So Sánh Qui Mô Và Hiệu Quả Của Pvn Và Một Số Tập Đoàn Dầu Khí Tiêu Biểu Quốc Tế



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị tính


Thực hiện năm 2016


Kế hoạch năm 2017


Thực hiện năm 2017

Tỷ lệ so sánh


TH

năm so với KH năm

TH

năm 2017 so với năm

2016


Tổng doanh thu toàn Tập

đoàn

1000 tỷ đồng


452,5


437,8


498,0


113,8%


110,1%


3


Doanh thu dịch vụ dầu khí

1000 tỷ đồng


150,3


163,6


167,2


102,2%


111,2%


Tỷ trọng/tổng doanh thu toàn Tập đoàn


33,2%


37,4%


33,6%



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 7

(Nguồn báo cáo Tổng kết năm 2017 của PVN)

Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn như ở trên, có ý rất lớn trong việc phát triển kinh tế quốc dân và mang lại nhiều nguồn lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, nhưng cũng cần đánh giá và nhìn nhận PVN so với các tập đoàn dầu khí ở khu vực và trên thế giới, để cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ PVN, ngành dầu khí mà còn để cải cách, nâng cao hiệu của của DNNN, để PVN nói riêng và DNNN nói chung là lực lượng nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước, thành phần chủ đạo của của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam.


Bảng 2.6: So sánh qui mô và hiệu quả của PVN và một số tập đoàn dầu khí tiêu biểu quốc tế

Đvt Triệu USD


Chỉ tiêu/năm


PVN


PETRONAS


Royal Dutch Sell


CHEVRON

Exxon

Mobil

Năm thành

lập/Quốc gia

1975/Việt

Nam

1974/Malaysia

1907/Anh-Hà

Lan

1879/Mỹ

1999/Mỹ

Doanh thu


2015


12,628


57,436


272,156


138,477


249,248


2016


10,381


43,142


240,033


114,472


208,114


2017


12,915


55,028


311,870


141,722


244,363

Tổng tài sản


2015


33,820


137,273


340,157


260,078


336,758


2016


33,895


133,466


411,275


253,806


330,314


2017


34,617


147,609


407,097


253,806


348,691

Vốn chủ sở hữu


Dư đầu kỳ 2015


18,825


82,253


171,966


156,191


181,064


Dư đầu kỳ 2016


19,597


82,912


162,876


153,886


176,810


Dư đầu kỳ 2017


19,080


104,263


188,511


146,722


173,830

Lợi nhuận


2015


1,367


9,576


2,200


5,278


16,551


2016


729


6,423


4,777


17


8,375


2017


1,691


7,432


13,435


9,523


19,848

Tỷ lệ Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE)

2015

7.26%

11.64%

1.28%

3.38%

9.14%

2016

3.72%

7.75%

2.93%

0.01%

4.74%

2017

8.86%

7.13%

7.13%

6.49%

11.42%

(Nguồn: Do tác giả tổng hợp Báo cáo tài chính qua các năm từ website của các Tập đoàn)


Những năm gần đây, do giá dầu giảm sâu và kéo dài nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của các tập đoàn dầu khí. Mặc dù giá dầu suy giảm mạnh nhưng kết quả kinh doanh của PVN vẫn có lãi lớn, cụ thể năm 2015 có lãi 1,2 tỷ USD và năm 2016 có lãi 617 triệu USD, và vốn chủ sở hữu lũy kế đầu năm 2016 là 19,6 tỷ USD; năm 2017 là 19,08 tỷ USD so với vốn góp là 12,54 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận của PVN cũng tương đối tốt so với mặt bằng chung trong lúc giá dầu sụt giảm, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận theo số tuyệt đối lại có chênh lệch lớn do ảnh hưởng từ qui mô hoạt động, doanh thu và vốn tích lũy, vốn đầu tư.

Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PVN năm 2015 và năm 2016, 2017 có nhiều điểm ngoại trừ, có nhiều ý kiến của kiểm toán viên về các tồn tại chưa được xử lý của PVN và nhiều điểm có rõ nên chưa đánh giá được số liệu, điều đó ảnh hưởng độ tin cậy của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Qua bảng phân tích trên cho thấy khoảng cách về qui mô, hiệu quả của PVN còn khá xa so với các tập đoàn dầu khí trên thế giới. Về qui mô thể hiện qua các chỉ tiêu như Doanh thu, Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu (là quá trình tích lũy lợi nhuận để tái đầu tư), các yếu tố này sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp về hiệu quả và lợi nhuận, tức do ảnh hưởng lợi thế nhờ qui mô, khi tỷ suất tăng thì sẽ làm lợi nhuận tăng nhiều và khi môi trường kinh doanh tốt hay giá dầu tăng sẽ làm cho lợi nhuật tăng vọt. Về hiệu quả được đo lường bằng các chỉ số Vốn chủ sở hữu (kinh doanh tốt sẽ tích lũy được nhiều lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng qui mô hoạt động); Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu.

Đặc biệt, nếu so sánh giữa PVN và Petronas là tập đoàn dầu khí quốc gia của Malaysia cùng khu vực với Việt Nam và Petronas cùng thuộc chính phủ, cùng giai đoạn thành lập thì sẽ thấy sự khác biệt về qui mô và hiệu quả. Năm 2015, Doanh thu của Petronas cao gấp gần 5 lần PVN, lợi nhuận cao gấp 9 lần, hiệu suất gần gấp đôi, tài sản và vốn chủ sở hữu cao gấp 4 lần, chưa kể đến thu nhập cho người lao động của Petronas và PVN cũng khác biệt khá lớn. Về lợi nhuận và hiệu suất thì Petronas cũng đứng vào hàng ngũ các tập đoàn lớn trên thế giới. Petronas hiện đã là tập đoàn dầu khí lớn toàn cầu, có sức cạnh tranh mạnh và tham gia đầu tư rất nhiều


dự án thành công ở Việt Nam. Điều gì đã làm cho Petronas vươn lên mạnh mẽ như thế? Dù cùng thời gian thành lập, cùng là doanh nghiệp thuộc chính phủ, cùng là đại diện cho dầu khí quốc gia và cùng hoạt động trong cùng khu vực.

Chính vì vậy, việc cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN là yêu cầu bắt buộc và nhu cầu cấp bách để PVN vươn lên mạnh mẽ như Petronas.

2.3. Đánh giá hiệu quả chính trị, xã hội của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2.3.1. Đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô

Thực hiện Quyết định số 2452/QĐ-TTg ngày 15/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, ngày 23/12/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao kế hoạch năm 2017 cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Quyết định số 1872/QĐ-BKHĐT; tuy nhiên do tăng trưởng kinh tế (GDP) trong quý I/2017 không đạt như kỳ vọng, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) cả năm 2017 là 6,7%, ngày 02/6/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT- TTg trong đó yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn điều chỉnh lại chỉ tiêu khai thác dầu, khí trong nước năm 2017, theo kế hoạch mới, sản lượng dầu, khí tăng 1 triệu tấn dầu và 1 triệu tấn khí.

Bảng 2.7: Kế hoạch sản lượng sản xuất của PVN năm 2017



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2017

Bộ KHĐT đã giao tại Quyết định

1872/QĐ-

BKHĐT


Điều chỉnh theo Chỉ thị 24/CT- TTg

I

Khai thác Dầu khí

Tr.tấn quy đổi

23,81

25,81

1

Dầu thô

Triệu tấn

14,20

15,20

1.1

Trong nước

Triệu tấn

12,28

13,28

1.2

Ngoài nước

Triệu tấn

1,92

1,92

2

Khí

Tỷ m3

9,61

10,61



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2017

Bộ KHĐT đã giao tại Quyết định

1872/QĐ-

BKHĐT


Điều chỉnh theo Chỉ thị 24/CT- TTg

II

Sản xuất sản phẩm


1

Điện

Tỷ Kwh

20,10

2

Đạm

Nghìn tấn

1.521

3

Xăng dầu các loại

Nghìn tấn

6.798

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết PVN năm 2017)

Theo Bảng 2.4, trong năm 2017 PVN đã khai thác vượt chỉ tiêu về sản lượng dầu do Chính phủ giao theo kế hoạch mới và đối với khí vượt kế hoạch cũ và gần đạt kế hoạt mới. Như vậy có thể nói PVN đã đóng góp vào sự điều tiết vĩ mô của Chính phủ, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước 6,8% , vượt kế hoạch 6,7% trong năm 2017.

Bên cạnh đó, PVN tham gia nhiều vào các hoạt động ổn định giá tiêu dùng theo chỉ đạo của Chính phủ như: Giai đoạn 2011-2013, PVN đã đóng một vai trò quan trọng vào việc ổn định giá khí, điện, đạm, xăng dầu… qua đó góp phần điều tiết ổn định chỉ số giá trong ngắn hạn. Báo cáo tài chính của PVN (2017) cho thấy Quỹ bình ổn xăng dầu năm 2017 của PVN là 434 tỷ đồng và năm 2016 là 58 tỷ đồng.

Ngoài ra, PVN còn đóng góp cho ngân sách nhà nước một lượng lớn tiền nội tệ và ngoại tệ để chính phủ thực hiện các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và bình ổn tỷ giá. Theo Bảng 2.4 trong năm 2017, PVN đóng góp cho ngân sách nhà nước 97,5 tỷ đồng và riêng dầu thô thu về nguồn ngoại tệ khoảng 6 tỷ USD.

2.3.2. Đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia

Bằng việc hình thành đầy đủ công nghiệp dầu khí, tính đến 2015, PVN đã sản xuất, chế biến tính đáp ứng 33% sản lượng điện toàn quốc và 70 - 75% nhu cầu Ure


và 44% nhu cầu khí hóa lỏng cho công nghiệp và tiêu dùng dân sinh trong nước, xăng 33,7 %, dầu DO 32,7%, xăng máy bay 8,9%, dầu hỏa 7,8%.

Ngoài ra PVN đang đầu tư và hoàn thành các nhà máy sản xuất phân bón mới như NPK, DAP, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn chuẩn bị nâng cấp và có thể đáp ứng 50% thị trường trong nước, nhà máy điện khí Kiên Giang, nhà máy điện khí Bạc Liêu, Ô môn Cần Thơ, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (đáp ứng được 60% nhu cầu trong nước), các nhà máy nhiên liệu sinh học… để tăng sản lượng và sản phẩm phục vụ thị trường trong nước thay thế nhập khẩu và định hướng xuất khẩu, chủ động an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ sản xuất công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

Bảng 2.4 và Bảng 2.5 cho thấy trong năm 2017 sự đóng góp lớn của PVN cho an ninh năng lượng, an ninh lương thực nước ta.

Theo khảo sát của tập đoàn dầu khí của Anh, BP năm 2013 thì Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên 52 nước có dầu khí, trữ lượng dầu thô của Việt Nam là 4,4 tỷ thùng dầu đứng đầu Đông Nam Á và trữ lượng khí là 0,6 nghìn tỷ m3 khí đứng thứ 3 Đông Nam Á , ngoài ra PVN cũng hợp tác tìm kiếm, thăm dò tại nước ngoài để tăng sản lượng dầu khí cho Việt Nam, cho thấy tiềm năng khai thác và phát triển ngành công nghiệp dầu khí còn lớn và có khả năng đáp ứng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, tiềm năng này sẽ được khai thác phụ thuộc vào công nghệ khai thác, tìm kiếm, thăm dò, tranh chấp biển đông và vốn tích lũy để đầu tư.

2.3.3. Tham gia bảo đảm an ninh, chủ quyền lãnh hải

Bằng việc tìm kiếm, thăm dò ở Biển Đông và xây dựng, phát triển, khai thác các mỏ dầu, khí ở Biển Đông. PVN đã cùng với các lực lượng vũ trang đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chủ động làm việc, thống nhất kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm triển khai các dự án thăm dò dầu khí tại khu vực nhạy cảm năm 2017. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban chỉ đạo Nhà nước về Biển


Đông và hải đảo, sự phối hợp nhịp nhàng và ủng hộ của các Bộ, ngành liên quan, kế hoạch hoạt động dầu khí tại khu vực vùng nhạy cảm trên Biển Đông năm 2017 đã hoàn thành theo đúng phê duyệt. Kết quả hoạt động dầu khí năm 2017 tại khu vực nhạy cảm trên Biển Đông tiếp tục góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

2.3.4. Là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Bằng việc đầu tư, phát triển hình thành các cụm công nghiệp khí - điện - đạm, các dự án chế biến dầu khí, các dự án nhiệt điện tại các địa bàn khó khăn, mà các đơn vị dầu khí là nòng cốt, là hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi - Đà Nẵng, Nghi Sơn - Thanh Hoá... PVN đã là đầu tàu phát triển kinh tế, lan tỏa đến các doanh nghiệp thành phần kinh tế khác, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là tại các vùng có địa bàn khó khăn, kém phát triển. Do đó PVN là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành Dầu khí; là trụ cột, đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực kinh tế khác phát triển; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PVN là tập đoàn kinh tế nhà nước đi đầu trong công tác hội nhập quốc tế, tham gia đầu tư nước ngoài, hiện hoạt động tại 14 quốc gia trên thế giới. Trong nước PVN tham gia hợp tác với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí để tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí và các hoạt động công nghiệp, dịch vụ liên quan, chính vì thế PVN có tiếp cận được công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại.

2.3.5. Đóng góp cho hoạt động an sinh, xã hội

Đối với thu nhập bình quân của người lao động ở Việt Nam là 5,5 triệu đồng/tháng thì thu nhập bình quân của người lao động dầu khí khoảng 30 triệu đồng/tháng. Điều đó cho thấy PVN đã mang lại thu nhập tốt cho người lao động, mang lại cuộc sống đầy đủ hơn so với mức sống ở Việt Nam bù đắp cho những lao động gian khó cho người lao động dầu khí, bên cạnh đó người lao động dầu khí cũng được lao động và làm việc trong môi trường quản lý tiên tiến, với các thiết bị


và máy móc hiện đại, có nhiều giao tiếp và hội nhập với môi trường quốc tế, đem lại sự say mê và thú vị trong lao động sản xuất. Tuy nhiên nếu so sánh với thu nhập của các Tập đoàn Dầu khí quốc tế thì khoảng cách chênh lệnh rất lớn như bảng dưới đây:

Bảng 2.8: So sánh thu nhập của người lao động từ PVN và các Tập đoàn Dầu khí quốc tế.

Thu nhập bình quân lao động của Exxon Mobile

(Tại Mỹ)

Thu nhập

bình quân lao động của Chevron (Tại Mỹ)

Thu nhập

bình quân lao động của PVN

(Tại Việt

Nam)

Thu nhập bình quân lao động của Petronas (Tại Mỹ)

Thu nhập bình quân lao động của Royal Dutch Sell (Tại Mỹ)

8.600

USD/Tháng

9.000

USD/Tháng

1.300

USD/tháng

10.000

USD/Tháng

9.100

USD/Tháng

(Nguồn theo số liệu trang www.payscale.comđối với các Tập đoàn dầu khí quốc tế và https://vov.vn/kinh-te/thuc-hu-muc-luong-cua-lanh-dao-tap-doan-dau-khi-viet-nam-

613001.vovđối với PVN) Năm 2017 số lượng người lao động tại PVN khoảng 53.000 người, như vậy PVN đã tạo ra 53.000 việc làm trực tiếp, ngoài ra PVN còn tạo ra nhiều việc làm gián tiếp thông qua các nhà thầu dầu khí. Điều đó cho thấy PVN đã đóng góp lớn cho xã hội trong việc tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo thu nhập và góp phần đảm bảo

sự ổn định xã hội.

Tuy nhiên trong tình hình giá dầu suy giảm, tình hình tái cơ cấu và sự suy giảm gia tăng trữ lượng dầu khí sẽ ảnh hưởng đến việc làm và đời sống người lao động dầu khí. Việc suy giảm giá dầu dẫn tới việc đầu tư bị thu hẹp, hiệu quả bị giảm sút, dẫn tới nhiều đơn vị dầu khí khó khăn buộc phải cắt giảm việc làm, cắt giảm thu nhập. Với tình hình tái cơ cấu, nhiều đơn vị dầu khí buộc phải sáp nhập, thoái vốn, bán cho khu vực tư nhân, giải thể… dẫn đến người lao động truyền thống bị mất việc hay giảm thu nhập. Với việc gia tăng trữ lượng dầu khí sụt giảm theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023