BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------****---------------------
PHẠM VĂN TIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------****---------------------
PHẠM VĂN TIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ : 8310102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ ANH TUẤN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các kết quả nghiên cứu chưa được công bố bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Học viên cao học
Phạm Văn Tiến
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan các nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn 7
7. Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.1. Khái niệm và thước đo hiệu quả hoạt động của DNNN 9
1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 19
1.3.1. Quản lý nhà nước 19
1.3.2. Quản trị và kiểm tra, giám sát 20
1.3.3. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM 30
2.1. Khái quát về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động 30
2.1.3. Hoạt động kinh doanh, đầu tư 32
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 37
2.3. Đánh giá hiệu quả chính trị, xã hội của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 45
2.3.1. Đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô 45
2.3.2. Đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia 46
2.3.3. Tham gia bảo đảm an ninh, chủ quyền lãnh hải 47
2.3.4. Là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế 48
2.3.5. Đóng góp cho hoạt động an sinh, xã hội 48
2.4. Công tác quản trị và đổi mới khoa học công nghệ 50
2.4.1. Công tác quản lý nhà nước đối với PVN 51
2.4.2. Hệ thống quản trị và hệ thống kiểm tra, giám sát PVN 54
2.4.3. Đổi mới khoa học công nghệ 57
2.5. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế 61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM 63
3.1. Định hướng phát triển của PVN, ngành dầu khí đến năm 2035 63
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam..65 3.2.1. Các giải pháp về nâng cao hiệu quả kinh tế 65
3.2.1.1. Giải pháp cải cách công tác quản lý nhà nước 65
3.2.1.2. Giải pháp đối với hệ thống quản trị và hệ thống kiểm tra, giám sát 66
3.2.1.3. Giải pháp đổi mới khoa học, công nghệ cho PVN 68
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả về mặt chính trị, xã hội 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Doanh nghiệp nhà nước | |
PVN | Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
TW | Trung Ương |
TP.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
ROE | Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu |
GDP | Tổng sản phẩm quốc nội |
Đảng | Đảng Cộng Sản Việt Nam |
Nhà nước | Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
TEP | Năng suất các nhân tố tổng hợp |
R&D | Nghiên cứu triển khai |
USD | Đô la Mỹ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 2
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Cơ Bản Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Tế
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Dnnn
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Bảng 1.1: Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động 11
Bảng 1.2: Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả chính trị, xã hội 12
Bảng 1.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hệ thống quản trị doanh nghiệp 24
Bảng 2.1: Tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí 33
Bảng 2.2: Các sự cố khi khác thác dầu khí 34
Bảng 2.3: Các mỏ dầu khí đầu tư gặp rủi ro trong đầu tư tại nước ngoài 34
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 của PVN 38
Bảng 2.5 : Kết quả kinh doanh chi tiết theo từng lĩnh vực hoạt động 41
Bảng 2.6: So sánh qui mô và hiệu quả của PVN và một số tập đoàn dầu khí tiêu biểu quốc tế 43
Bảng 2.7: Kế hoạch sản lượng sản xuất của PVN năm 2017 45
Bảng 2.8: So sánh thu nhập của người lao động từ PVN và các Tập đoàn Dầu khí quốc tế 49
Bảng 2.9: Các nội dung can thiệp vào PVN từ Chính phủ 51
Bảng 2.10: Các cơ quan tham gia quản lý PVN 52
Bảng 2.11: Hệ thống quản trị của PVN 54
Bảng 2.12: Các cơ quan tham gia kiểm tra, giám sát PVN 57
Bảng 2.13: Các bể trầm tích dầu khí ở Việt Nam 59
Bảng 3.1: Các quyết định liên quan đến chiến lược phát triển PVN 63
Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng sử dụng dầu khí so với tổng năng lượng sử dụng của thế giới 36
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PVN: 31
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trước tình hình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt, yêu cầu đặt ra phải đổi mới hơn nữa về mô hình kinh tế, quản lý kinh tế nhà nước, phát triển các yếu tố thị trường, đặc biệt việc đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để DNNN đứng vững, phát triển mạnh đáp ứng nhiệm vụ của Đảng đề ra là nòng cốt để nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và mở đường, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Quá trình đổi mới, sắp xếp thực tế đã thực hiện nhiều năm nay thông qua việc cổ phần hóa các DNNN, tuy nhiên bối cảnh hiện tại đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn, sâu rộng hơn, không chỉ là việc thực hiện chuyển đổi về mặt sở hữu mà còn là quá trình cải cách về quản lý nhà nước, quản trị, khoa học công nghệ để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy nguồn lực để đạt hiệu quả cao.
Theo Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trị, trong những năm qua ngành dầu khí đã không ngừng phát triển, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng. Tập đoàn dầu khí Việt Nam là đơn vị chủ lực của ngành dầu khí, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược biển của Việt Nam, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ, chuyên môn cao, năng động sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, đóng góp lớn, trong quá trình hoạt động, vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như: Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý theo mô hình Tập đoàn kinh tế công nghiệp - thương mại - tài chính đã để xảy ra tình trạng đầu tư, phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp, thua lỗ, lãng phí, thất thoát. Phát triển mỏ ở các vùng nước sâu, xa bờ còn hạn chế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả chưa cao, quy mô và tiềm lực tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa đủ mạnh, sự tham gia của các thành phần kinh tế khác ở trong nước vào ngành dầu khí còn hạn chế, sự