Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Tmcp Trên Địa Bàn Hà Nội


ngoài, 01 văn phòng đại diện tại Nga, 81 chi nhánh và 169 phòng giao dịch trong nước. Mặc dù trong những năm gần đây NHNN siết chặt việc mở rộng mạng lưới, các ngân hàng phải đáp ứng việc tăng vốn điều lệ mới được mở rộng mạng lưới, một số ngân hàng khác đã mở rộng mạng lưới qua việc sáp nhập với các ngân hàng khác thông qua đề án tái cơ cấu ngân hàng của chính phủ như SHB sáp nhập Habubank, MSB sáp nhập với Mekongbank. Dưới đây là danh sách các ngân hàng TMCP có trụ sở đóng tại Hà nội tính đến thời điểm 31/12/2016.

Bảng 3.1: Danh sách các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội


STT

Ngân hàng

Tên viết tắt

Vốn điều lệ

1

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Baovietbank

3,150

2

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

LPB

6,460

3

Ngân hàng TMCP Đại Chúng

Pvcombank

9,000

4

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SeaBank

5,466

5

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

MSB

11,750

6

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TCB

8,878

7

Ngân hàng TMCP Quân đội

MB

17,127

8

Ngân hàng TMCP Quốc tế

VIB

5,644

9

Ngân hàng TMCP Quốc dân

NCB

3.010

10

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

SHB

11,196

11

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TPB

5,842

12

Ngân hàng TMCP Việt Á

Vietabank

3.500

13

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPB

9,181

14

Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex

PGbank

3,000

15

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VCB

35,977

16

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Vietinbank

37.234

17

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV

34,187

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo NHNN

Theo số liệu trên, tính đến hết năm 2017 tại Hà nội có 17 trụ sở chính của các ngân hàng TMCP trong đó có 03 ngân hàng lớn do nhà nước chi phối là VCB, BIDV, Vietinbank và 14 ngân hàng TMCP còn lại có trụ sở chính tại Hà nội có cổ phần không do nhà nước chi phối trong đó năm 2016 có thêm ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chuyển trụ sở chính từ Hậu Giang về Hà nội. Có thể nói trong giai đoạn 2012-2016 với định hướng của chính phủ và NHNN hoạt động của các ngân hàng đã được cơ cấu lại, nếu như trước đây tại Hà nội có đến gần 20 ngân hàng TMCP thì hiện nay con số này đã giảm với việc các ngân hàng yếu kém phải sáp nhập để đảm bảo an


toàn cho hệ thống như SHB sáp nhập với Habubank, hoặc nhà nước phải mua lại GPB, Ocenbank… và có một số ngân hàng nhỏ chuyển địa điểm từ các tình thành khác về như SHB, Vietabank, NCB, LPB. Từ sau năm 2010, NHNN cũng siết chặt việc thành lập các ngân hàng, hầu như không có ngân hàng nào được thành lập mới đồng thời siết chặt mở rộng mạng lưới, chỉ những ngân hàng nào có đủ tiềm lực về vốn, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo quy định mới được cho phép mở rộng. Như vậy có thể nói rằng với 17 ngân hàng TMCP hiện nay trên địa bàn ngoài 3 ngân hàng lớn là VCB, BIDV, Vietinbank các ngân hàng còn lại đều đã ổn định, một số ngân hàng yếu kém tự tái cơ cấu thành công như: Ngân hàng TMCP Quốc dân, Ngân hàng TMCP Tiên Phong và một số ngân hàng yếu kém không tự tái cơ cấu đã được NHNN mua lại hoặc sáp nhập như GPB, Oceanbank. Dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng, ngoài các loại hình nhận tiền gửi với mức lãi suất linh động nhằm tạo ra nhiều gói dịch vụ tiền gửi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, các phương thức thanh toán cũng ngày càng trở nên đa dạng như: séc, nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển tiền qua thẻ ATM… Việc cấp tín dụng cũng trở nên dễ dàng với các gói vay hấp dẫn kích thích nhu cầu sử dụng vốn cũng như đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau.

Với vai trò là trung tâm cả nước, Hà nội tập trung phần lớn Hội sở chính của các ngân hàng TMCP, chịu áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau cũng như đối với các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trước những khó khăn và thách thức, bản thân các Ngân hàng TMCP trên địa bàn đã liên tục nỗ lực thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng của hệ thống. Các ngân hàng liên tục củng cố và nâng cao bằng các phương tiện thiết bị hiện đại, các hình thức giao dịch điện tử tiện lợi cho người dùng đảm bảo an toàn cho giao dịch, hầu hết các ngân hàng đều tăng năng lực hoạt động kinh doanh trên cơ sở tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới sáp nhập các ngân hàng yếu kém để tăng quy mô tổng tài sản. Sự sát sao theo dõi cũng như có các điều chỉnh kịp thời của NHNN cũng góp phần làm cho hoạt động an toàn.

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tính đến thười điểm 31/12/2016 theo báo cáo số liệu của NHNN, trên địa bàn Hà nội có 17 ngân hàng TMCP trong đó có 14 ngân hàng không do nhà nước chi phối, các ngân hàng này đều đang trong quá trình tự tái cơ cấu có hoạt động kinh doanh đang dần đi vào ổn định sau một thời gian khủng hoảng, theo báo cáo kết quả kinh doanh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các ngân hàng này đều có hoạt động kinh doanh ổn định nợ xấu đưa về mức dưới 3% về lợi nhuận đều giảm do nền kinh tế khó khăn và áp lực nợ xấu từ thời kỳ trước. Tuy nhiên, mặc


dù các ngân hàng có nhiều cố gắng trong việc tái cơ cấu khắc phục những yếu kém trước đây nhưng nợ quá hạn thực tế vẫn ở mức cao, mức nợ xấu 3% là báo cáo công khai dựa trên nợ nội bảng, ngoài ra còn có lượng lớn nợ xấu các ngân hàng bán cho VAMC, số nợ này còn lớn hơn nhiều lần nợ xấu nội bảng công bố, do vậy kết quả kinh doanh các ngân hàng chỉ phản ánh phần nào bức tranh tổng thể của từng ngân hàng còn thực chất phải đánh giá thêm số nợ quá hạn thực tế, xác định mức độ tổn thất nợ gốc, nếu mức tổn thất nợ gốc vượt quá vốn điều lệ thì sẽ khiến cho ngân hàng âm vốn và điều này sẽ yêu cầu sự can thiệp của NHNN, đây cũng là điều quan trọng trong đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Chính phủ và NHNN. Trong thời gian gần đây hoạt động ngân hàng được kiểm soát chặt, những ngân hàng nào yếu kém sẽ không thể che dấu được nợ xấu hoặc lợi nhuận âm và chịu sự kiểm soát đặc biệt của NHNN hoặc yêu cầu sáp nhập...

Do phạm vi nghiên cứu của luận án, Luận án nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn Hà nội có cổ phần không do nhà nước chi phối trong đó lấy đại diện là 05 ngân hàng có quy mô lớn là: Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà nội (SHB). Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) và có sự so sánh với ngân hàng TMCP có quy mô lớn tại khu vực Hà nội do nhà nước chi phối là Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (VCB). Theo Báo cáo thường niên các ngân hàng (2016) xét về dư nợ tính đến cuối năm 2016, tổng dư nợ của 14 ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối đạt 1.017.957 tỷ đồng chiếm 35% tổng dư nợ các Ngân hàng TMCP có trụ sở tại Hà nội, trong đó 05 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu là MB, TCB, VPB, SHB, MSB có tổng dư nợ khoảng 635.521 tỷ đồng chiếm 63% trong tổng dư nợ của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối. Xét về năng lực vốn điều lệ, vốn điều lệ của 14 ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối đạt 103.924 tỷ đồng, trong đó 5 ngân hàng MB,TCB,VPB,SHB,MSB có tổng vốn điều lệ là 58.132 tỷ đồng chiếm 56% tổng vốn điều lệ các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối, đây là những ngân hàng lớn và có sự phát triển trong thời gian qua.

Với phạm vi của luận án bàn đến là các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội không do nhà nước chi phối thì trong các năm gần đây cũng có sự phát triển ổn định trong đó nổi nên một số ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh về quy mô hoạt động và tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động vốn như: Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB) đặc biệt là ngân hàng TMCP Việt nam thịnh vượng(VPB) có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ cho vay lợi nhuận của ngân


hàng này đã đứng ở tốp đầu các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối. Các Ngân hàng còn lại đều là các ngân hàng có quy mô nhỏ như: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)… Kết quả kinh doanh một số chỉ tiêu chính của các ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu thể hiện như sau:

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh các ngân hàng năm 2016

Đơn vị: Tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

MB

TCB

VPB

SHB

MSB

VCB

1

Tổng tài sản

256,258

191,993

228,771

233,947

92,605

787,906

2

Dư nợ vay

150,737

142,616

144,673

162,376

35,119

460,808

3

Dư nợ ngắn hạn

71,772

35,884

35,892

73,797

12,709

260,095

4

Dư nợ TDH

78,965

106,732

108,781

88,579

22,410

200,713

5

Huy động vốn

194,812

235,363

130,270

166,576

57,586

590,451

6

Vốn CSH

26,588

19,586

17,177

13,231

13,599

48,101

7

TN thuần từ lãi

7,979

8,142

15,167

4,175

2,252

18,527

8

TN thuần dịch vụ

682

1,956

852

338

93

2,106

9

TN thuần khác

1,194

1,820

844

452

1,459

4,246

10

Tổng TN thuần

9,855

11,918

16,863

4,965

3,804

24,879

11

Chi phí HĐ

4,175

4,261

6,621

2,507

1,897

9,950

12

Chi phí dự phòng

2,030

3,661

5,313

1,302

1,743

6,406

13

LN trước thuế

3,650

3,996

4,929

1,156

164

8,523

16

Nợ quá hạn

3,893

4,413

12,163

5,274

2,286

14,860

17

Nợ xấu

1,989

2,247

4,208

3,045

830

6,937

18

Nợ mất vốn

615

1,375

896

1,786

675

4,247

19

Tỷ lệ nợ xấu

1.32

1.58

2.91

1.88

2.36

1.51

20

Tỷ lệ cho vay trên

huy động

77

61

111

97

61

78

21

Hệ số rủi ro tín dụng

59

74

63

69

38

58

22

Hiệu quả cho vay

1.30

0.17

2.47

0.25

-4.39

0.51

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn được thể hiện ở hiệu quả cho vay thấp thậm chí có ngân hàng không thu được lợi nhuận từ cho vay như MSB. Hoạt động ngân hàng cũng gặp nhiều bất lợi do nợ có khả năng mất vốn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ xấu như tại VCB chiếm 61%, MSB chiếm 81%, nợ mất vốn tăng khiến cho tỷ lệ trích dự phòng sẽ cao do vậy áp lực về chi phí dự phòng của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Trong


những năm gần đây đặc biệt năm 2015, 2016 các ngân hàng trên địa bàn đã không ngừng tăng quy mô tổng tài sản và tăng trưởng dư nợ trở lại sau một thời gian đóng băng do xu hướng lãi suất đầu vào đầu ra giảm giúp cho nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi. Trong nhóm các ngân hàng TMCP trên địa bàn không do nhà nước chi phối chỉ có MBB là hoạt động bền vững và có hiệu quả với tổng tài sản cao nhất đạt trên 250.000 tỷ và liên tục tăng vốn điều lệ lên mức 17.127 tỷ và mở rộng mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, các ngân hàng khác nhìn chung đều có xu hướng giảm về hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay, thu nhập từ lãi cho vay đã giảm đáng kể do mặt bằng lãi suất cho vay giảm, chênh lệch giữa cho vay và huy động vốn ngày càng thấp trong khi nợ xấu và chi phí dự phòng ngày một tăng cao. Trong mối tương quan so sánh với VCB có thể thấy mặc dù các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong những năm gần đây tuy nhiên so với các Ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối vẫn chiếm tỷ trọng còn hạn chế, tổng tài sản của VCB bằng 78% tổng tài sản của 05 ngân hàng trên.

3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội

3.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó lấy năm ngân hàng TMCP lớn làm đối tượng nghiên cứu là MBB, TCB, SHB, VPB, MSB và có sự so sánh với ngân hàng TMCP lớn do nhà nước chi phối tại Hà Nội là VCB.

Có thể nói hiệu quả tín dụng của ngân hàng được phân tích trên nhiều góc độ khác nhau và được phản ánh ở nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay các NHTM trong cả nước nói chung và các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội nói riêng có nhiều biến động trong hoạt động kinh doanh, thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận có xu hướng ngày càng giảm do nợ xấu tăng cao. Với việc phân tích hiệu quả tín dụng luận án chỉ phân tích chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn trong đó thu nhập thuần đã loại trừ chi phí cho dự phòng, từ đó phản ánh đúng thực trạng tín dụng của các ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay ngoài việc nợ xấu thể hiện trên bảng cân đối kế toán thì cũng có một phần lớn nợ xấu được bán cho VAMC không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán nhưng ngân hàng vẫn phải trích dự phòng cho các khoản nợ này, do vậy mặc dù tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng cơ bản đã về mức 3% nhưng giá trị trích dự phòng rất lớn đối với các khoản nợ bán VAMC đã làm cho lợi nhuận của ngân


hàng giảm trầm trọng mặc dù tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn đều tăng vì vậy việc xác định thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng sau khi loại bỏ chi phí dự phòng sẽ giúp cho các ngân hàng biết được thực trạng của hoạt động cho vay, luận án phân tích thực trạng chỉ tiêu này tại 05 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu và so sánh với VCB trong giai đoạn 2012-2016.

3.2.1.1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của HĐTD từ phía ngân hàng, tính xem 01 đồng cho vay đem lại thu nhập bao nhiêu cho ngân hàng sau khi trừ đi các chi phí về dự phòng và các chi phí hoạt động khác, Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả từ HĐTD của ngân hàng cao và phản ánh trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng, theo đánh giá của tác giả dựa trên việc phân tích các chỉ số tài chính của các NHTM thì chỉ số này thường ở mức khoảng 2% là hiệu quả. Dựa trên công thức tính toán từ chương 3 và việc phân tích từ số liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu, tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD được tính toán:


Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD

Thu nhập thuần từ HĐTD

=

Tổng dư nợ bình quân


x 100%


Thu nhập thuần từ = HĐTD

Doanh thu từ

lãi cho vay - (1)

Chi phí trả lãi cho vay (2)


Chi phí dự

- -

phòng (3)

Chi phí cho HĐTD (4)


Do phạm vi nghiên cứu của đề tài và vấn đề khó khăn trong việc lấy số liệu từ các báo cáo tài chính công khai của các ngân hàng nên trong luận án giả định các nội dung sau:

- Thu nhập thuần từ lãi cho vay: Là khoản thu nhập từ lãi cho vay sau khi trừ đi các chi phí trả lãi và các chi phí tương tự = (1) - (2) = Thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự (thể hiện trên báo cáo tài chính của ngân hàng)

Thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự được tính toán = Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự (bao gồm: Thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập từ lãi cho vay khách hàng, thu lãi từ đầu tư chứng khoán nợ và thu khác từ HĐTD) – Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (bao gồm: Chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí lãi phát hành giấy tờ có giá, và các chi phí HĐTD khác)

Trong thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự trên báo cáo tài chính của


ngân hàng thì thu nhập thuần từ lãi cho vay là mục chiếm chủ yếu, các khoản mục khác chiếm tỷ trọng thấp và mang tính chất bù trừ ví dụ như đối với thu nhập từ lãi tiền gửi của ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ tiền gửi của ngân hàng này gửi ngân hàng khác hoặc NHNN với lãi suất thấp, khoản mục này cũng tương ứng với khoản chi phí trả lãi cho vay của ngân hàng này khi vay vốn tạm thời trên liên ngân hàng, cho nên luận án tính tương đối và giả định là Thu nhập thuần từ lãi cho vay = Thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự để thuận tiện cho việc lấy số liệu mà không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu nghiên cứu.

- Chi phí dự phòng rủi ro (03): là các loại dự phòng mà ngân hàng phải trích để đảm bảo an toàn vốn cho HĐTD khi xảy ra rủi ro, số liệu được thể hiện qua báo cáo tài chính của ngân hàng, chi phí dự phòng được tính toán theo quy định của NHNN từng thời kỳ hiện tại đang áp dụng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN (2013) bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

- Chi phí hoạt động cho HĐTD (04): là chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng gồm: chi phí cho nhân viên, chi phí khấu hao, chi phí quản lý, chi phí tiếp khách đối ngoại khánh tiết, chi phí quảng cáo tiếp thị vá các chi phí hoạt động khác phục vụ cho HĐTD.

Hiện nay tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống chiếm chủ yếu của hoạt động ngân hàng, thường chiếm trên 70% thu nhập có những ngân hàng chiếm tới 90%, do vậy trong chi phí hoạt động của một ngân hàng chủ yếu là chi phí cho HĐTD cho nên luận án tính tương đối và giả định Chi phí hoạt động cho HĐTD = Chi phí hoạt động chung của ngân hàng (số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính ngân hàng) để thuận tiện cho việc lấy số liệu mà không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu nghiên cứu.

a/ Phân tích số liệu về tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn 2012-2016 hoạt động ngân hàng trên địa bàn có nhiều biến động, các ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu sau giai đoạn phát triển nóng về tín dụng và thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, bắt đầu từ năm 2012 nợ xấu bắt đầu xuất hiện nhiều thực chất là do hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp phá sản bên cạnh đó một loạt các khoản nợ đã được cơ cấu chuyển sang nợ xấu hoặc nợ cơ cấu phải hạch toán lại theo yêu cầu của NHNN, do vậy việc xác định lợi nhuận thực sự của HĐTD đối với các ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nhiều ngân hàng hầu như không có lợi nhuận từ cho vay trong giai đoạn này mặc dù cũng có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ nguyên nhân chủ yếu do chi phí trích dự phòng. Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận thuần từ


HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội được tác giả tính toán và phân tích theo báo cáo tài chính như sau:

Bảng 3.3: Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng


Đơn vị: %


STT

Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

1

MB

3.37

1.84

2.03

1.59

1.30

2

TCB

0.59

-0.63

0.11

-0.10

-0.17

3

VPB

2.08

0.95

0.96

1.42

2.47

4

SHB

1.77

1.10

0.53

0.66

0.25

5

MSB

-0.92

-1.42

-3.93

-2.90

-4.39

6

VCB

0.72

0.40

0.19

0.30

0.51

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

MB TCB VPB

SHB

MSB

VCB

4

3

2

1

0

-1

-2

-3

-4

-5

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Qua bảng số liệu và biểu đồ diễn biến tỷ suất lợi nhuận từ HĐTD cho thấy

những năm gần đây đặc biệt là các năm 2012 - 2016 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng cho vay cao, chi phí hoạt động của các ngân hàng không giảm (lạm phát cao) vì vậy hiệu quả từ HĐTD của các ngân hàng có xu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023