Mục Tiêu Kế Hoạch Trong Năm 2009 – 2010 Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam

công nghệ vào sản xuất. Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã thành lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, có nhiều công nghệ quan trọng được ứng dụng. Tập đoàn chú trọng lựa chọn liên doanh, liên kết để tận dụng nguồn lực về khoa học công nghệ. Liên kết để học hỏi khoa học công nghệ tiên tiến ở các nước bạn. Dầu khí Việt Nam tiến tới xây dựng ngành công nghiệp dầu khí xuyên suốt từ khâu thượng nguồn đến khâu hạ nguồn. Để đạt được mục đích đó, khoa học công nghệ là vấn đề hết sức quan trọng trong ngành dầu khí Việt Nam.

1.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Tập đoàn Dầu khí luôn chú trọng công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực. Tập đoàn đã thành lập Trường cao đẳng nghề Dầu khí, tương lai tiến tới thành lập trường Đại học Dầu khí. Trong tập đoàn tổ chức đào tạo, huấn luyện thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, tiến tới thay dần các chuyên gia nước ngoài bằng lực lượng kỹ sư trong nước. Cơ cấu đội ngũ cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lớn mạnh không ngừng. Năm 1997 chỉ có 112 cán bộ chủ chốt từ chức danh kế toán trưởng trở lên thì hiện nay đã có 298 cán bộ với cơ cấu: 14 cán bộ trình độ tiến sĩ, 67 cán bộ trình độ Thạc sĩ, 187 cán bộ có trình độ đại học… Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp lớn trong phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho đất nước.

Tập đoàn đạt được những kết quả trên, ngoài yếu tố khách quan, còn nhờ những nguyên nhân chủ quan nổi bật là:

Thứ nhất: Được lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất sâu sắc và hiệu quả của Đảng, Chính phủ. Tập thể lãnh đạo Tập đoàn quyết tâm cao trong việc tăng tốc phát triển, tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược ngành đã đề ra, tăng cường công tác theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch, đề ra các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đầu tư, sản xuất phát triển

Thứ hai: Giá dầu thô trên thế giới tăng cao, tác động trực tiếp đến giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2007 đến 2008, giá dầu thô thế giới biến động không ngừng, đạt mức kỷ lục 139,12 USD/thùng vào ngày

6/6/2008 và mức 136 USD/thùng ngày 13/06/2008. Do đó sản lượng khai thác của Tập đoàn không đạt kết quả như dự kiến nhưng doanh thu vẫn tăng trưởng đều so với những năm trước. Tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực dầu khí được duy trì ở mức cao, các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn được phát triển rộng rãi. Đồng thời Tập đoàn tạo điều kiện và phát huy tối đã quyền tự chủ, sự năng động, sáng tạo của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, trong sản xuất kinh doanh, trong việc huy động nhiều nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ ba: Kết quả đạt được trong những năm qua tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư vào các dự án phát triển của Tập đoàn. Các dự án đang được xây dựng như: Nhà máy đạm Cà Mau (Liên doanh PVN 25,1%, KPI 35,1%, IKC 35,1%, MIC 4,7%); Nhà máy Lọc

dầu số 03 – Long Sơn (Liên doanh với Venezuela); Nhà máy xơ sợi tổng hợp (PET) (Liên doanh giữa PVN và Vinatex)… Các dự án đầu tư ra nước ngoài: Nhà máy nâng cấp dầu thô tại Venezuela, Nhà máy sản xuất phân đạm tại Maroc..

Thứ tư: Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Tập đoàn đối với mọi mặt của Tập đoàn và các đơn vị thành viên góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ quan trọng của ban lãnh đạo Tập đoàn. Việc thanh kiểm tra thường xuyên giúp cho hoạt động của các công ty con đi đúng kế hoạch đã đề ra, kịp thời phát hiện sai sót yếu kém để điều chỉnh, khắc phục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Sản lượng khai thác dầu khí chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2006-2008. Tổng sản lượng dầu khai thác trong 3 năm chỉ bằng 52% kế hoạch 5 năm. Nguyên nhân là do: Trạng thái khai thác ở một số mỏ diễn biến phức tạp khó lường trước, thời tiết biển xấu diễn ra bất thường, sản lượng

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 9

khai thác từ các giếng ở các mỏ mới được đưa vào khai thác không đạt kết quả như dự kiến.

Tiến độ triển khai các dự án trọng điểm nhà nước cả tập đoàn có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhưng còn nhiều khó khắn. Nguyên nhân là do: Các nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện các dự án của tập đoàn còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm triển khai; Giá cả thiết bị, vật tư tăng cao làm tổng mức đầu tư và dự toán chi phí tăng, gây chậm trễ trong quá trình triển khai dự án.

Trong lĩnh vực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, Tập đoàn chưa tìm hiểu biết về môi trường kinh doanh, thiếu kinh nghiệm, cơ chế tổ chức quản lý điều hành chưa phù hợp với môi trường nước sở tại.

Tập đoàn chưa có biện pháp tối ưu khắc phục tác động tiêu cực của hoạt động khai thác đến môi trường lao động và môi trường sinh thái. Dầu khí là ngành liên quan rất nhiều đến môi trường sinh thái. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được bền vững, tập đoàn phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đăc biệt là môi trường biển. Hiện nay chưa có những tác động nghiêm trọng của việc khai thác dầu đến môi trường nhưng vì tương lai phát triển lâu dài của ngành dầu khí thì Tập đoàn cần có những biện pháp tối ưu, triệt để giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái. Đồng thời tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân viên chức của Tập đoàn.

Tập đoàn chưa tổ chức hệ thống nghiên cứu thị trường tốt. Nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch đầu tư ra nước ngoài trong dài hạn. Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng tiền đề để ra quyết định chắc chắn. Thêm vào đó tập đoàn chưa có hệ thống theo dõi xu hướng biến động giá trên thế giới. Vì vậy mà hiệu quả kinh doanh không cao. Tập đoàn theo dõi xu hướng giá cả để kịp thời phản ứng và có phương án kinh doanh phù hợp.

Tuy Tập đoàn chú trọng công tác xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhưng công tác chưa được tiến hành đồng bộ, các cán bộ của Tập đoàn

chưa hoàn toàn làm chủ được dây chuyền công nghệ trong các lĩnh vực lọc hóa dầu, vận chuyển xử lý khí. Số lượng nhân viên có năng lực cho hoạt đọng quốc tế còn ít, khó đảm đương yêu cầu triển khai dự án ở nước ngoài.‌

Tóm lại, Về cơ bản thì Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành được kế hoạch trong năm 2006-2008. Đánh dấu mốc quan trong cho giai đoạn phát triển từ mô hình Tổng công ty sang mô hình Tập đoàn. Nhờ cải cách về cơ cấu điều hành, quản lý, kinh doanh đa ngành đa nghề mà Tập đoàn Dầu khí ngày càng phát triển và lớn mạnh. Gánh vách vai trò làm trụ cột cho nền kinh tế nước nhà.

V. Xu hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

1. Mục tiêu kế hoạch trong năm 2009 – 2010 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Trong năm 2009-2010, Tập đoàn Dầu khí tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; tiếp tục triển khai quyết liệt việc cân đối cung cầu các sản phẩm thiết yếu (đạm, khí hóa lỏng, xăng dầu) để góp phần cùng cả nước kiềm chế lạm phát.

1.1. Về tìm kiếm, thăm dò dầu khí

Trong lĩnh vực tìm kiếm và thăm dò dầu khí, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng xác minh; từng bước triển khai tìm kiếm thăm dò ưu tiên phát triển những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, tranh chấp, nhạy cảm chính trị; tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm, thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35-40 triệu tấn quy dầu.

1.2. Về khai thác dầu khí

Cùng với viêc tìm kiếm và thăm dò dầu khí, Tập đoàn lên kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong

nước, thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài và sớm đưa ra các phát hiện dầu khí mới vào khai thác. Phấn đấu năm 2009 khai thác dầu khí đạt 24,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô (trong và ngoài nước) là 16,0 triệu tấn quy dầu/năm và khai thác khí là 8,0 tỷ m3; năm 2010 khai thác dầu khí đạt 26,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó dầu thô là 18,0 triệu tấn và khí là 8,0 tỷ m3.

1.3. Về phát triển công nghiệp khí, điện

Tập đoàn phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước, đảm bảo sử dụng hết lượng khí khai thác được; thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài và sớm đưa các phát hiện dầu khí mới vào khai thác. Phấn đấu năm 2009 khai thác dầu khí đạt 24,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô trong và ngoài nước là 16,0 triệu tấn và khai thác khí đạt 8,0 tỷ m3;

năm 2010 khai thác dầu khí đạt 26,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô trong và ngoài nước là 18,0 triệu tấn và khai thác khí là 8,0 tỷ m3.

1.4. Về công nghiệp chế biến khí điện

Công nghiệp chế biến khí điện được tập trung phát triển thị trường tiêu thụ điện trong nước, đảm bảo sử dụng hết sản lượng khí khai thác được. triển khai đầu tư xây dựng đường ống Lô B – Ômôn, thúc đẩy đầu tư xây dựng các đường ống dẫn khí nối từ các mỏ vào các đường ống dẫn khí hiện có để phát triển các mỏ khí và tận thu khí đồng hành.

Tập đoàn đẩy mạnh triển khai các dự án Điện đang xây dựng, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án thủy điện Luangprapang ở Lào, nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Vũng Tàu – Hà Tĩnh…; đồng thời xúc tiến đầu tư các dự án điện mới ở trong nước phù hợp với Quy hoạch điện VI…Phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng công suất lắp đặt là 2.500 MW ( bằng 20% tổng công suất xây mới của toàn quốc), chiếm 10% tổng sản lượng điện toàn quốc và chuẩn bị cho mục tiêu cung cấp 10-20% sản lượng điện toàn quốc trong giai đoạn 2011-2015.

1.5. Về công nghiệp chế biến dầu khí

Các dự án đầu tư Nhà máy lọc dầu và hóa dầu trong nước đã được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả; tích cự triển khai tìm kiếm đầu tư các dự án lọc và hóa dầu ở nước ngoài. Đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy Đạm Phú Mỹ, đưa nhà máy lọc dầu Dung Quất và phân xưởng sản xuất chất dẻo PP vào hoạt động thương mại nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm chủ yếu của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam là xăng dầu, phân bón và các loại chất dẻo.

1.6. Về phát triển dịch vụ dầu khí

Tập đoàn thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ dầu khí. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009-2010 là 15-20%.

1.7. Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đào tạo cán bộ

Tập đoàn cũng chú trọng việc xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và nước ngoài.

2. Mục tiêu chiến lược phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025

2.1. Mục tiêu của tập đoàn

Từ năm 2015 đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cho thăm dò khai thác dầu khí, đặc biệt khâu tìm kiếm thăm dò để xác định trữ lượng dầu khí của đất nước nhằm duy trì và gia tăng sản lượng khai thác hợp lý. Sản lượng khai thác dầu khí đạt từ 25 đến 35 triệu tấn dầu quy đổi/năm vào những năm 2015.

Mục tiêu Tập đoàn là phát triển thị trường khí trong nước đảm bảo sử dụng 12-15 tỷ m3 khí vào năm 2010 -2015 và 15-16 tỷ m3 vào năm 1025- 2025, xây dựng và vận hành hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á. Sản xuất khoảng 15% tổng sản lượng điện của cả nước vào năm 2012, và 20%-25% vào năm 2025.

Tập đoàn sẽ đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí nhằm từng bước đảm bảo an ninh nhiên liệu và tiến tới có xuất khẩu vào năm 2015 đáp ứng 50% đến 60% nhu cầu về sản phẩm xăng trong nước; đáp ứng 60% đến 70% nhu cầu các sản phẩm hóa dầu. Mục tiêu tới năm 2025 sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, đồng thời có phần sản phẩm sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong thời gian tới, Tập đoàn phát triển và hiện đại hóa hệ thống phân phối các sản phẩm dầu khí. Tăng cường đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ dầu khí. Tham gia thị trường kinh doanh các sản phẩm dầu thô và sản phẩm dầu khí quốc tế.

Từng bước đầu tư phát triển hoạt động dầu khí ra nước ngoài, đặc biệt là khâu thăm dò và khai thác dầu khí nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dầu khí lâu dài cho đất nước. Từng bước đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ở nước ngoài.

Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, Tập đoàn có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia và công nhân dầu khí Việt Nam dủ mạnh về chất và lượng để tự điều hành các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và nước ngoài.

Với tất cả những mục tiêu đề ra như trên, cuối cùng thì Tập đoàn cũng hướng tới mục tiêu to lớn nhất là xây dựng Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh ngang tầm với các tập đoàn dầu khí trong khu vực.

2.2. Triển vọng phát triển ngành dầu khí

Hơn 30 năm trước, ngày 3/9/1975 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày nay, kể từ đó Việt Nam đã bước vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, đánh dấu một bước tiến vững chắc, khẳng định một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng khích lệ, được đánh giá khoảng 3-4 tỷ tấn dầu qui đổi, phần lớn tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa phía Nam (Cửu Lượng, Nam Côn Sơn, Mã Lai, Thổ Chu).

Sau năm 2000, một loạt các mỏ dầu và khí khác sẽ bắt đầu đi vào khai thác. Hiện nay Petro Vietnam đang cùng với các đối tác nước ngoài chuẩn bị xây dựng đường ống dẫn khí từ khu vực Nam Côn Sơn vào bờ với công suất 6-7 tỷ m3 khí/năm, đồng thời cũng đang nghiên cứu khả năng xây dựng đường ống dẫn khí từ ngoài khơi tây nam vào bờ để cung cấp khí cho đồng bằng sông Cửu Long. Triển vọng, sản lượng khí của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn sản lượng dầu.

Hiện nay, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Petro Vietnam đang hoàn thành xây dựng nhà máy khí hóa lỏng công suất trên 300.000 T/năm. Trong tương lai, khi sản lượng khí đưa vào bờ tăng lên, công suất các sản phẩm khí hóa lỏng sẽ tiếp tục tăng, đồng thời sẽ phải xây dựng nhà máy sản xuất metanol, MTBE và etylen làm cơ sở cho công nghiệp hóa dầu. Dự kiến, một khu công nghiệp hóa dầu trên cơ sở nguyên liệu đi từ khí (khí đồng hành, khí khô, condensat) sẽ được phát triển ở phía nam, vào giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Để đón đầu sự phát triển đó, hiện nay một số nhà máy sản xuất hóa dầu (PVC, DOP, PS v.v...) trên cơ sở bán thành phẩm nhập đã và sẽ được xây dựng.

Nhà máy lọc dầu đầu tiên công suất 6,5 triệu T/năm đã được khởi công xây dựng tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Giai đoạn đầu (khoảng 5 năm) nhà máy chỉ chế biến dầu ngọt (Việt Nam) và chủ yếu là cung cấp nguyên liệu (xăng các loại nhiên liệu phản lực, PO, FO, LPG). Chỉ một ít propylen được sản xuất và dự kiến sẽ được dùng để chế tạo PP ngay tại khu vục nhà máy. Sau đó, nhà máy sẽ chế biến thêm dầu chua (nhập từ Trung Đông) và như vậy trong sản phẩm sẽ có hydro các bon thơm nhiều hơn, có bitum để sản xuất nhựa đường. Petro Vietnam đã bắt đâu nghiên cứu phương án tăng công suất lọc dầu cho thời kỳ giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI để đáp ứng nhu cầu

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí