mô lớn, ngày càng đa dạng và phức tạp nhằm đáp ứng các nhu cầu về khí cho điện, cho công nghiệp hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng và tiêu dùng dân sinh... Hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành từ bể Cửu Long (mỏ Bạch Hổ) và khí thiên nhiên từ lô 06.1 (Bể Nam Côn Sơn) được hoàn thiện, đã nâng khả năng cung cấp khí vào bờ đạt 6 tỷ m3/năm. Đây là những hệ thống đường ống dẫn khí trên biển hiện đại và dài nhất trên thế giới. Để tận dụng nguồn khí thiên nhiên và phát triển công nghệ chế biến khí, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã xây dựng các công trình như Nhà máy xử lý khí Dinh cố, Công trình Đường ống kho cảng Thị Vải, Công trình đường ống dẫn khí Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Ngành Công nghiệp khí Việt nam bắt đầu cung cấp khí hoá lỏng (LPG) cho thị trường trong nước để thay thế nhập khẩu. Hiện nay, sản lượng LPG sản xuất được hàng năm trên 500.000 tấn, đã đáp ứng được khoảng 60-65% thị trường nội địa. Trong thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục đầu tư nghiên cứu để đưa khí từ các mỏ mới phát hiện vào bờ; Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đến các khu công nghiệp; đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình tàng trữ, chế biến khí, hình thành các khu công nghiệp sử dụng nhiên liệu khí để nâng cao sức tiêu thụ, mở rộng và phát triển ngành công nghiệp khí Việt nam.
Trong lĩnh vực chế biến dầu khí, đến năm 2010 Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động. Khu liên hiệp lọc hoá dầu Nghi Sơn-Thanh Hoá, Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu đang trong giai đoạn triển khai thi công. Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ đã đi vào sản xuất từ tháng 8/2004 (đáp ứng được 1/3 nhu cầu phân đạm nội địa). Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau (trong cụm Khí-Điện-Đạm CM) đang được xúc tiến triển khai. Ngoài ra, hàng loạt các công trình, dự án hoá dầu sản xuất các nguyên vật liệu cho ngành hoá chất, vật liệu xây dựng, đang được triển khai thực hiện. Khi các công trình này được hoàn thành sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường nội địa về sản phẩm lọc, hoá dầu và phục vụ cho xuất khẩu.
Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam được phép của Chính phủ, đã thành lập Tổng công ty Điện lực dầu khí, có chức năng, nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh
các nhà máy điện khí như Cà Mau, Nhơn trạch, tham gia vào các Dự án xây dựng nhà máy thủy điện trong và ngoài nước (Lào),...
Hiện nay, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như mạng lưới phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu, khí để phục vụ công tác bán buôn, bán lẻ, bao gồm hệ thống tổng kho tiếp nhận và cảng đầu mối, hệ thống kho trung chuyển và vận chuyển sản phẩm tới hệ thống bán lẻ và các hộ tiêu thụ, nhằm chuẩn bị cho việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu, các sản phẩm dầu, mỡ nhờn, LPG. PVN có mục tiêu từng bước chiếm lĩnh thị trường và trở thành tập đoàn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực phân phối sản phẩm dầu, khí ở Việt nam trong 10 năm tới.
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, tiến hành các hoạt động bao trùm từ khâu đầu đến khâu sau, có tiềm lực khoa học công nghệ hiện đại và tiếp cận với trình độ chung của cộng đồng dầu khí thế giới, đạt trình độ khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trình độ quốc tế trong một số lĩnh vực về công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến và dịch vụ, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam coi trọng việc mở rộng hợp tác với các công ty, tổ chức trong và ngoài nước, tích cực triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia và công nhân dầu khí Việt nam đủ mạnh về chất và lượng đủ khả năng tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và nước ngoài.
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TỚI PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG LINH HOẠT
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và vị trí của ngành dầu khí:
Sản phẩm dầu khí là loại nhiên liệu chiến lược của nền kinh tế quốc dân, ngoài ra còn được sử dụng làm nguyên liệu cho kỹ nghệ chất dẻo, kỹ nghệ tơ sợi, kỹ nghệ bột giặt, kỹ nghệ phân bón và nhiều kỹ nghệ khác. Dầu khí còn là sản phẩm nguyên liệu cho thực phẩm. Vì vậy, nhiều quốc gia đã coi công nghiệp dầu
khí là ngành công nghiệp chủ lực cho việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền kinh tế quốc dân.
Ở Việt nam, dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, tăng nhanh sản lượng dầu khí, xây dựng nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn khí và công nghiệp khí thiên nhiên. Phát triển ngành công nghiệp dầu khí và hình thành dần công nghiệp hoá dầu Việt nam” [20,tr95]. Vì vậy, Chính phủ đã cho phép ngành dầu khí được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, như ưu đãi về việc sử dụng các nguồn lực, đầu tư nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho Tập đoàn được áp dụng phương thức tổ chức lao động và trả lương linh hoạt cho một số công việc quan trọng trên dây chuyền.
2.2.2. Đặc điểm công việc và dây chuyền sản xuất:
Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt nam được tiến hành chủ yếu ở ngoài khơi, trên các giàn khoan biển, các công trình, thiết bị nổi, tàu chở dầu, tàu dịch vụ kỹ thuật, nên lao động dầu khí là loại lao động thuộc công nghiệp nặng có độ phức tạp cao, một số công việc phải thuê chuyên gia nước ngoài, cách tổ chức có những điểm đặc thù. Lực lượng lao động thường xuyên làm việc trên biển chiếm từ 30 – 40% tổng số lao động dầu khí.
Phần lớn các công việc dầu khí đều rất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Người lao động thường xuyên làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao, độ rung, nhiệt độ quá mức quy định, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, mưa bão thất thường. Khi khoan thăm dò, các yếu tố rủi ro luôn đe dọa như gặp phải khí độc (H2S) hay vùng áp suất dị thường dễ xẩy ra phun trào…Bản thân các thiết bị dầu khí cũng chứa đựng mối nguy hiểm tiềm tàng như các thiết bị đo phóng xạ, thiết bị đo địa vật lý giếng khoan hoặc các vật liệu nguy hiểm phải sử dụng như thuốc nổ, dùng để thử, mở vỉa. Việc thi công, xây lắp, sửa chữa các công trình tiến hành trên biển, nhiều sóng lớn, bãi dốc hoặc dưới độ sâu 50m - 60m trong lòng biển.
Ngoài tính chất là những công việc nặng nhọc, độc hại, trực tiếp đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết, hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí còn phải được tiến hành liên tục, không có thời gian gián đoạn, nên lao động dầu khí phải gắn liền với tiến độ của dây chuyền, phải phục vụ dài ngày (lao động làm việc trên giàn khoan biển ngày làm việc 12h, tháng làm việc 15 ngày; lao động tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí, ngày làm việc 12h, một năm làm 6 tháng ngoài biển;…), cường độ cao, chấp hành nghiêm ngặt mọi yêu cầu về an toàn - vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Nói chung trên thế giới cũng như Việt nam, lao động dầu khí ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng tinh xảo còn phải có sức khoẻ, sự chịu đựng bền bỉ và tinh thần chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ không điều kiện. Do những đặc điểm của công việc dầu khí hoàn toàn không giống với những công việc công nghiệp khác, lại được thực hiện trong điều kiện đặc thù, nên tính chất của tổ chức sử dụng nhân lực để hoàn thành công việc, cũng như cách thức sử dụng các động lực vật chất và tinh thần để khuyến khích thái độ làm việc cũng có những đòi hỏi đặc thù. Về cơ bản từ khâu tuyển nhân lực, đến bố trí nhân lực trên dây chuyền, xác định mức công việc phải hợp lý đối với từng loại lao động, và đặc biệt, việc đánh giá kết quả công việc cũng như đưa ra các đơn giá trả lương cũng không theo khuôn mẫu như những công việc công nghiệp thông thường.
2.2.3. Đặc điểm công nghệ sản xuất kinh doanh:
Các sản phẩm dầu, khí ở nước ta chủ yếu ở khu vực thềm lục địa ngoài biển cách bờ từ 50 km trở lên. Các mỏ dầu khí có cấu tạo đặc thù khác với những mỏ dầu khí của các nước trên thế giới: sản phẩm dầu khí của các nước nằm trên phần đáy móng của mỏ, sản phẩm dầu khí của nước ta nằm dưới đáy móng, do đó thăm dò và khai thác dầu khí khó khăn hơn.
Đặc điểm trên đòi hỏi công nghiệp dầu khí của nước ta phải sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Theo kinh nghiệm, bất cứ một nước nào có công nghiệp dầu khí đều phải đầu tư vốn lớn, công nghệ hiện đại và phải chịu rủi ro cao. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong nhiều năm qua công nghệ sản xuất được sử
dụng trong Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam là những công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển như Nga, Mỹ, Anh, Pháp,… có giá trị lớn. Theo số liệu báo cáo tài chính năm 2007, tài sản cố định hữu hình của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam như biểu 2.1:
Biểu 2.1: Tài sản cố định hữu hình Đơn vị: Tỷ đồng
Công trình dầu khí | Nhà xưởng vật kiến trúc | Máy móc, thiết bị | Phương tiện vận chuyển | Thiết bị và đồ dùng | Tài sản cố định khác | Cộng | |
Nguyên giá (1/1/2007) | 9.119 | 1.589 | 6.406 | 3.383 | 217 | 36 | 20.750 |
Nguyên giá (31/12/2007) | 12.134 | 1.782 | 7.034 | 4.077 | 284 | 2.105 | 27.416 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tích Hợp Kỹ Năng Lý Thuyết Và Kỹ Năng Thực Hành Lđcmktc
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Việc Thực Hiện Phương Thức Trả Lương Linh Hoạt Của Các Tập Đoàn Dầu Khí Nước Ngoài:
- Khái Quát Về Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam
- Phân Tích Thực Trạng Phương Thức Trả Lương Linh Hoạt Cho Lao Động Chuyên Môn Kỹ Thuật Cao Thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam
- Xác Định Các Chức Danh Công Việc Và Loại Lao Động Được Trả Lương Linh Hoạt.
- Các Chức Danh Trả Lương Linh Hoạt Do Quan Hệ Cung Cầu Lao Độn G
Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2007 của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam)
Với quy mô tài sản cố định đang sử dụng lớn như vậy, trong mấy năm lại đây có sự đổi mới và hiện đại hoá nhanh, nên nhiều vị trí trên dây chuyền sản xuất, khai thác dầu khí đã thay đổi về trình độ phức tạp của công việc, đòi hỏi phải có lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ của ngành dầu khí. Bên cạnh đó, cách thức phân công, hiệp tác và bố trí nhân lực cũng đã xuất hiện yêu cầu cần thay đổi. Sự chuyên môn hoá sâu một chức năng hoặc một công việc nào đó của lao động, đã không còn bảo đảm hiệu quả tối ưu, thay vào đó là yêu cầu mở rộng kiêm nhiệm công việc dưới hình thức tổ chức lao động linh hoạt. Do vậy các hình thức trả thù lao linh hoạt cho lao động cũng là một hệ quả tất yếu.
2.2.4. Đặc điểm lao động của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam
2.2.4.1. Đặc điểm lao động của Tập đoàn:
Tương ứng với sự tăng trưởng về sản xuất và kinh doanh, đặc điểm về công việc và công nghệ sản xuất, lực lượng lao động của Tập đoàn cũng phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng. Đến nay Tập đoàn đã xây dựng
được nguồn nhân lực có quy mô lớn, chất lượng cao, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực dầu khí. Tình hình lao động của Tập đoàn như biểu 2.2:
Biểu 2.2: Lao động của PVN phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Năm 1975 (Người) | Năm 2007 (Người) | Năm 2008 (Người) | |
Tổng số (kể cả LĐ đào tạo và chưa đào tạo) | 2.435 | 27.376 | 32.765 |
Trong đó: | |||
+ Thăm dò, khai thác dầu khí | 2.390 | 11.504 | 13.154 |
+ Dịch vụ kỹ thuật dầu khí và xây dựng | 15 | 7.841 | 9.523 |
+ Dịch vụ đời sống | 30 | 470 | 545 |
+ Chế biến dầu khí | 1.991 | 2.207 | |
+ Kinh doanh dầu khí | 4.475 | 5.550 | |
+ Vận chuyển dầu | 1.095 | 1.786 |
(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)
Năm 2008, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam có 32.765 lao động. Lực lượng lao động này so với năm 1975 khi mới thành lập Tổng công ty đã tăng 1.245%, bình quân mỗi năm tăng 37,27%.
- Phần lớn lao động trong Tập đoàn là lực lượng lao động trẻ, sức khoẻ tốt: theo số liệu thống kê năm 2008, lực lượng lao động dưới 30 tuổi chiếm 31%, lực lượng lao động từ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi chiếm 46% trong tổng số lao động.
Trên 45 tuổi
24%
Tõ 30 - <= 45 tuæi
45%
Dưới 30 tuổi
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động PVN theo độ tuổi
(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)
- Lao động trong Tập đoàn phần lớn có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo trong và ngoài nước bao gồm đủ các ngành nghề khác nhau của công nghiệp dầu khí:
Biểu 2.3: Lao động theo chuyên ngành
Chuyên ngành | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 | ||||
Tổng số (người) | Tỷ lệ (%) | Tổng số (người) | Tỷ lệ (%) | Tổng số (người) | Tỷ lệ (%) | ||
Tổng lao động đã qua đào tạo | 21.150 | 100 | 26.417 | 100 | 31.782 | 100 | |
1 | Địa chất, Địa vật lý | 1.332 | 6,3 | 1.690 | 6,4 | 2.097 | 6,6 |
2 | Khoan dầu khí | 2.743 | 12,97 | 3.415 | 12,93 | 4.090 | 12,87 |
3 | Khai thác dầu khí | 3.631 | 17,17 | 4.557 | 17,25 | 5.616 | 17,67 |
4 | Lọc hoá dầu | 1.038 | 4,91 | 1.561 | 5,91 | 2.196 | 6,91 |
5 | Công nghệ khí | 1.091 | 5,16 | 1.389 | 5,26 | 1.703 | 5,36 |
6 | Công nghiệp khác | 3.041 | 14,38 | 3.455 | 13,08 | 4.252 | 13,38 |
7 | Xây lắp công trình | 1.425 | 6,74 | 1.860 | 7,04 | 2.460 | 7,74 |
8 | An toàn, Môi trường | 1.893 | 8,95 | 2.383 | 9,02 | 3.121 | 9,82 |
9 | Kinh tế | 4.946 | 23,42 | 6.107 | 23,11 | 6.247 | 19,65 |
(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)
- Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ được đào tạo của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam theo biểu đồ sau:
Chưa có bằng cấp
3%
Trên đại học 4%
Trung cấp và CNKT 49%
Đại học và cao đẳng 44%
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động PVN theo trình độ đào tạo
(Nguồn: Số liệu thống kê của các đơn vị thuộc PVN, Năm 2008)
2.2.4.2. Lao động chuyên môn kỹ thuật cao của Tập đoàn:
- Do đặc điểm kỹ thuật và công nghệ của sản xuất khai thác dầu khí là tiên tiến, hiện đại nên yêu cầu phải sử dụng lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật được đào tạo cơ bản và trải qua kiểm nghiệm thực tiễn. Hiện tại (tính đến 2008), nhiều công việc phức tạp, sử dụng công nghệ cao vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài. Tất nhiên, việc sử dụng lao động nước ngoài cho những công việc đặc biệt phức tạp, đã làm tăng chi phí nhân công do phải trả mức lương cao theo giá công của chuyên gia trên thị trường lao động quốc tế. Nhưng mặt khác, do làm việc bên cạnh đội ngũ chuyên gia quốc tế lành nghề, nên cán bộ, nhân viên, công nhân dầu khí Việt nam cũng trưởng thành nhanh chóng. Đặc điểm này vừa tạo ra thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành dầu khí Việt nam. Đến nay, nhiều cán bộ, công nhân viên dầu khí nước ta đủ trình độ và bản lĩnh làm việc hàng ngày với chuyên gia quốc tế trên giàn khoan, trên tàu dịch vụ vận tải dầu khí, trong các nhà máy, công trường dầu khí, trong đó một bộ phận không nhỏ cán bộ, công nhân lành nghề Việt nam có thể thay thế chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Nếu như năm 1990, số chuyên gia Nga là 1690 người, đến nay chỉ còn trên 500 người; nhiều chuyên gia thường phải thuê từ các nước như Mỹ, Anh, Pháp,… cũng được thay thế dần bằng lao động dầu khí Việt nam.
- Lực lượng lao động Việt Nam có thể hoàn thành những công việc dầu khí, sử dụng công nghệ tiên tiến, hoặc thay thế chuyên gia chất lượng cao của nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xếp vào lực lượng chuyên môn kỹ thuật cao.
Lao động chuyên môn kỹ thuật cao Dầu khí có đặc điểm (cũng là ưu điểm) như sau:
Một là, được đào tạo cơ bản trong hệ thống giáo dục thuộc các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (Liên Xô, Rumani, CHDCĐức, Ba Lan, Trung Quốc…), các nước thuộc G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Italia,…), các Trường Đại học trong nước (Mỏ