Phân Tích Thực Trạng Phương Thức Trả Lương Linh Hoạt Cho Lao Động Chuyên Môn Kỹ Thuật Cao Thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam


Địa chất, Bách khoa, Kinh tế Quốc dân,…), các Trường Cao đẳng ( Dầu khí,…). Cơ cấu LĐCMKTC theo trình độ đào tạo, tính đến năm 2008, theo biểu đồ sau:

CNKT bậc cao

Cao đẳng 28 00 21 70 Trên đại học 11 30 Đại học 39 00 Biểu đồ 2 4 Cơ 1

Cao đẳng 28.00%

21.70%


Trên đại học 11.30%


Đại học 39.00%


Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu LĐCMKTC của PVN theo trình độ đào tạo

(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)

Hai là, được nhận bằng chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật dầu khí, đối với lao động chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ phải được cấp bằng đại học, đối với nhân viên, công nhân kỹ thuật phải được cấp bằng cao đẳng nghề hoặc có trình độ tương đương bậc 5/6, đối với hệ công nhân kỹ thuật dầu khí có tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật 6 bậc. Bên cạnh đó, tùy theo từng môi trường làm việc phải bổ cập thêm các chứng chỉ quốc tế theo quy định như chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển, chứng chỉ bổ sung tay nghề theo tiêu chuẩn quốc tế,… Đến nay (2008) đã có hơn 20% số lao động trong tổng số lao động qua đào tạo của Tập đoàn, đã được cấp chứng chỉ tay nghề quốc tế. Phần lớn những lao động được đào tạo của Tập đoàn có khả năng sử dụng công nghệ tiên tiến, hoặc thay thế chuyên gia chất lượng cao đều sử dụng thành thạo từ một đến hai ngoại ngữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ba là, kỹ năng làm việc thành thạo, được biểu hiện ở sự nắm chắc yêu cầu công việc, quy trình thực hiện công việc và khả năng tác nghiệp đạt chất lượng cao. Kỹ năng thành thạo của đội ngũ lao động dầu khí được đánh giá ở kết quả lao động, kinh nghiệm làm việc và khả năng xử lý các tình huống thuộc công việc kỹ thuật dầu khí. Vì vậy, sau nửa năm hoặc 1 năm, bộ phận quản trị nhân lực Tập


đoàn thường khảo sát đánh giá lại trình độ và kỹ năng làm việc của đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật theo yêu cầu của công việc, và đề xuất biện pháp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề.

Bốn là, với trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành như trên, lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có khả năng đảm nhận bất cứ công việc về tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, dịch vụ kỹ thuật khí trong nước và quốc tế. Đến nay, nhiều lao động chuyên môn kỹ thuật cao của Tập đoàn không những làm việc trên các giàn khoan, tàu dịch vụ, tàu vận tải, các nhà máy, công trình dầu khí, mà còn được nhiều Nhà thầu dầu khí nước ngoài thuê, sử dụng và được họ tôn trọng, đãi ngộ tương đương chuyên gia, lao động giỏi trên thị trường lao động quốc tế.

Năm là, trẻ, có sức khoẻ tốt, chịu tải cao về thể lực và tinh thần trong thời gian dài (6 tháng đối với tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí, tàu vận tải dầu và 15 ngày đối với các công việc khác); có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và đặc biệt được rèn luyện để chấp hành không điều kiện những quy định về kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ khi làm việc trên dây chuyền. Cơ cấu LĐCMKTC tính theo độ tuổi, năm 2008, như biểu biểu đồ dưới đây:


Trên 45 tuổi 22 Từ 30 45 tuổi 41 Dưới 30 tuổi 37 Biểu đồ 2 5 Cơ 2

Trên 45 tuổi

22%


Từ 30 - <= 45 tuổi 41%


Dưới 30 tuổi

37%



Biểu đồ 2.5: Cơ cấu LĐCMKTC của PVN theo độ tuổi

(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)

Hiện nay, lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao chiếm 20% trong tổng số lao động dầu khí và phân bổ trên các lĩnh vực như sau:


Biểu2.4:Lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong các lĩnh vực năm 2008


Chỉ tiêu

Tổng số (người)

Tỷ trọng (%) trong tổng số

Tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật cao

6436

100%

Trong đó:



+ Thăm dò, khai thác dầu khí

3750

58,25%

+ Chế biến dầu khí

756

11,75%

+ Dịch vụ kỹ thuật dầu khí

1930

30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2008 các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam)

So với cách đây 30 năm, lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có sự tăng trưởng cao. Nếu như năm 1978 khi mới thành lập có 105 lao động thì sau 10 năm (1988) đã tăng lên 1625 lao động, 10 năm sau (1998) tăng lên 2784 lao động, đến nay (2008) tăng lên 6436 lao động. Sau đây là biểu đồ tăng quy mô sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong các năm qua:

Người


6436

2784

1625

105

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0


1978 1988 1998 2008


Năm


Biểu đồ 2.6 : Quy mô tăng trưởng LĐCMKTC của PVN

(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)

Lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao trên được bố trí sử dụng trong cả 2 hình thức tổ chức lao động thông thường và tổ chức lao động linh hoạt.


Bên cạnh đó, lao động chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên môn hẹp (riêng có của dầu khí), kỹ năng thực hành vượt trội (làm rất tốt, cực kỳ thông thạo, kinh qua nhiều môi trường hoạt động dầu khí) thuộc lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí – gọi tắt là lao động dầu khí, có số lượng khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu tìm kiếm và phát triển mỏ ngày càng tăng ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và quốc tế đòi hỏi ngày càng tăng về loại lao động dầu khí chất lượng cao như trên. Vì vậy, trên thị trường lao động thường xẩy ra hiện tượng mất cân đối về cung cầu lao động dầu khí khan hiếm, nên trong quá trình tìm kiếm, hợp đồng và sử dụng loại lao động này chịu ảnh hưởng nhiều của biến động giá công lao động trên thị trường và tất yếu phải chấp nhận hình thức trả lương linh hoạt.

Tỷ lệ lao động bố trí sử dụng theo tổ chức lao động linh hoạt và lao động dầu khí khan hiếm (gọi chung là lao động sẽ phải trả lương linh hoạt) trong tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật cao, như sau:


Chỉ tiêu


Tổng số (người)

Số LĐCMKTC

sẽ phải trả lương linh hoạt

Tổng

(người)

Tỷ lệ

(%)

1

2

3

4=3/2

Tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật cao

6436

2695

41,87

Trong đó:




+ Thăm dò, khai thác dầu khí

3750

1895

50,53

+ Chế biến dầu khí

756

13

1,72

+ Dịch vụ kỹ thuật dầu khí

1930

787

40,77

Biểu 2.5: Lao động chuyên môn kỹ thuật cao phân bố theo cách thức trả lương năm 2008








(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)


2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG LINH HOẠT CHO LAO ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CAO THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM


2.3.1. Biến động về tiền lương của công nhân viên và lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian qua:


Phù hợp với nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, tiền lương của công nhân viên và lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong những năm qua luôn được cải thiện và tăng theo từng năm. Biến động tiền lương của công nhân viên và lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong 3 năm 2006 – 2008 như sau:

Biểu2.6: Biến động tiền lương của CNV từ 2006 -2008



T T


Chỉ tiêu


Đơn vị tính


Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Tổng số

Tăng so với 2006

(%)


Tổng số

Tăng so với 2007

(%)

1

Doanh thu

Tỷ đ

180.236

213.400

18,4

280.050

31,2

2

Nộp ngân sách nhà nước

-

80.027

85.950

7,4

121.800

41,7

3

Tiền lương bình quân CNV

Trđ/ng/th

7,35

7,45

1,36

8,02

7,65

(Nguồn: Số liệu thống kê 3 năm 2006- 2008 các đơn vị thuộc PVN)

Theo số liệu biểu 2.6. so với năm 2006 doanh thu toàn Tập đoàn năm 2007 tăng 18,4%, doanh thu toàn Tập đoàn năm 2008 tăng 31,2% so với năm 2007; tương tự như vậy, tỷ lệ tăng tiền lương bình quân của CNV toàn Tập đoàn là 1,36% - 1,65%.

Cùng với sự biến động tăng tiền lương của công nhân viên nói chung, tiền lương của lao động chuyên môn kỹ thuật cao được trả lương linh hoạt cũng được tăng lên đáng kể, thể hiện qua số liệu biểu 2.7 đưới đây:


Biểu 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh và tiền lương của người lao động trong các đơn vị có sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật cao có trả lương linh hoạt thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam


TT


Chỉ tiêu

Thực hiện Năm 2003

(Tỷ đ)

Năm 2007

Năm 2008

Thực hiện (Tỷ đ)

(%)

So với 2003

Thực hiện (Tỷ đ)

(%)

So với 2007

I

Tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)

1

Doanh thu (DT)

975

1.959

201

2.370

121

2

Lợi nhuận

69

123

178

166

135

3

Quỹ lương

45

65

145

77

119

4

Năng suất lao động năm theoDT

3,12

6,87

220

8,87

129

5

Tiền lương bình quân tháng

0,012

0,019

158

0,024

126

6

Tỷ lệ lợi nhuận/tiền lương

1,53

1,89


2,15


II

Dịch vụ khoan khai thác dầu khí (PVDrilling)

1

Doanh thu (DT)

107

249

233

331

133

2

Lợi nhuận

45

117

261

170

145

3

Quỹ lương

9,5

14,5

153

17

115

4

Năng suất lao động năm theoDT

0,65

1,61

247

2,27

141

5

Tiền lương bình quân tháng

0,0048

0,0078

162

0,0097

123

6

Tỷ lệ lợi nhuận/tiền lương

4,73

8,06


10,00


III

Dịch vụ lặn kiêm sửa chữa, lắp ráp, kiểm tra các công trình dầu khí (PMTC)

1

Doanh thu (DT)

24

46

192

65

141

2

Lợi nhuận

1,8

4,2

233

6,54

156

3

Quỹ lương

6,4

8,7

136

10,18

117

4

Năng suất lao động năm theoDT

0,27

0,55

203

0,84

153

5

Tiền lương bình quân tháng

0,006

0,0087

145

0,011

126

6

Tỷ lệ lợi nhuận/tiền lương

0,28

0,48


0,64


(Nguồn:Báo cáo tổng kết SXKD qua các năm của các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam)


Theo số liệu biểu 2.7:

Tiền lương bình quân của Tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí năm 2008 tăng so với năm 2007 là 26 %, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 58 %. Tương tự như vậy tỷ lệ này đối với lao động làm dịch vụ khoan khai thác dầu khí là 23% - 62%, dịch vụ lặn kiêm sửa chữa, lắp ráp, kiểm tra các công trình dầu khí là 26% - 45%. Tốc độ tăng tiền lương trên đều phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận.

2.3.2. Phân tích nội dung trả lương linh hoạt trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:

2.3.2.1. Các điều kiện để thực hiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:

i. Điều kiện về pháp lý:

Về lý thuyết, LĐCMKTC có đặc trưng về nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và các tố chất khác biệt so với lao động thông thường. Trong thực tiễn, đây là loại lao động khan hiếm, thậm chí độc quyền ở thị trường cung, nên nhiều tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng loại lao động này, khi đàm phán, thương lượng thường phải chấp nhận các điều kiện do phía cung đưa ra. Các văn bản pháp quy hướng dẫn các quan hệ thuê và cung ứng cũng không thể không tính đến đặc điểm này. Trên phạm vị toàn quốc nói chung và trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng, đã có những văn bản pháp lý quy định như sau:

(1) Bộ Luật lao động của Việt Nam quy định mục IV chương XI về lao động chuyên môn kỹ thuật cao, theo đó, lao động chuyên môn kỹ thuật cao được phép ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và được hưởng các chế độ ưu đãi. Ở phía các tổ chức và doanh nghiệp, người sử dụng lao động cũng được giao kết hợp động với bất kỳ người nào có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đây cũng là điều kiện tạo cơ sở pháp lý quan trọng để dựa vào đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có thể chủ động xây dựng chính sách đãi


ngộ nhân lực nói chung và áp dụng phương thức trả lương linh hoạt cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao nói riêng.

(2) Quy chế trả lương trong Tập đoàn: các bản quy chế của Công ty mẹ cũng như từng công ty con là văn bản pháp quy quan trọng cho việc triển khai phương thức trả lương linh hoạt. Nội dung của quy chế đã xác định:

Về đối tượng được áp dụng phương thức trả lương linh hoạt: LĐCMKTC hoặc những công việc đòi hỏi cao về tính phức tạp của công nghệ, kỹ thuật, quản lý; những công việc trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, đã chuyển giao và được thực hiện tốt bởi LĐCMKTC của Việt Nam; những công việc đòi hỏi sự khéo léo, những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc đặc biệt mà lao động thông thường không có.

Về định mức lao động:

+ Nội dung quy chế này cũng quy định, loại mức được áp dụng làm cơ sở tính đơn giá trả lương linh hoạt; phương pháp xác định các mức lao động trong trường hợp chưa có mức sẵn, hoặc những công việc mới xuất hiện, những công việc phải điều chỉnh lại mức do điều kiện đặc thù; cách thức quản lý định mức lao động.

+ Cơ chế giao khoán mức lao động cho 1 nhóm LĐCMKTC thực hiện công việc mà kết quả cuối cùng là thành tích của nhóm (những công việc không thể giao cho một người thực hiện).

Về đơn giá và các mức lương.

Về xác định kết quả công việc:

+ Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả công việc hoặc nghiệm thu sản phẩm.

+ Những tiêu chí cơ bản được sử dụng đánh giá kết quả công việc hoặc nghiệm thu sản phẩm (nghiệm thu kết quả lao động).

+ Những quy định ràng buộc trách nhiệm người lao động khi công việc không được nghiệm thu như: quá hạn về thời gian; chất lượng không đảm bảo; lỗi do người thực hiện công việc gây ra có ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhóm hoặc cá nhân khác.

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí