Bảng 2.1, ảnh hưởng bởi các yếu tố tranh chấp biển đông, công nghệ khai thác, vốn tích lũy cũng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của PVN trong tương lai sẽ bị thu hẹp và sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm dầu khí.
Đối với các hoạt động an sinh đều được PVN thực hiện ở bên trong và bên ngoài. Đối với bên trong, thực hiện qua các chính sách chăm lo đời sống cho người lao động như phân phối hỗ trợ thu nhập cho các đơn vị khó khăn hơn, các chế độ phúc lợi như y tế, giáo dục, đào tạo, thăm quan nghỉ mát, chăm lo đến các ngày lễ lớn,…. Đối với các hoạt động an sinh xã hội bên ngoài bằng nguồn lợi nhuận hàng năm PVN đều trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2016 là 1.414 tỷ đồng và năm 2017 là 1.283 tỷ đồng là cơ sở để thực hiện các chương trình, công trình an sinh, phúc lợi, ngoài ra PVN cũng kêu gọi người lao động tham gia các hoạt động an sinh xã hội thông qua việc làm không lương ủng hộ các quỹ hỗ trợ người nghèo, quỹ khuyến học, ủng hộ các chương trình thiên tại…Tại các dự án mà PVN thực hiện, PVN cũng hỗ trợ địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng các trường học, nhà tình nghĩa, các trường học, bệnh viện… Giai đoạn 2011-2013, PVN đã đóng góp 1.217 tỷ đồng cho hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội. Chính bởi việc tham gia tích cực trong hoạt động an sinh xã hội mà PVN đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận đóng góp, theo đánh giá của Hội nghị TW6, khóa XI: Các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là những doanh nghiệp hàng đầu trong công tác an sinh xã hội với hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
2.4. Công tác quản trị và đổi mới khoa học công nghệ
Với hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước trưởng thành đáng kể, đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động SXKD và đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, so với các Tập đoàn dầu khí trong khu vực và trên thế giới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa, không những về qui mô mà còn về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thương hiệu toàn cầu. Để thay đổi, thì yêu cầu cấp bách phải cải cách để tạo cơ chế và phương thức hoạt động có hiệu quả. Dựa trên cơ sở lý thuyết ở
Chương 1, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả DNNN gồm: Quản lý nhà nước; Quản trị và giám sát; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Do vậy cần phải đánh giá các nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động của PVN như thế nào để đưa ra các giải pháp để cải thiện các nhân tố này nhằm tăng năng lực cạnh tranh của PVN và nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN.
2.4.1. Công tác quản lý nhà nước đối với PVN
Do PVN là loại hình DNNN được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu nên cơ chế hoạt động của PVN bị điều chỉnh bởi 02 luật là Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN (2018) căn cứ vào 02 luật ở trên thì Chính phủ sẽ can thiệp vào PVN thông qua các hoạt động sau:
Bảng 2.9: Các nội dung can thiệp vào PVN từ Chính phủ
Nội Dung | |
1 | Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác của PVN |
2 | Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ PVN |
3 | Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của PVN |
4 | Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý PVN; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc PVN |
5 | Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của PVN |
6 | Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay của PVN theo thẩm quyền |
7 | Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm của PVN |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
- Các Mỏ Dầu Khí Đầu Tư Gặp Rủi Ro Trong Đầu Tư Tại Nước Ngoài
- So Sánh Qui Mô Và Hiệu Quả Của Pvn Và Một Số Tập Đoàn Dầu Khí Tiêu Biểu Quốc Tế
- Định Hướng Phát Triển Của Pvn, Ngành Dầu Khí Đến Năm 2035
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 10
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng, quyết định quỹ tiền lương, thù lao đối với thành viên hội đồng thành viên, ban kiểm soát, thành viên ban giám đốc và kế toán trưởng | |
9 | Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế |
10 | Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của PVN. Đánh giá thành viên hội đồng thành viên, ban kiểm soát, thành viên ban giám đốc và kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành PVN |
11 | Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật |
(Nguồn:Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN (2018))
Các cơ quan tham gia quản lý nhà nước đối với PVN gồm:
Bảng 2.10: Các cơ quan tham gia quản lý PVN
Tên cơ quan | |
1 | Chính phủ |
2 | Bộ Công thương |
3 | Bộ Tài chính |
4 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
5 | Bộ Nội vụ |
6 | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
7 | Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ đối với các lĩnh vực liên quan |
(Nguồn:Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN (2018)) Như vậy, có thể thấy hoạt động của PVN ngoài việc bị điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp theo môi trường kinh doanh chung thì còn phải chịu sự điều chỉnh bởi Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp vì Nhà nước sở hữu 100% vốn tại PVN. Theo điều lệ thì có rất nhiều cơ
quan nhà nước tham gia quản lý PVN và hầu như mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của PVN đều do Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ quyết định.
Trước đây, với chính sách phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư đa ngành, cùng với nguồn lực tài chính lớn ở thời điểm giá dầu cao, và với việc thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tài chính bùng nổ. PVN đã đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng và nhiều lĩnh vực ngoài ngành khác để tìm kiếm lợi nhuận cao dù không có kinh nghiệm về các lĩnh vực này và hệ thống quản trị chưa đủ mạnh, đã sinh ra nhiều công ty con, nhiều phòng ban. Sau khi các thị trường trên khó khăn, suy thoái kinh tế toàn cầu và giá dầu giảm thì các đơn vị đầu tư ngoài ngành gặp nhiều khó khăn, thua lỗ nhiều, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh kép của PVN, đó là nguồn vốn mang đi đầu tư bị thất thoát và các hoạt động kinh doanh chính bị thiếu vốn và không được tập trung cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của PVN.
Khi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí được coi là phá sản, Chính phủ đã thực hiện tái cơ cấu lại Vinashin, trong đó nhiều đơn vị của Vinashin được chuyển giao nguyên trạng về PVN để xử lý tài chính và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên vì các đơn vị này được chuyển giao nguyên trạng và được định giá theo sổ sách kế toán nên đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của PVN, PVN đã phải bỏ tiền ra để xử lý các khoản nợ còn phải trả của các đơn vị Vinashin và duy trì hoạt động kinh doanh của các đơn vị này, bỏ tiền ra để đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị này vì trước đây các đơn vị của Vinashin đang đầu tư dở dang chưa đủ điều kiện để kinh doanh, các khoản quyết toán của PVN và Vinashin hiện vẫn treo sổ sách và chưa xử lý được, quyết toán được, các đơn vị chuyển về PVN càng ngày càng thua lỗ lớn, việc này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của PVN, tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của PVN.
PVN vẫn thuộc sở hữu Nhà nước 100% do Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước. Hiện nay hầu như các đơn vị của PVN đã được cổ phần hóa, các đơn vị làm ăn kém hiệu quả hay không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi thì tỷ lệ sở hữu còn thấp, các đơn vị làm ăn hiệu quả và liên
quan đến hoạt hoạt động kinh doanh cốt lõi thì vẫn giữ tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước cao.
Theo kế hoạch đến 2020 và sau nữa, PVN sẽ giảm dần hoạt động kinh doanh cốt lõi theo hướng chỉ liên quan đến hoạt động chính của dầu khí như tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí và sẽ tiến hành cổ phần hóa. Các đơn vị kém hiệu quả sẽ được thoái vốn và cho phá sản. Các đơn vị không liên quan đến dầu khí cốt lõi sẽ thoái hết vốn. Các đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại sẽ giảm xuống tỷ lệ sở hữu còn lại và lộ trình sẽ thoái hết vốn. Không những thế, bộ máy và hệ thống quản trị cũng được tái cơ cấu theo hướng tinh gọn và cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Như vậy, mặc dù vẫn sở hữu vốn nhà nước 100% tại PVN, nhưng các đơn vị tại PVN đã, đang và sẽ được tái cấu trúc mạnh mẽ trong thời gian tới theo đúng tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XII. Các quyết định đầu tư đa ngành và tái cơ cấu các đơn vị khó khăn từ Vinashin về PVN đã ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả hoạt động của PVN như mất vốn, nguồn lực khác và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính.
2.4.2. Hệ thống quản trị và hệ thống kiểm tra, giám sát PVN
Hệ thống quản trị được đánh giá thông qua 11 tiêu chí như sau:
Bảng 2.11: Hệ thống quản trị của PVN
Các chỉ tiêu về quản trị | Đánh giá | |
1 | Hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động, hệ thống báo cáo | Hệ thống báo cáo, đánh giá quản trị do Bộ Tài chính chủ trì, hướng dẫn và đánh giá, các báo cáo mang nhiều tính thống kê, ít có những đánh giá, chưa theo chuẩn quốc tế. Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, chưa theo chuẩn quốc tế. |
2 | Công bố thông tin | Công bố thông tin chưa theo chuẩn quốc tế, chủ yếu là các bảng báo cáo tài chính quyết đưa lên |
mạng, các thông tin khác rất ít, chưa có các đánh giá phân tích, so sánh để thu hút các nhà đầu tư và thực hiện giám sát của dân chúng. | ||
3 | Quyền và nghĩa vụ hội đồng thành viên và ban giám đốc, ban kiểm soát | Lương và thưởng do Chính phủ quy định, mức thưởng căn cứ vào hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao, xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào lương được nhận. Miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao, kế hoạch nhiệm vụ lại do người đại diện chủ sở hữu xây dựng. |
4 | Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng thành viên, ban giám đốc, ban kiểm soát | Người đại diện chủ sở hữu được bổ nhiệm theo quy trình bổ nhiệm cán bộ, không qua thi tuyển hay đánh giá nghiêm khắc hay nhấn mạnh đề cập lựa chọn người tài, chủ yếu là nguồn nội bộ hoặc điều chuyển từ đơn vị công khác, các ứng viên thường có liên quan về mặt chính trị hay người quản lý tại DNNN có thể chuyển qua làm quan chức hay ngược lại. |
5 | Sự độc lập của Hội đồng quản trị | Phụ thuộc vào các quyết định từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, giám đốc vẫn nằm trong hội đồng quản trị, và hội đồng quản trị bổ nhiệm/miễn nhiệm giám đốc thông qua sự đồng ý của chính phủ nên việc giám đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của doanh nghiệp trước hội đồng quản trị là chưa rõ ràng. |
6 | Giám đốc điều hành | Giám đốc điều hành thường kiêm thành viên hội đồng quản trị và nguồn nội bộ PVN |
7 | Sở hữu nước ngoài | Tại các công ty con có sở hữu nước ngoài nhưng thường ít tác động, ảnh hưởng. Do PVN vẫn là sở hữu 100% vốn nhà nước nên không có sở hữu và |
ảnh hưởng từ cổ đông nước ngoài, nên không có áp lực về cải cách quản trị | ||
8 | Kiểm soát viên/ thành viên hội đồng thành viên/ quản trị độc lập | Có kiểm soát viên/ thành viên hội đồng thành viên/ quản trị độc lập được cử từ các bộ ngành, các đơn vị cấp trên. Chưa có kiểm toán viên độc lập từ bên ngoài. |
9 | Thu nhập của hội đồng thành viên, ban giám đốc và ban kiểm soát | Theo quy định của nhà nước và không theo cơ chế thị trường, làm cho ban quản lý không có động lực kinh doanh hoặc có động cơ tìm nguồn thu nhập khác không theo quy định |
10 | Quyền cổ đông thiểu số | Do PVN thuộc sở hữu nhà nước nên không có cổ đông thiểu số nên không có áp lực để cải cách quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên các đơn vị cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán của PVN có cổ đông thiểu số dù có ảnh hưởng nhưng không nhiều |
11 | Mô hình tổ chức | Mô hình tổ chức dù được cơ cấu lại nhưng vẫn còn chưa được tối ưu theo nhu cầu hoạt động do có sự can thiệp từ nhiều phía, và hệ thống hoạt động vẫn còn mang tính hành chính, các công ty thành viên dù được cổ phần hóa hay niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng hệ thống hoạt động vẫn mang màu sắc của công ty mẹ và có sự can thiệp nhiều từ phía công ty mẹ mà không có sự hoạt động độc lập như các doanh nghiệp khác. Nhiều công ty con có lĩnh vực kinh doanh chồng chéo và giống nhau. |
(Nguồn: Tổng hợp theo điều tra, quan sát của tác giả)
Qua các phân tích ở trên cho thấy đặc trưng hệ thống quản trị của PVN dù có thể cho là tốt so với các DNNN tại Việt Nam nhưng vẫn còn mang nhiều màu sắc hành chính như nhiều DNNN khác, do vậy không có sự độc lập, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp khác, vì vậy khó có khả năng cạnh tranh và mang lại hiệu quả hoạt động cao.
Ngoài việc kiểm toán độc lập hàng năm thì PVN còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan sau:
Bảng 2.12: Các cơ quan tham gia kiểm tra, giám sát PVN
Cơ quan kiểm tra | Cơ quan chủ quản | Tần suất kiểm tra | |
1 | Ủy ban Kiểm tra TW | TW Đảng | Theo sự vụ phát sinh |
2 | Kiểm toán Nhà nước | Quốc hội | 2 năm/theo sự vụ |
3 | Thanh tra Chính phủ | Chính phủ | 3 năm/theo sự vụ |
4 | Bộ Công thương | Chính phủ | 3 năm/ theo sự vụ |
5 | Bộ Tài chính | Chính phủ | 3 năm |
6 | Bộ Xây dựng | Chính phủ | Theo sự vụ phát sinh |
7 | Bộ Công An | Chính phủ | Theo sự vụ phát sinh |
8 | Bộ Lao động TBXH | Chính phủ | Theo sự vụ phát sinh |
9 | Bộ Kế hoạch ĐT | Chính phủ | Theo sự vụ phát sinh |
10 | Tổng cục Thuế | Bộ Tài chính | 3 năm |
11 | Hải quan | Bộ Tài chính | Theo sự vụ phát sinh |
12 | Các cơ quan địa phương | Sở/Ban ngành của Tỉnh/Thành phố | Theo sự vụ phát sinh |
(Nguồn: Tổng hợp theo điều tra, quan sát của tác giả)
Như vậy có thể nói PVN chịu sự kiểm tra bởi nhiều cơ quan, tuy nhiên thực tế các sai phạm vẫn bị xảy ra. Việc có nhiều cơ quan kiểm tra, giám sát và không tập trung sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động vẫn chưa đúng hết với chức năng của nó và còn chịu sự ảnh hưởng từ ban quản lý và điều hành.