Nhóm Giải Pháp Đảm Bảo An Toàn Trong Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội


Đối với chi phí dự phòng rủi ro, tỷ lệ trích lập chi phí phải thực hiện theo đúng quy định của NHNN. Do vậy, để giảm chi phí dự phòng rủi ro thì MB phải tăng cường chất lượng khâu thẩm định, quản trị rủi ro, kiểm tra, giám sát khoản vay. Từ đó, giảm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 tại ngân hàng.

3.2.3. Nhóm giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

3.2.3.1. Giải pháp đảm bảo an toàn vốn

* Giải pháp 1: Tăng quy mô vốn chủ sở hữu

Mặc dù đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong thời gian qua nhưng để nâng cao năng lực tài chính tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực hiện quản trị theo chuẩn mực Basel 2. MB cần tiếp tục thực hiện gia tăng quy mô VCSH.

Để thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, MB phải xây dựng chương trình cụ thể, trong đó bao gồm các bước sau:

- Bước 1: MB tính toán lượng vốn cần gia tăng đến năm 2025 thông qua việc lập kế hoạch về vốn gắn liền với kế hoạch kinh doanh.

- Bước 2: Tính toán chi phí vốn chủ sở hữu nội tại và so sánh chi phí này với các ngân hàng khác trên thị trường để xác định mức lợi nhuận kỳ vọng đối với vốn chủ sở hữu tại MB. Ngoài ra, so sánh chi phí này với chi phí trả lãi khi phát hành các công cụ nợ dài hạn được tính vào vốn chủ sở hữu khi tính toán các chỉ số có liên quan. Nghiên cứu, đánh giá về cung cầu vốn trên thị trường sơ cấp trong và ngoài nước để lựa chọn thời điểm cũng như thị trường thích hợp để tiến hành việc gia tăng vốn.

- Bước 3: Xác định cấu trúc vốn chủ sở hữu mục tiêu, qua đó xác định các nhà đầu tư tiềm năng cho phần vốn cần gia tăng, bao gồm các nhà đầu tư cổ phiếu và các nhà đầu tư công cụ nợ khác; các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Từ đây, MB sẽ quyết định lựa chọn phương thức gia tăng vốn chủ sở hữu và chi tiết của đợt phát hành đối với phần vốn cần gia tăng. Là một trong mười ngân hàng thương mại được lựa chọn thí điểm quản trị rủi ro theo mô hình Basel 2, MB sẽ phải bổ sung một lượng vốn chủ sở hữu khá lớn. Do vậy, MB cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch tài chính, kinh doanh dự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


kiến đến năm 2025, trên cơ sở đó sẽ dự phòng kế hoạch vốn chủ sở hữu cũng như có các phương án để tăng vốn phù hợp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 22

Đối với phương thức gia tăng vốn, theo quan điểm của NCS, MB có thể thực hiện gia tăng vốn chủ sở hữu theo các cách sau:

Thứ nhất, phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng

Đây là cách tăng được lượng vốn chủ sở hữu lớn nhất. Thực tế, hoạt động của các NHTM những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể, theo đánh giá của các chuyên gia cũng như các khảo sát được tiến hành trên thị trường chứng khoán cuối năm 2017, nhà đầu tư kỳ vọng cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tạo sóng trong những năm tới. Đối với cổ phiếu của MB, với kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng qua từng năm, tính riêng đến tháng 12/ 2017, giá cổ phiếu của MB đã tăng 107% (từ 14.000 cuối năm 2016 lên 29.000 ngày 31/3/2017). Việc cổ phiếu của MB được đánh giá tốt có thể coi là cơ hội tốt để MB tăng vốn điều lệ thông qua phát hành thêm cổ phiếu. Với kỳ vọng giá cổ phiếu trong tương lai, MB không chỉ gia tăng vốn điều lệ mà còn gia tăng thặng dư vốn cổ phần. Do vậy, với cùng một lượng cổ phiếu phát hành, vốn chủ sở hữu của MB sẽ tăng lên nhiều hơn. Tuy nhiên, việc phát hành này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ sở hữu của cổ đông hiện hữu cũng như phụ thuộc vào diễn biến của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, chi phí cho một đợt phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng tốn kém chi phí hơn so với các hình thức tăng vốn điều lệ khác. Do vậy, để thực hiện thành công và hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng về thời điểm, giá phát hành cũng như số lượng cổ phiếu phát hành thêm.

Thứ hai, tăng vốn từ cổ đông hiện hữu

Tăng vốn từ cổ đông hiện hữu được thực hiện bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hoặc thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.Việc tăng vốn bằng cách này sẽ không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ sở hữu hiện tại của các cổ đông cũng như chiến lược đầu tư dài hạn tại MB nên phương pháp tăng vốn này dễ nhận được sự đồng thuận từ cổ đông. Trong hai cách tăng vốn từ cổ đông hiện hữu, việc tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu sẽ giúp ngân hàng tăng được lượng vốn lớn hơn nhiều so với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, theo phương thức này, đòi hỏi các cổ đông phải tìm kiếm một lượng vốn để mua cổ phiếu nên không phải lúc nào phát hành theo cách này ngân


hàng cũng tăng được vốn theo mong muốn. Việc tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu là biện pháp không những có thể thực hiện thường xuyên mà còn bảo đảm quyền lợi cho cổ đông, không gây áp lực cho cổ đông trong việc mua thêm cổ phiếu để giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ. Tuy nhiên, đối với một số nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn là tổ chức, cổ tức là doanh thu, liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ nên đôi khi việc trả toàn bộ cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm giảm sức hút của cổ phiếu đối với những nhà đầu tư này. Do vậy, để hài hòa lợi ích, ngân hàng có thể trả một phần cổ tức bằng cổ phiếu và một phần bằng tiền mặt.

Thứ ba, phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Ngoài việc phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng hay phát hành cho cổ đông hiện hữu, MB có thể thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho một số lượng nhà đầu tư nhất định hoặc phát hành cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Trong năm 2015, MB đã thực hiện gia tăng vốn chủ sở hữu bằng một đợt phát hành riêng lẻ. Trong đợt phát hành này, ngoài việc các cổ đông hiện hữu tại MB tại thời điểm đó là: Viettel, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, MB còn thực hiện bán 160 triệu cổ phiếu tương ứng với 10% vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh tốt, nhiều nhà đầu tư tổ chức muốn đầu tư vào MB thì việc thực hiện phát hành riêng lẻ tại MB cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, theo như kinh nghiệm của VCB, việc bán cổ phiếu cho ngân hàng nước ngoài đã giúp VCB nhận được sự hỗ trợ về công nghệ ngân hàng cũng như kinh nghiệm quản trị từ những ngân hàng lớn này. Do vậy, theo quan điểm của NCS, MB có thể thực hiện các đợt chào bán riêng lẻ đối với những ngân hàng nước ngoài để có thể nhận được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, kinh nghiệm từ phía các ngân hàng này. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu MBB là 20% nhưng đây là nguồn vốn của nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài. Do vậy, trong ban điều hành ngân hàng không có sự tham gia của các chuyên gia là các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu này giúp MB không phân tán quyền quyết định các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này là MB không tranh thủ được sự hỗ trợ từ


những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Hiện tại, theo quy định của NHNN, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, do vậy, việc MB tìm kiếm để thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ đối với các ngân hàng nước ngoài là phù hợp.

Ngoài ra, MB có thể thực hiện phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho cán bộ, nhân viên ngân hàng. Với đặc điểm số lượng nhân viên lớn, tính đến ngày 31/12/2017, MB có hơn 10.000 cán bộ với tuổi đời trung bình 29 tuổi, là những cán bộ trẻ, năng động. Do vậy, khi MB phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho đội ngũ này sẽ gia tăng được vốn điều lệ. Không chỉ vậy, khi đã trở thành chủ sở hữu của ngân hàng, bản thân mỗi nhân viên ngân hàng sẽ có trách nhiệm và nỗ lực hơn trong công việc.

Thứ tư, tăng vốn từ lợi nhuận để lại

Việc tăng vốn từ lợi nhuận để lại là phương thức tăng vốn đảm bảo tính vững chắc của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc gia tăng lợi nhuận giữ lại sẽ làm ảnh hưởng tới cổ tức cho các cổ đông. Nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại lớn, cổ tức của cổ đông sụt giảm đáng kể khi đó cổ phiếu của ngân hàng sẽ không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Chính vì vậy, MB cần có sự tính toán tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Sau đó, MB thực hiện xin ý kiến đại hội đồng cổ đông để bổ sung dần phần này vào vốn điều lệ. Đây là biện pháp gia tăng vốn điều lệ tiết kiệm chi phí cho ngân hàng nhưng với biện pháp này đòi hỏi lợi nhuận sau thuế của ngân hàng cao.

* Giải pháp 2: Nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu

Trong giai đoạn 2011 – 2017, vốn chủ sở hữu tại MB tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động (ROE) tại ngân hàng có chiều hướng giảm. Ngoài yếu tố khách quan do những biến động tiêu cực từ kinh tế vĩ mô, còn do công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại MB còn hạn chế. Do vậy, để đảm bảo an toàn vốn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi MB phải nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu theo thông lệ quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu này, theo NCS, MB cần thực hiện các vấn đề sau:

- Thực hiện xây dựng mô hình và phương pháp đáng tin cậy để ước lượng nhu cầu về vốn, tích hợp toàn bộ các rủi ro, bao gồm cả rủi ro pháp lý và rủi ro chiến lược, và tích hợp mối tương tác, tổng hòa của tất cả các loại rủi ro nhằm


đo lường nhu cầu về vốn kinh tế, kiểm tra sức chịu đựng tổng thể dựa trên việc thiết lập những phương pháp và dữ liệu vững chắc và hợp lý.

- Đặt ra và đánh giá đầy đủ những mục tiêu, thích hợp về vốn chủ sở hữu nhằm đạt tới việc các quy trình lập kế hoạch về vốn chủ sở hữu trở thành một quy trình được tiêu chuẩn hóa thực thi mạnh mẽ, bao gồm cả các kế hoạch dự phòng cần thiết.

- Đảm bảo tính nhất quán và tích hợp toàn bộ nội dung quản trị vốn chủ sở hữu, đảm bảo việc xác lập và kiểm toán các quy trình tiến tới việc thiết lập các quy trình vững chắc định hướng và làm cơ sở cho việc cải tiến không ngừng.

- Tích hợp các năng lực quản trị vốn chủ sở hữu vào trong các quy trình kinh doanh của MB. Với việc tích hợp này, MB sẽ không dừng ở việc quản trị vốn chủ sở hữu chỉ được dùng để đánh giá tính an toàn và đầy đủ của vốn chủ sở hữu, làm tham chiếu cho những mục đích kinh doanh mà còn áp dụng rộng rãi EC cho việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn và xác định sự đầy đủ của vốn, làm cơ sở cho các quyết định chiến lược của các khối kinh doanh và của ngân hàng, quản trị thành tích, định giá và hỗ trợ xác định phân khúc khách hàng/sản phẩm.

* Giải pháp 3: Tăng cường phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp 2

Thực tế hiện nay, hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại MB ở mức thấp (PHỤ LỤC 2.6) nên MB có thể thực hiện phát hành các loại trái phiếu có kỳ hạn từ 5 năm trở lên để gia tăng lượng vốn cấp 2, qua đó gián tiếp góp phần cải thiện hệ số CAR tại MB. Đây là một hình thức huy động vốn trong thời gian ngắn với lãi suất đã được xác định trước. Đồng thời, việc phát hành loại trái phiếu này tránh được tình trạng pha loãng tỷ lệ sở hữu tại MB và tránh gây áp lực lên tỷ suất sinh lời ROE.

3.2.3.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản

Thanh khoản thường nhật và được coi là vấn đề “sống còn” đối với các ngân hàng và là bài toán đối với NHTM tại mọi thời điểm. Trong giai đoạn 2011

– 2017, MB luôn đảm bảo khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại MB còn bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là khả năng tiếp cận thông lệ quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản để đáp ứng yêu cầu của thị trường là điều cần


thiết. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản, theo NCS, MB cần thực hiện các vấn đề sau:

* Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác dự báo cung, cầu thanh khoản

Thực tế cho thấy, dòng tiền vào và ra của ngân hàng có tính chu kỳ, mùa vụ và xu hướng. Chẳng hạn như ở Việt Nam, lượng tiền mặt được rút ra vào dịp trước Tết nguyên đán cao hơn so với những thời điểm khác trong năm. Do vậy, căn cứ vào số liệu thống kê trong lịch sử của ngân hàng về lượng tiền gửi và cho vay, MB có thể dự đoán được những nguy cơ rủi ro thanh khoản và lượng tiền cần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong từng thời điểm. Cùng với đó là việc ngân hàng nghiên cứu ảnh hưởng các sự kiện lớn trong lịch sử lên dòng tiền để nắm bắt được xu hướng biến động của tài sản có, tài sản nợ cũng như các danh mục ngoài bảng cân đối khi có biến động của thị trường. Từ đó, tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc xây dựng các phương án đối phó các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, MB cần sử dụng các mô hình kinh tế để phân tích xu hướng thị trường trong tương lai gần. Kết quả của mô hình sẽ được sử dụng để dự đoán những thay đổi trên bảng cân đối và dòng tiền. Từ đó, khả năng chủ động trong việc lập kế hoạch nguồn vốn tại MB sẽ được tăng lên.

* Giải pháp 2: Đảm bảo nguồn thông tin công bố ra bên ngoài

Ở Việt Nam hay trên Thế giới, đã có nhiều ngân hàng gặp vấn đề thanh khoản do những tin đồn thất thiệt. Cho đến nay, MB chưa bị ảnh hưởng bởi những tin đồn có hại này nhưng nguồn thông tin được công bố ra ngoài luôn phải được kiểm soát chặt chẽ. Để thực hiện đảm bảo được điều này trước hết MB phải tạo uy tín tốt, không sai phạm các quy định của pháp luật để ảnh hưởng tới hình ảnh của ngân hàng. Thông tin trước khi công bố ra công chúng phải được các cấp lãnh đạo kiểm duyệt. Bộ phận truyền thông phải tuyển chọn nhân viên một cách kỹ lưỡng để tránh gặp phải những trường hợp rủi ro đạo đức trong cán bộ nhân viên của ngân hàng.

* Giải pháp 3: Tăng cường công tác huy động vốn tạo nguồn thanh khoản vững chắc cho ngân hàng


Để tăng cường khả năng thanh khoản, công tác huy động vốn tại MB cần hoàn thiện theo các hướng sau:

- Đảm bảo sự phù hợp giữa quy mô, tốc độ tăng trưởng huy động vốn với quy mô, tốc độ tăng trưởng cho vay. Nếu quy mô huy động vốn cao nhiều hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng thì thanh khoản được đảm bảo nhưng sẽ làm chi phí trả lãi tăng cao trong khi thu lãi từ cho vay không nhiều. Khi đó hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giảm và ngược lại. Do vậy, việc tính toán một lượng vốn “đủ dùng” là bài toán cho ngân hàng tại mọi thời điểm. Căn cứ vào chu kỳ huy động và sử dụng trong quá khứ, tùy vào từng thời điểm trong năm, ngân hàng dự đoán lượng vốn cần sử dụng để có biện pháp về kinh tế, tâm lý phù hợp để huy động đủ số vốn đó.

- Đảm bảo sự cân đối giữa cơ cấu vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn như sự cân xứng về kỳ hạn, về sự biến động của mỗi nguồn vốn huy động và mức độ thanh khoản của tài sản có.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn ổn định để giảm khó khăn cho công tác dự báo và quản lý thanh khoản.

* Giải pháp 4: Sử dụng phương pháp phân tích thanh khoản động (Stress testing) trong đo lường rủi ro thanh khoản

Hiện nay, việc quản lý thanh khoản tại MB chủ yếu sử dụng phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản ở trạng thái tĩnh đó là việc tiếp cận các chỉ số thanh khoản và phương pháp tiếp cận thang đáo hạn. Do vậy, việc phân tích thanh khoản tại MB hiện tại chỉ dừng lại cho biết trạng thái thanh khoản tại MB tại từng thời điểm, không dự báo được nhu cầu tiền trong tương lai khi có những biến động thị trường. Do vậy, trong tương lai, MB cần gấp rút hoàn thiện việc phân tích thanh khoản động, từ đó, MB có thể đưa ra được chiến lược về thanh khoản trong dài hạn.

Để hoàn thiện và thực hiện phân tích thanh khoản động, MB cần thực hiện các nội dung công việc sau:

- Bước 1: Lập báo cáo cung cầu thanh khoản.

Bộ phận quản trị rủi ro thị trường xây dựng báo cáo thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn tại các kỳ hạn: 1 ngày, 2 đến 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 tháng đến 3 tháng, 3 tháng đến 6 tháng

- Bước 2: Phân tích mô phỏng thanh khoản


Định kỳ theo tuần, bộ phận quản trị rủi ro thị trường lên các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản phải bao gồm giả định thay đổi lãi suất; giả định thay đổi môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô, môi trường vi mô)

Trong mỗi kịch bản phải dự báo các yếu tố sau: (i) kế hoạch cho vay;

(ii) khả năng huy động tiền gửi mới từ nền kinh tế; (iii) khả năng huy động vốn mới từ phát hành GTCG; (iv) Khả năng vay từ NHNN; (v) Khả năng huy động thêm từ các TCTD khác; (vi) Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khoán có cam kết mua lại); (vii) Khả năng chuyển các tài sản khác (TSCĐ, cổ phần…) thành tiền mặt.

- Bước 3: Phân tích khả năng thanh khoản

Trên cơ sở kịch bản được dựng, bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản phải xây dựng báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra theo từng nội dung, xác định trạng thái thanh khoản để dự báo sự biến động về thanh khoản trong thời gian tới. Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác của công tác dự báo, MB có thể xây dựng và ứng dụng mô hình hành vi khách hàng trong dự tính dòng tiền.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 – 2017, công tác quản trị rủi ro lãi suất tại MB đã bộc lộ một hạn chế nhất định. Do vậy, để quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian tới, MB cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất

* Nội dung giải pháp

- Áp dụng mô hình dự báo lãi suất phù hợp

Dự báo chính xác sự biến động của lãi suất giúp ngân hàng đo lường được mức độ rủi ro cũng như đưa ra được chiến lược quản trị rủi ro lãi suất phù hợp. Do vậy, khi quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, MB phải xây dựng mô hình dự báo lãi suất thay vì dự báo theo kinh nghiệm như hiện nay. Để xây dựng được mô hình dự báo lãi suất phù hợp, theo NCS, MB cần chú trọng thực hiện các nội dung sau: (i) Nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát dự tính, sự thay đổi của chính sách tiền tệ… (ii) Xây dựng hệ thống thông tin (bao gồm cả thông tin bên trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023