CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận về báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân
1.1.1. Một số khái niệm công cụ
Từ năm 1965, khi kỹ sư tin học Ted Nelson nuôi ý tưởng tạo ra một cái máy tính có đầu óc tư duy như con người, để cả thế giới có thể giao kết với nhau qua một hệ thống siêu văn bản thông minh (hypertext), thì đến đầu những năm 90/TK20, giấc mơ này đã được Tim Berners Lee và cộng sự thực hiện thành công, phát minh ra công nghệ web (world wide web - w.w.w). Nhờ nền tảng công nghệ web, BMĐT ra đời, bắt đầu từ tờ Chicago Tribune Online (www.chicagotribune.com) của Hoa Kỳ vào tháng 5/1992, xuất bản trên mạng American Online (AOL). Sau đó, tất cả những trang web có công dụng truyền tải thông tin, được xuất bản trên internet, với một địa chỉ truy cập bắt đầu bằng http://w.w.w. và có đuôi (.com), (.edu), (.org), (.infor), ... cũng đều được gọi bằng rất nhiều cái tên, như: Online Newspaper, Internet Newspaper, Journalisme Online, Electronic Journal, Cyber Newspaper,....
Ở Việt Nam, kể từ ngày 6/02/1997, Tạp chí Quê hương ra đời (www.quehuongonline.vn), cho đến nay, đã hơn 20 năm, loại hình báo chí thứ tư này (sau báo In, PT, TH) vẫn chưa có một tên gọi thống nhất. Luật Báo chí Việt Nam (sửa đổi năm 2016) gọi là Báo Điện tử. Còn ở ba cơ sở đào tạo báo chí truyền thông lớn ở Việt Nam thì mỗi nơi gọi mỗi khác. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT) gọi là Báo mạng điện tử (theo mã số 06 đăng ký tuyển sinh chuyên ngành BMĐT từ năm 2003 của Học viện BC&TT với Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (ĐHKHXH&NV) gọi là Báo Điện tử. ĐHKHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) gọi là Báo Trực tuyến. Còn các cơ quan báo chí thì gọi theo cách riêng của mình (Ví dụ: tuoitreonline, tienphongonline,...), hoặc theo cách
Có thể bạn quan tâm!
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 4
- Hướng Nghiên Cứu Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Đánh Giá Khái Quát Về Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong Luận Án
- Lý Thuyết Tiếp Cận Nghiên Cứu Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 9
- Khung Pháp Lý Về Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
gọi của Luật Báo chí là Báo Điện tử, hoặc gọi theo cách thuận tiện là Báo Mạng. Trong luận án này, tác giả luận án sử dụng thuật ngữ “Báo mạng điện tử” (BMĐT) theo cách gọi của Học viện BC&TT, để khu biệt với các loại hình báo điện tử khác như: PT, TH, hoặc những trang thông tin điện tử khác.
Về cách định nghĩa BMĐT cũng đa dạng như tên gọi loại hình BMĐT. Trong những quan niệm đầu tiên trên thế giới về BMĐT, như: M. Fitzgerald (1996), Mitchel H. Jacson and Nora Paul (1998),... thì quan niệm của Mark Deuze cho rằng, mỗi câu chuyện đăng tải trên BMĐT phải có một không gian, một đường dẫn để công chúng tương tác với tác phẩm, từ đó, câu chuyện sẽ được mở rộng [183], được nhiều người tán đồng và trích dẫn lại trong các công trình nghiên cứu sau này.
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều cách định nghĩa về BMĐT. Tùy theo có bao nhiêu góc độ tiếp cận, sẽ có bấy nhiêu định nghĩa về BMĐT. Đáng chú ý là một số công trình đã và đang được sử dụng trong các trường đại học đào tạo báo chí & truyền thông, tác giả luận án đã nghiên cứu các công trình này và nhận thấy có những điểm tương đồng nhất định về cách tiếp cận khái niệm, đặc trưng của BMĐT, như: có cấu tạo là một siêu văn bản (Hypertext) và đa phương tiện (Multimedia); có tính tương tác cao; có địa chỉ là một trang web; xuất bản trên mạng internet [xem: 36, 84, 97], cho nên, những điểm chung đó sẽ được tác giả luận án kế thừa, lấy đó làm cơ sở lý luận chung cho nghiên cứu về BMĐT. Năm 2016, Luật Báo chí Việt Nam (sửa đổi), Điều 3, Khoản 6, giải nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử” [63, tr. 9]. Cách giải nghĩa này nhấn mạnh hình thức ngôn ngữ của BMĐT, tuy nhiên, cũng dễ gây nhầm lẫn giữa BMĐT với các loại hình báo điện tử quen thuộc như: PT, TH, hoặc với trang thông tin điện tử, hoặc một số loại hình truyền thông xã hội đa phương tiện khác.
Nghiên cứu để đưa ra được khái niệm BMĐT theo cách hiểu của riêng mình, tác giả luận án dựa trên các góc độ nhận thức sau: Thứ nhất, kế thừa những điểm chung nhất trong các công trình nghiên cứu đã có từ trước; Thứ
hai, dựa trên đặc trưng “báo chí số phi định kỳ” khá ưu việt của BMĐT so với các loại hình báo chí truyền thông khác (như: PT, TH); Thứ ba, dựa trên nhận thức của tác giả luận án về vai trò của BMĐT “làm diễn đàn TDNL” của công dân. Từ những góc độ nhận thức trên và áp dụng theo hướng nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, tác giả luận án đưa ra khái niệm BMĐT như sau:
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí số phi định kỳ, truyền tải thông tin có mục đích dưới dạng siêu văn bản và tích hợp đa phương tiện, giao tiếp hai chiều trực tuyến, được Nhà nước cấp phép sản xuất và phát hành trên mạng internet toàn cầu.
* Quyền tự do ngôn luận:
Xét về mặt từ ngữ Tiếng Việt, QTDNL (Freedom Speech of Rights) là một tổ hợp từ, gồm: quyền/tự do/ngôn luận, với các ý nghĩa: Quyền (danh từ) là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho con người được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Ví dụ: quyền công dân [105, tr.786]; “Tự do là trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động xã hội - chính trị” [105, tr.1039]; Ngôn luận (động từ) là phát biểu, bày tỏ ý kiến về những vấn đề chung, xã hội, chính trị,... một cách
công khai, rộng rãi [105, tr. 666]. Theo từ điển Hán - Việt, Ngôn ( 言 ): là
động từ, có nghĩa là “nói”, tự mình nói ra hoặc viết ra; Luận (论): là động từ, có nghĩa là bàn về vấn đề gì đó có phân tích, có lý lẽ, thể hiện quan điểm riêng của mình [221]. QTDNL không chỉ được hiểu đơn thuần theo nghĩa của từ, mà nó mang ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa xã hội, có tính lịch sử, con người phải đấu tranh qua nhiều TK mới đạt được, được thế giới xem là “quyền để bảo vệ quyền”, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người khác. Tuy nhiên, nhận thức về QTDNL trên thế giới cũng rất khác nhau, dẫn đến cách sử dụng quyền này của các quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau.
Tiếp cận từ góc độ Quyền con người (Human’ Rights), quan niệm về QTDNL có hai trường phái cơ bản. Trường phái thứ nhất - đại diện là John Stuart Mill và những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân (Libertarian) ở
TK.18, 19, 20, J. S. Mill cho rằng, QTDNL là quyền tự nhiên (Natural Rights) của con người (gọi là Nhân quyền - bẩm sinh đã có, như: quyền được sinh ra, ăn, ở, nói năng, đi lại), cho nên, con người được tự do nói năng vô hạn, không ai được cấm cản, kể cả Nhà nước: “Trong một xã hội dân chủ, con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu diếm” [33, tr.131]. Trên thực tế, đã có không ít người “bám” vào quan niệm này để đòi “ngôn luận tự do vô hạn” để chống phá Nhà nước, hoặc xúc phạm người khác, tuy nhiên, họ đã cố tình “bỏ qua” vế sau trong quan niệm của J. S. Mill về tính giới hạn của QTDNL: “Mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; tự do của xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân”; “Xã hội và pháp luật chỉ bảo đảm TDNL cho một người khi người đó đã đủ tuổi trưởng thành, có trí sáng suốt bình thường để chịu trách nhiệm về hành vi của mình”, bởi cái ranh giới - mà ở đó, việc nói hay viết rất dễ kích động hành vi tiêu cực.
Trường phái thứ hai (đại diện là các nhà chính trị, luật gia, như: John Locke, Claude Frederic Bastiat, Montesquieu, Jean Jacques Rousseau,...) cho rằng, QTDNL là quyền pháp lý (Legal’ Rights) của công dân (gọi là dân quyền - Citizen’s Rights), do đó, khi thực hiện quyền này phải nghiêm cẩn tuân thủ luật pháp (vừa hưởng thụ quyền lợi, vừa phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với quy định về quyền). (Tác giả luận án đồng tình với quan niệm của trường phái thứ hai này. Lý do đồng tình: QTDNL là “quyền pháp lý”, bởi do luật pháp của nhà nước dân chủ pháp quyền định ra. Chỉ có luật pháp mới đặt ra giới hạn về quyền lợi và nghĩa vụ khi hưởng thụ quyền, còn quyền tự nhiên thì không có giới hạn; QTDNL là “dân quyền”, bởi luật pháp xác định chủ thể QTDNL là “công dân”, chỉ người có tư cách “công dân” của quốc gia định ra luật pháp về QTDNL mới được hưởng).
Năm 1945, tổ chức Liên Hợp quốc ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc pháp điển hóa có tính hệ thống, toàn diện các quyền và tự do của con người trong đời sống chính trị, dân sự quốc tế. Trong điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International
Convenant on Civil and Political Rights - ICCPR) năm 1966 quy định về QTDNL: “Mọi người có QTDNL; quyền này bao gồm: tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của chính họ” [47, tr. 258 - 259].
Nhà nghiên cứu Thẩm Tê cho rằng, trong “Bốn quyền công dân” trong các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, quyền được biết là cơ bản, quyền TDNL là hạt nhân. Chỉ có được biết mới có thể TDNL một cách hiệu quả, mà TDNL, biểu đạt quan điểm riêng là một cách tham dự. Được biết, được TDNL, được tham dự, mới có thể thực hiện giám sát một cách hiệu quả. Thiếu mất quyền được biết và quyền TDNL , “bốn quyền công dân” trở thành sắp đặt chính trị “trống rỗng” [202].
Ở Việt Nam, QTDNL của công dân được quy định trong Hiến pháp và trong các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1946 cho đến nay. Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 25, quy định: “Công dân có QTDNL, TDBC, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định.” Theo quy định này, QTDNL của công dân cần phải được thực hiện trong giới hạn mà pháp luật đã quy định, không được tùy tiện.
Như vậy, dù tiếp cận QTDNL từ góc độ nào thì các quan niệm trên thế giới và Việt Nam vẫn có những nét tương đồng nhất định. Dựa trên một số điểm chung đã có về QTDNL, (như: được tự do biết thông tin; được tự do nói theo quan điểm riêng; TDNL trong giới hạn luật pháp quy định), tác giả luận án đưa ra khái niệm về “quyền tự do ngôn luận” như sau:
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do tiếp nhận thông tin và công bố thông tin, ý kiến, quan điểm riêng, hoặc khiếu nại, tố cáo về bất cứ vấn đề gì, bằng nhiều hình thức, trên bất cứ phương tiện nào, phù hợp với quy định của luật pháp và quy ước xã hội.
Theo khái niệm này, QTDNL có các thuộc tính cơ bản: (i) Là quyền pháp lý, quyền không tuyệt đối (giới hạn tùy theo thể chế chính trị, pháp luật của quốc gia); (ii) Hình thức biểu đạt: bằng nhiều hình thức; (iii) Phạm vi phát tán ngôn luận: trên mọi phương tiện; (iiii) Chủ thể QTDNL: công dân của một quốc gia dân chủ pháp quyền (người có Quốc tịch).
* Quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Báo chí là một định chế xã hội, phản ánh và giám sát xã hội. Để hiểu về QTDNL trên báo chí của công dân, trước hết phải dựa vào căn cứ là nội hàm khái niệm QTDNL đã được nghiên cứu ở mục trên, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu ở các góc độ khác.
Trên thế giới, từ TK 17 trở đi, báo chí ra đời và ngay lập tức đã phát triển rầm rộ nhờ sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước dân chủ tư sản Tây - Âu trong Kỷ nguyên Khai Sáng, “mọi người không phân biệt thiểu số hay đa số, mạnh hay yếu, đều phải được tiếp cận với báo chí” [28, tr.19]. Với chức năng của báo chí là thông tin sự thật và trình bày các ý kiến khác nhau, cho nên, báo chí trở thành phương tiện tốt nhất để người dân thực hiện QTDNL, công khai thể hiện bản thân. “Để sự thật có thể đảm bảo, mọi ý kiến đều phải được lắng nghe một cách công bằng; Phải có một “khu vực thị trường tự do” cho mọi ý kiến và thông tin” [28, tr.19]. Chính phủ cũng không có quyền can thiệp vào việc các phe đối lập trình bày quan điểm riêng trên báo chí. Tuy nhiên, vì quyền lợi của mình, những người chủ báo luôn phải theo dõi chặt chẽ và xác định xem: ai, thông tin nào, hoặc cách giải thích nào của thông tin đó sẽ được đưa ra công luận, cho nên, báo chí vẫn phải đóng vai trò là “người gác cổng ngôn luận”. Theo J. S. Mill: “Có rất ít sự kiện tự thân nói lên được bản chất của chúng, do đó, cần con người suy xét và bình luận để chỉ ra ý nghĩa của chúng”. “Một xã hội mà người dân không được nói lên tiếng nói của mình trên báo chí thì không được coi là xã hội dân chủ” [33, tr. 58 - 65].
Theo dòng chảy lịch sử, đã có rất nhiều nhà tư tưởng, nhà nghiên cứu tiếp tục quan tâm về mối quan hệ giữa báo chí và QTDNL, như: Ludwig Von Mises, Isaiah Berlin, Lý Thư Kiều, Chu Dĩnh, Lý Lương Vinh,....
Tiếp cận dưới góc độ “báo chí là diễn đàn để người dân bày tỏ ý kiến”, Bill Kovach & Tom Roenstiel đã đưa ra nhận định rằng, trong xã hội dân chủ hiện đại, người dân có quyền tham gia phát biểu ý kiến trên báo chí. Với tính hiếu kỳ tự nhiên của con người, công chúng sẽ suy nghĩ và phản ứng trước những sự thật phơi bày trên báo chí và báo chí cần phải tạo ra diễn đàn để công chúng phê bình và bàn luận [10, tr. 236 - 237]. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng QTDNL trên báo chí và sự “gác cổng” của cơ quan báo chí không tốt thì hậu quả sẽ khó lường, thậm chí, gây ra khủng hoảng xã hội.
Ở Việt Nam, tuy không có công trình nghiên cứu chuyên biệt, chuyên sâu về QTDNL trên báo chí nhưng nội dung này cũng được một số công trình nghiên cứu đề cập đến và hầu như có sự tương đồng về mặt quan điểm: Con người có quyền tự do chia sẻ thông tin, kiến thức trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hà cho rằng, báo chí là nơi công chúng thể hiện thái độ, nguyện vọng, ý chí, ước mơ, khát vọng một cách cụ thể và trực tiếp. Vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử, báo chí không thuần túy là diễn đàn đại chúng, mà còn trở thành nghị trường, chiến trường của các giai cấp, lực lượng, đảng phái chính trị [41, tr. 89].
Coi trọng tính giới hạn của QTDNL trong hoạt động báo chí truyền thông, ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng, các cơ quan truyền thông khi truyền tải các ý kiến của xã hội cũng cần phải nhận thức được QTDNL có những giới hạn của nó, cần phải ý thức về tính giới hạn, về tính định lượng và tính hợp lý để xác lập một sân khấu các ý kiến có kích thước phù hợp với năng lực quản lý của nhà nước và năng lực sử dụng của xã hội [9, tr. 66 - 69]. Hiến pháp của Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định về QTDNL của công dân ở Chương II, Điều 25. Luật Báo chí năm 2016 quy định QTDNL trên báo chí của công dân ở Chương II, Điều 11. Tuy không đưa ra một định nghĩa về QTDNL trên báo chí nhưng về cơ bản, các các tài liệu đều chỉ ra rằng, công dân có quyền tự do ngôn luận trên báo chí.
Khái niệm “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí” của công dân
Dựa trên những điều đã nghiên cứu được từ các tài liệu của thế giới và của Việt Nam, với nhận thức cá nhân, tác giả luận án đưa ra khái niệm QTDNL trên báo chí như sau:
“Quyền tự do ngôn luận trên báo chí” là quyền của công dân được tự do tiếp nhận thông tin, công bố thông tin, ý kiến, quan điểm riêng và tự do khiếu nại, tố cáo về bất cứ vấn đề gì, bằng nhiều hình thức, trên bất cứ loại hình báo chí nào, phù hợp với quy định của luật pháp và quy ước xã hội.
Theo khái niệm này, QTDNL trên báo chí của công dân gồm 3 nội dung cơ bản: (i) Công dân có quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận thông tin từ báo chí; (ii) Công dân có quyền tự do công bố thông tin, ý kiến, quan điểm trên báo chí; (iii) Công dân có quyền tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Quan sát những nội dung cơ bản này, có thể nhận thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa tự do ngôn luận thông thường với tự do ngôn luận trên báo chí. Để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt này, tác giả luận án xác lập một số so sánh (có tính chất tương đối) như sau:
- Sự tương đồng: Cả hai dạng tự do ngôn luận này đều có chung hai điểm căn bản: (i) Công dân tự do nói, viết về thông tin, quan điểm, ý kiến của mình về những vấn đề của đất nước và quốc tế mà báo chí phản ánh; (ii) Đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan báo chí về bất cứ vấn đề gì mà mình cho là gây bất lợi cho cá nhân và xã hội.
- Sự khác biệt: Tự do ngôn luận thông thường của công dân và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân khác nhau ở phạm vi thực hiện quyền và phương tiện sử dụng quyền.
(i) Tự do ngôn luận của công dân có phạm vi thực hiện quyền rất rộng, bao quát trong toàn bộ đời sống giao tiếp xã hội. Công dân có thể ngôn luận tự do về mọi vấn đề, bất kể vấn đề đó mình có thực sự quan tâm hay không, đôi khi chỉ để thể hiện “đẳng cấp” của mình, mà không thông qua một “màng lọc” biên tập nào, chỉ phụ thuộc vào ý thức pháp luật của công dân. Hiện nay, MXH là nơi để công dân thỏa sức ngôn luận, thậm chí, chê bai, công kích,