Đặc Điểm Kinh Tế - Kỹ Thuật Của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Tập Đoàn


CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN

TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) tiền thân là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới.

3.1.1. Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức - quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn

Tại Quyết định số 190//QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. PVN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: (a) Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác; (b) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế; (c) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ này; (d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công


ty con và công ty liên kết; (đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; (e) Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho PVN và theo các quy định tại Điều lệ.

Cùng với việc chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, PVN đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động tại Quyết định số 190/QĐ-TTg. Tại Điều lệ này, mô hình tổ chức và quản lý của Tập đoàn đã được quy định cụ thể với những điểm nổi bật như sau:

-Về cơ cấu và loại hình các doanh nghiệp/ Đơn vị trong Tập đoàn: Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

+ Công ty mẹ - PVN vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế, vừa có chức năng của một Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam; Công ty mẹ - PVN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

+ Các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn bao gồm: Các doanh nghiệp cấp I hầu hết đều hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Một số doanh nghiệp thành viên cấp II cũng hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. “Doanh nghiệp thành viên Tập đoàn bao gồm các doanh nghiệp do PVN, công ty con của PVN hoặc Công ty con các cấp tiếp theo trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với Doanh nghiệp đó”. “Doanh nghiệp liên kết Tập đoàn gồm doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của PVN và của công ty con và không do các doanh nghiệp này nắm quyền chi phối; doanh nghiệp không có vốn góp của PVN và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn”.

* Tập đoàn là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, bao gồm các công ty, có tư cách pháp nhân gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích


kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Mối quan hệ nội tại trong Tập đoàn:

a. Mối quan hệ giữa PVN với các công ty con, công ty liên kết

- Đối với các công ty con do PVN nắm giữ 100% vốn: PVN quyết định các vấn đề theo quy định của Luật doanh nghiệp đã được cụ thể hóa trong Điều lệ và Quy chế quản lý tài chính của PVN; Điều lệ và Quy chế quản lý tài chính của các công ty con. PVN chỉ thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn đối với công ty con.

- Mối quan hệ giữa PVN với các công ty con do PVN nắm quyền chi phối: PVN thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty con, định hướng hoạt động của công ty con thông qua Người đại diện tại các công ty con.

- Việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của PVN tại các công ty liên kết và các công ty khác: PVN thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của PVN tại các công ty liên kết và các công ty khác thông qua Người đại diện. Người đại diện của PVN tại các doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ như Người đại diện ở các công ty cổ phần mà PVN có cổ phần chi phối. Tuy không chi phối các công ty này nhưng thông qua người đại diện của mình ở mức độ khác nhau PVN đã hướng các công ty này hoạt động theo chiến lược, định hướng của Tập đoàn.

b. Vai trò của Công ty mẹ - PVN và sự tham gia của các công ty con trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển chung của Tập đoàn; việc phối hợp hoạt động SXKD; kết nối các mối quan hệ, các liên kết kinh tế trong Tập đoàn; việc hỗ trợ các đơn vị thành viên trong tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ về khoa học- công nghệ và các quan hệ khác với bên ngoài Tập đoàn…được thể hiện trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển chung của Tập đoàn.


* Về ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn (bao gồm cả các đơn vị thành viên): được chia thành ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế việc đầu tư ngoài ngành.

Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức - quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn, với mô hình này không có một cấu trúc vốn chung cho “Tập đoàn” mà mỗi doanh nghiệp thuộc Tập đoàn và bản thân Công ty mẹ - Tập đoàn sẽ có một cấu trúc vốn riêng và như vậy sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp của Tập đoàn. Đồng thời do các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn hoạt động ở các lĩnh vực rất khác nhau (cả thuộc và không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn, hoặc có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn) và các doanh nghiệp có quy mô, mức độ nắm giữ vốn của PVN tại các doanh nghiệp cũng rất khác nhau do vậy dẫn đến cấu trúc vốn nói chung và việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu tại mỗi doanh nghiệp thuộc Tập đoàn cũng hết sức đa dạng.

3.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn

3.1.2.1. Đặc điểm về vai trò của Tập đoàn trong nền kinh tế quốc dân


Qua hơn 50 năm thành lập và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò chủ đạo của ngành hay nói cách khác là khẳng định vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. PVN luôn chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trước hết thông qua những đóng góp to lớn cho ngân sách nhà nước, đóng góp doanh thu vào tổng sản phẩm quốc nội… luôn dẫn đầu trong cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Riêng đóng góp cho ngân sách nhà nước đều luôn ở mức năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng từ 23 – 30% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước; tổng doanh thu của Tập đoàn chiếm 18 – 30% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước.


Bảng 3.1. Tổng hợp các đóng góp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về doanh thu và nộp ngân sách nhà nước cho nền kinh tế giai đoạn 2007 – 2012



Các chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Doanh thu ( nghìn tỷ đồng)

213,40

280,05

265,02

478,40

675,30

772,70

Tỷ trọng doanh thu của PVN/GDP cả nước (%)


18,7


18,8


16,0


24,2


26,6


29,68

Nộp NSNN (nghìn tỷ đồng)

85,95

121,80

91,05

128,70

160,80

186,3

Tỷ trọng nộp NSNN/ Tổng thu NSNN cả nước (%)


25,6


28,3


20,6


23,0


23,8


30,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam - 6

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của TĐDKQGVN và Bộ Tài chính)


Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Đặc điểm về vai trò hết sức quan trọng của Tập đoàn trong nền kinh tế quốc dân đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình vốn và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp của Tập đoàn. Chính vai trò quan trọng này đã mang lại cho Tập đoàn thế mạnh về vốn, được Nhà nước ưu tiên về vốn để tập trung cho sự phát triển ổn định, bền vững và có tốc độ cao của Tập đoàn. Do vậy, tại hầu hết các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN, nguồn vốn chủ sở hữu từ vốn Nhà nước tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác, đồng thời việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng có nhiều ưu thế. Có thể nói với vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các daonh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có nhiều thuận lợi trong quá trình điều chỉnh cấu trúc vốn để hướng tới cấu trúc vốn tối ưu do có lợi thế rất lớn trong “lựa chọn nguồn vốn”.


3.1.2.2. Đặc điểm về tốc độ và quy mô đầu tư của Tập đoàn


Tốc độ và quy mô đầu tư của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam rất lớn dẫn đến nhu cầu vốn, quy mô vốn của các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn rất lớn. Giai đoạn 2007-2012, hoạt động đầu tư phát triển của Tập đoàn được đẩy mạnh, các dự án bao gồm từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác đến chế biến dầu khí và dịch vụ dầu khí đã được tiến hành đồng loạt, mở rộng cả về số lượng và quy mô của dự án, đặc biệt có những dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế có quy mô lớn và tổng mức đầu tư hàng tỷ USD đã được Tập đoàn triển khai thành công. Giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn đã triển khai tổng số 428 dự án (trong đó có 5 dự án trọng điểm nhà nước đã hoàn thành, 68 dự án nhóm A, 179 dự án nhóm B và 181 dự án nhóm C, trong đó chưa kể các dự án do các đơn vị liên kết đầu tư) với tổng giá trị thực hiện đầu tư là 263 nghìn tỷ đồng. Trong số các dự án trên, ngoài các dự án trọng điểm quốc gia và một số dự án lớn do Tập đoàn (Công ty mẹ) trực tiếp làm chủ đầu tư thì hầu hết các dự án đầu tư còn lại đều do các đơn vị thành viên trong Tập đoàn làm chủ đầu tư. Riêng năm 2011 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt tới 89 nghìn tỷ, trong đó tập trung ở các lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn. Tổng giá trị đầu tư của các năm đều tăng trưởng, bình quân năm sau tăng 20% so với năm trước, cơ cấu đầu tư giữa các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn thay đổi theo hướng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn.

Bảng 3.2. Hoạt động đầu tư giai đoạn 2006-2011 và Kế hoạch 2011 - 2015

Đơn vị: Tỷ đồng


TT

Lĩnh vực

Tổng đầu tư

2006 - 2010

Tổng đầu tư

2011

KH đầu tư

2011 - 2015

1

Thăm dò khai thác DK

103.905

51.662

395.740

2

Công nghiệp Khí

13.062

3.174

71.890

3

Công nghiệp Điện

37.669

14.608

175,880

4

Chế biến dầu khí

62.525

13.046

283.038

5

Dịch vụ dầu khí và dịch vụ khác

45.350

6.400

163.750


Tổng cộng

262.510

88.890

1.090.298

(Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư giai đoạn 2006-2011 của TĐDKQGVN)


Với tổng giá trị đầu tư thực hiện rất cao qua các năm và kế hoạch đầu tư giai đoạn đến 2015 lên tới 1.090.298 tỷ đồng, nhu cầu vốn của Tập đoàn nói chung và các đơn vị thành viên của Tập đoàn rất lớn đòi hỏi phải huy động cả vốn chủ sở hữu và vốn vay rất lớn để đáp ứng nhu cầu vốn nói trên. Đây chính đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, khi mà quy mô, nhu cầu vốn cho đầu tư rất lớn dẫn đến nhu cầu về quy mô cả vốn chủ sở hữu và vốn vay của các doanh nghiệp cũng rất lớn.

3.1.2.3. Đặc điểm về tính chất ngành nghề hoạt động của Tập đoàn


Tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề trong đó lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ/đầu tư vốn. Các doanh nghiệp của Tập đoàn được phân làm các nhóm theo chức năng, lĩnh vực và ngành nghề, cụ thể như sau:

- Nhóm các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và là thuộc các Ngành nghề kinh doanh chính quy định tại Điều lệ của PVN bao gồm các lĩnh vực: Tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Lọc – hóa dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện; Dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

- Nhóm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư vấn quản lý các công trình dầu khí

- Nhóm doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện nổi

- Nhóm các doanh nghiệp dịch vụ khác (như tài chính, bảo hiểm…)

Năm lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ là những lĩnh vực mang lại doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn mà quan trọng hơn đó là những lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, những lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược của mỗi quốc gia. Do vậy việc Nhà nước sẽ phải nắm quyền chi phối đối với các lĩnh vực này, tập trung các nguồn lực trong đó đặc biệt là nguồn lực về vốn để đẩy mạnh và thúc đẩy các lĩnh vực này phát triển.

Đặc thù về ngành nghề của TĐDKQGVN đã mang lại cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính hoặc có liên quan đến lĩnh vực


sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn có ưu thế rất lớn về vốn chủ sở hữu do thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ vốn để duy trì sự chi phối của Nhà nước đối với lĩnh vực then chốt của nền kinh tế này. Mặt khác do tính chất đa ngành đa lĩnh vực nên dẫn đến sự khác biệt khá lớn trong cấu trúc vốn giữa các doanh nghiệp trong cùng Tập đoàn.

3.2. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

3.2.1. Khái quát về cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Cấu trúc vốn hay tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu có sự khác biệt rất lớn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong những năm qua. Có thể thấy có 5 nhóm rõ rệt:

+ Nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu thường xuyên rất cao gần 100% tới hơn 200% (thậm trí tới 220% ở Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn năm 2011, hay trên 173% ở Tổng công ty Điện lực Việt Nam năm 2011; 140% ở Tổng công ty Vận tải Dầu khí năm 2008). Đây là các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào tài sản cố định rất lớn (đầu tư nhà máy lọc dầu, đầu tư các nhà máy điện, đội tàu vận tải…) do vậy vốn vay dài hạn rất lớn mặc dù quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này cũng tương đối lớn (Năm 2011, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn có vốn chủ sở hữu gần 14 nghìn tỷ, Tổng công ty Điện lực Dầu khí có vốn chủ sở hữu gần 11 nghìn tỷ, còn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Vận tải Dầu khí cũng trên 2,4 nghìn tỷ đồng)

+ Nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu ở mức trung bình khoảng từ 30% - 60%, tuy nhiên cá biệt có những năm tỷ lệ này cũng đạt tới mức 100% thậm trí trên 150% (như trường hợp của Tổng công ty Khí hiện nay ở mức 32% nhưng có thời điểm như năm 2007 – 2009 tỷ lệ này đạt gần 100%, năm 2008 tới 156,8%; Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí hiện nay ở mức 57% nhưng năm 2009 đạt 96,5%, năm 2010 hơn 120%; Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí mức bình quân là 30%- 50%, cá biệt năm 2009 tỷ lệ này là 133,7%)


+ Nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu thấp dưới 20% do có quy mô vốn chủ sở hữu lớn do vậy mặc dù quy mô vốn vay dài hạn cũng khá cao nhưng tỷ lệ này chỉ duy trì ở mức khoảng từ 5% - 20%. Điển hình cho các doanh nghiệp này là Công ty mẹ Tập đoàn– PVN (có mức vốn chủ sở hữu năm 2011 lên đến 250 nghìn tỷ đồng do đó mặc dù nợ dài hạn gần 11 nghìn tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu vẫn dưới 5%). Hay Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí có quy mô vốn chủ sở hữu năm 2011 gần 50 nghìn tỷ trong khi nợ dài hạn cũng tới gần 10 nghìn tỷ.

+ Nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu thấp dưới 20% thậm trí bằng 0% do không sử dụng hoặc ít sử dụng nợ vay nói chung (cả nợ dài hạn và ngắn hạn đều ở mức thấp hoặc không sử dụng) như các trường hợp của TCT Hóa chất và phân bón Phú Mỹ; Tổng công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí, Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí, Tổng công ty Công nghệ năng lượng Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí.

+ Nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu thấp dưới 20% thậm trí bằng 0% nhưng do không sử dụng hoặc sử dụng ít nợ dài hạn trong khi đó nợ ngắn hạn rất cao, như Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec), Tổng công ty Xây lắp Dầu khí, Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí

Bảng 3.3. Cấu trúc vốn tại Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 của Tập đoàn giai đoạn 2007 - 2012

Đơn vị %


STT

Đơn vị

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Công ty mẹ - PVN

12,9

20,9

20,2

1,1

4,3

7,36

2

TCT Thăm dò khai thác DK

0,9

0,6

3,2

10,2

20,3

31,71

3

CTy Lọc hóa dầu Bình Sơn


0,0

0,0

159,7

219,5

116,4

4

TCT Hóa chất và phân bón PM

0,0

0,1

4,0

4,0

0,0

0,0

5

TCT Khí Việt Nam

97,7

156,8

93,6

28,0

32,4

17,6

6

TCT Dầu Việt Nam


0,7

6,4

10,5

8,4

4,7


STT

Đơn vị

2007

2008

2009

2010

2011

2012

7

TCT Điện lực Việt Nam

0,0

97,1

108,3

90,2

173,2

120,3

8

TCT Dịch vụ kỹ thuật DK

67,6

88,0

96,5

120,2

56,7

45,1

9

TCT Khoan và DV khoan DK

70,5

50,3

133,7

27,9

33,5

62,5

10

TCT Dịch vụ Tổng hợp DK

0,0

4,6

3,5

2,1

1,4

0

11

TCT Vận tải Dầu khí

72,1

144,0

126,2

85,3

97,2

73,6

12

TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí

0,0

0,0

0,0

0,0

10,1

5,8

13

TCT Công nghệ năng lượng DK



0,0

0,0

0,0

5,7

14

TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec)


0,0


0,0


0,0


0,0


0,0


0,0

15

TCT Dung dịch Khoan và hóa phẩm Dầu khí


0,0


0,0


0,0


3,2


8,2


12,8

16

TCT Xây lắp Dầu khí

1,7

26,2

6,8

2,6

0,0

51,5

17

TCT Bảo hiểm Dầu khí

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

8,3

18

TCT Tài chính CP Dầu khí

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

19

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (*)


5.894


17.433


1.737


11.670


-651


-125.7

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)


(*) Trường hợp Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất: công ty kinh doanh thua lỗ thường xuyên dẫn đến mất vốn chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu âm, trong khi đó Công ty vay nợ (nợ dài hạn) khá nhiều để thực hiện đầu tư do vậy tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu ở mức độ cao bất thường.

Ngoài các doanh nghiệp cấp 1, nếu xét tổng thể 151 doanh nghiệp thành viên cấp 1 và cấp 2 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2011 thì có tới 57% số doanh nghiệp (86 doanh nghiệp) không vay vốn dài hạn (hoặc không vay vốn), tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu ở mức dưới 10% cũng chiếm tỷ lệ gần 18%, còn các mức tỷ lệ khác chỉ phân bổ từ 3% đến 7%.


Bảng 3.4. Tổng hợp tỷ lệ Nợ dài hạn trên Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012


Tỷ lệ Nợ DH/ Vốn CSH

Trên 200%

100%-

200%

60% -

100%

30% -

60%

Từ 10%

- 30%

Dưới 10%

0%

Số lượng DN

8

5

8

6

11

27

86

Tỷ lệ/tổng DN

5,3%

3,3%

5,3%

4,0%

7,3%

17,9%

57,0%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)

3.2.2. Vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Với mô hình Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là Tập đoàn đa sở hữu do Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, kinh doanh đa ngành, do vậy vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn rất đa dạng cả về quy mô và cơ cấu sở hữu

3.2.2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Như trên đã phân tích do tính đa dạng về lĩnh vực ngành nghề, tình trạng sở hữu… nên quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí cũng rất đa dạng.

Bảng 3.5. Tổng hợp quy mô vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012


VCSH

(tỷ đồng)


Trên 40.000

Từ 20.000

- 40.000

Từ 10.000

- 20.000

Từ

5.000 - 10.000

Từ 1.000

- 5.000

Từ 500 -

1.000

Từ 100 -

500

Từ 50 -

100


Từ 10

- 50


Dưới 10

Số DN

2

1

2

6

8

10

55

24

33

9

Tỷ lệ %

1,3

0,66

1,32

3,9

5,3

6,62

36,42

15,9

21,9

5,96

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)

(*) Tỷ lệ trên tổng số 151 doanh nghiệp (bao gồm công ty mẹ và các công ty thành viên cấp 1 và cấp 2 thuộc Tập đoàn); loại trừ 01 Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tại thời điểm 2012 âm là Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất


Bên cạnh những doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu lớn thuộc hàng các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam (vốn chủ sở hữu trên 40.000 tỷ đồng), trong khi đó có không ít doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu ở mức độ trung bình (vốn chủ sở hữu từ 100 tỷ đến 1.000 tỷ đồng) và cũng có những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực không phải là lĩnh vực kinh doanh chính chỉ có vốn chủ sở hữu dưới 10 tỷ đồng. Quy mô vốn chủ sở hữu của các Doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp trong Tập đoàn (ngoài lĩnh vực hoạt động theo ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường, một đặc thù của các Doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước đó là tính phù hợp của lĩnh vực mà Doanh nghiệp hoạt động so với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn). Ngoài ra về mô hình tổ chức các Doanh nghiệp cấp 1 có quy mô vốn chủ sở hữu lớn hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp cấp 2 vì ngoài chức năng trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực như thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp điện, công nghiệp khí, lọc hóa dầu, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao các doanh nghiệp này còn thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp thành viên cấp 2 (có những doanh nghiệp cấp 1 thực hiện đầu tư vốn vào hàng chục các công ty cấp 2).

Bảng 3.6. Quy mô vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - PVN và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn

Đơn vị Tỷ đồng


STT

Đơn vị

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Công ty mẹ - PVN

113.299

118.000

118.124

215.994

250.284

285.319

2

TCT Thăm dò khai thác DK

20.972

23.446

34.198

36.697

49.069

62.747

3

CTy Lọc hóa dầu Bình Sơn

-

19,9

425

19.376

13.674

21.915

4

TCT Phân bón Phú Mỹ

4.370

4.687

5.487

6.193

8.227

8.962

5

TCT Khí Việt Nam

6.459

5.555

7.214

21.974

23.141

26.871

6

TCT Dầu Việt Nam

-

2.769

3.212

5.158

7.111

8.598

7

TCT Điện lực Việt Nam

2.965

4.382

9.251

11.273

11.280

13.098

8

TCT Dịch vụ kỹ thuật DK

1.178

2.277

3.480

3.278

5.423

5.615

9

TCT Khoan và DV khoan DK

1.835

2.057

4.143

5.106

6.106

6.459

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí