Thực Trạng Hoạt Động Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam


cần thiết cho nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa được chú trọng thực sự và đầu tư thỏa đáng. Việt Nam là nước đi sau có thể tận dụng công nghệ, tri thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý từ nước đi trước và do đó có thể rút ngắn quá trình phát triển. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước đi sau nhưng tận dụng thành công lợi ích của nước đi sau để phát triển kinh tế, nhờ đó rút ngắn phát triển và có tốc độ phát triển kinh tế hơn 10% kéo dài hàng chục năm. Nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc trong phát triển kinh tế. Ở Nhật Bản, chính phủ tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, yểm trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như tín dụng, thủ tục hành chính đơn giản, không tham nhũng; Ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm tối đa để nhập thiết bị, nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho đầu tư. Doanh nghiệp nhiệt tình cải cách công nghệ, có sản phẩm cạnh tranh mạnh trên thế giới. Do cải cách công nghệ, quản lý hành chính, quản trị doanh nghiệp có hiệu quả nền kinh tế phát triển rất có hiệu suất trong đó vốn góp phần cho tăng trưởng là 25% và công nghệ, quản lý góp phần 65%; Ngoài ra còn nhiều chính sách thúc đẩy phát triển về giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường, xuất khẩu…cả chính phủ và doanh nghiệp đều chung sức và quyết tâm, hăng hái trong việc thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế. Ở Hàn Quốc, mục tiêu phát triển kinh tế là theo kịp các nước tiên tiến, mục tiêu này được đồng thuận của cả xã hội, đặc biệt là ý chí của lãnh đạo, thu hút những người tài trong hoạch định kinh tế và huy động các nguồn lực để thực hiện, các doanh nghiệp có chiến lược theo kịp khả năng công nghệ hàng đầu của Nhật; Hàn Quốc xây dựng được cơ chế rất hiệu quả về quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, để đuổi kịp các nước tiên tiến, mục tiêu cụ thể là tính cực đầu tư, tính lũy tư bản, vay nợ nước ngoài, bảo hộ các doanh nghiệp non trẻ và đẩy mạnh xuất khẩu để có nguồn nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ và trả nợ. Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn vay ưu đãi trên cơ sở năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu và để tránh tham nhũng và sử dụng sai nguồn vốn, làm thất bại mục tiêu chính sách thì phải có cơ chế minh bạch, nhất quán, công minh và kỷ luật cao, các chính sách hỗ trợ phải theo kịp tình hình


của thị trường; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc dựa trên khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và đổi mới sáng tạo, trong khi chính phủ nỗ lực trong việc phát triển giáo dục và đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp nỗ lực học hỏi nước ngoài. Chi tiêu cho ngân sách cho giáo dục có lúc lên tới 21% trong những năm 80, Hàn Quốc có nhiều sinh viên đi du học nước ngoài và cũng có nhiều người đi du học trở về nước do nhà nước có cơ chế tốt trong việc thu hút và đãi ngộ thỏa đáng cho người tài.Chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai (R&D) cao điểm lên tới 3,4% GDP năm 2007. Các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế được nhất quán và kiên trì trong quá trình thực hiện, nhưng các cơ chế được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, khi kinh tế và thị trường phát triển thì nhà nước rút dần vai trò hỗ trợ và can thiệp và thay vào đó tập trung vào giáo dục, nghiên cứu khoa học để tạo nền tảng cho nền kinh tế chuyển dịch theo hướng cao hơn, sâu hơn.

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2014) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ từ nền kinh tế dựa vào yếu tố sản xuất (tăng qui mô lao động không có kỹ năng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên) sang nền kinh tế dựa vào hiệu quả (tăng năng suất lao động cao hơn được tạo ra nhờ chủ yếu vào học hỏi, hấp thụ, ứng dụng công nghệ sẵn có và nâng cấp nguồn nhân lực nhờ giáo dục và đào tạo), và muốn có thể sang giai đoạn mà nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo ( tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế nhờ chủ yếu vào đổi mới sáng tạo và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các quá trình sản xuất tinh xảo hơn và lực lượng lao động chất lượng cao) thì các doanh nghiệp phải có khả năng sáng tạo ra công nghệ và đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của Chính phủ và Doanh nghiệp phải đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế.

DNNN là lực lượng nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, do đó cũng phải tuân theo sự vận động của nền kinh tế qua các giai đoạn phát triển hay việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nhờ nhân tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động là xu hướng khách quan và nhu cầu cấp


bách mà DNNN phải thực hiện để tồn tại và phát triển và phù hợp với vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam, chính vì thế Đảng đã nhận định nhân tố về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với việc nâng cao hiệu quả của DNNN là: “Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhà nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, coi đây là yếu tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước”. Để thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nhờ vào nhân tố khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đòi hỏi nỗ lực rất cao từ chính phủ đến các DNNN như:

+ Tạo sự năng động cho DNNN: Phát triển số lượng lớn các công ty năng động và mang tính đổi mới sáng tạo để tạo ra cầu cho đổi mới sáng tạo. DNNN phải có áp lực cạnh tranh và động lực để nâng cao hiệu quả, muốn thế phải có cải cách về quản lý nhà nước và cải cách về quản trị thì DNNN mới năng động và có nhu cầu đổi mới sáng tạo để tăng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của DNNN: điều cốt yếu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam là tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc từ các công ty đa quốc gia, để thực hiện điều này thì nghiên cứu do Chính phủ tài trợ để phát triển năng lực năng lực cho các doanh nghiệp từ tiếp thu đến sáng tạo công nghệ là có hiệu quả. Phát triển năng lực của các doanh nghiệp về tiếp thu, ứng dụng và học hỏi công nghệ và tiến tới là năng lực sáng tạo ra công nghệ. Singapore là một ví dụ điển hình thành công trong việc thực hiện chiến dịch tăng năng suất cho các doanh nghiệp, chính phủ làm việc chặt chẽ với các công ty đa quốc gia để cải cách môi trường kinh doanh, chính phủ ký hợp đồng với Trung tâm năng suất của Nhật Bản để hình thành một tổ chức có hệ thống rộng lớn các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chính phủ cũng mời và trả lương các chuyên gia của các công ty đa quốc gia làm việc cho các doanh nghiệp trong nước, chính phủ mở các trung tâm đào tạo kỹ năng cho các ngành và tài trợ cho dự án này, nhưng giao cho các công ty đa quốc gia đào tạo. Quỹ Phát triển kỹ năng chia sẻ các


chi phí đầu tư nâng cấp các kỹ năng cho lực lượng lao động. Ở Việt Nam có thể dùng Quỹ sắp xếp, đổi mới hay Quỹ khoa học công nghệ để thực hiện các dự án tương tự để tăng kỹ năng, cải thiện quản lý, quản trị và tăng năng suất cho các DNNN.

+ Môi trường thuận lợi cho tích lũy tri thức và vốn vật chất: Đổi mới sáng tạo sẽ không có ý nghĩa và sẽ xuất hiện những khó khăn hay rào cản nếu nó được thực hiện trong môi trường kinh doanh không thuận lợi, quản lý rủi ro kém, tài trợ không đầy đủ và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém.

+ Tăng đầu tư, tập trung nguồn lực cho các nhà nghiên cứu giỏi nhất và có hiệu suất cao nhất của quốc gia: Chính phủ phải có chiến lược và đầu tư và chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và triển khai để dần phát triển nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo, việc chi tiêu và phân bổ kinh phí phải dựa vào kết quả thực hiện, các trung tâm nghiên cứu chất lượng cao và thưởng nhiều cho những người làm tốt nhất để kích thích việc tăng chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn các viện nghiên cứu với các vấn đề cần giải quyết của kinh tế và xã hội với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xóa bỏ các rào cản, thủ tục hành chính, quan liêu trong nghiên cứu khoa học, gắn việc đánh giá kết quả khoa học và qui trình nghiên cứu, đào tạo với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tiếp cận tri thức tiên tiến nhất thông qua các mối liên kết quốc tế thông qua du học và liên kết đào tạo, nghiên cứu để nâng cao tri thức và quản lý khoa học tiên tiến theo chuẩn quốc tế.

Đầu tư vào khoa học công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo là vũ khí sắc bén, bền vững trong cạnh tranh và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, nhân tố này không những được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp mà còn từ phía nhà nước. Về phía doanh doanh nghiệp, ngoài đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện quản lý hiện đại thì cần phải xây dựng qui trình, qui chế áp dụng sáng chế, sáng kiến, cải tiến của người lao động, mua, bán, khen thưởng sản phẩm khoa học, công nghệ của người lao động cũng như hợp tác ở bên ngoài. Phía nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng nguồn lợi nhuận để lại để chi cho đầu tư phát triển, các chính sách ưu đãi và nghiên cứu khoa học áp dụng.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


2.1. Khái quát về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1961. Thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa

Ngày 03/09/1975. Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam được thành lập.

Ngày 09/09/1977. Thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.

Ngày 19/06/1981. Thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro dựa trên cơ sở sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô cũ và Liên Bang Nga ngày nay để tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 06/07/1980. Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam được thành lập

Ngày 29/8/2006. Thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Ngày 18/06/2010. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 924/QĐ-TTg chuyển đổi Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ từ 01/07/2010.

“Nguồn www.pvn.vn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2018) thì:

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là nhóm công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, được gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, bao gồm Công ty mẹ và các công ty thành viên.

Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, được thành lập theo quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, PVN là DNNN và cũng như nhiều quốc gia khác, dầu khí là lĩnh vực quan trọng và cốt lõi trong nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên nhà nước tham gia đầu tư và quản lý thông qua việc thành lập DNNN trong lĩnh vực này.


Các lĩnh vực hoạt động của PVN gồm:

Tìm kiếm, thăm dò và khai thác, đây là hoạt động cốt lõi được tiến hành cả ở trong và ngoài nước, PVN đầu tư và hợp tác với các tập đoàn dầu khí nước ngoài để tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong nước, đồng thời cũng đầu tư để tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở nước ngoài.

Chế biến dầu khí, đây là hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao, cung cấp nhiều sản phẩm cho nền kinh tế đất nước như: xăng dầu, phân bón, hóa chất, nhựa, xơ sợi….

Công nghiệp khí. Công nghiệp khí gồm toàn bộ dây chuyền thu gom, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh, dịch vụ khí và các sản phẩm khí, đã và đang cung cấp khí cho ngành công nghiệp và tiêu thụ dân sinh.

Công nghiệp điện. Đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất điện gồm: Điện khí, điện than, thủy điện để đáp ứng nhu cầu thiếu điện quốc gia, hiện PVN là nhà sản xuất điện thứ 2 của Việt Nam.

Dịch vụ dầu khí. Dịch vụ dầu khí tham gia vào tất cả các khâu của nền công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí.

“Nguồn www.pvn.vn

Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ

Hội đồng

thành viên

Văn phòng

Ban kiểm soát nội bộ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PVN:



Các Ban chuyên môn/Bộ máy giúp việc: 12 Ban/ Văn phòng

Ban Tổng Giám đốc

Các đơn vị thành viên: Sở hữu trên 100%; Sở hữu trên 50%; Sở hữu dưới 50% vốn điều lệ; Đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo; Ban Quản lý dự án/Chi nhánh trực thuộc; Văn phòng đại diện

Ban kiểm soát Tập đoàn

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp)


Hội đồng thành viên gồm: Chủ tịch hội đồng thành viên; các thành viên hội đồng thành viên; các bộ phận giúp việc gồm văn phòng hội đồng thành viên và ban kiểm soát nội bộ.

Ban Tổng Giám đốc gồm: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát gồm: Trưởng Ban Kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát Các Ban/ Văn phòng chuyên môn gồm: Ban Tìm kiếm – Thăm dò dầu khí;

Ban Khai thác dầu khí; Ban Quản lý hợp đồng dầu khí; Ban Khí và Chế biến dầu khí; Ban Điện; Ban Tài chính – Kế toán; Ban Kinh tế - Đầu tư; Ban Thương mại Dịch vụ; Ban Quản trị nguồn nhân lực; Ban Pháp chế - Thanh tra; Ban Công nghệ - An toàn & Môi trường; Văn phòng Tập đoàn.

Các công ty thành viên gồm: 02 công ty/ tổng công ty sở hữu 100% vốn; 14 công ty/tổng công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 12 công ty/tổng công ty sở hữu dưới 50% vốn điều lệ; 04 đơn vị đào tạo sở hữu 100% vốn gồm Viện nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng, trung tâm xử lý sự cố tràn dầu; 14 đơn vị sở hữu 100% vốn gồm các Ban quản lý dự án và công ty điều hành khai thác dầu khí; 02 văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh, đầu tư

Theo Nguyễn Trọng Tín (2014), Bể trầm tích là vùng bề mặt Trái Đất rộng lớn, bị sụt lún gần như liên tục trong hàng chục triệu năm và luôn được lắng đọng đất đá, cát và chất hữu cơ… do sông ngòi và các dòng chảy của biển hoặc đại dương mang đến từ các khu vực có địa hình cao hơn. Đất đá chứa vật chất hữu cơ được chôn vùi trong bể trầm tích đến một độ sâu nhất định sẽ chịu tác động của nhiệt độ, áp suất từ đó vật chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành dầu và khí. Sau khi dầu khí được sinh ra, dưới tác động của thủy động lực trong lòng đất và lực trọng trường, chúng sẽ dịch chuyển hay đến những lớp đất đá có lỗ hổng và nằm ở đó.Thông thường các lớp hoặc tầng đá có cấu trúc dạng mái vòm là thuận lợi nhất để tích trữ dầu khí và còn được gọi là vỉa hay tích tụ dầu khí. Thể tích hoặc khối lượng dầu khí tồn tại trong một hay nhiều vỉa dầu khí được các nhà địa chất tính toán chính là trữ lượng của tích tụ dầu khí đó. Nếu tích tụ dầu khí có trữ lượng đủ


lớn, tức là có giá trị thương mại khi tiến hành khai thác được coi là mỏ dầu khí. Như vậy, trong một bể trầm tích có thể tồn tại các mỏ và tích tụ dầu khí. Bể trầm tích đó được gọi là bể trầm tích dầu khí.

Dầu khí là nguồn tài nguyên hóa thạch nằm sâu trong lòng đất, đá, dưới đáy biển, trên các đầm lầy và các vùng sa mạc, phân bổ trữ lượng không đồng đều trên vỏ trái đất, trong từng khu vực, quốc gia và thậm chí ngay cả trong các lô, mỏ dầu khí nên để tìm kiếm, thăm dò, khai thác phải có các phương pháp, kỹ thuật, thiết bị chuyên dụng và công nghệ cao để có thể hoạt động trong các điều kiện khó khăn và khắc nghiệt. Và do trong thành phần cấu tạo của dầu thô có thể tách và chế biến ra nhiều sản phẩm hữu dụng nên cũng đòi hỏi phải có công nghệ cao và áp dụng các nghiên cứu khoa học tiên tiến để lọc, tách, chế biến ra các sản phẩm từ dầu thô như: xăng, dầu, nhựa đường, hạt nhựa, khí…

Mặc dù khoa học ngày càng tiên tiến, nhưng do đặc điểm phân bố của dầu khí nên việc tìm kiếm, thăm dò vẫn đầy rủi ro, tỷ lệ thành công trung bình của thế giới khi tìm thấy dầu chỉ khoảng 30%, cứ 3 giếng khoan thăm dò thì chỉ có 1 giếng phát hiện có tích tụ dầu khí, với chi phí thăm dò hàng chục, hàng trăm triệu USD có thể không được bù đắp nếu không phát hiện ra dầu khí đủ khai thác thương mại.

Bảng 2.1: Tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm

2017

Năm

2016

Năm

2015

Năm

2014

Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

1) Số giếng khoan

thăm dò- thẩm lượng

Giếng

11

11

30

33

34

30

26

- Ở trong nước

10

10

25

30

29

27

21

- Ở nước ngoài

1

1

5

3

5

3

5

2) Phát hiện dầu khí

mới

Phát

hiện

1

1

3

9

5

2

3

3) Gia tăng trữ lượng

dầu khí

Tr tấn

quy dầu

4,0

16,7

40,5

48,3

35,7

48,8

35,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 5

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động của PVN năm 2017)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023