phát triển của ngành còn chậm so với mục tiêu đề ra, năng lực điều hành và khả năng kinh doanh còn hạn chế so với một số nước trong khu vực.
Đã có nhiều nghiên cứu về cải cách, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và nghiên cứu về các đơn vị trong ngành dầu khí, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào về nâng cao cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Do vậy, căn cứ vào chủ trương mới của Đảng về đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN; căn cứ về vai trò của Tập đoàn dầu khí với ngành dầu khí, sự đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội và những tồn tại, hạn chế, yếu kém; căn cứ vào khoảng trống của các nghiên cứu trước đây tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035” làm đề tài luận văn thạc sĩ vì nó có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn là giải quyết nhu cầu cấp bách hiện nay về đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả của DNNN nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng.
2. Tổng quan các nghiên cứu
- Trần Vũ Hà Xuyên (2017),: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa tại TP. Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh doanh thương mại, Đại học kinh tế TP.HCM. Nghiên cứu này đề cập ở khía cạnh vi mô, quản trị doanh nghiệp, và hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường bằng kết quả kinh doanh cụ thể chỉ số tài chính là mức sinh lợi trên tài sản và mức sinh lợi trên vốn cổ phần, phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại TP.HCM.
- Đoàn Ngọc Phúc (2014),: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Đại học kinh tế TP.HCM. Nghiên cứu này đề cập hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường bằng kết quả kinh doanh cụ thể chỉ số tài chính là mức sinh lợi trên tài sản và mức sinh lợi trên vốn cổ phần. Nghiên cứu này có phạm vi và đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp nhà nước sau cổ
phần hóa, được thực hiện trước bối cảnh mới là đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới của Đảng và Nhà nước.
- Đinh Thị Thủy Tiên (2008),: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng, Đại học kinh tế TP.HCM. Nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới vấn đề xử lý tài chính, giai đoạn đầu đổi mới, sắp xếp DNNN, tiến hành cổ phần hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 1
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Cơ Bản Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Tế
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Dnnn
- Thực Trạng Hoạt Động Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
- GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn và đ.t.g (2017) : “Cải cách DNNN ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp”. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật. Cuốn sách đề cập đến: Kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có hoàn cảnh, điều kiện giống như Việt Nam, về địa lý cùng khu vực, văn hóa như: Indoneisia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc; về các nền kinh tế chuyển đổi XHCN như: Nga, các nước Đông Âu, Trung Quốc; về nền kinh tế có cùng thể chế, chế độ chính trị như: Trung Quốc. Các nước trên đã có những cải cách thể chế quan trọng để cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả như: cải cách luật và khung pháp lý, cải cách môi trường kinh doanh, cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nước, cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước.
- Ban Kinh tế Trung Ương (2017): “Đổi mới DNNN và phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay”. Tài liệu tham khảo. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật. Tài liệu là nghiên cứu của tập thể tác giả là các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế… trong đó trình bày về thực trạng tái cơ cấu DNNN, những thách thức trong quá trình cổ phần hóa hiện nay theo số liệu cập nhật đến năm 2016 và những giải pháp nâng cao hiệu quả DNNN hiện nay.
- Daron Acemoglu và James A.Robinson (2012): “Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng, và nghèo đói. Tại sao các quốc gia thất bại”. Nhà xuất bản Trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng bí quyết để tăng trưởng kinh tế bền vững và mang lại thịnh vượng cho quốc gia, dân chúng là tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo hay động lực của thịnh vượng là công nghệ và giáo dục. Và để có đổi mới sáng tạo trên
diện rộng thì đòi hỏi phải có cải cách về thể chế để tạo môi trường cho hoạt động đó được phát triển.
- Ngân hàng thế giới (2014): “Việt Nam 2035, hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”. Báo cáo này được thực hiện bởi Ngân hàng thế giới phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước và quốc tế, các nhà chính trị có liên quan của Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ngân hàng thế giới chấp thuận năm 2014. Nghiên cứu chỉ ra các điểm tồn tại của nền kinh tế Việt Nam và cần các cải cách kinh tế, thể chế để đạt mục tiêu Việt Nam trở nên thịnh vượng, hiện đại và phát triển bền vững dựa trên các tiêu chí và mục tiêu rõ ràng, cụ thể vào năm 2035. Trong đó, báo cáo cũng chỉ ra để phát triển kinh tế bền vững phải áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới và hướng tới nền kinh tế dựa vào sáng tạo đổi mới, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì bên cạnh áp dụng và đổi mới công nghệ, các DNNN phải cải cách về quản trị và quản lý nhà nước.
- GS. Trần Văn Thọ (2015): “Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam”. Nhà xuất bản Tri Thức. Nghiên cứu chỉ ra các điểm hạn chế của nền kinh tế Việt Nam, các cơ hội bị đánh mất, lý giải việc nền kinh tế Việt Nam chưa cất cánh và nhìn nhận các nước thành công trong việc phát triển kinh tế, tận dụng được lợi thế là nước đi sau. Đặc biệt, tác giả chỉ ra rằng các yếu tố về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa được phát huy trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước, trong khi các nước như Nhật, Hàn Quốc… quá trình này được chính phủ và doanh nghiệp đều nỗ lực và thực hiện rộng rãi, thành công, là nhân tố quan trọng tạo nền tảng cho nền kinh tế cất cánh và phát triển bền vững.
- GS.TS. Tạ Ngọc Tấn – PGS.TS. Lê Quốc Lý và đ.t.g (2012): “Đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sách tham khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đây là một nghiên cứu dưới góc nhìn của các nhà khoa học kinh tế - chính trị uy tín, các chuyên gia kinh tế, các nhà báo, các học giả, các nhà quản lý DNNN. Trong đó đề cập đến việc nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta nên để thị trường tự do đến đâu và nhà nước can thiệp ở mức nào là hợp lý và đứng ở cầu nối, trung tâm đó là kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng.
- GS.TS. Nguyễn Đông Phong và đ.t.g (2014) : “Triển vọng kinh tế Việt Nam, thể chế và minh bạch”. Sách tham khảo. Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM năm. Tài liệu đề cập tới các vấn đề, chính sách kinh tế vĩ mô dưới góc độ thể chế, trong đó có phần đề cập đến việc tái cấu trúc tập đoàn và DNNN, phân tích các chính sách về cải cách DNNN và đưa ra một số kiến nghị chính sách.
- PGS.TS.Nguyễn Minh Tuấn :“Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Sách tham khảo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2010.Tài liệu trình bày lý thuyết và thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đây cũng là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN ở Việt Nam.
- Phạm Trường Phước (2017): “Đánh giá nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của các Công ty tài chính thuộc kiểm soát Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước tại Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ chính sách công, Đại học kinh tế TP.HCM, nghiên cứu đã chỉ ra các công ty tài chính đã có vai trò quản lý tài chính, tư vấn tài chính, điều hòa vốn nội bộ, huy động và thu xếp vốn tạo nguồn lực để cho các DNNN hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh, tuy nhiên các Công ty tài chính lại tham gia đầu cơ vào các lĩnh vực ngoài nhiệm vụ chính như đầu tư tài chính, chứng khoán, bất động sản… nhằm thu lợi nhanh chóng dẫn tới thua lỗ, mất vốn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiệm vụ chính, gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các DNNN.
- Phạm Quốc Khang (2014): “Phân tích hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của tập đoàn, tổng công ty nhà nước - Nghiên cứu tình huống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ chính sách công, Đại học kinh tế
TP.HCM. Nghiên cứu này về lĩnh vực đầu tư ngoài ngành và trong phạm vi một số đơn vị dầu khí niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Phạm Quốc Đạt (2011): “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí”. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế TP.HCM. Nghiên cứu trình bày trong phạm vi là một đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực khoan thăm dò, khai thác dầu khí. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh gồm: Đối thủ cạnh tranh; Yếu tố kinh tế; Pháp luật; Khoa học công nghệ; Văn hóa xã hội; Tự nhiên; Sản phẩm dịch vụ; Tổ chức quản lý; Tài chính;…Nghiên cứu này đưa ra các giải pháp như: Nâng cao hiệu quả đầu tư; Đẩy mạnh marketing; Quản trị tài chính; Quản trị nguồn nhân lực; Giảm thiểu rủi ro.
Việc tổng quan các nghiên cứu ở trên cho thấy chưa có đề tài nghiên cứu nào trùng với đề tài này.
Các nghiên cứu ở trên cũng cho thấy đa dạng các lý thuyết và dữ liệu mà luận văn này có thể kế thừa và hệ thống lại đưa ra khung lý thuyết để đánh giá hoạt động của PVN và đưa ra các cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN. Cụ thể, các nghiên cứu trên mang lại và làm rõ các lý thuyết về quản lý nhà nước trong việc xây dựng hệ thống quản trị, kiểm tra giám sát DNNN và sự can thiệp của nhà nước vào các DNNN làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN, và đưa ra tình hình thực tế và xu hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước trong khu vực và trên thế giới cả về thành công và thất bại mà nước ta cần nhìn nhận và học hỏi, kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy xu hướng cải cách mạnh mẽ DNNN trước hết là cải cách về sở hữu hay cổ phần hóa, sau đó sẽ cải cách về quản lý nhà nước và cải cách về quản trị và kiểm tra, giám sát. Đối với việc đổi mới khoa học công nghệ các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đó là vấn đề sống còn và nhân tố cần phải cải cách DNNN trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng suất lao động để nâng cao hiệu quả hoạt động.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng về hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đề tài được nghiên cứu ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu của luận văn: các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017 và định hướng đến năm 2035.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phân tích…
Nguồn số liệu: là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị TW, Báo cáo, Văn bản của Chính phủ, Bộ ngành liên quan có liên qua đến đề tài nghiên cứu, Báo cáo của Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Tổng cục thống kê, nghiên cứu của các chuyên gia, số liệu từ các đề tài khoa học được công bố các báo cáo của tập đoàn dầu khí và các đơn vị thành viên.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa các lý thuyết, luận văn đưa ra khung lý thuyết để đánh giá về hiệu quả hoạt động từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của một đơn vị chủ lực của một ngành công nghiệp đầy đủ dầu khí, là một
ngành mũi nhọn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia.
Luận văn cho thấy rằng, bên cạnh những đóng góp hết sức to lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thì vẫn còn những rào cản rất lớn từ phía môi trường hoạt động và làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải cải cách để nâng cao hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Và đối với các DNNN khác, tùy theo đặc thù hoạt động, ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô hay cơ chế chính sách mà ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, do đó các yêu cầu cải cách cũng cấp bách và các giải pháp cải cách để nâng cao hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì cũng có thể áp dụng cho việc cải cách ở các DNNN khác.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và thước đo hiệu quả hoạt động của DNNN
Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Luật doanh nghiệp 2005 thì quy định DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có nêu “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”
Như vậy khái niệm DNNN có sự thay đổi theo từng thời kỳ và tùy vào tình hình kinh tế - xã hội mà xác định mức độ can thiệp của nhà nước vào DNNN đến đâu để nhà nước điều tiết nền kinh tế cũng như cải cách DNNN.
Hiệu quả hoạt động của DNNN không chỉ xác định đơn thuần về hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn xác định về hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu “ Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích.”
Đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh, một số nghiên cứu cho rằng: