Mô Hình Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng


bởi lẽ Việt Nam là đất nước dân số trẻ, nhu cầu nhà ở tại các dự án ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn; (ii) Phát triển sản phẩm cho vay đi du lịch, du học bởi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu đi du lịch, du học của người dân tăng. Thực tế, hiện nay nhu cầu này mới chỉ dừng lại ở sản phẩm cho vay tiêu dùng nói chung. Sản phẩm này chung chung và không có tính năng đặc biệt để phục vụ nhu cầu du học, du lịch của khách hàng tốt nhất. Do vậy, việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu này, tạo sự khác biệt sẽ giúp MB thu hút được khách hàng. Ngoài ra, khi phát triển dòng sản phẩm này, MB có thể bán chéo sản phẩm bảo hiểm dành cho người đi du học, du lịch; từ đó gia tăng lợi ích cho cả tập đoàn; (iii) Phát triển thêm các sản phẩm phù hợp với ngành nghề của các cá nhân sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm chuyên biệt này có những đặc điểm riêng phù hợp với từng ngành, nghề kinh doanh của khách hàng sẽ hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong quá trình vay vốn tại ngân hàng.

* Giải pháp 2: Chuyển dịch cơ cấu cho vay

Với dân số trên 95 triệu người và số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số lượng doanh nghiệp, thị trường ngân hàng bán lẻ là thị trường tiềm năng với các NHTM nói chung và MB nói riêng. Trong thời gian tới, nếu mở rộng được dịch vụ tín dụng bán lẻ, MB sẽ đa dạng hóa được danh mục cho vay, phân tán rủi ro. Đồng thời, đây là cơ sở để MB phát triển các dịch vụ thu phí, gia tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ cho ngân hàng. Để chuyển dịch cơ cấu hoạt động cho vay, tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ, theo NCS, MB cần thực hiện các giải pháp sau:

- Áp dụng cho vay tín chấp đối với những khách hàng có uy tín tốt

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trong thời gian qua là các doanh nghiệp này không có đủ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư 39/2016/TT – NHNN, điều kiện cho vay của NHTM đã bỏ nguyên tắc thực hiện bảo đảm tiền vay. Có thể thấy, đây là một bước nới lỏng của NHNN đối với các NHTM trong hoạt động cho vay. Do vậy, trên cơ sở định lượng rủi ro, MB xây dựng chính sách cụ thể cho vay tín chấp đối với những DNVVN có năng lực hoạt động tốt, có uy tín với ngân hàng.

Đối với khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định, MB có thể xem xét cấp cho nhóm khách hàng này một hạn mức cho vay tín chấp nhất định. Việc lựa


chọn khách hàng và hạn mức tín dụng phụ thuộc vào định lượng rủi ro mà MB tính toán.

- Áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi với những khách hàng tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Lãi suất vay vốn là vấn đề gây khó khăn cho DNVVN trong quá trình vay vốn tại ngân hàng. Do vậy, để đồng hành cùng doanh nghiệp, gia tăng dư nợ cho vay cũng như gia tăng các dịch vụ thu phí khác, MB có thể triển khai các chương trình hỗ trợ DNVVN thông qua các gói cho vay với lãi suất ưu đãi. Với lãi suất ưu đãi, DNVVN có cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động.

Đối với khách hàng cá nhân, việc áp dụng lãi suất cho vay cạnh tranh sẽ giúp nhóm đối tượng khách hàng này có nhu cầu vay tiền để tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ hướng tới những khách hàng có thu nhập cao và ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 20

Việc giảm lãi suất cho vay trong ngắn hạn sẽ làm thu nhập từ hoạt động cho vay tại MB không tăng trưởng mạnh nhưng xét về dài hạn, đây là một trong những phương pháp để giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

* Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng khoản vay

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho MB. Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro, từ đó gia tăng thu nhập từ hoạt động này cho ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 – 2017, MB đã tích cực thực hiện xây dựng quản trị rủi ro tiếp cận với thông lệ quốc tế. Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, theo NCS, MB phải thực hiện các công việc sau:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị rủi ro tín dụng

Thực tế hiện nay, hệ thống văn bản quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng ở các thời kỳ khác nhau. Từ năm 2014, khi chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro từ phân tán sang quản trị rủi ro tập trung, hệ thống văn bản tại MB mới chỉ dừng lại ở các văn bản hướng dẫn riêng lẻ về một số khâu trong quy trình cho vay và kiểm soát rủi ro. Do vậy, theo NCS, trong thời gian tới, MB phải chuẩn hóa hệ thống văn bản này thông qua sổ tay tín dụng, trong đó hướng dẫn chi tiết và cụ thể các tuyến kiểm soát rủi ro về các nội dung: (i) Các quy định về sản phẩm tín dụng; tài sản bảo đảm; đối tượng khách hàng, các ngành nghề, lĩnh vực được cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng; (ii) Quy trình cho vay, phân cấp thẩm


quyền phê duyệt, quy định về vai trò, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến từng khâu trong quy trình cho vay theo mô hình quản trị rủi ro tập trung; (iii) Các quy định về cho vay tuân thủ theo các quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tại MB trong từng thời kỳ; (iv) Quy định về xác định lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề mà MB cấp tín dụng; (v) Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Tăng cường quản lý rủi ro theo từng loại danh mục cho vay

Trong thời gian qua, MB mới chỉ tập trung quản lý rủi ro theo cấp độ khoản vay, quản lý theo danh mục chưa được quan tâm trong khi đó rủi ro tín dụng của các khoản vay thuộc cùng lĩnh vực, ngành nghề lại có mối quan hệ tương quan. Do vậy, việc quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục sẽ giúp MB phân tán rủi ro tín dụng, từ đó, gia tăng khả năng sinh lời của hoạt động cho vay. Để tăng cường quản lý rủi ro theo cấp độ danh mục, theo NCS, hàng năm, căn cứ vào tình hình kinh tế nói chung, khả năng mở rộng thị phần trong tương lai cũng như lượng khách hàng hiện có, MB thực hiện xác định hạn mức cho vay theo ngành kinh tế. Đồng thời, trong năm, định kỳ theo quý, MB thực hiện thống kê, phân tích để có sự điều chỉnh hợp lý về hạn mức của các ngành nghề nếu cần thiết. Việc phân tích thường xuyên giúp MB hạn chế rủi ro khi quá tập trung vào một số ngành nghề, đồng thời giúp MB không bỏ lỡ cơ hội gia tăng những khoản vay tốt, đem lại thu nhập cho ngân hàng.

- Sử dụng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ cơ bản (The Foundation Internal Ratings Based Approach –FIRB) và xây dựng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ nâng cao (The Advanced Internal Ratings Based Approach – AIRB)


Giai đoạn 5 VBM


Giai đoạn 4 Ngân quỹ, chứng khoán

hóa

Giai đoạn 3 Tổng hợp RR và phân bổ RR


ACPM


Định giá theo rủi ro


Giai đoạn 2 Mô hình hóa RR tương đương

Đo lường mức RR tập trung

Tính mức tổn thất danh mục


Giai đoạn 1 PD LGD EAD EL


Sơ đồ 3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng


Nguồn:[78]


Theo mô hình này, quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 gồm 5 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.

Đến cuối năm 2018, MB hoàn thành việc xây dựng phương pháp FIRB và dự kiến đưa vào áp dụng trong đầu năm 2019. Theo đó, trong năm 2018, MB đã hoàn thành xây dựng ước lượng nội bộ đối với xác suất khách hàng không trả được nợ PD, còn các ước lượng tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD), MB sử dụng của Thanh tra giám sát ngân hàng.

Sau khi hoàn thiện việc áp dụng phương pháp FIRB, MB thực hiện xây dựng các ước lượng EAD, LGD để áp dụng phương pháp AIRB vào giai đoạn 2022 – 2025. Theo đó,

EAD: dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ

EAD = Dư nợ thời điểm hiện tại + LEF * Hạn mức dư nợ chưa sử dụng LEF là hệ số dư nợ tương đương: là tỷ trọng phần hạn mức chưa sử dụng

có nhiều khả năng khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.

LGD: là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Phần tổn thất được tính bao gồm tổn thất phần vốn, lãi do khách hàng không trả và chi phí phát sinh do khách hàng không trả nợ.

EAD-PV(Thu hồi-Chi phí)

LGD =

EAD

Trong đó: PV(thu hồi – chi phí): là giá trị hiện tại của chênh lệch giữa giá trị thu hồi và giá trị chi phí của khoản vay tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (số tiền thu hồi bao gồm số tiền gốc, lãi khách hàng trả và các khoản thu từ xử lý TSBĐ. Chi phí bao gồm tổng các chi phí phát sinh khi khách hàng không trả được nợ như chi phí xử lý TSBĐ, chi phí pháp lý…)

Giá trị thu hồi và chi phí phát sinh khi khách hàng không trả được nợ được tính chiết khấu. Vì vậy tỷ lệ chiết khấu là một trong những yếu tố quan


trọng để ước lượng chính xác LGD. Tỷ lệ chiết khấu về cơ bản phải phản ánh được chi phí của ngân hàng do nắm giữ khoản nợ không có khả năng hoàn trả. Đối với tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến UL, giai đoạn 2019 –

2022, trên cơ sở các ước lượng PD do ngân hàng tính toán, LGD, EAD theo ước lượng của Thanh tra giám sát ngân hàng, MB sẽ tính tổn thất dự kiến EL và tổn thất ngoài dự kiến UL cho từng khoản tín dụng. Từ năm 2022 – 2025, sau khi hoàn thành việc xây dựng các ước lượng LGD, EAD, MB sẽ tính toán theo mô hình đã xây dựng.

Theo đó:

EL = PD * LGD * EAD

UL = σ (EL) = σ (PD * LGD * EAD)

Thông thường với giả định phương sai của EAD và LGD bằng không, UL cho mỗi khoản vay được xác định bằng

UL = √EL (EAD ∗ LGD − EL

EL là tổn thất dự tính nên sẽ được bù đắp bởi dự phòng, còn tổn thất ngoài dự tính UL được bù đắp bằng vốn của ngân hàng.

- Giai đoạn 2: Quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELP) và ngoài dự kiến (ULP) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Sau khi hoàn thành việc xác định UL, EL cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, MB có thể tính toán UL của danh mục tín dụng cũng như UL tổng thể của ngân hàng. Basel 2 khuyến khích các NHTM sử dụng khung VAR (Value at Risk) để xác định vốn kinh tế và rủi ro danh mục tín dụng. Thực tế, hầu hết các NHTM tại các nước phát triển đều sử dụng mô hình lượng hóa VAR tín dụng như: CreditMetrics của JP Morgan, PorfolioManager của KMV, CreditPorfolioView của McKinsey. Căn cứ vào đặc điểm danh mục tín dụng và hệ thống hạ tầng đo lường rủi ro tín dụng của MB tại thời điểm đó, MB sẽ lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.

- Giai đoạn 3: MB thực hiện quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức độ rủi ro tương ứng.

Sau khi xác định được UL của từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng, MB cần tính toán vốn kinh tế cần thiết để bù đắp cho những tổn thất ngoài dự


kiến này. Theo đó, vốn kinh tế tối thiểu cần thiết để bù đắp cho rủi ro tín dụng

= RWARRTD * 8%.

Trong đó: RWARRTD là tài sản có điều chỉnh theo RRTD. RWARRTD được tính theo các yếu tố đầu vào là PD, LGD, EAD, ρ – hệ số tương quan, b – kỳ hạn điều chỉnh và CI – khoảng tin cậy sử dụng để tính vốn kinh tế

Tính toán vốn cần thiết cho mỗi giao dịch

Ngoài ra, trên cơ sở EL và UL đã được lượng hóa, MB có thể định giá được khoản vay theo mức độ rủi ro tương ứng theo mô hình sau


Chi phí vốn (bù đắp tổn thất ngoài dự kiến

Chi phí rủi ro (bù đắp tổn thất dự kiến

Chi phí hoạt động + Chi phí huy động

vốn

PD * LGD * EAD

- Phân bổ chi phí hoạt

động của các HĐKD

- Tính toán chi phí huy

động vốn cho mỗi thời kỳ


Nguồn:[78]

Sơ đồ 3.2: Mô hình định giá khoản vay

Với cơ chế tính giá theo mô hình định giá khoản vay, MB sẽ phòng tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó sàng lọc, lựa chọn dần các khách hàng mang lại lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro cao hơn cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả của danh mục tín dụng.

+ Giai đoạn 4: Thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).

+ Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh


rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả.

Trong việc triển khai giai đoạn 4, việc khó khăn nhất là việc ước lượng tài sản và các mối tương quan mặc định. Các NHTM có thể đánh giá được mối tương quan nhưng có thể không có các dữ liệu cần thiết hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để ước tính các mối tương quan. Ngoài ra, việc trích xuất dữ liệu cần thiết từ các đơn vị kinh doanh khác nhau và đưa đến mức chuẩn để chạy các công cụ phân tích danh mục đầu tư có thể thiếu chính xác vì dữ liệu có thể không sẵn có hoặc có thể cần xử lý để làm cho phù hợp. Hệ thống dữ liệu mà giai đoạn 4 yêu cầu là các dữ liệu sử dụng trong phương pháp AIRB. Do vậy, giai đoạn 4 và giai đoạn 5, MB phải triển khai xây dựng sau năm 2025 khi phương pháp AIRB đã chính thức được áp dụng.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Dựa trên số liệu thống kê được cập nhật thường xuyên về khách hàng, danh mục tín dụng cũng như thông tin tín dụng của ngân hàng, kết hợp các thông tin thị trường và các thuật toán được thiết lập, hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo rủi ro đối với từng khoản vay, danh mục tín dụng, toàn hệ thống ngân hàng để nhà quản trị, điều hành có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, MB cần xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm bao gồm các chỉ tiêu và trọng số từng chỉ tiêu để chấm điểm. Bộ chỉ tiêu phải ghi nhận các thông tin trọng yếu có tác động đến rủi ro bao gồm: nhóm chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính, chỉ tiêu thuộc môi trường kinh doanh có tác động đến thu nhập, khả năng và sự sẵn sàng trả nợ của khách hàng. Kết quả chấm điểm là cơ sở để đưa ra cảnh báo. Hệ thống cảnh báo sẽ phải đưa ra ít nhất 3 mức cảnh báo: rủi ro thấp (chưa cần biện pháp can thiệp), có nguy cơ rủi ro cao (cần tăng cường quản lý để kiểm soát rủi ro) và rủi ro cao (cần áp dụng các biện pháp xử lý). Để tăng cường mức độ giám sát, việc cảnh báo sớm phải được thực hiện hàng tháng hoặc khi có thông tin bất lợi, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, cập nhật để đưa ra quyết định quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả. Hệ thống thông tin tín dụng được


chia thành 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) Các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng

+ Hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, MB cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu toàn diện, đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.

+ Chế độ thông tin báo cáo: định kỳ các báo cáo đánh giá về rủi ro tín dụng phải được gửi đến Hội đồng tín dụng và Ban điều hành ngân hàng.

+ Xây dựng hệ thống công bố thông tin: Để đảm bảo thực hiện tính minh bạch và kỷ luật thị trường theo Basel 2, MB phải xây dựng hệ thống công bố thông tin, cung cấp cho các bên tham gia thị trường và công chúng về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các hoạt động kinh doanh và rủi ro của ngân hàng. Theo Basel, thông tin về rủi ro tín dụng phải đảm bảo được các tiêu chí: (i) phù hợp và kịp thời; (ii) đáng tin cậy; (iii) so sánh độc; (iv) quan trọng;

(v) toàn diện; (vi) không độc quyền.

* Giải pháp 4: Tích cực xử lý nợ xấu

Để thực hiện xử lý nợ xấu triệt để, MB cần phân loại nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng. Căn cứ vào từng nhóm nguyên nhân, MB có thể áp dụng các biện pháp sau để thu hồi nợ:

- Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan mà MB đánh giá có khả năng thu hồi nợ, ngân hàng có thể cơ cấu lại thời gian trả nợ bằng cách điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. Việc cơ cấu lại có thể giúp khách hàng điều chỉnh dòng tiền, từ đó thu xếp hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Thực hiện biện pháp này, MB phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng, từ đó, xác định phương án cơ cấu lại nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Để giúp đỡ khách hàng hoạt động tốt hơn, MB có thể tăng cường các biện pháp tư vấn để hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề khó khăn trong quản lý tài chính, từ đó hoạt động ổn định, tạo nguồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023