Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Dnnn


và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, là một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Đại hội VIII, xuất hiện thuật ngữ kinh tế nhà nước, vai trò chủ đạo ngoài kế thừa Đại hội VII, còn bổ sung thêm vai trò giải quyết các vấn đề xã hội và tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.

- Đại hội IX, kế thừa các đại hội trước và tách bạch khái niệm kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo giữ vững định hướng XHCN. Doanh nghiệp nhà nước làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo. Xác định chủ trương về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa

- Đại hội X, kế thừa các kỳ đại hội trước, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; trong đó nhấn mạnh giải pháp cổ phần hoá, thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, đa sở hữu, đa ngành, đa lĩnh vực; yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

- Đại hội XI, tiếp tục kế thừa các kỳ đại hội trước, Hội nghị TW6 khóa XI: Doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả để có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước, áp dụng quản trị tiên tiến, nâng cao tính tự chủ, tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu cao vai trò và trách nhiệm nhiều của đại diện sở hữu, hình thành tổ chức đại diện sở hữu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

- Đại hội XII, tiếp tục kế thừa các kỳ đại hội trước, Hội nghị TW5 khóa XII: tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Hội nghị này kế thừa các chủ trương của Hội nghị TW6 khóa XI và cụ thể hóa, phát triển theo tình hình mới, xây dựng tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu mang tầm khu vực và


thế giới. Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

1.3.1. Quản lý nhà nước

Kinh nghiệm quốc tế và lý luận của Đảng về cải cách DNNN đã cho thấy rõ rằng quản lý nhà nước tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của DNNN bởi quản lý nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư cho DNNN, và tái cơ cấu DNNN, can thiệp hoạt động của DNNN. Nếu quản lý nhà nước tốt thì sẽ tạo ra các DNNN mạnh, có sức cạnh tranh cao, năng suất lao động cao hay hiệu quả hoạt động cao.

+ Với chức năng tạo lập môi trường kinh doanh, đầu tư: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, việc ban hành các qui định, thể chế đầy đủ sẽ tạo điều kiện và khuyến khích DNNN hoạt động dễ dàng. Mặt khác, việc quản lý nhà nước cũng cần phải tập trung để dễ nắm được tình hình chung hoạt động của các DNNN để đưa ra các cơ chế, chính sách sát với thực tiễn hoạt động của các DNNN và cũng để dễ dàng giám sát hoạt động của DNNN.

+ Với việc tái cơ cấu: Tái cơ cấu không chỉ là cơ cấu lại vốn sở hữu mà quan trọng hơn là cơ cấu lại việc quản trị DNNN. Cơ cấu lại vốn không những tạo nguồn lực tài chính để doanh nghiệp phát triển kinh doanh mà còn có cơ hội cải thiện quản trị doanh nghiệp bởi các cổ đông tư nhân, đặc biệt là các cổ đông nước ngoài mang lại các phương thức quản trị tiên tiến trên thế giới, do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của DNNN. Mặt khác, cơ cấu quản trị làm cho các DNNN nhà nước đã thích nghi với cơ chế thị trường sẽ phát triển theo chiều sâu và tăng cường khả năng cạnh trong nước và quốc tế do vậy sẽ làm tăng hiệu quả, cơ cấu quản trị cũng giúp cho các DNNN yếu kém có thể mạnh hơn hay hiệu quả tốt hơn do vậy việc cơ cấu vốn cũng dễ dàng hơn vì lúc đó việc bán cổ phần sẽ thu hút các nhà đầu tư bên ngoài, từ đó lại tạo đà để DNNN phát triển hơn nữa.


+ Sự can thiệp của chính phủ vào DNNN: sự can thiệp nhiều từ phía chính phủ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của DNNN, bởi nó sẽ có những quyết định mang tính hành chính hơn là kinh doanh, không phải của những nhà chuyên môn, không bám sát hoạt động của DNNN, độ trễ của các quyết định sẽ bị kéo dài trong khi cơ hội kinh doanh thì không chờ đợi, các quyết định về đầu tư cũng sẽ kém hiệu quả, nhân sự sẽ khó lựa chọn được người tài…mặt khác cũng sẽ gây hiện tượng hối lộ, tham nhũng, thất thoát lãng phí, quan liêu và doanh nghiệp mất tự chủ trong hoạt động và nếu quá nhiều lại như là trở là thời bao cấp tức chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của cấp trên, do đó động lực kinh doanh bị triệt tiêu do không có tính chủ động, hiệu quả trực tiếp kém do các quyết định kinh doanh, đầu tư, nhân sự… không đúng, và khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém thì không một ai chịu trách nhiệm cụ thể. Chính vì thế phải tách chức năng kinh doanh và chức năng hành chính. Chức năng kinh doanh thông qua một siêu công ty mẹ hoặc cơ quan quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước, cơ quan này sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ như một nhà đầu tư theo pháp luật và giám sát, đánh giá thông qua hội đồng quản trị. Chức năng hành chính sẽ được thực hiện thông qua một cơ quan của chính phủ để ban hành chính sách riêng cho DNNN và giám sát hiệu quả hoạt động của DNNN, xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến chung cho các DNNN áp dụng và truyền đạt, phổ biến nó. Khi chính phủ yêu cầu DNNN thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội thì khi tính toán hiệu quả của DNNN phải tách bạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thông thường và các chi phí, nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chính trị và xã hội cần phải tính toán đầy đủ và được ghi nhận nguồn thu tương ứng từ chính phủ, có như thế mới so sánh và đánh giá DNNN khách quan so với các doanh nghiệp khác.

1.3.2. Quản trị và kiểm tra, giám sát

Một trong những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của DNNN mà các nghiên cứu cũng như lý luận của Đảng nhấn mạnh và đề cập rất nhiều là nhân tố quản trị, đó cũng là nhu cầu cấp bách mà các DNNN của Việt Nam cần phải thay đổi, áp dụng phương thức quản trị mới trong quá trình cải


cách. Ở các nước sau khi cải cách sở hữu nhà nước tại DNNN thì mục tiêu hướng tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là cải cách quản trị. Để thực hiện việc cải cách quản trị hiệu quả thì ngoài việc xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế thì một cách gián tiếp là cơ cấu lại vốn nhằm thu hút vốn tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia các tổ chức quốc tế vào việc công khai, minh bạch hóa thông tin và gây áp lực cải tiến hệ thống quản trị.

Chính phủ phải xây dựng và thực hiện, áp dụng cấu trúc quản trị hiện đại theo chuẩn quốc tế cho các DNNN áp dụng để thực hiện việc quản lý và giám sát gồm: Cơ quan chuyên môn quản lý và giám sát DNNN và hệ thống các quy chế về báo cáo, giám sát, tài chính kế toán, nhân sự, thông tin… quy định mối quan hệ quản lý và cổ động, các kiểm toán viên được tham gia vào ban kiểm soát của các công ty lớn với vai trò độc lập, tự do hóa mua cổ phần. Cải cách về chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế. Nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn quản lý và giám sát DNNN là: Xây dựng chính sách phát triển DNNN liên quan đến giám sát, cải thiện hiệu quả, tư nhân hóa và tái cấu trúc; Điều phối, quản lý, phân tích, đánh giá DNNN; Báo cáo Chính phủ và đề xuất cải thiện hoạt động của DNNN.

Luật quản lý vốn nhà nước cần đề cập việc thực hiện quản trị công ty, tư nhân hóa, quy định rõ chức năng của ban giám đốc và hội đồng thành viên, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên và quy định rõ quyền lợi khi đạt kết quả kinh doanh tốt và trách nhiệm và nghĩa vụ khi kinh doanh kém hiệu quả hay làm thất thoát tài sản, tham ô, lãnh phí. Cơ quan quản lý và giám sát vốn nhà nước cụ thể hóa việc thực hiện quản trị công ty tốt, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh và báo cáo, thiết lập các tổ chức hoạt động liên quan…

Cơ quan quản lý và giám sát vốn nhà nước đưa ra các quy định cho việc thực hiện quản trị công ty như: tiêu chuẩn của ứng viên hội đồng kiểm toán, hội đồng thành viên và giám đốc và thiết lập hội đồng đánh giá các ứng viên; các ứng viên cũng cần độc lập về mặt chính trị hay tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức, công chức; tiêu chuẩn hóa việc đánh giá quản trị công ty, và


việc quản trị DNNN được rà soát hàng năm dựa trên những chỉ số hoạt động chủ chốt, ngoài ra cơ quan quản lý và giám sát vốn nhà nước cần thực hiện chương trình xã hội hóa giáo dục quản trị công ty.

Để gia tăng hiệu quả hoạt động và tránh sự can thiệp hành chính thì phải gia tăng tính độc lập, tự chủ hoạt động của hội động quản trị, hình thành hai lớp quản lý, giám sát và điều hành sản xuất kinh doanh riêng biệt đó là hội đồng quản trị và ban giám đốc và giám đốc không được kiêm thành viên hội đồng quản trị. Trong hội đồng quản trị có tối thiểu 30% thành viên hội đồng quản trị độc lập (không phải là người đại diện vốn) và hướng tới cũng chọn giám đốc độc lập (thuê ngoài trong nước hoặc ngoài nước) có năng lực tốt để phát triển kinh doanh cho DNNN hoặc lựa chọn giám đốc từ nguồn có nhiều kinh nghiệm và có năng lực thực sự, ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của giám đốc đối với cổ đông và tăng cường chức năng của kiểm soát viên độc lập; giám đốc được hội đồng quản trị thuê, quản lý, giám sát theo cơ chế thị trường. Gia tăng sở hữu nước ngoài, hay tổ chức tư nhân có uy tín, thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình cải cách quản trị doanh nghiệp; tăng quyền của cổ đông thiểu số thông qua những nhà hoạt động quyền cổ đông, tăng quyền của thành viên hội đồng quản trị độc lập, cho phép các tổ chức quốc tế tham gia thúc đẩy tính minh bạch và dân chủ kinh tế.

Ngân hàng thế giới (2014) cho rằng, hội đồng quản trị đóng vai trò trung tâm trong việc quản trị DNNN, chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và hiệu quả hoạt động của DNNN, một hội đồng quản trị có hiệu lực phải có các thành viên có trình độ cao, có khả năng thực hiện được các mục tiêu, đánh giá độc lập để định hướng phát triển chiến lược và giám sát quản lý, có hành động vì lợi ích doanh nghiệp và không xung đột lợi ích, có kinh nghiệm và chuyên môn liên quan, để được như thế phụ thuộc vào chính phủ phải có các quy định rõ ràng, chất lượng và chặt chẽ về lựa chọn và bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị phải được trao quyền thực sự cho việc bổ nhiệm và bãi nhiệm giám đốc theo những tiêu chí rõ ràng và quản lý, giám sát giám đốc đảm bảo


rằng các giám đốc có trách nhiệm giải trình trước hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của doanh nghiệp trước hội đồng quản trị.

Mô hình tổ chức, quản lý hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tập đoàn, các tổng công ty có mô hình tổ chức, quản lý tương tự nhau theo mô hình công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ can thiệp nhiều mệnh lệch hành chính vào công ty con trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự, tài chính, tiền lương… sinh ra nhiều phòng, ban, nhiều công ty con, cháu, thậm chí có những ngành nghề tương tự nhau gây ra việc quản lý, cạnh tranh chồng chéo trong nội bộ ngành và thiếu tính tự chủ, quyết định có lợi cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp. Việc xây dựng mô hình tổ chức, quản lý hợp lý phải dựa trên tiêu chí tối ưu hóa cơ cấu hoạt động và tối đa hóa hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh nên chỉ cần tập trung các nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tổ chức thực sự cần thiết và có năng lực, các mô hình, tổ chức chưa hợp lý cần phải được rút gọn và tái cơ cấu lại. Xác định qui mô hợp lý từ đó có cơ cấu hiệu quả làm cho việc phối hợp kinh doanh và cạnh tranh và chuyên môn hóa sẽ tốt hơn. DNNN không còn là nơi bám trụ an toàn cho các nhà quản lý và nhân viên yếu kém, mà phải nỗ lực làm việc hiệu quả để tồn tại, thu nhập và đãi ngộ cho nhà quản lý và nhân viên được xác định theo thị trường và hiệu quả làm việc, cho người lao động được sở hữu cổ phần, thực hiện chế độ đãi ngộ cổ phần để gắn lợi ích người lao động với công ty và kích thích động lực làm việc cho người lao động. Cải cách DNNN cũng được dựa trên kinh nghiệm hữu ích từ mô hình quản lý mới của các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, các tập đoàn đa quốc gia, đó là mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt nhằm cung cấp đầu vào ổn định cho kế hoạt phát triển của tập đoàn. Giải thể, phá sản đối với các đơn vị yếu kém, hoạt động không hiệu quả gây ảnh hưởng tới hiệu quả chung, lãng phí nguồn lực, giảm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.


Như vậy, hệ thống quản trị được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:

Bảng 1.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hệ thống quản trị doanh nghiệp


STT

Các chỉ tiêu về quản trị

1

Hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động, hệ thống báo cáo

2

Công bố thông tin

3

Quyền và nghĩa vụ hội đồng thành viên và ban giám đốc, ban kiểm soát

4

Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng thành viên, ban giám đốc, ban kiểm

soát

5

Sự độc lập của Hội đồng quản trị

6

Giám đốc điều hành

7

Sở hữu nước ngoài

8

Kiểm soát viên/ thành viên hội đồng thành viên/ quản trị độc lập

9

Thu nhập của hội đồng thành viên, ban giám đốc và ban kiểm soát

10

Quyền cổ đông thiểu số

11

Mô hình tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 4

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu khoa học) Kiểm tra, giám sát có tác động theo nhiều hướng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quá nhiều hoạt động kiểm tra, quy trách nhiệm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp, và ảnh hưởng đến tâm lý của nhà lãnh đạo không dám làm, không dám quyết dù thấy có lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, kiểm tra, giám sát lại đảm bảo cho việc giám sát đối với người đại diện và người điều hành tuân thủ các quy định của nhà nước, không dám làm sai. Vậy làm sao để kiểm tra, giám sát hợp lý để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà vẫn giám sát được. Đó là phải hạn chế quá nhiều cuộc kiểm tra, chỉ một đầu mối của cơ quan chức năng, tăng cường chức năng kiểm soát nội bộ có ý nghĩa rất thiết thực, xây dựng thông tin đầy đủ cho hoạt động kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm tra

được thẩm định đúng thì sẽ ngăn chặn sai phạm mà vẫn hoạt động hiệu quả.


Việc giám sát tốt sẽ ngăn ngừa các rủi ro, nguy cơ và các sai phạm tại DNNN, chính vì thế sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của DNNN. Giám sát, đánh giá hoạt động của DNNN cũng cần phải tập trung để tránh gây cản trở hoạt động của DNNN và hạn chế tham nhũng, hối lộ để che đậy các gian lận, sai sót tại DNNN. Giám sát, đánh giá cần phải có Hội đồng kiểm toán/ giám sát gồm các chuyên gia, nhà quản lý… để việc đánh giá hiệu quả, góp phần phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của DNNN để đưa ra các chính sách phù hợp và ngăn ngừa các sai phạm, thất thoát lãng phí tài sản của DNNN, tránh các nguy cơ, rủi ro trong kinh doanh của DNNN.

Các công ty đại chúng phải thành lập hội đồng kiểm toán, ủy viên độc lập tham gia và làm chủ tịch, các thành viên khác từ bên ngoài độc lập, nhiệm vụ của hội đồng kiểm toán là: cải thiện báo cáo tài chính, giám sát quản trị tốt và kiểm soát công ty, việc kiểm toán nội bộ cải thiện hiệu quả của các ban lãnh đạo, quan điểm là kiểm toán nội bộ hơn kiểm toán ngoài.

1.3.3. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Daron Acemoglu và James A.Robinson (2012) cho rằng trên thị trường những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ bị thay thế bởi các doanh nghiệp có hiệu quả, và hai động cơ của sự thịnh vượng là: công nghệ và giáo dục. Phát triển kinh tế bền vững phải gắn với cải tiến công nghệ để tăng năng suất cho các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, nhà xưởng, lao động…Những công nghệ tiên tiến sẽ không được cải tiến và vận hành tốt nếu như thiếu đi giáo dục, kỹ năng, tài năng và bí quyết của người lao động có được ở nhà trường, ở nhà và trong công việc. Để tăng trưởng kinh tế các thể chế kinh tế phải có khả năng khai thác tiềm năng của các thị trường, khuyến khích phát minh đổi mới công nghệ, đầu tư vào nhân lực, huy động nhân tài và kỹ năng đông đảo của người lao động. Tăng trưởng kinh tế mà không có đổi mới sáng tạo trên diện rộng sẽ không duy trì được bền vững và sẽ đi đến một kết thúc đột ngột.

Trần Văn Thọ (2015) cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển không cao nhưng kém hiệu suất, chủ yếu dựa trên đầu vào còn năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) là yếu tố dựa vào cải tiến công nghệ và quản lý thì rất thấp, những lĩnh vực

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí