dư nợ của ngân hàng, dư nợ càng cao sẽ tác động đến mức tăng trưởng của nhu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD. Nếu các yếu tố khác không đổi quy mô cho vay càng cao làm cho doanh thu từ HĐTD cao từ đó làm tăng hiệu quả tín dụng và ngược lại, quy mô cho vay được thể hiện qua giá trị dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu cho vay của các ngân hàng.

- Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là khoản mục chiếm chủ yếu trong tài sản có của ngân hàng, dư nợ cho vay quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, hiện nay hoạt động ngân hàng tại Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động truyền thống là tín dụng thường chiếm trên 70% thu nhập. Việc các ngân hàng phát triển dư nợ luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, trong những năm gần đây các ngân hàng đều phải chịu áp lực về tăng trưởng tín dụng sau một thời gian chững lại từ 2011-2013 do nợ xấu tăng cao từ thời điểm trước. Trong 3 năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đều ở mức cao năm 2015, 2016 ở mức trên 18% cho thấy nền kinh tế đã dần phục hồi, bên cạnh đó nguồn vốn của ngân hàng đều dồi dào không còn tình trạng kém thanh khoản như thời gian trước. Vì vậy, muốn gia tăng lợi nhuận các ngân hàng cần phải tăng trưởng tín dụng mở rộng quy mô cho vay đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nhằm tăng năng lực sử dụng vốn. Bên cạnh đó việc tăng tín dụng cần phải trên cơ sở kiểm soát được, tránh phát sinh nợ xấu như thời gian trước đây, các số liệu dư nợ cho vay của các ngân hàng trong giai đoạn 2012 -2016 cụ thể như sau:


Bảng 3.10: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng/%


STT

Tên ngân hàng

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016


1


MB

Dư nợ

74,478

87,277

100,569

121,349

150,737

Tăng trưởng

26.1

17.2

15.2

20.7

24.2


2


TCB

Dư nợ

68,261

70,274

80,307

111,625

142,616

Tăng trưởng

7.6

2.9

14.3

39.0

27.8


3


VPB

Dư nợ

36,903

52,474

78,379

116,804

144,673

Tăng trưởng

26.5

42.2

49.4

49.0

23.9


4


SHB

Dư nợ

56,939

76,509

104,095

131,427

162,376

Tăng trưởng

95.3

34.4

36.1

26.3

23.5


5


MSB

Dư nợ

28,944

27,409

23,509

28,091

35,119

Tăng trưởng

-23.3

-5.3

-14.2

19.5

25.0


6


VCB

Dư nợ

241,167

274,314

323,338

387,151

460,808

Tăng trưởng

15.2

13.7

17.9

19.7

19.0

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


500,000

450,000

400,000

MB TCB VPB SHB MSB VCB

350,000

300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

2012 2013 2014 2015 2016


Biểu đồ 3.8: So sánh dư nợ cho vay các ngân hàng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí