Sự Lựa Chọn Các Giá Trị Cộng Hoà Của Đông Dương Tạp Chí


chối bỏ việc phong vương (Jean 6, 15), không chấp nhận một vương miện nào ngoài vòng vương miện bằng gai của Đức Chúa. 102

Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết từ hiệp ước Worms (1122)103. Tuy nhiên, nó vẫn âm ỉ tồn tại vì cả hai đều muốn độc chiếm về quyền lực. Các phong trào hiện đại đòi tách biệt giáo hội với chính thể quốc gia, rằng giáo hội không được nhúng tay vào các lãnh vực ngoài phận sự của mình vẫn diễn ra liên tục.

Ở Đông Dương, khuynh hướng ngoại đạo của nền Đệ tam cộng hoà đã được khẳng định một cách mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Bằng việc thiết lập các trường học bắt buộc, miễn phí và theo khuynh hướng ngoại đạo, thể chế cộng hoà đã nỗ lực chiếm lại địa hạt giáo dục - lĩnh vực mấu chốt của việc hình thành các giá trị tinh thần. Báo cáo của các cha xứ tại Bắc Kỳ có thể được xem là ví dụ cho tình trạng thù nghịch giữa các nhà truyền giáo ở Bắc Kỳ đối với nền chính trị cộng hoà 104.Bản báo cáo của Cha Gaspar Moreno (10/7/1914) tiết lộ:

Mối quan hệ giữa các nhà truyền giáo và các giáo dân thường không dễ chịu bởi vì thật sự là, từ nhiều năm, nó bị ảnh hưởng bởi các tác động chính trị không mấy hữu nghị của nước Pháp, đã giáng những nguyên tắc không hợp tình lên các bậc trí thức xứ Bắc Kỳ, làm băng hoại đi các phong tục tốt đẹp với cách thức bắt nguồn từ việc làm cho dân bản xứ có quá nhiều kì vọng, bởi lẽ nền giáo dục vô thần đã làm mất đi ở họ những đức tin cao đẹp và thay vào đó là một sự khô khan, cằn cỗi, gây nhiều khó khăn cho việc đồng hoá các tư tưởng giúp tạo ra một con người chuẩn mực dựa trên các nguyên tắc của đạo Thiên Chúa.

Báo cáo của Cha Estaquio Garcia (29/6/1914):


102 Rémi Brague, Con đường La Mã, Paris, Gallimard, mục luận, 1999 (nhà xuất bản Criterion, 1992) trang 255 (trích từ chương VIII, Giáo hội La Mã, trang 193- 225).

103 Hiệp ước giữa hoàng đế Henri V và đức Giáo hoàng Calixte chấm dứt các tranh cãi về các lễ tấn phong. Với hoà ước Worms, hoàng đế đã bãi bỏ lễ tấn phong tinh thần (bởi thập giá và vòng hào quang). Bên cạnh đó, triều đình tiến hành việc công nhận tự do bầu cử của Giáo hội (giám mục và giáo chủ).

104 Hồ sơ « Các giáo sĩ thừa sai ở Đông Dương » (01/10/1924) xuất bản bởi Ban điều hành các vấn đề chính trị và người bản địa của Chính quyền Đông Dương [CAOM- NF 1475].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.


Chính quyền đã có sẵn những trường học do họ quản lý từ nhiều năm, và dân chúng bản địa, qua đó đã được uốn nắn một cách tự nhiên thông qua giáo dục, những kẻ đi học chiếm số đông và đến từ nhiều nơi khác nhau. Sự giáo dục ở những nơi này hoàn toàn theo khuynh hướng vô thần, tên gọi hết sức linh thiêng của Chúa trời như được phổ biến thì không hề xuất hiện lấy một lần trong bất kì quyển sách nào, lược giảm tất cả mọi thứ có liên quan đến tôn giáo có nét giống với các châm ngôn có nghĩa tổng quát và thậm chí cả nền tảng đạo đức hoàn toàn tự nhiên mà chúng ta có thể bắt gặp trong các tác giả có khuynh hướng đa thần của người dân bản xứ (…) chúng ta cần phải khẩn trương thành lập một trường Đạo nơi mà ta có thể đào tạo các bậc trí thức có nền tảng Công giáo và từ đó có thể đánh bại các định kiến gây ra bởi chính nhóm người của chúng ta, để có thể bảo vệ những giáo dân hiền lành khỏi sự phá hoại của đám quỉ ma đã gây ra trong vòng nhiều năm qua theo một cách vừa bạo lực nhưng cũng rất xảo trá và đạo đức giả, nhất là khi nó nấp dưới lớp vỏ của sự im lặng, nguỵ trang bởi những tên gọi ấn tượng của vinh quang, của phát triển văn minh, những thứ mà các mỹ từ cao đẹp đó thể hiện thật ra không gì khác hơn… sự suy đồi (nhấn mạnh trong từ tiếng Tây Ban Nha) từ mọi lẽ.

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 20

Cũng theo cách đó, những người ra sức bảo vệ nền cộng hoà cũng thể hiện một mối cựu thù đối với các giáo sĩ thừa sai. Một tác phẩm của Camille Paris (1858- 1908) được xuất bản năm 1905 và có tiêu đề “Các giáo sĩ thừa sai ở châu Á”

105 cũng hé lộ phần nào về thái độ thù nghịch giữa các thành viên Hội Tam Điểm

Bắc Kỳ với các nhà truyền giáo:

Tôi tin chắc rằng đây chính là điểm khởi đầu cho sự suy đồi, chống lại xã hội, được ủng hộ bởi các giáo sĩ thừa sai. Luật lệ áp dụng cho giáo đoàn và những quyền miễn trừ đã giúp tăng số lượng lẫn quyền lực của họ, mỗi


105 Những đoạn trích của tác phẩm này đã được hợp tuyển dưới dạng một quyển tài liệu nhỏ (“Sách Camille Paris”), Hội Tam Điểm Đông Dương, Hà Nội, 1909, trang 27] vào tháng 1 năm 1908, trong dịp tưởng nhớ do hội Tam Điểm Pháp tại Đông Dương tổ chức nhằm vinh danh tác giả (người vừa bị ám sát bởi một mũi tên tẩm độc).


chuyến tàu từ nước Pháp lại trút xuống những nhóm giáo sĩ mới ở Đông Dương và ở Trung Quốc. Dưới một sự khoan dung đặc biệt hào phóng, sự giáo dục vô thần hoàn toàn bị bỏ mặc, các giáo huấn ngoại đạo, không đủ lực, thiếu cơ sở vật chất và thầy dạy. Các giáo sĩ chiếm đoạt các tài sản căn bản, họ xây dựng các trường đạo khắp nơi hay xây dựng các gia đình Pháp, thực hiện ý đồ của họ: nắm giữ dân Việt Nam trong sự lầm lạc đễ nhằm hoãn lại vô thời hạn sự nối kết về mặt đạo đức giữa hai dân tộc, điều mà chỉ có thể xảy ra khi xã hội hoàn toàn độc lập với tôn giáo.

Cũng như ở chính quốc, hai thế lực này cũng công khai đối đầu nhau ở Đông Dương, phe này buộc tội phe kia sai lầm một cách có hệ thống. Cuộc chiến giữa các giá trị cộng hoà và các giá trị Thiên Chúa giáo đã được người Việt Nam nhanh chóng tham gia và lựa vị trí cho mình dựa theo đức tin và quyền lợi riêng của họ, mặc dù có không ít người trong số họ vẫn còn bối rối khi phải đối mặt với hai lực lượng đối nghịch đến từ Pháp, vì cả hai đều có vẻ như là đại diện cho những chân lí bất biến.

3.1.3.2 Sự lựa chọn các giá trị cộng hoà của Đông Dương tạp chí

Có thể thấy rằng, sự chọn lựa giá trị Công giáo hay cộng hoà diễn ra khá thú vị khi những tờ báo và tạp chí viết bằng chữ quốc ngữ ra đời trong giai đoạn đầu thế kỉ tại Bắc Kỳ (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Nam Phong tạp chí) được thực hiện bởi những người Việt Nam đã chọn cho mình những giá trị mang đến bởi thể chế cộng hoà. Trong khi đó, tờ báo đầu tiên tại Nam Kỳ (Gia Định báo), cũng viết bằng chữ quốc ngữ, lại tỏ rò nhiệt tâm ủng hộ Công giáo.

Có lẽ do Gia Định báo ra đời trước ở Nam Kỳ, khi mà sự truyền bá chữ quốc ngữ được thực hiện bởi những bản viết của các cha nhà thờ dựa vào phát kiến của Alexandre de Rhodes (mà thời điểm đó, ngay ở chính quốc, nhà vua nước Pháp cũng phải chịu sự ảnh hưởng của giáo hội). Còn ở Bắc Kỳ, sau thất bại của sự kiện Đông Kinh nghĩa thục năm 1907, chữ quốc ngữ đã trở thành công cụ để thể hiện chí


khí yêu nước của các bậc trí thức, dựa trên hình thức trọng thị tương tự của Cộng hoà Pháp đối với tiếng mẹ đẻ của họ.

Sự lựa chọn giá trị cộng hoà với các “luận cứ Tây phương” phổ biến bởi Đông Dương tạp chí đã làm đẹp lòng chính quốc (cho dù không được ủng hộ hoàn toàn bởi những người Pháp ở Bắc Kỳ) nhưng lại bị phản đối kịch liệt bởi các nhân vật đại diện cho công giáo lúc bấy giờ. Một bài báo106 xuất hiện trên một tờ báo ủng hộ công giáo có tên gọi Tương lai xứ Bắc Kì 107 năm 1917, đã công kích nền văn học phương Tây được Đông Dương tạp chí Trung Bắc tân văn phổ biến (chính xác hơn là quan điểm đạo đức được chuyển tải thông qua hình thức văn học này) và nêu nó là một ví dụ điển hình cho trạng thái thù nghịch giữa đạo Thiên Chúa và nền

cộng hoà ở chính quốc. Tác giả của bài báo đã kết án Nguyễn Văn Vĩnh khi phổ biến rộng rãi các bản dịch các tác phẩm văn học “thiếu đạo đức” từ Gil Bas xứ Santillane Ba chàng lính ngự lâm trong những chuyên mục phổ biến chữ quốc ngữ của ông.

Đông Dương tạp chí, qua các chuyên mục của mình, đã cố gắng mang lại cái giá trị cốt yếu nhất về các tư tưởng cộng hoà. Qua đó, nước Pháp được giới thiệu như một mô hình hoàn hảo đáng noi theo. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà cả Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh – những người rất tin tưởng vào các giá trị Khổng giáo108 – lại đồng thời là những người nhiệt tình tham gia vào việc truyền bá vào Bắc Kỳ hình ảnh đẹp đẽ của nước Pháp với các giá trị toàn cầu và tầm quan


106 Trích CAOM- GGI 65 407: đoạn trích từ “Tương lai xứ Bắc Kì” ngày 15, 16 tháng 1, 1917.

107 Tờ báo được thành lập năm 1884, có mối quan hệ rất gần gũi với Ban truyền giáo ở nước ngoài tại Paris. Ban truyền giáo nước ngoài có những tờ báo riêng, có sức ảnh hưởng lớn đến ban quản trị. Do đó, vào tháng 8 năm 1908, trong một buổi họp mặt ở Oudinot, Klobukowski đã xác nhận rằng các ban này sở hữu hai tờ báo (Tiếng vọng tại Bắc Kì, Tương Lai Xứ Bắc Kì) và họ mới vừa thu nhận tờ Báo Hải Phòng [trích bài báo của Gilles de Gantes, có tựa đề “Sự tầm thường và sức ảnh hưởng: báo chí Pháp ở thuộc địa Đông Dương (1902- 1928)” - IHPOM, Aix- en- provence, số 24, 1993, trang 75].


108 Một mặt, cả Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh lên án rất mạnh mẽ những tư tưởng bảo thủ, trì trệ của Khổng giáo gây cản trở cho sự tiến bộ của xã hội, mặt khác họ kêu gọi duy trì những tư tưởng tiến bộ của học thuyết này (xem các bài Một công thức khác rút ra từ nền giáo dục cổ truyền, L’Annam Nouveau, số 155 ngày 24/7/1932 và Tinh hoa An Nam, L’Annam Nouveau, số 178, 179, 180 ngày 13,16, 20/10/1932, Xu hướng hiện nay của đường lối chính trị đối với người bản xứ, L’Annam Nouveau, từ số 349 đến số 351 ngày 14 đến 21/6/1934 của Nguyễn Văn Vĩnh; Phạm Quỳnh, Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922

-1923, Sđd).


trọng của việc thấu hiểu bản chất của cả hai nền văn hoá. Có thể hiểu rằng, thái độ ủng hộ của họ với các luận điểm Tây phương là một cách thích nghi với hoàn cảnh bị đô hộ. Họ tìm cách tiếp thu các tri thức phương Tây, điều mà họ tin rằng rất cần thiết cho người dân Việt Nam, nhưng với một cách gợi mở chứ không phải bằng cách đối đầu với những kẻ đô hộ. 109

Việc gắn bó với Khổng giáo cũng cũng phần nào giải thích cho lý do vì sao họ có hứng thú với luận điểm cộng hòa hơn là với luận điểm của Công giáo. Những giá trị cộng hòa, vốn được tạo dựng bởi những tư tưởng nhân văn và nhất là có thể được sử dụng như một công cụ đòn bẩy để chống lại chính quyền thực dân - những người luôn lấy các giá trị đó làm mục tiêu cho các hoạt động của mình. Bởi trên thực tế, có vẻ khá khó khăn cho một thế lực mà phương châm là “Tự do - Bình đẳng - Bác ái" thực hiện hành vi đô hộ dã man với các nước thuộc địa. Các cơ quan đại diện của Pháp tại các nước thuộc địa phải thực hiện triệt để các luận điểm cộng hòa như họ rao giảng, điều này có thể giúp cho người dân Việt Nam có cơ hội chỉ trích những thiếu sót của chính quyền thực dân.110

Ngoài ra, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh đã từng là thành viên của Hội Tam điểm Pháp vào những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ trước. Lúc này, cả hai đều có mối quan tâm đặc biệt đến các giá trị nhân văn được truyền bá bởi nước Cộng hòa Pháp nhưng mỗi người theo một cách khác nhau. Nguyễn Văn muốn phát triển quyền công dân tại các xứ ở Việt Nam còn Phạm Quỳnh quan tâm đến sự kết


109 Phạm Quỳnh “Một vấn đề giáo dục dựa trên chủng tộc. Làm sao nước Pháp có thể tiến hành giáo dục cho người Việt Nam?” (22/7/1922). Bản trích của Bảng Thông tin của Học viện Khoa học đạo đức và chính trị, Paris, Felix Alcan, 1923, trang 11.

110 Trên thực tế, nước Pháp đã lún sâu vào một tình thế đầy mâu thuẫn trong các giá trị cộng hoà mà nó mang lại. Một mặt, chính phủ Pháp phải cố gắng để hợp pháp hoá việc mở rộng thuộc địa (vốn trái ngược với tư tưởng “Tự do – bình đẳng – bác ái”). Mặt khác, họ phải ra sức thuyết phục người Việt Nam tin vào nền giáo dục nước Pháp đã mang tới, tin vào những điều đẹp đẽ họ đang làm cho người bản xứ (mà họ, những kẻ thực dân đóng vai trò chủ chốt), nhằm tránh bị mất mặt, và cũng có thể tiếp tục khai thác công khai trên đất thuộc địa.


hợp các giá trị cao đẹp nhất tồn tại trong mỗi nền văn hóa, trong khía cạnh vượt qua từng nền văn hóa đó để đạt đến một giá trị toàn cầu.111

Tuy nhiên, khi chọn lựa những tư tưởng mà nước Cộng hòa Pháp mong muốn truyền bá ra thế giới qua việc phổ biến các bản dịch văn chương Pháp hay triết học, đạo đức phương Tây, Nguyễn Văn Vĩnh không hề lo lắng về việc góp phần làm lan rộng văn hóa thuộc địa của Pháp lên đất nước của mình. Bởi thực ra, ông chỉ sử dụng các yếu tố của luồng tư tưởng này như những công cụ để có thể giúp Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới của lịch sử, với những tiến bộ vượt bậc và giúp mối quan hệ thuộc địa giữa người Pháp và người Việt Nam bớt căng thẳng hơn. Ông cho rằng, việc nắm bắt được các phương thức đang được sử dụng ở các nước Phương Tây như lịch sử, văn chương, tâm lí học, ngữ học, sư phạm, nghệ thuật sân khấu phương Tây cùng với những nghiên cứu khác nhau về thành ngữ tục ngữ và văn hóa dân gian, sẽ cho phép người Việt Nam nâng cao hiểu biết và xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với bản sắc của chính mình.

Ước muốn đồng hóa nền triết học, chính trị phương Tây, các nhà trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX như Nguyễn Văn Vĩnh luôn có ý thức giải phóng và đổi mới đất nước mình thông qua một quá trình văn hóa. Nền văn chương hiện đại mà chúng ta đang có chính là sản phẩm của những cố gắng đó. Đó là sản phẩm của một sự tổng hợp, sáng tạo mà ở đó, tinh thần phê phán của Tây phương và sự nghiêm ngặt của khoa học được sử dụng để tấn công vào quá khứ lạc hậu của Việt Nam và cũng đồng thời bảo tồn các giá trị đáng quý nhất.

Đông Dương tạp chí đã bắt đầu công việc này bằng cách xông vào những lĩnh vực có thể trực tiếp thay đổi nhận thức của độc giả như: canh tân giáo dục, đổi mới phong tục tập quán và vấn đề nữ quyền – một vấn đề còn tương đối mới mẻ trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.


111 "Hội tam điểm Pháp, một chính thể hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực từ thiện và phát triển, mục tiêu là tìm kiếm sự thật, nghiên cứu về nền đạo đức trên toàn thế giới, nghiên cứu về khoa học, nghệ thuật và thành thiện. Nguyên tắc hàng đầu của nó là sự tự do tối cao của nhận thức và tình đoàn kết giữa con người. Hội giúp con người trở nên độc lập với các đức tin. Hội có tôn chỉ là "Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái" (Trích trong luật Grand Orient của Pháp phát hành năm 1877).


3.2. Đông Dương tạp chí và vấn đề canh tân giáo dục

Như đã trình bày, mục tiêu chính của Đông Dương tạp chí là quảng bá và phổ cập khoa học và kĩ thuật phương Tây đến người Việt. Đây cũng chính là mục tiêu của tầng lớp trí thức của các nước vùng Viễn Đông theo tấm gương duy tân thành công của Nhật Bản khi họ nhận thấy được sự cần thiết phải nắm lấy chiếc chìa khóa khoa học phương Tây để mau chóng đưa dân tộc mình bước vào cánh cửa văn minh, tiến bộ.

Trong bối cảnh như thế, mục tiêu mà tạp chí nhắm tới là đưa độc giả Việt Nam đến gần với những phương pháp mới trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu của phương Tây. Để chiếm lĩnh được những phương pháp này, con đường duy nhất là giáo dục. Trên Đông Dương tạp chí, ngoài văn học, giáo dục là đề tài nghiên cứu chiếm dung lượng lớn nhất trong suốt 6 năm hiện hữu của tờ báo. Có vẻ như đối với ban biên tập, giáo dục là phương tiện hữu hiệu nhất để tác động đến độc giả, nhất là lớp độc giả trẻ tuổi, những người đóng vai trò quyết định cho sự thay đổi xã hội.

3.2.1. Về tính hiệu quả của nền giáo dục truyền thống

Việc quan tâm đến giáo dục một cách đặc biệt như vậy đối với một tờ báo có xuất phát ban đầu là một công cụ tuyên truyền của chính quyền thực dân có thể giải thích một phần lớn bởi tinh thần Khổng giáo. Ở một xứ sở ảnh hưởng bởi Nho giáo như Việt Nam, học hành là yếu tố bắt buộc để tu thân và trở thành hiền nhân quân tử. Chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, mặc dù đa số các thành viên của ban biên tập đều đã được đào tạo bởi phương Tây nhưng đa phần trong số họ vẫn còn mang nặng tinh thần Nho học và dù sao đi chăng nữa thì độc giả mà họ nhắm tới cũng là độc giả mang nặng tâm thức phương Đông. Vì vậy, giáo dục là vấn đề không thể coi nhẹ. Hơn nữa, khi những người sống trong một quốc gia có tinh thần Khổng giáo muốn đề cập đến một tinh thần khác họ như tinh thần phương Tây thì chắc chắn không thể không đặt nặng vấn đề giáo dục hay ít nhất là tìm một lối học tốt hơn, nhất là trong bối cảnh mà mô hình giáo dục mới được đem đến bởi chính quyền bảo hộ khiến cho người ta phải đặt nghi vấn về tính hữu hiệu của hệ thống giáo dục truyền thống.


Sự đụng độ giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây lúc bấy giờ đã đặt ra nhiều câu hỏi day dứt về tính hiệu quả của phương thức giáo dục cổ truyền. Rò ràng, đứng trước sự áp đảo của những thành tựu từ nền văn minh phương Tây đang lan tràn thì ngay cả những người yêu nước bảo thủ nhất cũng phải thừa nhận một sự thực là giáo dục theo phương thức phương Tây hiệu quả hơn. Điều ấy được minh chứng qua khả năng tạo dựng những lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt của người phương Tây, vốn rất khác với mô hình giáo dục Khổng giáo chỉ khuyến khích con người tiếp cận thế giới một cách tổng quan.

Chính vì thế, kể từ số 2 năm 1913, câu hỏi về tính hiệu quả hệ thống giáo dục truyền thống được đặt ra trong bài viết mang tên “Học hành”. Trong đó, tác giả bài báo, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ trích việc sử dụng những sách vở căn bản của Khổng Tử:

“Mấy nghìn năm nay ta học sách thánh hiền mà nghề nông-tang vẫn không thấy ai giỏi…Tôi thiết nghĩ rằng đạo Khổng Mạnh đến tận ngày nay cũng không ai bài bác được là vì chỉ dạy những lý tất-nhiên trong xã hội, chớ không dạy ra ngoài. Mà những lý tất-nhiên thì người ta dù không học tất cũng phải biết đại khái, mà biết lắm cũng chẳng được việc gì…Nói tổng lại thì đạo Khổng Mạnh là một đạo nên học để mà biết lý tưởng đời trước, nhưng mà ai nấy học sách thánh phải muốn biết được hơn thánh, vì nếu bây giờ ta học không bằng nhà nho Châu thì chẳng hóa ra sự tiến hóa của giống ta dật lùi du”112.

Nguyễn Văn Vĩnh lấy ví dụ về cuốn Đại học113 của Nho giáo. Ông chỉ ra

rằng cuốn sách này dạy chúng ta phải biết tất cả mọi thứ, nhưng lại không dạy cách để đạt được điều đó: “Đại học thì dạy người ta cách vật, nhưng thế nào là cách vật chả bảo”. Điều này giải thích lý do tại sao người Việt Nam học biết bao sách thánh hiền mà không có một người nào đó có một kỹ năng thực sự trong các ngành nghề hữu ích như là nông nghiệp.


112 Nguyễn Văn Vĩnh, mục Tạp luận.

113 Một trong “Tứ thư” của Nho học Trung Quốc gồm Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022