Kinh Nghiệm Xử Lý Nợ Quá Hạn Của Các Ngân Hàng Hàn Quốc


Citibank sử dụng kết hợp cả mô hình định tính và định lượng trong đo lường rủi ro tín dụng. Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của ngân hàng cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện để mô tả và so sánh dư nợ tín dụng bất chấp loại hình, phương thức cấp tín dụng …Hệ thống tính điểm tín dụng từ 1 đến 10. Hạng tốt nhất là 1 tương ứng với mức AAA của S&P. Một khách hàng ở mức xếp hạng này được coi là không có rủi ro. Hạng 10 tương đương với mức D của S&P cho thấy khách hàng “bị nghi ngờ” hoặc lỗ, hạng từ 1 - 4 được coi là đáng để đầu tư, hạng từ 5 - 10 là không nên đầu tư. Hệ thống cho điểm tín dụng này có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình tập trung, hoạt động quản lý rủi ro được tập trung tại Hội Sở chính và chia 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ.

- Bộ phận tác nghiệp: là đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay khách hàng.

- Bộ phận quản lý rủi ro: đánh giá khách hàng: xét duyệt và thông qua khoản vay; xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận.

- Bộ phận quản lý nợ: kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc và lãi; quản lý thời gian hoàn trả; định giá lại các khoản thế chấp; xem xét lại trạng thái dư nợ đối với các khoản cho vay.

Hệ thống kiểm soát của ngân hàng có sự tham gia của FED; bộ phận kiểm soát và kiểm soát nội bộ; các cơ quan xếp hạng tín dụng như Moody’s; S&P và sự kiểm tra chặt chẽ của thị trường.

2.3.1.2. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng Hàn Quốc

Cũng như nhiều quốc gia khác, Hàn Quốc tiến hành xử lý nợ quá hạn bằng việc thành lập công ty quản lý tài sản Hàn quốc (Kamco). Kamco có nhiệm vụ xử lý các khoản nợ quá hạn thông qua bán đấu giá. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Kamco được cơ cấu lại và bắt đầu thực hiện xử lý các tài sản nợ đọng của các tổ chức tài chính và đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế Hàn quốc. Theo luật Hàn quốc, Kamco được quyền quyết định thời điểm, khối lượng, phương thức mua và giá mua. Trong đó yếu tố giá mua là quan trọng nhất trong việc mua nợ tồn đọng. Việc đánh giá thực trạng sau khi mua, Kamco sẽ tự thực hiện hoặc nhờ các đơn vị trung gian khác và việc đưa ra chính xác xử lý tài sản sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá thực trạng.

Nguyên tắc xử lý nợ quá hạn của Kamco là: xử lý nhanh với giá trị thu hồi cao nhất. Quá trình phát mại tài sản rõ ràng và mua bán công bằng. Đối với những tài sản có giá trị nhỏ và dễ bán, Kamco thực hiện biện pháp bán càng nhanh càng tốt. Đối với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


những tài sản có giá trị lớn Kamco áp dụng biện pháp quảng bá giá trị tài sản. Các phương thức xử lý nợ quá hạn được Kamco thực hiện như sau:

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6

- Phát mại tài sản trực tiếp bao gồm bán buôn danh mục tài sản, chứng khoán hoá tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn...

- Cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ...

- Khôi phục lại doanh nghiệp bao gồm trợ cấp, cấp tín dụng..

Như vậy: Kamco vừa xử lý nợ bằng cách bán buôn cho các nhà đầu tư vừa đòi quyền lợi trực tiếp từ các con nợ. Tổng giá trị các khoản nợ quá hạn mà Kamco mua đạt 74,6 nghìn tỷ WON, trong đó 43,7 nghìn tỷ WON tài sản đã được bán tại thời điểm ngày 30/6/2000, thành công của Kamco có được là do:

- Chính phủ Hàn Quốc cho phép Kamco quyền tịch thu tài sản và bán đấu giá các tài sản thế chấp và quyền bán các tài sản cầm cố để nộp thuế thông qua đấu giá.

- Kiểm tra và định giá tài sản là yếu tố cơ bản để quản lý và xử lý tài sản, đảm bảo quá trình xử lý tài sản công khai và duy trì nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng nền tảng vững chắc và tận dụng hiệu quả hệ thống quản lý thông tin trong quá trình quản lý và phát mại tài sản.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan

Thái lan là quốc gia có nền tài chính phát triển mạnh trong khu vực Đông Nam Á, Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, hệ thống NHTM Thái Lan đã rút ra nhiều bài học trong quá trình quản lý ngân hàng và đã có những thay đổi trong hệ thống tín dụng.

Trong quy trình vay có sự tách bạch và phân công rõ ràng giữa các khâu để tránh rủi ro, mỗi bộ phận khác nhau sẽ đảm nhiệm công việc khác nhau mang tính độc lập, được thể hiện trong quy trình của các ngân hàng hoạt động tại Thái Lan như; Bangkok bank, Siam comercial bank (SCB), Kasikom bank.

Trong quy trình vay phải tuân thủ tuyệt đối các bước trong quy trình. Trước đây phần lớn các ngân hàng tại Thái Lan chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo không quan tâm đến dòng tiền ra vào của khách hàng vay dẫn đến hậu quả là nợ xấu ngày một tăng khi tài sản đảm bảo giảm giá trị, cao điểm nhất là thời kỳ khủng hoảng tài chính diễn ra trong khu vực Chấu Á (1997-1998) có thời điểm tỷ lệ nợ xấu lên tới 40%. Việc nợ xấu xảy ra do khủng hoảng tài chính khu vực, tuy nhiên cũng do chính các ngân hàng bùng nổ tín dụng và không tuân thủ chặt chẽ quy trình.


Việc chấm điểm khách hàng là một yếu tố trong quyết định cho vay, Siamcomercial bank (SCB) đã áp dụng việc chấm điểm khách hàng để xem xét quyết định cho vay đối với tín dụng bản lẻ và đối với doanh nghiệp. Khách hàng được xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lương cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó, hạng có thể xét cho vay được xếp từ AAA+, AAA; AAA-, A+,A-; BBB+, BBB, BBB- và hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D, các hạng tín dụng này được áp dụng theo tiêu chuẩn của S &P (Standard and Poor). Kasikom bank cũng ứng dụng việc chấm diểm tín dụng tự động để xếp loại khách hàng đặc biệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng, việc chấm điểm trên được thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: Lịch sử thanh toán của khách hàng, thu nhập, giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm công tác, khả năng tài chính thể hiện qua giao dịch tiền tại ngân hàng, số tiền gửi tiết kiệm….

Cần phải tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Họ quy định mức phán quyết cho vay dựa trên nhiều nguyên tắc vị trí công việc khác nhau theo phán quyết của cá nhân hay của cả một hội đồng. Ví dụ: >10tr Baht -> một người chịu trách nhiệm; >100 triệu Baht -> phải qua hai người chịu trách nhiệm; 3 tỷ Baht -> phải do HĐQT ngân hàng quyết định…. Các khoản cho vay tăng dần được chuyển cho các cấp lãnh đạo khác nhau, khoản vay càng cao thì các cấp lãnh đạo phê duyệt cũng tương đương. Tại Siamcitybank (SCIB), quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ giám đốc đến HĐQT tại trụ sở chính, tuỳ thuộc vào mức cho vay, điều kiện tín dụng và tài sản bảo đảm, ngân hàng áp dụng chính sách tập quyền trong phê duyệt tín dụng tại trụ sở chính. Thẩm quyền của lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, HĐQT không giới hạn. Tuy nhiên phải tuân thủ mức quy định cao nhất do ngân hàng trung ương Thái Lan quy định; Ban điều hành: 500 triệu Baht; Chủ tịch và tổng giám đốc: 200 triệu Baht; Hội đồng tín dụng: 200 triệu Baht; Ban thường trực hội đồng tín dụng: 100 triệu Baht; Phó tổng giám đốc thường trực: 30 triệu Baht; Phó tổng giám đốc điều hành: 20 triệu Baht. Thẩm quyền cấp khu vực: Trợ lý Phó tổng giám đốc/Giám đốc phụ trách quận: 20 triệu Baht; Giám đốc chi nhánh: 10 triệu Baht… Thẩm quyền lãnh đạo cấp thấp hơn: Phó tổng giám đốc cao cấp, phó tổng giám đốc thứ nhất: 2 triệu Baht; Bộ phận phụ trách vùng: 3 triệu Baht; Phó tổng giám đốc: 1 triệu Baht…

2.3.1.4. Kinh nghiệm áp dụng các nguyên tắc Basel trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng

Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision

- BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel-Thụy Sỹ, nhằm tìm cách


ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Qua quá trình phát triển cũng như diễn biến của nền kinh tế toàn cầu Basel được phát triển để đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo hoạt động an toàn cho hệ thống ngân hàng. Theo Basel Committee on Banking supervision (2005) ngày nay các quốc gia đang áp dụng theo các nguyên tắc của Basel II việc ứng dụng các nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị ngân hàng nói chung thể hiện qua ba trụ cột.

Trụ cột thứ nhất đưa ra các yêu cầu về vốn tối thiểu, Tổng mức vốn tối thiểu để bù đắp các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Việc xác định mức vốn tối thiểu sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản là: vốn pháp định, Tài sản được điều chỉnh theo rủi ro, Tỷ lệ vốn trên tài sản được điều chỉnh theo rủi ro. Tỷ lệ vốn không được nhỏ hơn 8% tổng tài sản, vốn Nhóm 2 không được vượt quá 100% vốn Nhóm 1. Trong phần này cũng đưa ra cách tính toán tiếp cận từ các mức độ rủi ro khác nhau khi cho vay, ví dụ như đối với các giao dịch có thế chấp đưa ra cách tính về dư nợ tín dụng sau khi đã hiệu chỉnh rủi ro giúp cho các ngân hàng khi cho vay xác định được mức rủi ro phải đối mặt khi cho vay một khoản vay có tài sản thế chấp.

Trụ cột thứ hai: Quy trình kiểm tra kiểm soát của Cơ quan chủ quản Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường

2.3.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác chăm sóc và quan tâm đến khách hàng đặc biệt là các khách hàng VIP, việc quan tâm thường xuyên đến khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng hiểu khách hàng hơn, và đánh giá được thực trạng tình hình kinh doanh của khách hàng một cách khách quan.

Việc cho vay đối với khách hàng không chỉ dựa vào tài sản thế chấp, qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu á (1997-2008), hay khủng hoảng cho vay tài sản thế chấp tại Mỹ năm 2008 cho thấy các ngân hàng đã cho vay quá nhiều dựa trên tài sản thế chấp đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng mua nhà, đến khi bong bóng bất động sản nổ ra khiến cho giá trị bất động sản giảm mạnh, tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn dẫn đến nợ xấu cao và các ngân hàng không thể chống đỡ nổi dẫn đến phá sản, có thể kể đến một ngân hàng lớn có truyền thống hàng trăm năm của Mỹ phải phá sản năm 2008 là Lehman Brothers, ngân hàng này đã tích cực cho vay các dự án nhà ở thứ cấp tại Mỹ, khi cuộc khủng hoảng tín dụng về cho vay nhà ở tại Mỹ xảy ra năm 2008 khiến ngân hàng này thua lỗ tổng nợ lên tới 613 tỷ đô la Mỹ, đây cũng là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa kỳ.


Các ngân hàng phải tuân thủ trong quy trình cho vay, thẩm định khách hàng, việc cắt giảm làm tắt các quy trình cho vay sẽ là hậu quả gây ra nợ xấu. Quá trình cho vay cần phải đánh giá đúng thực trạng khách hàng, việc đánh giá khách hàng không chỉ dựa vào việc đánh giá mang tính công nghệ không mang tính thực tế như cho vay chỉ dựa trên việc chấm điểm khách hàng trên hệ thống một cách tự động.

Cần phải tách bạch công tác kiểm soát quản trị rủi ro với công tác cho vay, việc cho vay và kiểm soát cho vay diễn ra một cách độc lập.

Cần phải có công ty độc lập xử lý nợ xấu như mô hình Kamco của Hàn Quốc. Hiện tại NHNN đã thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) với chức năng cơ bản là mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảo đảm, cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay và một số chức năng khác. Tuy nhiên để hoạt động của VAMC có hiệu quả cao cần phải tăng thêm quyền chủ động trong việc bán tài sản mua đặc biệt là có sự quyết định về giá bán thanh lý… để đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản.

Cần có lộ trình và áp dụng nghiêm túc theo các nguyên tắc của Basel trong hoạt

động của NHNN cũng như của các NHTM.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận án đã đưa ra lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, NHTM và hiệu quả tín dụng. Với những vấn đề lý luận trên từ trước đến nay có nhiều quan điểm và các cánh tiếp cận khác nhau, có nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu các lý thuyết của các trường phái khác nhau hay các quốc gia trên thế giới luận án đã đưa ra quan điểm riêng về hiệu quả tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Việc đánh giá hiệu quả tín dụng có nhiều hệ thống chỉ tiêu khác nhau trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD. Luận án phân tích các nhân tố chính tác động đến chỉ tiêu trên như: Quy mô cho vay, chênh lệch lãi suất, nợ xấu và tài sản đảm bảo, chi phí hoạt động.

Tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về các vấn đề liên quan đến hiệu quả tín dụng và các nhân tố tác động từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam hiện nay.


CHƯƠNG 3

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


3.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành phát triển của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, nước ta dưới sự thống trị của thực dân Pháp theo chế độ thuộc địa nửa phong kiến, hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng hoạt động để phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương.

Sau cách mạng tháng tám, chính quyền cách mạng đã từng bước xây dựng và phát triển một nền tiền tệ độc lập, đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II năm 1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Đến năm 1961 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang bước ngoặt lịch sử là vào năm 1990 khi nền kinh tế xóa bỏ bao cấp và hệ thống ngân hàng dần chuyển từ hệ thống quản lý 1 cấp thành 2 cấp. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ và đóng vai trò của một Ngân hàng trung ương; các NHTM và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. Từ năm 1990 đến nay hoạt động của NHNN cũng như các NHTM có nhiều thay đổi theo các quy định về pháp luật để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo luật các tổ chức tín dụng và luật NHNN. Từ sau năm 1990 một loạt các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối được thành lập nhằm mục đích phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nâng cao tính cạnh tranh và tránh việc độc quyền của các ngân hàng quốc doanh như; Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập với cổ động sáng lập là Bộ thương mại nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ xuất


nhập khẩu song song với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hay Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập năm 1994 với cổ đông sáng lập là Tổng cục công nghiệp quốc phòng và một số cổ đông là cá nhân và pháp nhân khác…

Hệ thống ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội chiếm nhiều về số lượng, với lợi thế là thủ đô của cả nước nhiều ngân hàng đã đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Hệ thống các Ngân hàng TMCP tại Hà Nội bao gồm các ngân hàng lớn tiền thân là các NHTM nhà nước mới cổ phần hóa có truyền thống và thành lập từ lâu đời và nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối như: Vietcombank chuyển sang hình thức cổ phần hóa năm 2008, Vietinbank được cổ phần hóa năm 2009, BIDV cổ phần hóa năm 2012, ngoài ba ngân hàng có quy mô lớn do nhà nước sở hữu ở trên các ngân hàng TMCP còn lại lần lượt được thành lập từ những năm 90 hoặc chuyển địa đểm trụ sở từ các tỉnh thành khác về Hà Nội, Một số ngân hàng nhỏ được thành lập dựa trên cơ cấu lại từ các ngân hàng cổ phần nông thôn và chuyển trụ sở chính về Hà Nội.

Về các Tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam, theo NHNN(2011-2017) tính đến 31/12/2016 hệ thống NHTM nước ta có 04 NHTM nhà nước gồm; Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm 08 ngân hàng; ANZ Việt Nam (ANZVN), Hong Leong Việt Nam (HLBVN), HSBC Việt Nam (HSBC), Shinhan Việt Nam (SHBVN), Standard Chartered Việt Nam (SCBVN), Public bank Việt Nam, CIMB Vệt Nam, Woori Việt Nam. Các ngân hàng Liên doanh bao gồm 02 Ngân hàng TNHH Indovina (IVB), Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB), các ngân hàng còn lại là 31 Ngân hàng TMCP.

Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà nội tính đến 31/12/2016 theo số liệu từ NHNN(2011-2017) có 17 ngân hàng TMCP trong đó có 03 ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối là BIDV-VCB-Vietinbank và 14 ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có mạng lưới chi nhánh phủ rộng cả nước phục vụ mọi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định và giám sát của NHNN, các ngân hàng có cổ phần do nhà nước chi phối vẫn có mạng lưới rộng nhất do có nền tảng cơ sở vật chất và truyền thống thành lập từ lâu đời theo đó BIDV là ngân hàng có quy mô lớn nhất sau khi sáp nhập MHB với mạng lưới 180 chi nhánh và 798 Phòng giao dịch, các ngân hàng có cổ phần không do nhà nước chi phối cũng không ngừng phát triển về mạng lưới hoạt động bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh hay sáp nhập lại các ngân hàng nhỏ hơn. Hiện tại đối với các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối thì MB là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ và mạng lưới lớn nhất bao gồm: 01 trụ sở chính và 253 điểm giao dịch được NHNN cấp phép bao gồm 2 chi nhánh tại nước

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí