Theo C.Mác “Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó”.
Theo tác giả Đoàn Ngọc Phúc (2014) : “Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra ít nhất để đạt được kết quả đó”.
Theo tác giả Trần Vũ Hà Xuyên (2017): “Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm tối đa hóa kết quả hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”
Luận văn đưa ra khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc đạt được thu nhập (đầu ra) cao và tiết kiệm được chi phí (đầu vào) nhiều trong kỳ.
Như vậy thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả đạt được về mặt doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, tổng tài sản.
Hiệu quả hoạt động kinh tế của DNNN ngoài kết quả về hiệu quả hoạt động kinh doanh đơn thuần còn xét đến các đóng góp về mặt kinh tế cho nền kinh tế quốc dân như đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp cho GDP.
Đối với hiệu quả về mặt chính trị, xã hội là việc sử dụng các nguồn lực từ hoạt động kinh doanh, các nguồn lực sẵn có liên quan, nguồn lực từ phía nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao để phát triển kinh tế - xã hội như trong Nghị quyết TW có nêu: “Cùng với cơ chế, chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội”
Như vậy, Hiệu quả của DNNN phải được xem xét, đánh giá và đo lường trên cơ sở 3 yếu tố là: Kinh tế, Chính trị, Xã hội.
Yếu tố Kinh tế thì được đo lường bằng các kết quả kinh doanh mang lại và việc bảo toàn phát triển vốn nhà nước như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tổng tài sản; Đóng góp cho sự phát triển kinh tế nhà nước như đóng góp cho ngân sách quốc gia; Đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế như đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bảng 1.1: Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế
Đơn vị tính | |
Doanh thu | Triệu USD |
Lợi nhuận | Triệu USD |
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) | % |
Tổng tài sản | Triệu USD |
Đóng góp vào GDP | % |
Đóng góp vào ngân sách nhà nước | % |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 1
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Dnnn
- Thực Trạng Hoạt Động Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
- Các Mỏ Dầu Khí Đầu Tư Gặp Rủi Ro Trong Đầu Tư Tại Nước Ngoài
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các văn bản của các bộ, ngành)
Yếu tố Chính trị thì được đo lường bằng việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, then chốt cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nhận và thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ mà nhà nước giao để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phát triển kinh tế vùng, đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia, tham gia khai thác dầu thô để bảo vệ chủ quyền, lãnh hải mà các thành phần kinh tế khác không thể thực hiện được, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Yếu tố Xã hội được đo lường bằng các đóng góp của DNNN cho xã hội như an sinh xã hội, phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống cho người lao động, tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
Hiệu quả chính trị, xã hội được đánh giá thông qua các tiêu chí:
Bảng 1.2: Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả chính trị, xã hội
Tiêu chí | Nội dung đánh giá | |
1 | Ổn định kinh tế vĩ mô | Góp phần ổn định giá cả hàng hóa; Góp phần ổn định tỷ giá; Góp phần cung cấp nguồn vốn để phát triển kinh tế ; Góp phần vào tăng trưởng GDP. |
2 | An ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia | Đảm bảo và tự chủ cung nguồn dầu, khí, các sản phẩm hóa dầu để phục vụ nhu cầu nội địa và an ninh, quốc phòng; Cung cấp nguồn vốn để trang bị thiết bị quân sự, an ninh; Đảm bảo cung cấp nguồn điện để bù đắp lượng điện thiếu hụt, cung cấp nguồn dầu, khí cho dân sinh, cho sản xuất công nghiệp và góp phấn củng cố an ninh, quốc phòng; Cung cấp các sản phẩm hóa dầu phục vụ ngành nông nghiệp để gia tăng sản lượng nông nghiệp bằng chất lượng sản phẩm và giá thành hạ, đảm bảo nguồn cung lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực |
3 | An ninh, chủ quyền lãnh hải | Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và lực lượng an ninh, quốc phòng để tìm kiếm và thăm dò khai thác dầu khí ở biển đông, khẳng định chủ quyền |
biển đảo, tham gia hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ công tác trên biển về vật chất, tinh thần và phương tiện vũ trang. | ||
4 | Thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế | Đầu tư các dự án tại các địa bàn khó khăn mà tư nhân không đủ nguồn lực hoặc không muốn tham gia theo chủ trương của Đảng và nhà nước để hình thành các khu công nghiệp hiện đại góp phần phát triển kinh tế địa phương, kinh tế vùng. Tham gia vào đầu tư tại nước ngoài để khai thác dầu khí tại nước ngoài bổ sung cho nguồn cung nội địa và hợp tác với các tập đoàn dầu khí nước ngoài để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong nước. |
5 | Hoạt động an sinh, xã hội | Tạo công ăn việc làm cho người lao động, mang lại thu nhập và phúc lợi cho người lao động, các hoạt động an sinh như tài trợ cho các công trình công cộng, các quỹ hỗ trợ cộng đồng… |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các văn bản của các bộ, ngành)
1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
Sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tồn tại phát triển của nhân loại nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Do sự cạnh tranh quyết liệt buộc doanh nghiệp phải tái sản xuất mở rộng, muốn tái sản xuất mở rộng cần phải tăng thêm số tư bản ứng trước để mua thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Để tái sản
xuất, buộc doanh nghiệp phải có lợi nhuận, lợi nhuận làm ra dùng để tiêu dùng và dùng để tăng tư bản ứng trước hay để tích lũy tư bản.
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận thì Mác cho rằng cần phải rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông hàng hóa, nhân tố này đòi hỏi phải có môi trường thuận lợi để phục vụ sản xuất và lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, môi trường đó phải đến từ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp; Tiết kiệm tư bản bất biển bằng cách sử dụng tài sản cố định với hiệu quả cao nhất, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải, sử dụng vật liệu mới tăng giá trị sản phẩm trong sản xuất, để thực hiện được việc đó không gì khác phải đổi mới khoa học công nghệ.
Như vậy, trong lý luận của Mác cho thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận và tăng tỷ suất lợi nhuận thì yêu cầu phải cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, không ai khác chính nhà nước sẽ làm tốt vai trò này và tăng năng suất các yếu tố tổng hợp đầu vào không gì khác bằng cách đổi mới khoa học công nghệ.
Vấn đề cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong hơn 20 năm qua luôn được Đảng quan tâm và nêu ra tại các kỳ đại hội Đảng. Cải cách, đổi mới không phải chỉ là thu hẹp, xóa bỏ hay phê phán mà là phải nhìn nhận và đánh giá đúng những chức năng, nhiệm vụ, vai trò của DNNN và tình hình kinh tế hiện tại của đất nước để thay đổi mô hình hay phương thức hoạt động cho DNNN có hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là vừa phải thích nghi và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, vừa phải truyền tải hay thực hiện các nhiệm vụ, các chính sách của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động kinh tế và xã hội hay thực hiện các vai trò về chính trị và xã hội.
Các quan điểm của Đảng về cải cách, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN qua các thời kỳ như sau:
- Tại Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991), nêu rõ: “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế”. Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), khái niệm kinh tế quốc doanh không được sử dụng nữa mà thay vào đó là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Vai trò chủ đạo của khu vực doanh nghiệp Nhà nước “thể hiện ở chỗ mở đường và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
- Từ Đại hội Đảng lần VIII (năm 1996) trở đi, khái niệm kinh tế Nhà nước đã được sử dụng phổ biến và hoàn toàn thay thế cho khái niệm kinh tế quốc doanh. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được nêu cụ thể: “tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
- Tại Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) lại nêu: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp Nhà nước giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật”.
Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2010; trong đó đề ra các quan điểm chỉ đạo: “Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp
phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế,…”.
Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã xác định chủ trương về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước: “Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm…”.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, đồng thời chính thức nêu bật vai trò của hình thức kinh tế đa sở hữu với chủ trương “khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp cổ phần mới, để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta”.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Đại hội cũng đã xác định chủ trương tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; trong đó nhấn mạnh giải pháp cổ phần hoá, thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, đa sở hữu, đa ngành, đa lĩnh vực; yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó xác định chủ trương “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mành. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển.
Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân…”.
Hội nghị TW6, khóa XI, xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Hội nghị TW3 và TW9 khóa IX, và định hướng cải cách DNNN theo hướng tái cơ cấu lại ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của DNNN; đổi mới mô hình quản trị DNNN; cải cách cơ chế quản lý DNNN; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong DNNN.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016): “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ”
Đặc biệt, Theo Nghị quyết Số 12-NQ/TW ngày 03/06/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã đi sâu và sát về nhận định tình hình hoạt động của DNNN, xác định nguyên nhân hạn chế, xác định mục tiêu phát triển DNNN và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao hiệu quả của DNNN.
Như vậy, theo tinh thần và định hướng chỉ đạo các kỳ Đại hội nêu trên thì sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN luôn là vấn đề được Đảng quan tâm và xác định vai trò quan trọng trong mỗi kỳ đại hội Đảng, cũng như có một chuyên đề nghiên cứu thảo luận riêng tại mỗi kỳ Hội nghị TW để tìm ra mô hình và môi trường để DNNN hoạt động có hiệu quả. Quan điểm của Đảng về cải cách, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được tóm tắt như sau:
- Đại hội VII, phát triển kinh tế quốc doanh có hiệu quả, nắm giữ những lĩnh vực then chốt, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thay đổi tên gọi kinh tế quốc doanh thành doanh nhiệp nhà nước, vai trò chủ đạo thể hiện ở chỗ mở đường