Con Người Trong Nghịch Lý Giữa Giữa Vô Minh Và Trí Huệ, Giữa Khổ Đau Và


Chúng ta chú ý điểm nhìn về cảnh giới giác ngộ của tác giả thiền gia thường thể hiện trong thơ họ, đó là thế giới trong sạch và đẹp đẽ bất ngờ, hay thế giới giản dị và bao la bỗng hiện nguyên hình, thế giới trọn vẹn trong sự rạn vỡ của cái vô minh...

Những bài thơ thiền mô tả cảnh giới giác ngộ, hoặc chỉ khơi gợi vẻ đẹp của vạn cảnh từ góc nhìn bản thể, hoặc để lại cảm giác an lạc thanh tịnh từ những biểu hiện thiên nhiên… đều ít nhiều phản ánh hình tượng con người với năng lực tâm linh cao siêu, chứng ngộ viên thành. Xét từ góc nhìn ẩn dụ nghệ thuật, người đọc có thể nhận biết cảnh giới giác ngộ qua sự cách điệu ngôn từ và hình ảnh về một thế giới trong sạch tràn trong mắt. Cụm từ “mãn mục” (đầy trước mắt) là một ám ảnh nghệ thuật thể hiện cả ở thơ thiền Việt Nam lẫn Trung Quốc một cách ấn tượng. Chúng ta đọc được ám ảnh “tâm cảnh” này rất nhiều trong các bài thơ ngộ đạo (hay còn gọi là thơ chứng ngộ).

Thơ thiền Đường - Tống có rất nhiều hình ảnh như: “Nước trong khe trong vắt màu xanh biếc – ngàn hoa nở tựa gấm pha hồng”; “đóa hồng giữa vòm lá xanh thẳm, tột cùng các lời nói huyền diệu như một mảy lông vào hư không”, “sông nước Tràng Giang chảy phăng phăng hiện bày”43Tương đồng với điểm nhìn cảnh giới giác ngộ đẹp đẽ, thơ thiền Lý Trần cũng đầy ắp các hình ảnh: “Ai hay mây cuốn trời quang tạnh – núi hiện chân trời biếc một màu”; “Phật pháp chính ngôi cầu chẳng ở – đêm về trú lại rặng lau hoa”; “sao trời lặng tiếng, dời sao đẩu – trong suốt bầu không chẳng gợn mây”; “đất tâm rộng rãi, màu sắc tươi”; “muôn tía nghìn xanh tràn đất nước – chân trời góc bể là nơi nuôi dưỡng chân tính ta”; “bể Phật trong suốt, đêm dài chuyển dần vào thu”44


43Dẫn chứng từ các thư mục [10], [339].

44Dẫn chứng từ thư mục [241]


Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng bài thơ, không quá khó khăn để nhận ra rằng, các thiền sư–nhà thơ Đường – Tống càng say mê mô tả cảnh giới giác ngộ, thiết tha với nó bao nhiêu, thì các thiền sư-nhà thơ Lý – Trần lại tỉnh táo, giản dị bấy nhiêu. Trong khi thơ thiền Đường - Tống nhấn mạnh tính chất cá biệt của kinh nghiệm giác ngộ thì thơ thiền Lý - Trần lại nhấn mạnh sự trở về đời sống

thực sau khi chứng ngộ. Đặc điểm vô cùng quan trọng này có lẽ đã góp phần làm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

nên chân dung thiền sư “nhập thế” của tăng nhân Đại Việt trong suốt bốn thế kỷ đầu tiên của nhà nước phong kiến độc lập và hùng cường.

3.3.3.4. Con người trong nghịch lý giữa giữa vô minh và trí huệ, giữa khổ đau và

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 25

giải thoát

Con người trong thơ thiền, ở một phương diện nào đó, là tiêu điểm đồng vọng của nhiều tiếng nói: tiếng nói của một thiền sư chứng ngộ, tiếng nói của một người băn khoăn cầu đạo, tiếng nói của chúng sinh đau khổ, và tiếng nói của niềm tin giải thoát. Sự phức tạp này có nguyên do từ sự phức tạp của chính loại hình tác giả thiền gia. Vì vậy, khi chọn bất kỳ bài thơ thiền nào của thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống, người đọc cũng có thể nhận ra ít hay nhiều sự đồng vọng ấy.

Con người trong thơ thiền không có khuynh hướng trở thành một nhân chứng cụ thể của xúc cảm thế tục, nhưng trong lúc thi hóa cảm quan thiền đối với đời sống, con người ấy vừa phải nối kết mình với chân trời vô tận của thế giới nội chứng, vừa phải để lộ những bước chân “tục đế” của mình trong mỗi tác phẩm thơ ca. Sự di chuyển liên tục điểm nhìn của con người trung tâm tạo cho thơ thiền một không gian rộng mở, có màu sắc huyễn hoặc; nơi đó tồn tại một con người giữa nghịch lý vô minh và trí huệ, khổ đau và giải thoát.

Dưới ánh sáng của nền lý luận văn học hiện đại và đường đại, nhiều nhà nghiên cứu đã đọc lại thơ cổ Trung Hoa ở những góc độ khác nhau. Không phải


ngẫu nhiên mà Hong Zeng, tác giả tiểu luận đọc giải cấu trúc thơ cổ Trung Hoa đã chọn những bài thơ có tính thiền để tìm hiểu “tính hai mặt” của văn bản… Chung Ying Cheng trong bài tham luận nổi tiếng Về ngôn ngữ và nghịch lý

Thiền45 đã phân tích sâu sắc sự mơ hồ đầy ám ảnh và giàu triết lý của ngôn ngữ

thiền.

Những bài thơ, ý thơ sau đây của thơ thiền Đường Tống cho thấy quan niệm nhân sinh với nhiều sắc thái nghịch lý rất đáng chú ý:

Thủy để phân minh thiên thướng vân Khả liên hình ảnh tự ngô thân

Hà phương thư tác tùng long thế Nhất vũ xuy tiêu vạn lý trần

Dịch nghĩa:

Đáy nước trong vắt hiện rò mây trên trời Thương cho hình ảnh giống như thân ta Mây đâu ngại tạo theo dáng rồng

Một trận mưa quét sạch vạn bụi trần

(Tề Kỷ)

Vị đáo vô vi ngạn Không liên bất hệ chu Đông Sơn bạch vân ý Tuế vãn thượng du du

Dịch nghĩa:

Chưa đến được bến giác ngộ Thương thay không thể buộc thuyền


45Nguyên tác On Zen (Ch’an) language and paradoxes, Journal of Chinese Philosophy V.I, (1973), pp. 77-

102. Xin tham khảo phần dịch ở Phụ lục 2 của luận án.


Đông Sơn ý mây trắng

Năm hết rồi còn bay mênh mông

(Hiệu Nhiên) Thanh lợi hiên thiên cánh vị văn

Dịch nghĩa:

Âm thanh bay lên trời cao nhưng cái tận cùng chưa thể nghe được

(Chung nam tăng – Quán Hưu) Vãng nhật kỳ khu hoàn ký phủ

Lộ trường nhân khốn kiển lô tê Dịch nghĩa:

Nỗi bất trắc ngày qua không thể ghi hết được

Đường dài, người khổ nhọc, con lừa nhón chân kêu lên đau đớn.

(Hòa Tử Do mãnh trì hoài cựu - Tô Thức) Bất thức Lư Sơn chân diện mục

Không thể biết được diện mục của núi Lư Sơn.

(Đề tây lâm bích - Tô Thức)

Nỗi niềm “tự tình cầu đạo” trong thơ thiền Đường Tống như trên rất ít có mặt trong thơ thiền Lý Trần. Sự đau khổ của vô minh, nhọc nhằn của tìm kiếm, và những ám ảnh dở dang về kiếp người cũng là mối quan tâm lớn của các nhà thơ thiền Trung Hoa, đặc biệt là ở đời Tống. Thơ của Tô Thức, Vương An Thạch, Thủ Đoan, Chính Giác, Thiện Chiêu… thể hiện bi kịch nhãn tiền của người không tìm được đạo. Tuy nhiên, ngoài lớp nghĩa có thể đọc được qua ngôn từ, mỗi ý thơ bài thơ còn hàm ý một cái nhìn khác: cái gì làm cho ta thương thân ta? Cái gì làm cho ta biết rằng không nghe được cái tận cùng? Cái gì làm cho ta biết ta không thể buộc thuyền lại? Cái gì làm cho ta thấy đau đớn trên đường dài?... Nếu thực sự đang chìm đắm trong vô minh thì con người khó tỏ tường những bi kịch đó.


Như thế, dù lấy đối tượng mô tả là sự không thành tựu, hoặc người không thành tựu, nhưng mỗi bài thơ thiền vừa nêu đều phản chiếu kín đáo một cái nhìn khác xa xôi hơn, giàu sức gợi hơn – đó là cái nhìn từ phía thành tựu, tức là cái nhìn xác tín về còi giải thoát. Sự xung chiếu giữa ít nhất là hai cách nhìn khác nhau từ hai phía như thế đã kéo giãn ý nghĩa bài thơ, khiến nó không còn là tiếng thở dài

thường thấy trong thơ trữ tình cổ điển, mà còn mang thêm ẩn ý thiền học theo tinh thần giải thoát luận.

Cũng cái nhìn xác tín ấy, thơ thiền Lý Trần lại đi theo hướng thể hiện rất khác biệt. Hãy đọc các câu thơ sau:

Nhật nhật trượng trì tại chưởng trung Hốt nhiên như hổ hựu như long Niêm lai khước khủng sơn hà toái

Trác khởi hoàn phương nhật nguyệt lung Tam xích Song lâm hà xứ hữu

Lục hoàn Địa tạng khoái nan phùng… Dịch nghĩa:

Ngày ngày cầm chiếc gậy trong tay

Bỗng nhiên như cọp lại như rồng Nâng lên, chỉ sợ non sông vỡ nát

Dựng thẳng, e mặt trời mặt trăng bị che khuất Ba thước Song lâm biết tìm chỗ nào được

Sáu vòng Địa tạng thật khó mà gặp gỡ

(Trụ trượng tử - Tuệ Trung)

Cái thế loay hoay của người cầu đạo cũng được tìm thấy trong bài thơ này. Tuy nhiên, loay hoay giữa nỗi sợ non sông vỡ nát che khuất nhật nguyệt vẫn là những hình ảnh sức sống mãnh liệt. Kể cả cụm hình tượng về Sala song


thụ và Bồ tát Địa tạng ở hai câu dưới cũng nhắm đến cái “khó gỡ” của con người giữa thế giới vô tận, chứ không chỉ dừng lại ở không gian khổ sở bé nhỏ.

Ngoài bài Trụ trượng tử, Tuệ Trung còn có bài Xuất trần, An định thời

tiết, Họa thơ huyện lệnh… đều là những bài có ý tứ bàn về nỗi băn khoăn của người tìm đạo. Nhưng kết cục duy nhất thường thấy trong thơ ông là quên đi thắc mắc và sống theo lẽ tự nhiên. Vì vậy, thơ ông không có xu hướng tô đậm bi kịch lớn lao nào về kiếp nhân sinh, mà đơn giản chỉ là cách tháo gỡ chúng ra khỏi tâm mình, nhằm thiết lập sự an lạc chân thật ngay trong cuộc đời trước mắt. Cách thế tháo gỡ giản dị này có mặt trong khắp thơ thiền đời Lý Trần.

Tính chất song hành giữa ý niệm tu tập và cảm thức ưu du, nhàn tản đã mang lại cho không khí thơ thiền Lý Trần cái nhìn kép đầy ấn tượng.

Chúng tôi nhận thấy những hình ảnh trong thơ Huyền Quang có một biên độ nhòa rất riêng, tạm gọi là “túy mang mang” – say ngất ngây. Đó là “nước biếc liền trời âu trắng xóa”, “nửa gian nhà đá bạn cùng mây, “thôi đã theo thiền lòng lặng ngắt – nỉ non tiếng dế vẫn vì ai”, “sương phủ trăng chìm dưới sóng sâu”, “lưới bủa vầng trăng mấy khóm cành”… Thơ Huyền Quang gợi ra hai tính chất sau:

1- cảm thức hòa điệu giản dị của cái tâm tu học với cái tâm bao la của trời

đất


2- ẩn chứa niềm bi cảm của vướng mắc

Sự vướng mắc ở đây, cũng như niềm bi cảm mà Suzuki đã viết khi bàn về

chất thiền trong thơ Haiku ở thế kỷ 17 (Nhật Bản), chúng tôi quan niệm đó là một nét thể hiện của thơ ca có tính mỹ học, chứ không hề là sự vướng mắc của vô minh.

Cái thao thức của cánh chim âu giữa nơi “giang thủy liên biên”, cái lưng chừng của nửa gian nhà đá lẫn trong mây trắng, cái băn khoăn thầm kín của tiếng


dế nỉ non chẳng biết vì ai, cái mờ khuất của sương phủ trăng chìm, cái bận rộn của những cành cây như giăng lưới bủa vầng trăng… trong thơ Huyền Quang đều là tiếng nói của cảm thức giải thoát nhưng đầy tâm tình trắc ẩn.

Phải chăng, sự thể hiện con người trong thế “lưỡng phân” như vậy đã hàm chứa tinh thần nhân bản rò nét nhất trong thơ thiền – một thể loại mà từ bấy lâu nay, chúng ta chỉ quen nhìn như một loại thơ ca hướng đến con người giải thoát chung chung, tưởng chừng như không còn chút dấu vết nào của những bước chân con người trong chính cuộc đời cụ thể.

3.3.3.5. Con người với những giấc mộng dài

Cảm quan mộng trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống là sự pha trộn giữa các triết lý cổ xưa về mộng và các khuynh hướng tôn giáo, tư tưởng liên quan đến cái nhìn mộng huyễn về thế giới.

Mộng trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống chứa đựng cảm quan mộng thường có trong văn học phương Đông, và tất nhiên, chứa đựng cốt lòi tinh thần mộng huyễn của Phật giáo đại thừa mà Thiền tông là một chủ âm tiêu biểu.

a) Con người mộng từ góc độ giáo lý Thiền

Trong toàn bộ hệ thống tạng luận Phật giáo, bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa được xem là thâm trầm và vi diệu nhất. Các nhà nghiên cứu tôn giáo đều thống nhất rằng, căn cứ vào quá trình hình thành thiền tông Trung Hoa, thì kinh Kim Cương (thuộc hệ Bát Nhã) ẩn chứa hạt nhân Thiền học rò nét, đặc biệt là phần triết luận về “tính Không”.

Kinh Bát Nhã đầy ắp những cách nói nghịch và ảo hóa đến mức khó khuôn định một ý niệm cụ thể nào về “mộng”. Tham chiếu điểm nhìn mộng trong cả các điển cố, điển tích và hệ tư tưởng Lão Trang, chúng tôi tạm nêu ra một giả thiết về sự tồn tại khái niệm “mộng”, bao gồm:

- Mộng gắn với Không


- Vạn pháp đều như mộng huyễn – đời là còi mộng

- Người mộng thấy đời mộng, đời mộng làm người mộng

- Người tỉnh thức thấy đời là giấc mộng

- Sắc thân, sự tồn tại của con người là mộng

- Thoát khỏi giấc mộng vô minh thì chơi trong giấc mộng bản thể

Kinh Bát Nhã viết: “vô trí diệc vô đắc”, nghĩa là (cuối cùng) không có trí huệ, cũng không có chứng đắc. Tinh thần Bát Nhã có khuynh hướng giải mộng tưởng ở cả hai nghĩa: giải vô minh, và giải cả sự giải thoát. Toàn bộ nghịch lý này ẩn sau trong triết lý Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Cách phủ nhận như thế, ngoài ý nghĩa đạo pháp, đã tạo ra cảm hứng kỳ diệu cho những hồn thơ theo đuổi

tự do nơi nội tâm. Và như thế, mộng cũng chính là sáng tạo.

Gắn với mộng mị là đêm. Vì vậy, hình ảnh bán dạ, nhất dạ, tạc dạ, vĩnh dạ, dạ tĩnh, kim dạ… là một cách nói ẩn dụ rất hay xuất hiện trong thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc. Đêm qua là đêm của mê mờ. Đêm qua là thời gian tâm linh khi chưa đến được bờ bên kia, chưa có ánh sáng, là thời gian của cái đã qua. Người đọc bắt gặp nhiều cách nói về đêm qua trong thơ thiền, như là: đêm qua sân trước một nhành mai, đêm qua hoa nở rụng ít hay nhiều, đêm qua hoa mai cây nở cây rụng hết… Hình ảnh “đêm” cũng cho thấy một khía cạnh tinh tế của mỹ học thiền tông. Đêm thường hiểu là đêm thiền, đêm không, đêm cô tịch, gợi ta nghĩ đến đêm trước của giải thoát. Hình ảnh một đêm mà hoa quỳnh nở đầy núi

vắng, một đêm hoa mai nở, nửa đêm mây tan hết… đều là những cách nói rất đậm ý vị thiền, nếu không nói là sự chưng cất những triết lý thiền một cách tinh tế và sâu sắc. Cái gì đã thực sự xảy ra vào đêm trước của giải thoát? Đó là một bí ẩn mà thiền mang lại cho sự sáng tạo thơ ca. Theo chúng tôi, nhận định sau đây của tác giả Đoàn Thị Thu Vân có thể xem là một trong nhiều phương án giải đáp: “Thời gian trong đa số các bài thơ thiền thường là mùa thu, ban đêm (với trăng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022