Những Nghiên Cứu Về Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


Nam. Ví dụ như: Phạm Thị Bích Lương trong Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” [32] đã định nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là thu được lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu.

Tác giả luận án đã tiếp cận hiệu quả hoạt động của NHTM từ góc độ khách hàng (với các chỉ tiêu: sự hợp lý về giá cả sản phẩm, dịch vụ; số lượng, chất lượng, chủng loại dịch vụ; sự thuận tiện của các kênh phân phối; độ an toàn và uy tín); từ góc độ xã hội (với các chỉ tiêu đo lường: khả năng huy động vốn của NHTM; hiệu quả đầu tư của NHTM; ổn định ngân sách nhà nước; ổn định kinh tế - xã hội) và hiệu quả xét về phía NHTM (với các chỉ tiêu: quy mô lợi nhuận; ROE; ROA; chênh lệch lãi suất cơ bản; các chỉ tiêu đánh giá thu nhập - chi phí; chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán) khả năng sinh lời. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm nhân tố chủ quan thuộc về các NHTM và các nhân tố khách quan.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh được tác giả Phạm Thị Bích Lương xác định gồm: năng lực tài chính của NHTM; năng lực quản trị của NHTM; môi trường kinh doanh; khung khổ luật pháp và chính sách của Nhà nước; cầu về dịch vụ tài chính và mức độ mở cửa thị trường tài chính...

Tác giả Phạm Thị Bích Lương đã đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trên các mặt: chưa đảm bảo an toàn về vốn; chênh lệch lãi suất cơ bản thấp; tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro với tỷ lệ nợ quá hạn cao; khả năng tự bù đắp rủi ro yếu; khả năng thanh toán phụ thuộc vào NHNN; nhiều ngân hàng thua lỗ; chi phí hoạt động cao...Nguyên nhân chủ yếu do năng lực tài chính thấp; năng lực điều hành chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động thiếu thốn; NHNN chưa hỗ trợ thích đáng; DN làm ăn thua lỗ không trả được nợ; chính sách của Nhà nước còn bất cập...

Đặc biệt, tác giả luận án đã bàn luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả của NHTM Việt Nam là: nâng cao năng lực tài chính của NHTM; cải


thiện chất lượng quản trị ngân hàng; xử lý nợ; xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả; cơ cấu lại NHTM; tăng cường quản lý rủi ro; xây dựng các tập đoàn tài chính...

Ở góc độ khác, tác giả Lê Thị Hương trong “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM Việt Nam” [25] đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các hoạt động đầu tư chứng khoán và cho vay. Các chỉ tiêu này tập trung vào đánh giá mục tiêu sinh lời của các ngân hàng thương mại ở giác độ vi mô. Đây là những gợi ý rất tốt để xác định có căn cứ khoa học hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.

1.1.2.2. Những nghiên cứu về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Lĩnh vực tín dụng ngân hàng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học từ các góc độ khác nhau. Ví dụ: Tác giả Lê Đức Thọ trong “Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay” [67] đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, phân tích làm rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nhà nước. Những nội dung phân tích trong Luận án về tác động tích cực của tín dụng do hệ thống NHTM nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam rất đáng chú ý, nhất là những phân tích sâu sắc và toàn diện về những hạn chế, khó khăn trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nhà nước. Các khuyến nghị như: thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường, phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của NHTM nhà nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới phương thức tạo vốn, coi trọng chất lượng dự án cấp tín dụng, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cấp công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực rất đáng chú ý.

Tác giả Đỗ Thị Thủy trong “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong điều kiện mới” [69] đã nhấn mạnh ảnh hưởng của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN đến hiệu quả tín dụng của NHTM.


Tác giả kiến nghị các tổ chức tín dụng Việt Nam phải thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế, khai thác triệt để các lợi thế của mình trước các đối thủ ngân hàng nước ngoài trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng.

Dưới góc độ coi quản lý rủi ro là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo điều kiện cho hiệu quả tín dụng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành về quản lý rủi ro của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra sáu nội dung quản lý rủi ro là thiết lập bộ máy tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro; xây dựng các tuyến quyền hạn; phân quyền hạn đối với rủi ro cho các bộ phận kinh doanh; thiết lập và duy trì các hạn mức rủi ro; đảm bảo tính liên tục trong cập nhật và giám sát rủi ro. Công trình này cũng xác lập quy trình quản lý rủi ro gồm 5 bước: xây dựng bối cảnh; nhận biết rủi ro; đánh giá, đo lường rủi ro; quản lý và xử lý rủi ro (tránh, giảm, chuyển và chấp nhận rủi ro); kiểm soát, xem xét và đánh giá lại rủi ro. Công trình này kiến nghị các NHTM càn nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; xây dựng quy trình lượng hóa và dự báo rủi ro tín dụng; đào tạo và phát triển văn hóa quản lý rủi ro theo thông lệ trong toàn bộ hệ thống NHTM, xây dựng và duy trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình dự báo và định lượng rủi ro; nghiên cứu và áp dụng hệ thống phòng vệ rủi ro ba lớp (kiểm soát rủi ro trong dây chuyền nghiệp vụ; trong quá trình thẩm định rủi ro, kiểm toán nội bộ).

1.1.2.3. Những nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Những nghiên cứu về hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng khá đa dạng. Nghiên cứu tổng thể hoạt động của cả hệ thống, tác giả Nguyễn Hữu Huấn trong "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" [21] đã phân tích chất lượng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, làm rõ những hạn chế chủ yếu của Ngân hàng này như: năng lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt


động kinh doanh chưa cao, sản phẩm dịch vụ thấp…Tác giả luận án kiến nghị nhiều giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là những gợi ý rất hay cho nghiên cứu hiệu quả của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Nghiên cứu sâu về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM ở nông thôn, một số các công trình khoa học đã có đã làm rõ đặc điểm của tín dụng ở nông thôn, vai trò của tín dụng nông thôn về mặt chính trị, xã hội, các phương thức cải thiện hiệu quả của các NHTM hoạt động ở nông thôn… Ví dụ, tác giả Nguyễn Trí Tâm trong “Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” [63] đã nhấn mạnh khía cạnh chất lượng và hiệu quả tín dụng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc làm rõ những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn ở nước ta, phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp nông thôn của một số nước trên thế giới, tác giả đã khẳng định tín dụng là đòn bẩy, là công cụ quan trọng để triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Công trình này đã phân tích thực trạng đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tín dụng, đặc biệt là NHNo&PTNT vùng Đông bằng sông Cửu Long, qua các khía cạnh: huy động vốn, đầu tư tín dụng. Luận án cũng đã chứng minh, tín dụng là một trong những công cụ sắc bén để triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Các giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đáng được tham khảo.

Ở giác độ hiệu quả của tín dụng chi nhánh cấp tỉnh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Thành Chung trong “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Quảng Ninh” [6] đã trình bày những phương thức xác định hiệu quả tín dụng ngân hàng xét trên phạm vi tổng thể một ngân hàng mẹ và xét


trên mức độ vi mô là một chi nhánh ngân hàng cụ thể, đó là hiệu quả tín dụng ngân hàng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Công trình đã phân tích hiệu quả tín dụng ngân hàng xét trên các phương diện khách hàng - ngân hàng - xã hội, làm rõ hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Ninh. Tác giả luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp có thể tham khảo để nâng cao hiệu qủa tín dụng phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Quảng Ninh.

1.2. NHỮNG ĐIỂM ĐÃ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Những điểm đã thống nhất về hiệu quả tín dụng của ngân hàng

thương mại

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về hiệu quả tín dụng của các NHTM đã đạt được sự thống nhất quan điểm về những vấn đề sau:

- Tín dụng là hoạt động chính của NHTM, hiệu quả hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chính vì thế, các NHTM cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng được xem xét và chú trọng tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của NHTM, nhưng về cơ bản các chỉ tiêu sau được thống nhất sử dụng, đó là lợi nhuận (xét theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối); hệ số sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn...

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng: năng lực tài chính của ngân hàng; năng lực quản trị ngân hàng; đạo đức và năng lực cán bộ tín dụng; môi trường kinh tế vĩ mô; chính sách tiền tệ của NHNN, đạo đức và năng lực của khách hàng...

- Các phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, trước hết NHTM phải đảm bảo hoạt động trong giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn Basel II và thực hành quản trị rủi ro theo phương thức hiện đại. Đồng thời, các giải pháp về chiến lược, về chính sách tín dụng, về tổ chức mạng lưới và quản trị hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực và nghiệp


vụ của cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn... được nhiều người khuyến nghị.

1.2.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Kế thừa các thành quả nghiên cứu đã có về chức năng của NHTM, các tiêu chí và nhân tố đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, luận án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, chính sách chung của NHNo&PTNT Việt Nam và hội nhập quốc tế. Do vậy, các nội dung mà Luận án sẽ tập trung giải quyết bao gồm:

Thứ nhất, phương pháp đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHTM nhà nước nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013, sử dụng mô hình định lượng để bổ sung các minh chứng.

Thứ ba, kết quả, hạn chế và tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín

dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013.

Thứ tư, cơ hội và thách thức đặt ra cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thứ năm, các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Thứ sáu, các giải pháp mà Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam cần thực hiện để hỗ trợ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

1.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

Trong luận án này, hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giá chung và nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung chủ


yếu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ở các khía cạnh khác nhau như tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, thị phần cho vay, doanh số cho vay. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng của ngân hàng được thể hiện ở các chỉ tiêu riêng biệt như hệ số rủi ro tín dụng (CRF), hiệu qủa sử dụng vốn (EUC), vòng quay vốn tín dụng (TOC), hệ số thu nợ (ROD), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tín dụng tổng thể là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (PG). Mô hình kinh tế lượng sẽ được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa tín dụng riêng biệt với chỉ tiêu hiệu quả tín dụng tổng thể (PG). Mục tiêu của việc sử dụng mô hình kinh tế lượng là để thấy được mối tương quan, xu hướng tác động, mức độ tác động của các chỉ số CRF, EUC, TOC, ROD, NPL tới hiệu quả tín dụng tổng thể (PG). Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xin giới thiệu trình tự phân tích như sau:

Một là, mô tả các biến liên quan.

Hai là, xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến liên quan với hiệu quả tín dụng tổng thể PG.

Ba là, giới thiệu mô hình hồi quy mẫu.

Bốn là, giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

Năm là, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số với

hiệu quả tín dụng tổng thể của ngân hàng.

1.3.1. Mô tả các biến liên quan

Các biến số liên quan trong mô hình được mô tả, diễn giải ở bảng 1.1


Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan


TT

Biến

Diễn giải

1

Hệ số rủi ro tín dụng

(credit risk factor)

Dư nợ tín dụng 100% Tổng tài sản có


2

Hiệu quả sử dụng

vốn (efficient use of capital)


Tổng dư nợ 100% Tổng nguồn vốn huy động


3

Vòng quay vốn tín

dụng (turnover

credit)


Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân


4

Hệ số thu nợ (ratio

obtained debt)

Doanh số thu nợ 100% Doanh số cho vay


5

Tỷ lệ nợ xấu (Non- performance loan)

Số dư NQH 100% Tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 3

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo tài liệu.

1.3.2. Xây dựng các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến số

Tác giả xây dựng các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng

của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam


Giả

thuyết

Các tác động

Ký hiệu

Kỳ vọng

tương quan

H1

Hệ số rủi ro tín dụng (Credit Risk Factor)

CRF

+/-

H2

Hiệu quả sử dụng vốn (Efficient Use of Capital)

EUC

+

H3

Vòng quay vốn tín dụng (Turnover Credit)

TOC

+

H4

Hệ số thu nợ (Ratio Obtained Debt)

ROD

+

H5

Tỷ lệ nợ xấu (Non-performance Loan)

NPL

-

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo.


Bảng 1.2 thể hiện giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập. Sau khi tổng hợp được các tác động cũng như các dấu kỳ vọng tương quan giữa các biến số, tác giả sẽ đi sâu phân tích từng tác động cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau. Từ đó đưa ra những nhận định thực tế về mối quan hệ giữa các biến số.

Hệ số hồi quy mang dấu dương (+) thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận chiều đến PG và mang dấu âm ( - ) thể hiện ảnh hưởng ngược chiều đến PG.

Từ hàm hồi quy có thể đưa ra các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng

Nam cần thực hiện để tác động đến các biến trong phương trình nhằm tăng PG.

1.3.3. Giới thiệu mô hình hồi quy mẫu

Theo giáo trình của Phan Thành Tâm (2010), tác giả đã xây dưng được mô hình hồi quy theo những lý thuyết sau [64]:

Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọi

là hàm hồi quy mẫu (SRF).

Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi) = 0 + 1 Xi + ε

Trong đó:

E(Y/Xi): Là biến phụ thuộc,biến được giải thích.

X: Là biến độc lập.

0; 1, 2n là các thông số cần được ước lượng.

Dựa trên cở sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau:

(SRF): Y= 0+ 1 Xi + ε

Trong đó:

Y: ước lượng điểm của E(Y/Xi) cũng chính là hiệu quả tín dụng tổng

thể của NHTM (PG).

X: là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

0 ; 1…; n là ước lượng điểm của 0; 1, 2n.

ε: Phần dư.


Từ mô hình hồi quy mẫu với một biến ta có thể mở rộng ra cho nhiều biến.

Với luận án nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu cho

biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng. Mô hình đa biến như sau:

PG = 0 + 1 CRF + 2 EUC + 3 TOC + 4 ROD + 5 NPL +

Trong đó:

PG: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng.

CRF: Hệ số rủi ro tín dụng EUC: Hiệu suất sử dụng vốn TOC: Vòng quay vốn tín dụng ROD: Hệ số thu nợ

NPL: Tỷ lệ nợ xấu

Để kiểm định các giả thiết về hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013, tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares).

1.3.4. Thu thập và xử lý số liệu

- Dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên sô liệu tổng hợp từ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, được thu thập từ số liệu thống kê từ trang nội bộ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

- Mẫu quan sát bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc năm 2013. Năm 2009 được chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm hệ thống NH có nhiều thay đổi lớn mở đầu cho thời kỳ phát triển trở lại sau khủng hoảng kinh tế, bong bóng bất động sản của hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Năm 2013 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì đây là năm tài chính gần với thời gian nghiên cứu của luận án.

- Tuy nhiên, để đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả khi hồi quy bằng OLS thông thường, tác giả bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và chéo gộp chung (pooled).


1.3.5. Kiểm định các giả thuyết

1.3.5.1. Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ liệu mẫu có phù hợp với dữ liệu hay không thì ta dùng hệ số xác định R2. Nếu R2 # 0 nghĩa là mô hình đã chọn phù hợp. Đồng thời ta kiểm định hệ số F-statistic, nếu hệ số F > F (k-1,n-k) thì kết luận tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

1.3.5.2. Kiểm định biến không cần thiết

Sau khi sử dụng phần mềm EVIEW 6.0 để chạy ra bảng hồi quy gốc, Nếu Prob của các biến đều độc lập < 0,05 (mức ý nghĩa) thì các biến đều có ý nghĩa sử dụng đối với mô hình hay các biến đều cần thiết trong mô hình.

1.3.5.3 Kiểm định BG - Breush & Godfrey (kiểm định tương quan

chuỗi bậc p, với p≥1

Thực chất, đây là một thủ tục của phép kiểm định Lagrange, LM)

+ Kiểm định này nhằm xác định có hay không hiện tượng tự tương

quan trọng mô hình.

+ Đặt giả thiết: H0: tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.

H1: không tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.

+ Nếu kết quả Prob(Obs*R-squared) < 0,05 (mức ý nghĩa) thì ta kết luận bác bỏ H0, có nghĩa là tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.

1.3.5.6. Kiểm định đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy phụ

Để kiểm định tính đa cộng tuyến cho mô hình thì ta có nhiều cách nhưng ở đây nhóm tác giả sử dụng mô hình nhân tử phóng đại phương sai VIF thông qua mô hình hồi quy phụ để kiểm định. Các bước thực hiện như sau:

- Ví dụ có mô hình:

Y = β + β X + β X + β X + u

1 2 2 3 3 4 4

+ Chạy mô hình hồi quy gốc.

2

LS Y C X2 X3 X4 (Ta tìm được R

)

gốc


+ Chạy mô hình hồi quy phụ.

2

LS X2 C X3 X4 (Ta tìm được R

2

LS X3 C X2 X4 (Ta tìm được R

2

LS X4 C X2 X3 (Ta tìm được R


)

phụ 1


)

phụ 2

)

phụ 3

- Áp dụng nguyên tắc ngón tay cái - Rule of Thumb của Klien. Nếu ít

2 2

nhất một R của hồi quy phụ lớn hơn R của hồi quy gốc thì thì có đa cộng

tuyến xảy ra.

2

R

phụ i

2

> R , với i=1 đến 3

gốc

1.3.5.7. Kiểm định phương sai số thay đổi theo WHITE (1980)

2

Theo lý thuyết, khi biết σ

, ta dùng Generalized (or Weighted Least

t

Squares) - WLS để thực hiện việc khắc phục bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, ta không biết σt, thông qua sử dụng Feasible Generalized Least Squares (FGLS) và thực hiện theo 4 trường phái: (1) Breusch & Pagan, (2) Glejser, (3) Harvey & Godfrey và (4) White. Ở đây tác giả dùng kiểm định WHITE (1980) để kiểm định PSSTĐ.

Đặt giả thuyết:

H0: Không có hiện tượng PSSTĐ.

H1: Có hiện tượng PSSTĐ.

Thực hiện các bước kiểm định, nếu kết quả cho thấy Prob(Obs*R- Square) > α = 0,05 thì ta chấp nhận H0, tức là không còn PSSTĐ. Nếu vẫn còn thì ta áp dụng các phương pháp khác để khắc phục vấn đề của mô hình.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí